Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Tìm hiểu quy trình trồng dưa lưới bằng công nghệ cao

Thứ 3, ngày 23/01/2018 1313

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là ra ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh thường có thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch 85 – 90 ngày (tùy vào giống). Dưa lưới có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi, ngày nay dưa lưới được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và chủ yếu được bán tươi, dưa lưới được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh duỡng cao. Dưa lưới là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất có lợi cho sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Các chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối với nội mạc và hệ tim mạch khỏe mạnh.

           Quy trình trồng dưa lưới bằng công nghệ cao

Dưa lưới phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô, nhiều ánh sáng. Nhiệt độ phát triển tối ưu từ 18 – 28oC, phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 12oC. Dưa có thể chịu nhiệt độ lên tới 40oC nhiều giờ mỗi ngày. Cây dễ chết trong điều kiện sương giá. Độ ẩm cao làm cây chậm phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng quả và gây ra bệnh trên lá. Cây phát triển tốt trên đất nhiều mùn, pH=6-7, không chịu được đất quá axit và úng nước.

Mật độ trồng trồng dưa lưới

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu cho thấy dưa lưới có nhiều mật độ trồng khác nhau và cho năng suất trái khác nhau. Theo nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng (2006), hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 60 cm (25.000 cây/ha). Theo Khánh Thị Bích Thủy (2012), mật độ trồng dưa lưới ở đồng ruộng: nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 – 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên đất, lượng giống từ 400 – 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 9.000-10.0000 cây/ha.

Chế độ tưới nước cho dưa lưới

Theo Tekiner và cs (2010), với ba khoảng thời gian tuới khác nhau (I1 = 4 ngày, I2 = 8 ngày và I3 = 12 ngày) và bốn hệ số bốc thoát hơi nuớc khác nhau (Kcp1 = 0,50; Kcp2 = 1,00; Kcp3 = 1,50; Kcp4 = 2,00) được sử dụng dể tính toán lượng nước tưới thì tổng lượng nước tưới dao dộng từ 168-871 mm và năng suất thu được khác nhau từ 14,20-49,04 tấn/ha. Năng suất cao nhất thu được từ nghiệm thức có khoảng thời gian lưới lớn nhất với hệ số bốc thoát hơi nuớc thấp nhất (I3Kcp1).

Kỹ thuật bấm ngọn cây dưa lưới

Theo công ty MIYOWA, Nhật Bản (2012): dưa lưới sau khi trồng có 4 lá thật thì tiến hành bấm ngọn để cây ra nhánh cấp 1, giữ lại 2 nhánh sinh truởng tốt. Tỉa bỏ nhánh cấp 2 từ vị trí lá thứ 11 trở về gốc, từ lá thứ 12 – 17 để nhánh ra quả, sau khi nhánh ra quả để thêm 1 lá nữa thì bấm ngọn nhánh. Ở mỗi nhánh cấp 1, chọn để 2 quả, số quả trên cây là 4 quả. Số quả thu được trên 1 cây là từ 1 – 4 quả. Sau dó tỉa hết các cành nách cho thông thoáng, các cành ở vị trí lá thứ 23-25 sẽ để lại 1 – 2 lá và bấm ngọn cành. Khi dưa lưới đạt khoảng 25 lá thì tiến hành bấm ngọn 2 nhánh cấp 1.

Chế độ  (phân bón) cho cây dưa lưới

Dưa lưới (Cucumis melo L.) duợc xem là loại trái cây số một tại Châu Âu và chiếm giữ vị trí quan trọng trên thị trường này trong suốt 25 năm qua. Trong dó, Galia muskmelon (Cucumis melo L. var. Reticulatus Ser.) là giống dưa lai F1 nổi tiếng và được ưa chuộng nhất. Kể từ khi được giới thiệu ra thị trường năm 1973 bởi nhà chọn giống người Israel (Zvi Karchi), “Galia” đã trở thành tên thương mại để gọi chung cho hơn 60 giống dưa lưới có hình dạng tương tự (vỏ quả màu xanh hoặc hơi vàng, vỏ có lưới, ngọt và có mùi thơm). Dưa lưới được trồng nhiều ở Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc, Ai Cập, Trung Ðông và một số quốc gia Châu Á. Trong đó, Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc và Israel là những quốc gia xuất khẩu dưa lưới hàng đầu cho thị truờng Châu Âu.

Nghiên cứu ảnh huởng của kali đối với năng suất và chất luợng của dưa lưới trồng trong nhà kính tại Thổ Nhi Kỳ cho thấy việc thay đổi hàm lượng K2O ở các mức 200, 400, 600 ppm không làm ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, số quả và độ chắc của quả ở công thức bón 400, 600 ppm cao hơn công thức còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để tác động lên năng suất không cần thiết phải sử dụng K2O vượt qua mức 300 ppm. Thế nhưng với mục tiêu cải thiện chất lượng quả có thể tăng hàm lượng K2O lên tới 600 ppm mà không làm ảnh hưởng đến năng suất.

Các tài liệu công bố về công thức phân bón cho dưa lưới cũng có sự khác nhau. Trường Ðại học Florida đưa ra công thức phân bón dùng cho dưa lưới trồng trong nhà màng tưới qua hệ thống nhỏ giọt với nồng độ N nguyên chất thay dổi tăng dần từ 80 – 180 ppm theo giai đoạn sinh trưởng của cây, K2O từ 150-225 ppm và P2O5 là 50 ppm. Hartz và cs (1999), cho biết tổng lượng nước tưới nhỏ giọt cho dưa lưới thực hiện năm 1995 và 1996 tương ứng là 530 và 490 mm, dung dịch phân bón với tỷ lệ N:P:K là 5:3:8 và vi chất dinh dưỡng, tất cả được hòa tan vào nước rồi bón cho cây thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tổng lượng phân N khoảng 0,035 kg/m2.

Thu hoạch dưa lưới

Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ. Trái dưa lưới sau khi thu hoạch thường chứa các loại nấm bệnh như Fusarium, Geotrichum, Rhizopus hoặc các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella spp, E. Coli nên phải được xử lý trước khi đóng gói, bảo quản hoặc đưa ra thị trường. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới tập trung vào xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 – 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm, nhúng quả bằng nước nóng và các hóa chất như sulphat đồng, chlorine, borat natri. Hoặc sử dụng màng bao sinh học, kiểm soát thành phần không khí, khí ethylene, v.v… Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao hiện xử lý bằng chlorine ở nồng độ 50 – 100 ppm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương