Tại sao carrageenan sản xuất từ rong biển được ứng dụng nhiều trong thực phẩm?
Carrageenan là một chất xơ hoà tan trong nước, được tìm thấy trong nhiều loại rong biển. Tên của loại phụ gia từ rong biển được lấy theo tên của một loại rong biển mọc dọc theo bờ biển Ireland, khu vực gần một ngôi làng có tên là Carragheen
Carrageenan được sản xuất từ rong sụn
Về tính chất của Carageenan là một chất có màu hơi vàng, màu nâu vàng nhạt hay màu trắng. Chúng có dạng bột thô, bột mịn và gần như có mùi. Đặc biệt chất được sản xuất từ rong biển này đóng vai trò là chất phụ gia trong thực phẩm để tạo đông tụ, tạo tính mềm dẻo, đồng nhất cho sản phẩm và cho điểm nóng chảy thấp. Carrgeenan được dùng trong các món ăn trong thực phẩm: các món thạch, hạnh nhân, nước uống.
- Carrageenan được bổ sung vào bia, rượu, dấm làm tăng độ trong.
- Trong sản xuất bánh mì, bánh bicquy, bánh bông lan…carrageenan tạo cho sản phẩm có cấu trúc mềm xốp.
- Trong công nghệ sản xuất chocolate:bổ sung Carrageenan vào để làm tăng độ đồng nhất, độ đặc nhất định
- Trong sản xuất kẹo:Làm tăng độ chắc, độ đặc cho sản phẩm.
- Trong sản xuất phomat, sản xuất các loại mứt đông, mứt dẻo
- Đặc biệt ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế biến thủy sản:Carrageenan được ứng dụng tạo lớp màng cho sản phẩm đông lạnh, làm giảm hao hụt về trọng lượng và bay hơi nước, tránh sự mất nước của thịt gia cầm khi bảo quản đông…
- Trong bảo quản đóng hộp các sản phẩm thịt, bổ sung vào surimi và giò chả…
- Do Carrageenan tích điện âm của gốc SO42+ nên có khả năng liên kết với protein qua gốc amin mang điện tích dương khi pH nằm dưới điểm đẳng điện.Chính nhờ điểm này mà trên 50%tổng lượng Carrageenan được sử dụng trong công nghiệp sữa. Vai trò của Carrageenan là làm cho các sản phẩm sữa có độ ổn định khá cao, không cần dùng đến tinh bột hoặc lòng trắng trứng.
Carrageenan được ứng dụng trong thực phẩm thạch
Việc chiết tách Carrageenan có hiệu quả cao và chất lượng tốt là cơ sở để dẫn tới sản xuất polysaccharide này ở quy mô công nghiệp, từ đó nâng cao giá trị kinh tế của rong sụn, rong hồng vân…nhằm thúc đẩy ỡ rộng quy mô,cải thiện đời sống cho người dân ven biển. Ngoài ra, sự đầu tư phát triển nuôi trồng rong sụn, rong hồng vân còn giảm ô nhiễm môi trường
Vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ được môi trường thủy vực. đó là một hướng đi bền vững, tại sao chúng ta lại không dám làm?
Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam