Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Hướng dẫn Kỹ thuật chăn nuôi Ngan thịt chất lượng cao

Thứ 3, ngày 23/01/2018 769

Giống Ngan thịt sinh trưởng và phát triển nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp. Tỷ lệ nuôi sống cao, bộ lông phát triển bình thường.

So với giá trị kinh tế với các loại thương phẩm khác thì Ngan là loài gia cầm có sự ổn định giá trong nhiều năm liền mà chưa hề rớt giá. Trong bài viết này Fman sẽ hướng dẫn bà con tổng hợp các nguồn kiến thức hữu ích áp dụng trong kỹ thuật chăn nuôi Ngan thịt.

Kỹ thuật chăn nuôi ngan

1. Chuẩn bị dụng cụ chuồng trại

Chuồng nuôi: Chuồng nuôi và dụng cụ phải rửa sạch sẽ, trống chuồng trước khi nuôi 15 – 20 ngày . Cần được xử lý theo qui trình vệ sinh thú y, quét hoặc rắc vôi đặc 40%, khử trùng bằng formol 3% từ 2 – 3 lần. Trước khi xuống ngan con 1 – 2 ngày, phun khử trùng lần cuối cùng (đóng kính cửa để phun sau 5h đến 7h mới mở ra).

Máng ăn: Dùng máng ăn bằng tôn có kích thước 70 cm – 2,5 m sử dụng cho 70 – 100 con 1 máng.

Máng uống:

+ Giai đoạn 1-2 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 2 lít.

+ Giai đoạn 3-12 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 5 lít, dùng cho 20-30 con 1 máng đảm bảo cung cấp 0,3-0,5 lít nước mỗi con 1 ngày, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho ngan.

Chụp sưởi: Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp nhiệt cho đàn con. Dùng bóng điện 75W 1 quây (60 – 70 ngan). Mùa đông 2 bóng 1 quây, ở nhiều nơi không có điện dùng bếp than lò ủ trấu v.v… Cần hết sức chú ý phải có ống thông khí thải của bếp trấu và lò ủ trấu ra ngoài chuồng. Nếu không hàm lượng khí độc cao gây ảnh hưởng tới sức khoẻ đàn ngan.

Quây ngan: Dùng cót ép làm quây, chiều cao 0,5m; dài 4,5; sử dụng cho 60-70 con 1 quây, từ ngày thứ 5 tăng dần diện tích quây để cho ngan vận động, ăn uống. Từ cuối tuần thứ 3, đầu tuần thứ 4 trở đi bỏ quây để cho ngan vận động, ăn uống được thoải mái.

Rèm che: Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi ngan con để giữ nhiệt và tránh gió lùa.

Chất độn chuồng: Chất độn chuồng phải đảm bảo khô, sạch, không ẩm mốc sử dụng phôi bào, trấu, nếu không có dùng cỏ rơm khô băm nhỏ v.v…phun thuốc sát trùng bằng formol 2%. Chất độn chuồng nuôi ngan phải thay thường xuyên.

Sân chơi: Cần có sân, hoặc vườn với mương nước sạch cho ngan vận động và tắm từ giữa tuần thứ 3 trở đi. Hàng ngày rửa thay mương nước 2 lần đảm bảo ngan luôn được tắm nước sạch.

Chọn ngan giống: Chọn Ngan nở đúng ngày (từ ngày 34 và 35) khoẻ mạnh nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, có màu lông tơ đặc trưng của giống. Nên tách ngan trống, ngan mái nuôi riêng từ lúc 1 ngày tuổi. Ngan R31: lông màu vàng chanh, có phớt đen ở đuôi, ngan R51: lông màu vàng hoặc rơm, chân và mỏ màu hồng, có hoặc không có đốm đen trên đầu. Ngan siêu nặng: Lông màu vàng, vàng rơm có hoặc không có đốm đen trên đầu, chân và mỏ màu hồng.

2. Mật độ

Tuỳ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu mà quyết định mật độ chuồng nuôi. Mật độ vừa phải thì Ngan sinh trưởng và phát triển tốt và hạn chế được sự lây nhiễm bệnh tật. Từ 0-4 tuần tuổi: 15-20 con trên m2 nền chuồng. Từ 9-12 tuần tuổi: 5-7 con trên m2 nền chuồng cộng với diện tích sân chơi bằng 2 lần diện tích nền chuồng.

3. Nhiệt độ và chế độ chiếu sáng

Ngan không tự nhiên điều chỉnh được thân nhiệt trong 2 tuần đầu mới xuống chuồng. Do vậy cần được đảm bảo được nhiệt độ cho ngan, nếu nhiệt độ không thích hợp thì tỷ lệ nuôi sống, khả năng sing trưởng bị ảnh hưởng, ngan dễ mắc bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá.

Khi đủ ấm ngan nằm rải đều trong quây, khi thiếu nhiệt ngan nằm chồng lên nhau sát vào nguồn nhiệt. Nếu thừa nhiệt ngan nằm tản ra nguồn nhiệt nhào nhác khát nước. Ngan con cần chiếu sáng 24 trong ngày, ban ngày lợi dụng ánh sáng tự nhiên đảm bảo cường độ chiếu sáng 3W 1 m2 nền chuồng.

4. Thức ăn và phương pháp cho ăn

Thức ăn: Phải bảo đảm được thức ăn luôn mới, thơm, không bị mốc mọt. Thức ăn cần phải cân đối về thành phần dinh dưỡng để đáp ứng đủ về nhu cầu sinh trưởng và phát triển của ngan trong từng giai đoạn, sử dụng nhiều loại nguyên liệu và thức ăn bổ sung động vật, thực vật, premix khoáng và vitamin.

Phương pháp cho ăn:

Với mục đích của người chăn nuôi là ngan lớn nhanh nên lượng thức ăn đảm bảo thoả mãn được nhu cầu của ngan. Như vậy không có nghĩa là cứ cho ăn tự do ở mức lúc nào trong máng cũng có thức ăn, như vậy thức ăn sẽ bị ôi thiu, ẩm mốc. Thức ăn của ngan giảm đi gây ảnh hưởng tới sinh trưởng, thậm chí gây bệnh cho ngan. Để ngan ăn được nhiều, hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt cần cho ăn như sau: Cho ngan ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp. Việc để cám thường xuyên mới và mùi thơm của cám sẽ kích thích được ngan ăn nhiều, đồng thời tránh cho ngan mổ cắn nhau.

Từ 5-12 tuần tuổi có thể cho ngan ăn thêm rau xanh. Để có căn cứ cho các nhà sản xuất lập kế hoạch chuẩn bị thức ăn nuôi ngan. Kỹ thuật chăn nuôi Ngan thịt rất đơn giản nếu các bà con lưu ý được các vấn đề quy trình chăm sóc và giám sát các loại bệnh thường gặp phổ biến ở ngan.

Nguồn: Trangtraivac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Văn Cường Thành Tôn Thành Tôn Quang Anh Chánh Thoan Bình Quang Khải Quang Khải