Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kinh nghiệm trồng Rong Sụn ở Khánh Hòa

Thứ 3, ngày 27/02/2018 694

Rong sun (Kappaphicus alvarezii) là nguyên liệu chủ yếu để chế biến Carrageenan – chế phẩm được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm, y dược, mỹ phẩm. Đặc biệt, rong sụn có tính ưu việt về hàm lượng các nguyên tố vi lượng hữu ích như: Mg, Cu, Fe, Mn,… là một loại Polysacharide có tính nhũ hóa cao, có thể giải độc, chữa các bệnh mãn tính, làm nguyên liệu keo…

Rong nho – Món quà thiên nhiên ban tặng cho con người

Hiện nhiều nước trong khu vực như: Philippines, Indonesia, Tanzania… đã đầu tư nghiên cứu và sản xuất loài rong này. Rong sụn là loài rong biển nhiệt đới, có nguồn gốc từ Philippines. Tháng 2-1993, Phân Viện Khoa học vật liệu Nha Trang đã nhập từ Nhật Bản về Việt Nam thông qua chương trình hợp tác khoa học Việt Nam – Nhật Bản. Đến nay, rong sụn đã không ngừng phát triển và lan rộng ra một số tỉnh như Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang…

Một số kinh nghiệm trồng rong nho tại Khánh Hòa xin được chia sẻ cho bà con:

1. Vận chuyển rong giống

Dùng sọt tre hay bao để đựng rong giống (không nên nén chặt rong với nhau). Nếu vận chuyển lượng lớn, phải đi xa nên dùng xe tải có máy lạnh, nhớ định giờ để tưới nước biển giữ độ ẩm cho rong.

2. Mùa vụ trồng rong sụn (Áp dụng cho các tỉnh Trung và Nam Trung bộ)

Mùa chính: Thường từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, còn ở các tỉnh Nam bộ thường từ tháng 6 đến tháng 3 năm sau.

Mùa phụ: Từ tháng 4 đến tháng 6

3. Thời gian trồng và cách sơ chế

Kể từ ngày ra giống, với trọng lượng giống ban đầu 80 – 100g/bụi, đến trọng lượng đạt từ 1kg trở lên và thu hoạch. Kinh nghiệm cho thấy, nếu trồng rong sụn ở các vùng nước cạn, dòng chảy và sự lưu chuyển của nước yếu, vào mùa nhiệt độ cao… thì sau 2 – 2,5 tháng mới cho thu hoạch. Nếu ở những vùng nước sâu, biển hở, sóng gió và sự lưu chuyển của nước tốt có thể sau 45 – 50 ngày là thu hoạch được.

Cách sơ chế: Phơi vài ngày nắng (tùy thuộc vào mức độ) cho đến khi rong khô và xuất hiện lớp muối trắng trên bề mặt rong là được. Gỡ bỏ rác, dây buộc còn sót, giũ sạch cát muối rồi cho vào bao, cất giữ nơi thoáng mát, tránh ẩm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu.

4. Bệnh rong và biện pháp phòng ngừa

– Bệnh trắng lũn thân là một bệnh chủ yếu và phổ biến nhất đối với rong sụn, nó gây thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau về sản lượng cũng như chất lượng…

– Trồng rong ở những vùng có dòng nước chảy, không kín sóng gió, xa nguồn nước ngọt, tránh vùng nước quá cạn và quá kín sóng gió. Sự lưu chuyển tốt của nước luôn là nhân tố quan trọng nhất trong nghề trồng rong sụn.

– Các giàn trồng rong cần có kích thước nhỏ đến vừa, mỗi giàn chỉ nên có kích thước tối đa 2000 – 3000m2 để dễ dàng trong việc điều chỉnh độ sâu của giàn cũng như thuận lợi cho việc xử lý khi bệnh rong xuất hiện.

5. Biện pháp xử lý bệnh xảy ra

Bệnh xuất hiện phát triển nhanh và lây lan. Khi rong bệnh cần phải xử lý bằng cách:

– Thu và cắt bỏ các phần bị bệnh rồi buộc giống trở lại.

– Hạ giàn rong xuống sâu 0,6 – 0,8m cách mặt nước.

– Di chuyển giàn trồng đến vùng dòng nước chảy tốt, thường xuyên có gió và sóng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng