Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 27/3 - 2/4)
Tại các tỉnh phía Bắc, bệnh đạo ôn tiếp tục tăng trên những diện tích xanh tốt, bón thừa đạm; trên các giống nhiễm; những diện tích đã bị nhiễm bệnh chưa được phòng trừ…
Những dịch bệnh hại cần chú ý
1. Trên lúa
Các tỉnh phía Bắc: Chuột hại tăng trên lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến đứng cái, phân hóa đòng. Bệnh lùn sọc đen rải rác trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh. Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá gây hại tăng. Ốc bươu vàng, ruồi đục nõn, bọ xít đen, tuyến trùng, bệnh nghẹt rễ tiếp tục hại.
Các tỉnh Bắc Trung bộ: Do điều kiện thời tiết thuận lợi nên bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh, gây hại tăng tại các tỉnh trong vùng, đặc biệt là tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng trên lúa trà sớm ở giai đoạn đứng cái làm đòng. Bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại tăng. Chuột gây hại tăng trên lúa trà sớm ở giai đoạn đứng cái làm đòng, trên lúa trà muộn ở giai đoạn đẻ nhánh, hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi.
Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đen lép hạt, bệnh khô vằn… hại lúa giai đoạn đòng trỗ đến chắc xanh, nặng cục bộ trên các giống lúa nhiễm bệnh. Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá phát sinh, gây hại tăng trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Chuột gia tăng gây hại trên các trà lúa ĐX ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước.
Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Trên lúa HT 2018 giai đoạn đẻ nhánh lưu ý bệnh đạo ôn lá và bệnh bạc lá. Rầy nâu phổ biến tuổi 5 đến trưởng thành, hại ở mức độ nhẹ đến trung bình, hại nặng cục bộ một số diện tích. Hướng dẫn nông dân thăm đồng thường xuyên, quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ nhằm hạn chế thấp nhất khả năng lan truyền bệnh VL, LXL do rầy nâu gây ra cho vụ lúa HT.
2. Trên cây trồng khác
– Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại.
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, ốc sên tiếp tục gây hại.
– Cây có múi: Bệnh greening tiếp tục gây hại.
– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại.
– Cây điều: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi và bệnh thán thư tiếp tục gây hại.
– Cây dừa: Diện tích nhiễm bọ cánh cứng và bọ vòi voi tiếp tục gây hại.
– Cây cà phê: Bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt tiếp tục gây hại.
– Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại.
Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.
Các chuyên gia về lĩnh vực này:
Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Long Quang Trường Thiên Trường value value