Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Một vài lưu ý đến bà con nuôi tôm khi thời tiết có áp thấp nhiệt đới

Thứ 6, ngày 06/10/2017 670

Khi thời tiết có áp thấp nhiệt đới, thì kèm theo đó là có một đợt không khí lạnh, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và miền Bắc có khi nhiệt độ không khí xuống rất thấp dẫn đến nhiệt độ nước ao nuôi tôm cũng hạ theo. Vì thế trong thời gian này tôm nuôi rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng gây thiệt hại cho bà con nuôi tôm rất lớn.

Để giảm thiệt hại trong những lúc thời tiết xấu như thế này, bà con cần thực hiện một số lưu ý sau:

Tôm bị đốm trắng

Kiểm tra mực nước ao

Không nên để mực nước ao quá cạn (thấp hơn 1m), vì trong điều kiện thời tiết ấm thì mực nước thấp tôm có thể phát triển tốt được, nhưng khi áp thấp nhiệt đới thì thời tiết chuyển lạnh, nếu mực nước ao nuôi thấp thì nhiệt độ nước tầng đáy sẽ hạ theo rất nhanh, làm cho tôm nuôi dễ phát bệnh, vì thế cần giữ mực nước ao tối thiểu là 1,2m trở lên.

Lưu ý: cũng không nên nâng mực nước ao quá sâu, vì khi áp thấp nhiệt đới thì thời tiết âm u kết hợp theo mưa, do đó hàm lượng oxy hòa tan từ không khí xuống ao nuôi tôm rất thấp, nếu oxy xuống mức quá thấp có thể làm cho tôm chết, tùy theo mật độ tôm nuôi mà bà con có thể nâng lên ở mức hợp lý, nhưng khuyến cáo bà con không nên nâng nước ao nuôi tôm quá 1,6m.

Kiểm tra các yếu tố môi trường

Khi thời tiết có áp thấp nhiệt đới thường kèm theo mưa, kéo theo các yếu tố môi trường sẽ thay đổi, đặc biệt là pH có xu hướng giảm. Vì thế bà con cần sử dụng vôi để giữ ổn định pH.

Quản lý cho ăn

Khi điều kiện thời tiết bất lợi, thì chắc chắn tôm sẽ giảm ăn, vì vậy trong giai đoạn thời tiết áp thấp nhiệt đới thì bà con nên giảm lượng thức ăn cho tôm, nhằm tránh hiện tượng thừa thức ăn, gây lãng phí và ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi tôm, làm phát sinh nhiều khí độc ảnh hưởng đến phát triển của tôm nuôi.

Cho tôm ăn

Tăng sức đề kháng của tôm

Tôm là động vật bậc thấp biến nhiệt, do đó thời tiết (cụ thể là nhiệt độ nước) thay đổi thì nhiệt độ cơ thể tôm sẽ thay đổi theo, vì thế nếu tôm đang yếu kết hợp với thời tiết bất lợi thì đó là lúc tôm dễ bị phát bệnh nhất, do đó trong giai đoạn này bà con nên tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách trộn vào khẩu phần thức ăn của tôm các nhóm Vitamin, đặc biệt là Vitamin C rất cần trong giai đọan này.

Nguồn: tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng