Kỹ thuật chiết cành sơ ri
Sơ Ri không chỉ được sử dụng làm cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao mà loài cây này còn được dùng làm cây cảnh trồng trong sân vườn, trồng bụi phối kết, trồng các công trình tiểu cảnh. Ngoài ra các loại bonsai Sơ Ri làm cảnh trong nhà hay trưng bày trang trí phòng làm việc, làm quà tặng và khá được yêu thích.
Sơ Ri là cây không được trồng bằng hạt mà được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, giâm cành. Phương pháp nhân giống bằng hạt tuy đơn giản và tốn ít công sức để tạo ra cây con, cây giống nếu được nhân giống bằng hạt sẽ có sự thích nghi tốt và bộ rễ khỏe mạnh. Song thời gian nhân giống từ hạt khá dài. Hơn nữa, Cây Sơ Ri trồng từ hạt dễ bị thoái hóa giống, Bà con khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền. Đặc biệt, cây chậm ra hoa, quả hơn so với phương pháp nhân giống vô tính.
Hai trong số các cách nhân Giống Sơ Ri hiệu quả và phương pháp chiết cành và giâm cành. Với hai phương pháp này Bà con chỉ cần chọn cây 3-7 tuổi khỏe để làm giống. Trong đó, phương pháp chiết cành được cho là hiệu quả hơn so với các phương pháp còn lại.
1. Đặc tính cây sơ ri
Cây sơ ri là loại cây thân bụi, ngoài lấy quả, sơ ri còn trồng làm cây kiểng. Cây có thể cao đến 3-5 m, có nhiều cành nhỏ Sơ ri Gò Công là giống hiện đang được ưa chuộng vì có năng suất cao, có vị chua ngọt thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang các nước như Nhật, Singapore, Hồng Kông… dưới hình thức sơ chế trái tươi và chế biến dưới dạng purce.
– Ra hoa quanh năm, hoa chùm từ 4 – 8 hoa trên một cánh hoa.
– Sơ ri không kén đất trồng, phù hợp với những vùng đất cát pha hay đất phù sa cổ (đất feborit ).
Lưu ý: Nếu trồng vùng đất sét hay đất phù sa, ta nên trồng trên mô cao để dễ xử lí hệ thống thoát nước cho tốt cây khỏi bị ngập úng và dễ xử lí ra hoa.
Nhưng trong giai đoạn ra trái cây cũng cần nhiều nước, nếu thiếu nước trái sẽ không bóng và to.
– Ở Việt Nam thủ phủ trồng cây sơ ri nhiều nhất là: huyện Gò Công Đông Tỉnh Tiền Giang.
Các vùng khác, vùng nào cũng có thể trồng được. Cây cũng có thể thích nghi trong điều kiện môi trường khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo chất dinh dưỡng. Nếu trồng vùng đất sét hay đất phù sa, ta nên trồng trên mô cao để dễ xử lí hệ TH.
– Sơ ri một năm cho ra trái 2 vụ. Nhưng với kĩ thuật ngày nay một năm ta có thể cho ra hoa từ 6- 8 lần/ năm, tốt nhất là ta cho ra hoa khoảng 6 lần/ năm để cây có thời gian nghỉ và phục hồi năng lượng.
2. Chuẩn bị dụng cụ
Dao chiết cành Kéo khoanh vỏ chiết cành
– Dụng cụ chiết cành sơ ri cần có: kéo khoanh vỏ chiết cành, dao chiết cành cây thật sắc.
3. Thời vụ
Tốt nhất nên trồng vào tháng 5-6, chậm nhất là qua tháng 7. Nếu có nguồn nước tưới trong mùa nắng, có thể trồng vào cuối tháng 10 đến hết tháng 11.
4. Kỹ thuật chiết cành sơ ri
– Chọn cây mẹ: lựa cây mẹ có độ tuổi từ 3-7 khỏe mạnh để làm giống, không sâu bệnh, năng suất ổn định.
– Chọn cành chiết: Chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu.
– Chuẩn bị vật liệu bó bầu: Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi khô đập nhỏ 50-70% + 50-30% rơm, rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7 cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp, nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành chiết đi xa. Dùng giấy bóng màu đen, tạo màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon màu trắng.
– Tiến hành chiết cành sơ ri
Dùng kéo khoanh vỏ cắt thành hai đường có độ dài bằng đường kính của cành, bóc vỏ, cạo sạch phần thượng tầng của chỗ cắt.
Sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ bôi trực tiếp vào vết cắt
Lấy vật liệu bó bầu đã chuẩn bị sẵn đắp đất quanh bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở trên mép vết cắt, rất cần thoáng nhiều oxy nên cần chọn đất xốp và nhiều phù sa. Ở miền bắc thường dùng đất trộn rơm hoặc bèo tây, thường chặt vụn giúp bầu đất thoáng khi hơn…
Dùng nilon bọc bầu lại bao quanh cành chiết, sau đó dùng dây buộc 2 đầu bầu chiết
Sau 1-5 tháng kiểm tra thấy ngọn cành chuyển màu vàng và nhìn vào bầu đất thấy rễ mọc ra nhiều từ màu trắng sang màu sang màu nâu thì tiến hành cắt cành đem trồng. Khi đó ta đựoc cây con mới.
Hoặc bạn có thể làm theo thao tác chiết cành sơ ri mà ViệtQ đã chia sẻ như sau:
Về chiết cành nên chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu, bẻ gập ngước cho gãy phần lõi nhưng vẫn còn dính lại phần vỏ.
Nhúng vết gãy vào dung dịch 2,4 D nồng độ 40-60 phần triệu và bó đất vào bọc nilon lại sau 1-5 tháng, cắt ra cho vô bầu đợi đem trồng mới.
5. Chú ý
Cây sơ ri giống từ phương pháp chiết cành
– Khi buộc dây hai đầu bó thì dây buộc phía trên nên buộc chặt còn phía dưới thì buộc lỏng hơn đề phòng vào mùa mưa khi nước lọt vào bầu thì sẽ thoát đi dễ dàng.
– Việc chăm sóc cây sơ ri luôn luôn phải đảm bảo đủ nước. Trong thời gian cây chưa giao tán, cần làm cỏ định kỳ hoặc trồng xen rau màu để hạn chế cỏ.
Nguồn: Nghenong.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.