Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kỹ thuật trồng cây Khế ngọt ghép

Thứ 5, ngày 22/02/2018 1242

(Mangifera Indica L)

1. Mô tả giống

* Tên: Cây khế có tên khoa học là Mangifera Indica L, họ Điều (Anacardiaceae).

* Giá trị: Theo Đông y, quả khế vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu, trị phong nhiệt giải độc.

* Đặc điểm hình thái: Cây khế thuộc dạng cây bụi cao, thân gỗ, có thể vươn tới 8 đến 10m, nhiều cành và phân cành thấp. Cây khế có lá kép dài đến 50 cm.

Hoa khế màu hồng, xuất hiện hoặc tại nách lá, hoặc tại đỉnh cành. Cây khế không cần nhiều nắng. Quả khế thuộc dạng quả táo (dạng quả nạc, có nhiều hạt), màu vàng hoặc xanh, có 5 múi (cho nên lát cắt ngang của quả có hình ngôi sao). Quả khế giòn, có vị chua ngọt, hao hao giống vị của quả dứa. Các hạt nhỏ, màu nâu.

* Đặc điểm sinh thái

Khế thích hợp trồng trên nhiều loại đất, nhưng đặc biệt sinh trưởng tốt trên đất nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ khế dễ bị thối khi bị ngập úng.. Cây khế ra lộc nhiều đợt trong năm, riêng ở miền Bắc có mùa đông lạnh kèm gió rét mưa phùn tuy khế phát lộc từ tháng 2-3, song đến tháng 4-5 lá non mới ra nhiều nhất.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp là vào mùa Xuân, khi có mưa phùn nhỏ.

* Mật độ trồng

– Trồng thâm canh với cự ly cây cách cây 5-6m.

– Trồng xen canh với các loại cây khác thì cự ly cây cách cây 7-8m

* Làm đất, bón lót và trồng cây

– Đào hố: 60x60x60 cm, đào hố trước khi trồng 25-30 ngày.

– Bón lót: Mỗi hố trồng bón khoảng 10 đến 15kg phân chuồng hoai mục + 3kg supe lân + 1kg vôi bột, trộn đều rồi lấp vào hố cùng với đất mặt.

– Cách trồng: Khi trồng cuốc một hố nhỏ bằng cỡ bầu cây khế con, ở chính giữa hố, đặt cây khế vào lấp đất không trồng quá sâu, mặt bầu cao hơn miệng hố 5 đến 6 cm. Nếu đất khô thì phải tưới và che cho cây khế con.

* Kỹ thuật chăm sóc

– Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

– Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Kinh nghiệm cho biết nêu chôn xác súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn. Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng.

– Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc.

– Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

– Bón phân

+ Trong 3 năm đầu cần cắt tỉa, tạo tán cho cây, không để cành la sát mặt đất, mỗi năm cần bón thúc cho khế 200 đến 400g NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có). Sau 3 năm đó, cây cho thu quả, sau mỗi năm thu quả xong bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm.

+ Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.

+ Với cây lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại

– Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.

– Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng…

– Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L…

– Sâu đục thân, cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

– Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, …

4. Thu hoạch

Sau khi hoa nở và đậu quả khoảng hơn 3 tháng thì những quả khế lứa đầu bắt đầu chín. Cần để quả khế chín kỹ trên cây mới hái vì sau khi tách khỏi cây, quả khế không tiếp tục chín nữa. Cuống quả nhỏ, mảnh nên quả khế dễ bị rụng. Chú ý không để khế bị dập nát.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương