Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Một số nguyên nhân bò không động dục

Thứ 6, ngày 27/10/2017 777

Thông thường, bò sau khi đã được phối giống, nếu đậu thai thì không động dục (lên giống) nữa, nếu không đậu thai thì bò sẽ lên giống trở lại sau 21 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có trường hợp, sau khi đẻ, bò có biểu hiện động dục và đã được phối giống, nhưng không đậu thai mà vẫn không lên giống trở lại hoặc sau khi đẻ, bò không lên giống trở lại.

Bò không lên giống trở lại, có rất nhiều nguyên nhân: Có thể những bò này không động dục hoặc động dục thầm lặng (phải đặc biệt chú ý hoặc dùng một số biện pháp hỗ trợ thì mới có thể phát hiện được). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:

– Nuôi dưỡng kém

– Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong khẩu phần thiếu hoặc mất cân đối, dẫn đến tình trạng bò gầy yếu;

– Bò có các bệnh liên quan đến buồng trứng, tử cung như buồng trứng kém phát triển, u nang buồng trứng, viêm tử cung với thể vàng tồn lưu…

Dẫn đến thiếu hoặc rối loạn điều tiết hormone sinh dục; chăm sóc, nuôi dưỡng kém và quản lý hệ thống chăn nuôi không tốt, bò cái ít được vận động, không tiếp xúc với những bò cái trưởng thành hoặc bò đực; cũng có thể do bò sữa đẻ lứa đầu, có sản lượng sữa lớn hoặc ở những bò cái mà bê con trực tiếp bú vú mẹ và theo mẹ…

Để khắc phục tình trạng bò không lên giống, trước hết phải xem xét bò không động dục thực sự hay động dục thầm lặng. Nếu đã theo dõi hoặc thậm chí đã dùng bò đực thí tình mà vẫn không phát hiện được động dục thì chứng tỏ bò không động dục thật sự. Sau đó xác định nguyên nhân (thông qua hệ thống sổ sách theo dõi, hỏi người chăn nuôi, sờ khám qua trực tràng…) mà áp dụng biện pháp khắc phục thích hợp: Nếu bò mới đẻ lứa đầu mà năng suất sữa cao thì phải chờ đợi thêm.

Nếu có bê con trực tiếp bú vú mẹ và theo mẹ thì phải tách ra. Nếu do chăm sóc, nuôi dưỡng kém, bò gầy yếu thì phải tăng khẩu phần giàu hàm lượng các chất đạm, đường, sinh tố, khoáng và khoáng vi lượng… kết hợp chăn thả trên bãi để bò có điều kiện vận động, tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nếu bò bị viêm tử cung với thể vàng tồn lưu thì biện pháp điều trị tốt nhất là tiêm prostaglandin F2 hoặc các chất tương tự (2ml chế phẩm estrumate) để làm tiêu biến thể vàng, giảm hàm lượng progesteron và tăng hàm lượng estrogen trong máu để kích thích bò động dục…

Trường hợp, con bò nhà bạn sau khi phối giống được vài 3 tháng, cứ khoảng 7 – 10 ngày dịch nhờn chảy ra giống như khi động dục, phối không đậu thai. Rất có thể, đó là biểu hiện của bệnh u nang buồng trứng ở bò, các nang trứng phát triển nhưng không vỡ nang để giải phóng tế bào trứng được nên bị chai. Vì thế, kích tố oestrogen luôn được tiết ra và duy trì một hàm lượng cao trong máu, dẫn đến rối loạn chu kỳ sinh dục.

Khám qua trực tràng phát hiện thấy buồng trứng có chai noãn. Bệnh có thể xảy ra ở bò tơ hoặc bò rạ, thường gặp trên những bò có năng suất sữa cao với những triệu chứng như mô tả ở trên. Điều trị theo chỉ dẫn của cán bộ thú y.

Nguồn: Nhanong.com.vn được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Văn Cường Thành Tôn Thành Tôn Quang Anh Chánh Thoan Bình Quang Khải Quang Khải