Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Tác hại của việc sử dụng kháng sinh tăng trọng trong chăn nuôi heo

Thứ 3, ngày 21/11/2017 2735

Trong chăn nuôi heo, việc sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trưởng, phòng trị bệnh không đúng cách có thể dẫn đến sự tồn dư kháng sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.

Việc tồn dư kháng sinh trong thực phẩm gây nên những tác hại sau:

– Sử dụng thường xuyên kháng sinh trong thức ăn sẽ làm phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật trong đường ruột gây rối loạn tiêu hóa

– Gây phản ứng đối với người nhạy cảm kháng sinh hoặc gây dị ứng sau khi tiêu thụ sản phẩm có tồn dư kháng sinh

– Giảm hiệu quả điều trị của kháng sinh và có thể tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn trong thú y và nhân y, do đó tốn kém về mặt hiệu quả kinh tế

– Một số kháng sinh có thể gây ung thư cho người tiêu thụ

– Trên bản thân thú nuôi giảm sự đáp ứng miễn dịch cơ thể, con giống sẽ bị yếu ớt.

Chính những tác hại trên, nên nhiều quốc gia đã cấm sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng (Các nước Liên minh châu Âu đã cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi từ ngày 1-1-2006).

Việc sử dụng thuốc kháng sinh kích thích tăng trọng vô cùng có hại cho heo

Để thay thế sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng trong chăn nuôi cần áp dụng những biện pháp sau:

– Con giống: chọn giống nuôi tốt được bắt từ các trại an toàn dịch bệnh.

– Quản lý chuồng trại: Chuồng trại và khu vực chăn nuôi cần quy hoạch xây dựng phù hợp; xây dựng nơi cao ráo, thoát nước tốt, không bị mưa tạt gió lùa, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông, diện tích và mật độ nuôi phù hợp với từng giai đoạn nuôi dưỡng. Chuồng trại có tường rào bao quanh nhằm đảm bảo kiểm soát được người ra vào, ngăn chặn động vật truyền bệnh (chuột, chim…) từ ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.

– Nuôi heo an toàn sinh học: nhằm giảm thiểu mầm bệnh xâm nhập chuồng nuôi, ngăn ngừa sự phát tán của bệnh dịch, ngăn ngừa phát sinh dịch bệnh bằng sát trùng toàn bộ chuồng nuôi định kỳ, vệ sinh thiết bị chăn nuôi, áp dụng quy tắc cùng vào cùng ra, kiểm soát các loại động vật vào trại,…

– Vaccin: tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin do ngành Thú y quy định.

– Dinh dưỡng: chọn nguyên liệu thức ăn có chất lượng tốt, thức ăn cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng cho thú nuôi, đặc biệt là acid amin, vitamin và chất khoáng để vật nuôi có thể trạng tốt.

– Dùng các chế phẩm sinh học để ức chế vi khuẩn có hại, tạo điều kiện vi khuẩn có lợi phát triển từ đó nâng cao sức tăng trưởng của heo.

– Axit hóa khẩu phần thức ăn bằng cách dùng các loại axit hữu cơ như: Lactic, Butyric, Propionic, Acetic,…

– Sử dụng Enzymes cải thiện sự tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng tốt cho bộ máy tiêu hóa vật nuôi.

– Dùng thảo dược (như tỏi, gừng,cỏ nhọ nồi, xuyên tâm liên,…) ức chế vi khuẩn có hại phòng bệnh cho vật nuôi.

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Văn Cường Thành Tôn Thành Tôn Quang Anh Chánh Thoan Bình Quang Khải Quang Khải