Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Cần khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cầu gai sọ dừa ở huyện đảo Trường Sa

Thứ 6, ngày 02/02/2018 763

Tôi được vinh dự tham gia đoàn cán bộ của tỉnh và Bộ Tư lệnh Hải quân do đồng chí Mai Trực – Phú Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND dẫn đầu đó đến thăm và làm việc với quân và dân các xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, thị trấn Trường Sa và đảo Đá Tây.

Theo khảo sát, khi triều rút kiệt, tại xã Song Tử Tây, Sinh Tồn và đảo Đá Tây có thể nhận thấy những bãi san hô chết rộng lớn, nhiều cán bộ của đoàn, bộ đội, dân đi bắt bạch tuột, lượm hải sâm trắng, cầu gai sọ dừa. Trong đó, tụi quan tâm nhiều nhất là cầu gai sọ dừa. Đây là hải sản có giá trị kinh tế cao.

Thực trạng

– Theo tìm hiểu thông qua quân và dân ở các xã đảo của huyện đảo Trường Sa thì nguồn lợi cầu gai sọ dừa từ trước đến nay chưa được khai thác. Nguồn lợi cầu gai sọ dừa khá phong phú ở tất cả các đảo có rạn san hô bao bọc, nhiều nhất ở lòng hồ đảo Đá Tây (theo thông tin của Đ/c Phú Chủ tịch UBND huyện Trường Sa)

– Giá 1 con cầu gai ở các nhà hàng trên đất liền là 15.000đ/con. Những năm trước đây ngư dân khai thác cầu gai sọ dừa ở vùng ven bờ cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, nhưng do khai thác quá mức nên hiện nay không còn nguồn lợi này cho xuất khẩu mà chỉ đủ cho việc cung ứng cho một số nhà hàng với số lượng không lớn.

– Điều kiện sinh thái ở các đảo của huyện Trường Sa phù hợp với việc phát triển tự nhiên cầu gai sọ dừa.

Tìm hiểu về cầu gai sọ dừa

(theo Hội Nghề cá Việt Nam, Bách khoa Thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2007, Phạm Thược)

Tên khoa học: Tripneuster (Linnnaeus, 1758). Tên tiếng Anh: Edible Sea Urchin

Hình thái và cỡ

Vỏ cú dạng hình cầu, nhưng chiều cao nhỏ hơn đường kính ngang, mầu nâu thẫm. Màu sắc của gai thay đổi và xen lẫn nhau, màu trắng, màu cam và nâu không đều. Có thể phân biệt rõ sự sắp xếp của các gai trờn 5 mảnh trung gian, xen kẽ với 5 mảnh chân ống (màu nâu đậm). Miệng ở chính giữa mặt bụng, úp xuống đất; hậu môn ở trung tâm mặt lưng quay lên trời. Đường kính vỏ từ 60 – 80mm, con lớn có thể đến 110mm. Gai ngắn, khoảng 5 – 10mm.

Phân bố

Trên thế giới, loài này thường gặp ở vùng Ấn Độ – Tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam có ở Phú Yên, Khánh Hoà (đặc biệt là ở huyện đảo Trường Sa), Ninh Thuận, Bình Thuận và Côn Đảo. Ở Khánh Hoà nhiều nhất là các xã đảo của huyện đảo Trường Sa, trong đó lòng hồ đảo Đá Tây có sản lượng khá cao (phát hiện của Ô. Lăng và Ô. Phú – Chủ tịch UBND huyện Trường Sa trong tháng 4/2008).

Đặc điểm môi trường sống

Thường gặp ở vùng dưới triều, độ sâu từ 2 – 10 m. Sống trong cỏ biển, rong mơ…trên nền đáy san hô chết.

Sinh trưởng

Thức ăn là các loại rong, tảo, cỏ biển và cả chất bẩn, bó hữu cơ.

Sinh sản

Là loại đơn tính. Con đực và cái không phân biệt rõ. Mùa sinh sản kéo dài nhưng rộ nhất từ tháng 10 – 12. Thụ tinh xảy ra trong nước biển.

Giá trị kinh tế

Tuyến sinh dục của sọ dừa là món ăn ngon và bổ. Từ năm 1990 -1994 ở vùng ven biển miền Trung, loại này đã bị khai thác quá mức để lấy trứng đóng hộp xuất khẩu, nên sau đó nguồn lợi bị cạn kiệt.

Tình hình nuôi

Chủ yếu khai thác tự nhiên, chưa nuôi nhân tạo.

Phát triển nuôi cầu gai sọ dừa ở các đảo của huyện đảo Trường Sa

– Cầu gai sọ dừa đó thích nghi với điều kiện sinh thái ở một số đảo có rạn san hộ bao bọc xung quanh, do vậy có thể nuôi tự nhiên.

– Nuôi cầu gai sọ dừa không phải cho ăn (đây là điều kiện tối ưu đối với các đảo của huyện Trường Sa cách xa đất liền vài trăm hải lý), do vậy không phải chi phí cho thức ăn chỉ chăm sóc và khai thác có chọn lọc (bắt những con có kích cỡ lớn để lại các con trưởng thành). Hoặc nghiên cứu nuôi nhân tạo bằng phương pháp giàn bè của Trung Quốc.

– Phương pháp khai thác là không quá 50% sản lượng tại vùng nuôi (thí dụ trong diện tớch 1m2 cú 10 thì chỉ khai thác 5 con, để lại 5 con. 5 con còn lại tiếp tục sinh sản tự nhiên tái tạo nguồn lợi). Khai thác theo kiểu này mang tính bền vững

– Có thể di chuyển cầu gai giống từ Đá Tây về các đảo như Song Tử Tây, Sinh Tồn…để nhân giống cầu gai. Coi đó là một biện pháp cải thiện đời sống của quân và dân trên các đảo có điều kiện nuôi.

Đề xuất

1/ Cần đánh giá trữ lượng cầu gai sọ dừa ở tất cả các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, đặc biệt đối với lòng hồ đảo Đá Tây.

2/ Quy hoạch vùng nuôi cầu gai cho toàn huyện Trường Sa.

3/ Lấy khu vực lòng hồ Đá Tây là trung tâm giống cầu gai, đồng thời di chuyển giống về nuôi ở các đảo khác.

4/ Bộ Tư lệnh Hải quân cần có quy định quản lý chặt chẽ nguồn lợi cầu gai trên nguyên tắc khai thác bền vững theo tỷ lệ 50/50%.

5/ Song song với việc tổ chức nuôi tự nhiên, cần nghiên cứu áp dụng nuôi công nghiệp theo phương pháp giàn bè của Trung Quốc.

6/ Nghiên cứu phương thức tiêu thụ sản phẩm ở 2 dạng đóng hộp xuất khẩu (liên kết với các công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu và ăn tươi (cho quân, dân trên đảo và bán cho các nhà hàng ở đất liền).

Nguồn: Hội nghề cá Khánh Hòa được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng