Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kỹ thuật sản xuất ốc hương giống

Thứ 4, ngày 18/10/2017 1049

Một số phương pháp sản xuất giống ốc hương thành công:

1. Lựa chọn ốc hương bố mẹ và nuôi vỗ thành thục

  • Chọn những ốc được khai thác tự nhiên có kích thước hơn 50 mm, khỏe mạnh. Nuôi vỗ trong bể xi-măng có dung tích 15-20 m³, mật độ 10-15 con/m², đáy cát dày 5-10 cm; thức ăn là cá, ghẹ, mực, sò, trai với lượng thức ăn bằng khoảng 5-7% trọng lượng ốc nuôi.

Ương giống ốc hương

  • Nuôi ốc trong bể xi măng với mật độ từ 20-40 con?/m² (tương đương 1,5-2,0kg/m²), duy trì mực nước trong bể từ 0,4-0.5m, sục khí mạnh trong bể nuôi, sử dụng luân phiên các loại thức ăn là tôm, cua, cá,ghẹ, hầu.
  • Định kỳ cho ăn 1 lần/ngày vào buổi tối định kỳ thay nước vệ sinh hằng ngày, lớp cát thì thường 5-6 ngày thay 1 lần, sử dụng một số loại hóa chất để phòng trừ dịch hại.
  • Ốc sau khi mua về nuôi vỗ 7-10 ngày thì tự giao phối và sinh sản.Trước khi đẻ cần giảm lượng thức ăn, thời tiết mát mẻ đẻ tốt hơn, nhiệt độ lớn hơn 310C ốc ngưng đẻ, sức sinh sản phụ thuộc yếu tố nhiệt độ.
  • Ốc hương sinh sản tự nhiên chưa có kỹ thuật sinh sản nhân tạo.
  • Hoạt động đẻ trứng của ốc thường diễn ra vào ban đêm. Để tránh nhiễm khuẩn cho trứng, các bọc trứng ốc hương được đẻ vào ban đêm cần được thu ngay vào sáng sớm hôm sau.

Ốc hương bố mẹ

  • Rửa sạch bọc trứng và ngâm các bọc trứng trong dung dịch thuốc tím 5-10 ppm trong thời gian 1-2 phút, loại bỏ các bọc trứng bị vỡ hoặc có màu trắng đục, rửa sạch bằng nước mặn trước khi ấp.
  • Bọc trứng được xếp trên đáy của khay nhựa với mật độ 1.200-1.500 bọc/4-5 dm² diện tích khay. Trứng thường dễ bị ung nếu ấp ở mật độ quá dày. Các khay nhựa này được đặt trong bể ấp có thể tích 0,5-1 m3.
  • Trong quá trình ấp, sục khí đầy đủ, thay nước và loại bỏ các bọc trứng bị ung hàng ngày.

2. Ương ấu trùng

  • Sau khi thu trứng từ bể nuôi vỗ ốc bố mẹ, ấp trứng trong bể ương vì ấp trong bể ấp thì khả năng bị tác động bởi các yếu tố hóa học và bị ảnh hưởng cao. Trứng sau 4 – 5 ngày thì nở ra ấu trùng Verliger.
  • Mật độ ương 100-120 con/l. Cũng như các loài thuỷ sản khác, khi nuôi ốc hương ở mật độ quá cao ấu trùng dễ bị nhiễm bệnh do khó điều khiển sự cân bằng sinh thái trong môi trường bể ương. Tuy nhiên cũng không nên ương ở mật độ quá thấp sẽ gây lãng phí do không tận dụng hết công suất bể. Cũng có thể nuôi ở mật độ cao hơn ở tuần đầu sau đó san thưa đảm bảo mật độ thích hợp cho ấu trùng ở cuối giai đoạn bơi.

Ấu trùng ốc hương

  • Thay nước hằng ngày 40-60% thể tích bể. Thức ăn tươi là tảo đơn bào, thức ăn hỗn hợp cho tôm sú với mật độ sử dụng tăng dần, cho ăn hai lần/ngày cung ấp thức ăn vừa đủ :liều lượng 0,3-0,4 gam/lần, cho ăn 4 lần/ngày.
  • Nuôi ở độ mặn 34 – 35 ‰, nhiệt độ 25 – 29oC ở 25 oC là tốt nhất , pH = 7,5 – 8,0 và oxy hòa tan 6,2 – 8,5mg/l. Mật độ nuôi thích hợp 120-150 ấu trùng/lít.
  • Tốt nhất trong quá trình ương, mật độ thích hợp tại thời điểm ấu trùng đang xuống đáy là 100-120 ấu trùng/lít.
  • Không nên thay nước nhiều dễ gây chết khoảng ngày thứ 6-7 thay 80% lượng nước, còn sau đó nước hơi trong chỉ thay 50% tuy nhiên việc thay nước hàng ngày làm mất đi một lượng thức ăn trôi nổi trong nước, gây ra những tác động cơ học như ấu trùng bị ép vào thành lưới, có thể gây sốc cho ấu trùng tăng tỷ lệ tử vong, nên tốt nhất chỉ thay nước 2-3 ngày/lần. Bổ sung vitamin vào thức ăn và môi trường nước giúp ấu trùng sử dụng thức ăn tốt hơn và tăng sức đề kháng cho ốc.

3. Ương ốc giống

  • Bể ương cọ rửa, tẩy trùng bằng chlorin nồng độ 100ppm, rửa sạch bể bằng nước biển sạch, để khô. Cách đáy bể 50 cm dán ống nhựa xung quanh để ốc không bò ra, cấp nước thấp hơn ống 4-10 cm.
  • Ðáy bể rải cát mịn dày 2-3 cm, sục khí phân đều khắp bể. sục khí 5-10 giờ trước khi chuyển. Ngay trước khi chuyển cung cấp cát, thức ăn và các loại hóa chất cần thiết cho việc xử lý nước hoặc phòng bệnh nhằm tạo môi trường tương tự giữa bể cũ và bể mới. Dùng vợt chuyển ấu trùng nhẹ nhàng.
  • Mật độ ương tùy theo kích cỡ ốc giống: kích cỡ từ 1.000 – 4.000 con/kg thì mật độ ương 1.000 – 3.000 con/m2; kích cỡ từ 4.000-7.000 con/kg thì mật độ ương 3.000-5.000 con/m2; kích cỡ càng lớn thì mật độ ương càng thấp, chẳng hạn dưới 10.0000 con/kg nên ương với mật độ từ 10.000-15.000 con/m2.
  • Trong tháng đầu, thức ăn cho ốc là thịt tôm, ghẹ băm nhỏ. Lượng thức ăn vừa đủ, không dư, cho ăn 1-2 lần/ngày.
  • Sang tháng thứ 2, cho ốc ăn thịt cá, tôm, ghẹ, nhuyễn thể 2 vỏ cắt nhỏ, sử dụng artemia nuôi ấu trùng giai đoạn mới chuyển xuống đáy là một trong những điểm mấu chốt quan trọng làm tăng tỷ lệ sống của ốc giống.
  • Sục khí rửa cát hoặc thay cát, thay nước hàng ngày, sau 30 ngày sau thay sàn lần đầu tiên sau đó 6-7 sàn tiếp, khi cho vào bể mới thì phải có kháng sinh trước do khi sàn gay sây sát cho ốc.

Chú ý: giai đoạn ấu trùng nổi ốc dễ nhiễm bệnh nhất, ít thay nước, kháng sinh định kỳ Oxytetracylin, Steptomycine, Chloraphenicol. Ốc bị mòn vỏ, gãy đuôi, bạc đuôi, đóng rong và chết rải rác.

  • Sau khi chuyển sang giai đoạn bò khoảng 10 ngày hoặc đạt kích thước 7000-8000 con/kg, ốc bỏ ăn và chết hàng loạt. Trong một số trường hợp ốc ăn thịt lẫn nhau, vào mùa lạnh ốc chui ra khỏi vỏ, bắt mồi bình thường và chết sau thời gian ngắn. Bên cạnh việc quản lý môi trường tốt, sử dụng một số hóa chất như CuSO4 0,1 ppm.
  • Ốc hương giống thu hoạch khi đạt cỡ 10000-15000 con/kg, đăng hoặc lồng trên biển. Rút cạn nước bể ương, dùng miếng nhựa xúc cả ốc và cát sàng qua các cỡ mắt lưới khác nhau để phân loại ốc.

Thu giống ốc hương

  • Ốc giống vận chuyển bằng hai cách: dùng bao ni-lon bơm ô-xy, đóng kín vào thùng xốp, giữ nhiệt độ 24-25oC; đóng khô, giữ nhiệt độ 24-25oC trong suốt quá trình vận chuyển. Mỗi thùng xốp có thể vận chuyển được 10 kg ốc giống.

Tổng hợp từ Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Duật Tuấn Dũng