Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi

Thứ 2, ngày 09/10/2017 8865

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nghề nuôi tôm nước lợ hiện nay, việc thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường là hết sức quan trọng. Việc kiểm tra này giúp người nuôi nhận biết, có đánh giá thực tế về môi trường ao nuôi với các thông số pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hòa tan v.v.. từ đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, ngoại trừ các trại sản xuất con giống là có quan tâm đến vấn đề này, còn lại phần lớn các hộ nuôi tôm chưa biết đến lợi ích của việc kiểm tra này.
Nhằm giúp bà con đo các yếu tố môi trường ao nuôi chính xác, bài viết xin đề cập một số vấn đề cần lưu ý như sau:

Nguyên tắc chung:

Các điểm thu mẫu để đo phải đại diện và phản ánh đúng chất lượng nước trong từng ao nuôi và toàn khu nuôi.
Các điểm thu mẫu trong khu nuôi bao gồm: Nước nguồn, ao lắng, ao nuôi, ao xử lý chất thải, mương thải. Đảm bảo sau khi đo xong, người nuôi sẽ có cái nhìn toàn diện về tình hình môi trường trong cả khu vực nuôi.
Đối với công tác thu mẫu ở từng ao nuôi, có 2 cách đo như sau:
Cách 1: Trong mỗi ao, chọn ra 3 điểm theo đường chéo, đưa máy xuống đo sau đó lấy trung bình

Các vị trí lấy mẫu nước trong 1 ao nuôi

Cách 2: Thu mẫu ở 3 điểm theo đường chéo vào lọ, trộn đều sau đó đưa máy vào đo 1 lần. Cách này có thể sẽ tiết kiệm hóa chất (nếu sử dụng hóa chất để phân tích).

Chọn thông số và xác định chu kỳ theo dõi:

Để đánh giá chất lượng nước người nuôi có thể quan sát bằng các giác quan, trên cơ sở màu sắc, mùi vị kết hợp với đo các thông số chất lượng nước bằng các máy móc, thiết bị.
Các chỉ tiêu môi trường cần theo dõi trong ao nuôi: Nhiệt độ, pH, độ kiềm, oxy hòa tan, độ mặn, độ trong, màu nước, NH3, H2S. Đây là các chỉ tiêu có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của tôm, nếu các chỉ số môi trường đều ở trong ngưỡng cho phép tôm sẽ bắt mồi mạnh, mau lớn, tỷ lệ sống cao, ít bị bệnh tật.

Các thông số như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, độ trong, độ sâu, màu nước: theo dõi và đo 2 lần/ngày vào lúc 5-6 giờ sáng và 2-3 giờ chiều. Các thông số khác như NH3, H2S, độ kiềm, độ mặn: định kỳ đo 2 lần/tháng, đồng thời kiểm tra đột xuất khi tôm có dấu hiệu bất thường, giá trị pH trong ngày biến động mạnh.

Quy chuẩn quốc gia về thông số môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ (QCVN 02 – 19 :2014/BNNPTNT)

Phương pháp đo một số chỉ tiêu môi trường:

Nhiệt độ
Dụng cụ phổ biến nhất để đo nhiệt độ trong ao nuôi là nhiệt kế thủy ngân, bên cạnh đó một vài máy đo oxy hòa tan cũng có tích hợp chức năng đo nhiệt độ.
Đối với nhiệt kế thủy ngân: Nhúng ngập nhiệt kế xuống nước, để khoảng 3 phút, sau đó nghiêng nhiệt kế và đọc kết quả. Chú ý không nên rút nhiệt kế lên khỏi mặt nước trong quá trình đọc kết quả vì như vậy sẽ không chính xác.
Đối với máy đo: Đầu tiên cần phải khởi động máy và hiệu chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó nhúng điện cực xuống vị trí cần đo, lắc hoặc rê đầu điện cực trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhảy) thì dừng lại. Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch, đậy nắp.
pH
Để đo pH ao nuôi có thể sử dụng máy đo pH hoặc bộ test kit pH.
Cách sử dụng test pH và máy đo pH theo hướng dẫn nhà sản xuất. Thao tác sử dụng máy đo pH tương tự thao tác đã hướng dẫn ở phần đo nhiệt độ.
Yếu tố pH trong ao nuôi phụ thuộc vào thổ nhưỡng của đất, lượng vôi bón, mật độ tảo và chế độ thay nước.
Độ mặn
Người nuôi có thể sử dụng khúc xạ kế để đo độ mặn trong ao nuôi. Khi dùng khúc xạ kế, đầu tiên cần phải kiểm tra máy bằng nước cất, hiệu chỉnh độ mặn về 0. Lấy 1 giọt nước nhỏ lên đầu đọc, đậy nắp sao cho giọt nước lan đều khắp mặt kính. Đưa máy về phía có nguồn sáng, đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó lau đầu đọc bằng khăn sạch, đậy nắp.
Oxy hòa tan
Để đo oxy hòa tan trong ao nuôi bà con có thể dùng máy đo oxy hoặc bộ test kid oxy. Muốn quản lý tốt oxy hòa tan cần phải duy trì được màu nước tốt và sử dụng linh hoạt máy sục khí. Cần tăng cường quạt nước vào ban đêm, khi trời âm u hoặc khi nhiệt độ nước ao nuôi tăng cao.
Độ trong
Thiết bị đo độ trong thường sử dụng là đĩa secchi.

Thả đĩa theo phương thẳng đứng, hạ từ từ xuống nước cho tới khi không phân biệt được 2 màu đen/trắng trên mặt đĩa. Đọc kết quả trên dây hoặc thước, đó chính là độ trong của nước ao (đơn vị là cm).
NH3, H2S
NH3 và H2S là các khí độc, tác động đến hô hấp của tôm, nếu xuất hiện dài ngày sẽ làm giảm sinh trưởng, tôm còi cọc chậm lớn, nồng độ cao sẽ gây chết tôm. NH3 sẽ độc hơn khi pH cao, còn khi pH thấp thì H2S sẽ độc hơn. Trên thị trường có bán các bộ test kit để đo nồng độ NH3, H2S trong ao nuôi, với ưu điểm nhỏ gọn, giá thành rẻ bà con có thể mua về sử dụng.
Để phòng ngừa tác hại của NH3 và H2S: cần phải có nguồn nước cấp sạch và chủ động, có hệ thống máy quạt nước đầy đủ. Trong quá trình nuôi cần tăng cường sử dụng zeolite và các chế phẩm vi sinh xử lý môi trường.
Độ kiềm
Độ kiềm có vai trò quan trọng trong việc tạo vỏ, lột xác của tôm. Độ kiềm liên hệ mật thiết tới sự biến động của giá trị pH và sự ổn định màu nước (tảo). Trong khoảng độ kiềm thích hợp pH rất ít khi dao động. Nuôi tôm ở độ mặn thấp, độ kiềm thường xuyên thay đổi. Cần hết sức chú ý bón vôi định kỳ để tăng độ kiềm của ao. Dụng cụ thường dùng để đo độ kiềm trong ao nuôi là các bộ test kit có bán trên thị trường.

Ngoài cách đo thông thường, có thể sử dụng thiết bị công nghệ cao, tích hợp nhiều chức năng để nhiều thông số môi trường cùng một lúc. Điển hình như các sản phẩm của công ty Farmtech Vietnam :

Hệ thống mạng cảm biến môi trường không dây (Environment Wireless Sensor Network).

Ứng dụng rộng rãi trong việc giám sát môi trường theo thời gian thực hiện tại đã có thể giám sát 54 chỉ tiêu về không khí và nước (Bao gồm việc đo các Ion trong nước), các chỉ số khác. Hệ thống sử dụng các công nghệ kết nối mạng để có thể tổng hợp số liệu từ nhiều điểm tổng hợp số liệu môi trường tốt nhất trước khi gửi kết quả cho người sử dụng.
Tại thời điểm hiện tại hệ thống ứng dụng công nghệ mạng không dây mới nhất, tiết kiệm điện năng và sử dụng các công nghệ cảm biến nhạy nhất xuất xứ từ Châu Âu.

Hệ thống mạng cảm biến môi trường không dây (Environment Sensor Network) là hệ thống gồm những thiết bị thu thập dữ liệu có thế kế nhỏ, cơ động, sử dụng điện năm thấp và các công nghệ không dây như : Bluetooth, Wifi, 802.15.4, Zig bee, Lora để kết nối truyền, tổng hợp dữ liệu, tính toán dữ liệu tại chỗ trước khi truyền về hệ thống trung tâm.

Trọn bộ AE Sensor, giúp quản lý môi trường ao nuôi toàn diện

Phao giám sát môi trường (Floating Wireless Environment System)

Phao giám sát môi trường ao nuôi cho phép giám sát các thông số môi trường trong ao nuôi như oxy trong nước, nhiệt độ. Pin năng lượng mặt trời giúp phao có thể tự hành mà không cần nguồn điện, bình dự phòng đủ thời gian cho phao hoạt động 3 ngày trong điều kiện không có ánh sáng mặt trời. Thiết bị có khả năng truyền dữ liệu về bộ thu thập dữ liệu với khoảng cách tối đa 15 km.

Hệ thống phao giám sát môi trường

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Đức Dương Long Tuấn Dũng