Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây mía

Thứ 3, ngày 07/11/2017 1909

Phòng trừ cỏ dại:

– Cần tiến hành làm cỏ sớm, Đặc biệt là ở giai đoạn mía <4 tháng tuổi, phải đảm bảo ruộng mía luôn sạch cỏ dại.

– Biện pháp thủ công: Có thể dùng cuốc, bằng tay, trâu bò cày xới giữa hàng để diệt cỏ.

– Biện pháp hóa học:

+ Ngay sau khi trồng: nếu đất có nhiều cỏ có thể phùn trong các loại thuốc tiền này mầm như : Mizin 80WW (3-6 kg/ha). Dual gold 906EC90,5-0,6 l/ha) tiến hành phun phủ cả ruộng , trong phạm vi từ 2-5 ngày sau khi trồng. Chú ý đất phải đủ ẩm khi phun.

+ Giai đoạn 30-40 ngày sau trồng có thể sử dụng các loại thuốc diệt cỏ được khuyến cáo để phun giữa các hàng mía(tránh phun vào ngọn và lá mía).

+ Giai đoạn 2-4 tháng sau trồng. Nếu xuất hiện cỏ nhiều do làm cỏ không kip hoặc do trước đó khồng trừ cỏ , có thể sử dụng thuốc trừ có tiếp xúc.

Phòng trừ một số sâu bệnh hại:

– Sâu đục thân:

+ Dùng thuốc Basudin 10G hoặc Diaphos 10H với liều dùng từ 20-30 kg/ha rải vào rãnh mía trước khi đặt hom hoặc rải vào sát gốc mía trước khi vun.

+ Cắt bỏ cây mầm bị sâu và làm sạch cỏ.

– Rệp bông trắng:

+ Làm sạch cỏ, bóc và cắt lá già cho ruộng mía thông thoáng

+ Khi thấy rệp xuất hiện cần tổ chức diệt trừ dứt điểm để không lấy lan bằng thuốc Trebon 10EC pha với nộng độ 0,1-0,15 % mỗi ha sử dụng từ 1 -1,5 lít thuốc. phun ướt đẫm đều khắp mặt lá, phun thật kỹ, tập trung những nơi có ổ rệp.

– Bệnh than:

+ Kịp thời nhổ bỏ và tiêu hủy khi mía bị bệnh

+ Ruộng mía bị bệnh nặng không nên để lưu gốc và phải luôn canh cây họ đậu từ 1-2 năm.

– Bệnh chồi cỏ, trắng lá:

+ Tổ chức, sử dụng hom giống sạch bệnh.

Các loại bệnh liên quan đến dinh dưỡng:

– Đạm:

Đạm là nguyên tố rất cần thiết cho quá trình quang hợp(N là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục- Mỗi phân tử diệp lục có chưa tới 4 nguyên tử đạm).

Khác với các nguyên tố khác, việc thừa N ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của cây mía, cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu và gây hiện tượng lốp đổ, giảm năng suất , chữ đường nghiêm trọng.

+ Thiếu đạm:

Thiếu đạm làm cho cây sinh trưởng rất kém ,lóng ngắn, thân thấp, diệp lục không được hình thành ,đẻ nhánh kém, giảm sút hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất nghiêm trọng. Triệu chứng thiếu hụt điển hình nhất lá lá mía hóa vàng, đặc biệt là ở các lá vàng gần gốc cây.Khi thiếu N nghiêm trọng thì các lá này bị vàng úa và rụng. Các lá non thể hiện triệu chứng muộn hơn do có thể huy động N từ các lá giá. Như vậy triệu chứng thiếu đạm ở lá mía có thể nhận biết bằng việc quan sát mía thấy hiện tượng có lá xanh nhạt ở phía trên và vàng ở phía dưới(N là nguyên tố linh động).

– Lân:

Lân có tác dụng thúc đẩy mía sinh trưởng và phát triển rễ sớm, có vai trò trong sự quang hợp, hộ hấp và các tiến trình khác của cây.
Biểu hiện của cây mía thiếu lân đó là bộ rễ phát triển kém, thân mảnh, lá hẹp ngắn hơn bình thường, chuyển từ mầu xanh đậm sang huyết dụ, mía chín chậm..

Lân cũng như đạm là nguyên tố linh động nên nó biểu hiện từ các lá già sau đó mới chuyển sang các lá non.

– Kali:

Kali có tác dụng điều chỉnh các đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh và ảnh hưởng đến tốc đô và chiều hướng của các quá trình xảy ra trong tế bào, Kali điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, Kali điều chỉnh dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch libe, Kali điều chỉnh tốc độ tích lũy về các chất đồng hóa trong mạch dây đặc biệt là điều chỉnh các chất hữu cơ tích lũy về các cơ quan kinh tế nên có ý nghĩa quan trong trong tăng năng suất kinh tế. Vì vậy, bón kali sẽ làm tăng chữ đường, tăng sinh khối của cây mía.

Ngoài ra Kali còn làm tăng tính chống chịu của mía với các điều kiện ngoại cách bất thuận như tính chống chịu, tính chịu hạn, nóng…

Thiếu Kali cây mía có biểu hiện lá ngắn, hẹp, xuất hiện các chấm đỏ, lá bị khô rồi héo do mất sức trương, triệu chứng quan sát được trước tiên lá xuất hiện đốm vàng hoặc viền quanh mép lá bị mất mầu dần chuyển sang khô, thân ốm mềm, hệ thống rễ phát triển kém.

– Can xi:

Canxi tham gia vào hình thành nên thành tế bào, màng tế bào can xi kết hợp với axit pecinic tao nên pectat canxi có mặt ở lớp giữa của thành gắn chặt các tế bào với nhau thành 1 khối.

Canxi có ý nghĩa quan trọng trong việc trung hòa độ chua và đối kháng với nhiều ion khác trong cây , loại trừ độ độc tinh khiết của các cation có mặt trong chất nguyên sinh như H+, Na+, Al 3+…

Trong đất canxi có tác dụng trung hòa độ chua của đất thuận lợi cho sự sinh trưởng của rễ và hoạt động của vi sinh vật.

Triệu chứng thiếu Canxi của mía: lá già có những đốm mầu vàng, có thể chết sớm. lá non uốn cong hình móc câu, đầu lá vàng , rìa lá bị héo khô, thân ốm, rễ phát triển chậm.

– Silic:

Mía có khả năng hấp thu silic rất cao, silic giúp tăng hiệu quả quá trình quang hợp , tăng khả năng chống hạn, chống úng cho mía.

Thiếu Silic lá có những đốm trắng tròn hoặc bầu dục, lá già cỗi sớm, mía đẻ nhánh kém.

Thiếu silic mía thường dễ đổ và nhiễm các bệnh nấm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương