Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Ứng dụng của trùn quế trong ao nuôi tôm

Thứ 6, ngày 06/10/2017 972

Người nuôi tôm hiện nay đang gặp nhiều rủi ro về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… Việc tìm ra phương pháp nuôi cải tiến giúp tôm khỏe mạnh, mau lớn, tăng sức đề kháng được chú trọng hơn cả.

Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae

Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, trùn quế được xem như là một món ăn tự nhiên khoái khẩu trong môi trường nước ngọt (ao, hồ, sông suối,..) đối với các loài cá, kì nhông, tôm, nhện nước, tôm hùm và một số loài bọ nước. Có thể sử dụng trùn trong cả môi trường nước lợ.

Tác dụng của trùn quế

Trong thịt trùn tươi chứa hàm lượng Protein cao, nhiều vi khuẩn có lợi Bacillus, các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, axit amin, Vitamin B, B3, B6, B12… Vì vậy trùn quế là loại thức ăn rất tốt cho tôm, bổ sung vi khuẩn Baccilus kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh đường ruột và bệnh về gan. So với thức ăn thông thường thì thức ăn có trộn dịch trùn giúp tôm sú phát triển nhanh hơn, sức đề kháng mạnh hơn. Phân trùn là loại hữu cơ sinh học, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong phân trùn quế có chứa những vi sinh vật có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học như: vi khuẩn, nấm mốc, đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do, vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose. Đặc điểm chính của phân trùn làm môi trường ao nuôi trong sạch, tảo ổn định do tác dụng của các vi khuẩn có lợi có trong phân trùn: Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitơ hóa… các chỉ tiêu môi trường ao nuôi ổn định giúp tôm khỏe mạnh, nhanh lớn.

Tỷ lệ chất béo/protein của trùn quế là lý tưởng nhất (chất béo thấp, protein cao)

Kỹ thuật nuôi trùn quế

Phương pháp nuôi trùn quế khá đơn giản, chỉ cần sử dụng thùng gỗ có kích thước 0,2 – 0,4 m2, chiều cao 0,3 m, hoặc có thể tận dụng thau, chậu có sẵn. Các thùng được đặt nơi hạn chế ánh sáng và phải có các lỗ thoát nước. Chất nền để nuôi trùn yêu cầu tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng.

Trùn giống được mua ở một số trại giống về sau 2 ngày thì bắt đầu cung cấp thức ăn cho trùn. Trùn quế thường sử dụng mùn bã hữu cơ như phân gia súc làm thức ăn. Lượng thức ăn tùy thuộc vào mật độ trùn hiện có. Chỉ bổ sung lượng thức cho trùn khi thức ăn cũ đã hết hoặc còn ít.

Quy trình nuôi tôm

Ao nuôi tôm được chuẩn bị, cải tạo đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật theo những mô hình nuôi tôm thông thường.

Sử dụng lượng phân trùn từ 15 – 20 kg/1.000 m2 để gây màu nước hoặc cải thiện màu nước trong ao nuôi tôm. Khi sử dụng phân trùn quế để gây màu nước thì động vật phù du phát triển rất mạnh. Sinh khối lượng thức ăn tự nhiên cho tôm nhiều, đặc biệt là copepoda, một loại thức ăn ưa thích cho tôm nuôi.

– Tôm được nuôi với mật độ 40 – 50 con/m2.

– Trong 7 – 10 ngày nuôi đầu tiên, tôm sử dụng hoàn toàn thức ăn tự nhiên trong ao nên không cho tôm ăn.

– Sau 10 ngày nuôi, sử dụng trùn quế băm nhỏ, cho vào sàng ăn đưa xuống ao để tôm ăn. Trùn quế trước khi làm thức ăn cho tôm cần được ngâm trong nước khoảng 2 giờ rồi rửa sạch.

– Trong thời gian 20 – 40 ngày nuôi, bắt đầu bổ sung thức ăn công nghiệp với lượng 30%, thịt trùn 70%. Thịt trùn được xay nhuyễn trộn với thức công nghiệp, dùng sàng cho tôm ăn.

– Trong thời gian nuôi 40 – 60 ngày, bổ sung thức ăn công nghiệp với lượng 50%, thịt trùn 50%.

– Trong thời gian nuôi từ 60 ngày đến khi thu hoạch, sử dụng 70% lượng thức ăn công nghiệp, 30% thịt trùn.

– Thường xuyên theo dõi sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm nuôi phù hợp. Sang tháng nuôi thứ 2, lượng chất thải hữu cơ gia tăng. Sử dụng chế phẩm sinh học EM liều lượng 2 lít/1.000 m3, loại bỏ các chất lơ lửng, làm sạch môi trường ao nuôi, tăng cường vi khuẩn có lợi,  hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng