Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Cam Cao Phong được giá, nông dân "nửa mừng nửa lo"

Thứ 2, ngày 29/01/2018 625

Dù mới vào mùa thu hái nhưng cam Cao Phong năm nay có giá bán khá cao – 40.000 đồng/kg. Theo nhiều người nông dân trồng cam cho biết, giá cam năm nay tăng so với những năm trước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giá thu mua đầu mùa.

Cam Cao Phong đầu mùa đang được bán với mức giá 40.000 đồng/kg

Cam Cao Phong được trồng nhiều tại một số xã vùng núi giáp danh với thị trấn Cao Phong. Những năm trước, cam Cao Phong thường bị thương lái ép giá và thu mua tại vườn ở mức khoảng 25.000 – 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên năm nay, giá cam Cao Phong đã tăng lên mức 40.000 đồng/kg. Đặc biệt, cam loại 1 quả chọn được bán tại vườn với mức giá 50.000 đồng/kg.

Theo những người trồng cam, đợt mưa lũ vừa qua cũng ảnh hưởng đến sản lượng cam Cam Phong. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không lớn, nhìn chung năm nay cao Cao Phong vẫn được mùa.

Tuy nhiên, thời điểm này cam Cao Phong sẽ phải cạnh tranh với cam Hà Giang, cam Tuyên Quang, cam Vinh. So về mức giá, hiện nay, cam Tuyên Quang và cam Hà Giang đang có giá bán chừng 25.000 đồng/kg. Trong khi đó, cam Vinh cũng là một loại cam đặc sản có mức giá bán tương đương với cam Cao Phong.

Theo ông Nguyễn Văn Chất, xã Dũng Phong (Cao Phong – Hòa Bình) cho biết: Hiện nay, cam Cao Phong đang được quy hoạch, phân vùng để tập trung cho chất lượng cũng như tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

“Từ khi được đăng kí Chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong đã trở thành một trong những nông sản xuất khẩu. Người dân hiện nay phần lớn đã ưu tiên những khu vực đất canh tác thích hợp nhất để trồng cam thay vì trồng mía như trước đây. Nhờ trồng cam, nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu”, ông Chất cho biết.

Được biết trước đó, phần lớn người dân của huyện Cao Phong chủ yếu sống nhờ vào cây mía. Từ khi chuyển đổi sang trồng cam kinh tế của người dân đã có phần khởi sắc hơn rất nhiều.

Bà Nguyễn Thị Lan, xã Dũng Phong chia sẻ: “Trước đây, nhà tôi trồng mía, tuy thu nhập từ cây mía bình quân mỗi năm cũng mang về khoảng vài chục triệu đồng. Nhưng nhà ít người, trồng mía thường đòi hỏi phải có sức khỏe tốt. Và trồng mía phụ thuộc rất nhiều vào việc thu mua từ các nhà máy đường. Từ ngày chuyển đổi sang trồng cam, kinh tế gia đình tôi đã khá hơn. So với trồng mía thì trồng cam một năm cũng mang về cho thu nhập của gia đình hơn 200 triệu đồng”.

Theo bà Lan, năm nay đầu mùa cam Cao Phong thu mua tại vườn đang có mức giá khá cao so với những năm trước – 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đây mới chỉ là mức giá thu mua đầu mùa. Bởi, giá cam đến khi thu hái chính vụ rất có thể sẽ giảm mạnh vì năm nay sản lượng cam tăng cao.

“Mặc dù đầu mùa giá cao đấy nhưng cũng lo lắm, vì đầu mùa lượng cam chín chưa nhiều, sợ rằng vài ngày nữa thôi cam xuống giá, lúc đó thu hái ồ ạt thì tính ra cũng không ăn thua là mấy. Năm trước, đầu mùa giá cam thương lái họ mua 35.000 đồng/kg. Nhưng sau đó lại xuống mức 25.000 đồng/kg”, bà Lan nói thêm.

Không như những loại cam khác, nếu như vùng đất đồi núi càng cằn, cây cam già đi quả cam sẽ pha vị chua và màu vàng nhạt. Thì Cam Cao Phong khi cây càng về già độ ngọt càng đậm và màu vàng thì không thay đổi. Tép cam to, mọng nước, đều, quả cam tròn mọng.

Tuy nhiên, cam Cao Phong tại thị trường Hà Nội hiện nay cũng đang bị nhái khá nhiều. Theo đó, để chọn được cam Cao Phong chính hãng, anh Phạm Văn Tài (Thị trấn Cao Phong – Hòa Bình), chủ một đại lý thu mua cam cho biết: “Cam Cao Phong so với những loại cam khác có vỏ dày, khi bổ ra có màu vàng đậm, có hạt, mùi rất hấp dẫn, riêng biệt. Trong lòng quả có nhiều các gân trắng chia đều các múi”.

Năm nay, sản lượng cam được mùa và giá bán cao hơn mọi năm

“Chỉ cần lấy móng tay bấm vào vỏ cam, nếu thấy mùi thơm tỏa ra không pha mùi hăng thì đó là cam Cao Phong. Nếu khi bấm móng tay vào quả cam Cao Phong mà móng tay bị ngập sâu thì người dùng không nên mua vì đó là cam còn non, nhiều người thấy đầu mùa được giá nên cam chưa chín đã hái bán”, anh Tài nhấn mạnh.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương