Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo (p1)

Thứ 6, ngày 12/01/2018 2091

 Phần 1: Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ.

Cá chạch lấu (Mastacembelus favus) là đối tượng nuôi mới tiềm năng và có giá trị kinh tế cao cho ngư dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Do đó việc xây dựng “Quy trình kỹ thuật sinh sản cũng như quy trình nuôi” là vấn đề cần được chú trọng giai đoạn hiện tại nhằm bảo tồn đối tượng quý hiếm của bản địa cũng như việc thúc đẩy sự phát triển đối tượng nuôi mới đầy tiềm năng và triển vọng. Vấn đề đặt ra phải xây dựng hoàn chỉnh “Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu” thành công để đáp ứng cho sự phát triển.

I. Thời vụ sản xuất giống cá chạch lấu

Ở Đồng bằng Sông Cửu Long mùa vụ sản xuất bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 4 năm sau, gồm hai giai đoạn:

– Giai đoạn nuôi vỗ tích cực từ tháng 12 đến đầu tháng 3.

– Giai đoạn nuôi vỗ thành thục từ tháng 3 đến tháng 5.

– Thời gian cho cá đẻ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9.

II. Điều kiện nuôi vỗ cá chạch lấu bố mẹ

 

– Ao nuôi: Ao nuôi vỗ bố mẹ có diện tích 500 – 1000 m2.

– Bể nuôi: Có thể nuôi vỗ cá trong bể xi măng hoặc bể lót bạt để nuôi vỗ cá bố mẹ. Diện tích bể nuôi dao động từ 20 – 25 m2 cao 1,2 m.

– Môi trường nước trong quá trình nuôi vỗ phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng sau đây:
+ Nhiệt độ nước từ 27 – 32 độ C.
+ Ðộ pH trong khoảng từ 6,5 – 8,5.
+ Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/l.

III. Kỹ thuật nuôi vỗ cá chạch lấu bố mẹ

1. Tuyển chọn cá bố mẹ

Cá bố mẹ được tuyển chọn đưa vào nuôi vỗ phải khỏe mạnh, không bị sây sxát, không dị hình, có trọng lượng từ 100 gr trở lên và trên 1 năm tuổi.

2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ

– Cá chạch lấu có thể nuôi vỗ được ở cả 2 hình thức: Trong ao và trong bể xi-măng.

– Đối với ao cần tát cạn, bón vôi 7 – 10 kg/100 m2, phơi đáy ao 2 – 3 ngày sau đó cấp nước vào ao qua lưới lọc, độ sâu cần đạt 1,2 – 1,5 m. Trong ao tạo giá thể cho cá trú ẩn như thả chà cây hoăc dùng ống nhựa Ø60 mm trở lên xuống đáy ao, chà bó lại thành bó và ống nhựa cắt từng đoạn có chiều dài 0,6 – 0,8 m thả xuống đáy ao, số lượng ống tùy thuộc số cá bố mẹ trong ao và bể, mỗi ống cho 3-5 con.

– Đối với bể xi măng cần phải rửa sạch và chống rò rỉ, cấp nước vào đạt độ sâu 1,0 – 1,2 m và dùng ống nhựa làm chổ trú ẩn cho cá.

– Mật độ nuôi vỗ 5kg cá bố mẹ/100 m2 ao; tỷ lệ cá đực/ cái nuôi vỗ từ 2/1 đến 1/1. Nuôi trong bể xi măng mật độ 0,2 kg/m2.

3. Quản lý và chăm sóc ao nuôi vỗ cá bố mẹ

a) Thức ăn nuôi vỗ : Thức ăn nuôi vỗ gồm các loại như: cá tạp, ốc (bỏ vỏ), trùn chỉ. Khẩu phần cho ăn 5 – 7% khối lượng cá nuôi trong ao. Cho cá ăn đủ nhu cầu.

b) Cách cho cá ăn: Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều: buổi sáng cho cá ăn vào lúc 8 giờ; buổi chiều cho cá ăn vào lúc 15 giờ. Thức ăn được cho vào sàn và đặt dưới đáy ao, bể. Đối với các loại cá tạp phải băm hoặc cắt nhỏ cho phù hợp với cỡ miệng của cá.

c) Kiểm tra, quản lý ao nuôi:

Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ phải tiến hành các nội dung công việc sau đây:

– Hàng ngày, tiến hành kiểm tra ao, bể vào buổi sáng, quan sát hoạt động của cá và màu nước ao nuôi, phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường của cá và môi trường để có biện pháp xử lý thích hợp.

– Ðịnh kỳ hàng tháng kiểm tra một lần để xác định độ béo, tình hình bệnh tật và sự phát dục của cá bố mẹ để điều chỉnh chế độ nuôi vỗ cho phù hợp.

– Nếu có điều kiện, thay nước thường xuyên hoặc thay nước định kỳ giữ cho môi trường ao nuôi trong sạch bằng các biện pháp sau:
+ Đối với nuôi trong ao: Thay nước ít nhất 2 lần/ tháng, mỗi lần thay từ 20 đến 30% lượng nước trong ao.
+ Đối với nuôi trong bể xi măng, thay nước 1 lần/ ngày, mỗi lần thay từ 20 đến 30% lượng nước nước trong bể.
+ Thường xuyên vệ sinh ao nuôi: vớt cỏ rác, thức ăn thừa, đảm bảo ao nuôi vỗ cá không bị nhiễm bẩn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Đức Dương Tuấn Dũng