Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kỹ thuật nhân giống cà phê

Thứ 2, ngày 13/11/2017 2784

Cà phê là một cây công nghiệp dài ngày, chu kỳ kinh tế trên 40 năm tuỳ theo từng giống, điều kiện trồng chế độ chăm sóc và mục đích khai thác. Vì vậy để bảo đảm cho việc sản xuất kinh doanh thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao thì việc chọn giống cũng như kỹ thuật nhân giống thích hợp có tính quyết định.

1. Chọn cây lấy hạt giống

Chọn cây đã cho trái 6 – 8 năm, năng suất cao và ổn định, kháng sâu bệnh, dạng hình dẹp. Chọn trái chín có hai nhân phát triển cân đối.

2. Xử lý hạt giống và gieo hạt

Hạt đã nãy mầm đem gieo vào bầu đất trong túi nhựa PE (kích thước túi 17 × 25cm, có đục 8 lỗ nhỏ 0,5cm phía gần đáy).

Đất trong bầu là đất mặt tốt, tơi xốp, hàm lượng mùn trên 3%. Dọn sạch lớp cây cỏ, cây và vật lạ trên mặt, lấy lớp đất màu trong độ sâu 10cm, trộn đều với phân hữu cơ thật hoai và phân lân. Hỗn hợp đất phân được sàng qua lưới sàng 5mm, phần không qua sàng tiếp tục làm nhỏ và sàng trở lại.

Bầu phải chặt, cân đối, thẳng đứng, chừa trồng miệng bầu từ 0,5 – 1cm đã rãi trấu hoặc mùn cưa sau khi đã ương hạt.

Trước khi gieo hạt vào bầu hạt giống phải được xử lý cho nẩy mầm theo trình tự sau:

– Hòa nước vôi theo tỉ lệ 1kg vôi/50 lít nước để lắng gạn lấy phần nước trong, đem đun nóng đến 54 – 60ºC (3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh) và cho hạt giống vào ngâm trong 18 giờ, sau đó với ra đãi hết nhớt bằng nước sạch.

– Ủ hạt giống trong luống chìm rộng 1 – 1,2m, sâu 0,6 – 0,8m kể từ đáy luống lên có những bước sau:

+ Thân lá xanh còn tươi (20 – 25cm)

+ Phân chuồng chưa hoai (20 – 25cm)

+ Lớp vôi mỏng (0,5kg/m2)

+ Lớp bao tải

+ Lớp hạt giống thời kỳ đầu dày chùng 10 – 15cm tưới đẩm nước (khi hạt bắt đầu nẩy mầm thì rảy mỏng từ 5 – 8cm)

+ Lớp bao tải khô.

+ Rơm khô (càng dày càng tốt).

+ Chung quanh khu luống ủ có vách cao 2m, có liếp che phía trên để mỏ được ban ngày, đậy lại ban đêm.

Khi cây có 2 lá mầm tiến hành nhổ cây con, chọn những cây có một rễ đuôi chuột đem trồng vào bầu đã chuẩn bị ở vườn ươm.

3. Chăm sóc cây con

– Tưới nước: Cây nhỏ tưới ít và nhiều lần, cây lớn tưới nhiều và ít lần trong ngày.

– Tưới phân thúc: tưới dung dịch urê và clorua kali theo tỷ lệ 2:1 (với nồng độ 1%), xen kẽ với dung dịch phân hữu cơ ngâm (phân trâu, bò, phân xanh, bánh dầu,…) cho hoai mục, cây nhỏ tưới loãng, cây lớn tưới đậm hơn.

– Chăm sóc: Nhổ cỏ, phá váng không để bầu ngập nước. Trong vườn ươm lưu ý bệnh lở cổ rễ và bệnh vàng lá.

– Đảo cây: cây con có 3-4 đôi lá thật, tiến hành đảo cây, xếp cây lớn vào giữa luống, cây nhỏ ở hai bên luống để cây phát triển đều. Lưu ý xếp thưa dần khi cây lớn.

Chú ý: dỡ dàn che từ từ, khi cây đủ tiêu chuẩn cần dỡ bỏ dàn che hoàn toàn trước khi trồng mới 30 ngày.

4. Tiêu chuẩn cây giống

a. Cây thực sinh

Cây con được ươm từ hạt trước khi trồng phải đạt các tiêu chuẩn sau:

– Tuổi cây: 6 – 8 tháng.

– Chiều cao thân kể từ mặt bầu: 25 – 35cm, thân mọc thẳng.

– Số cập lá thật: 5 – 7.

– Đường kính gốc: 3 – 4mm

– Cây không bị sâu bệnh, dị hình và được luyện dưới ánh sáng hoàn toàn từ 10 – 15 ngày trước khi trồng.

– Kích thước bầu đất: 14 – 15 x 24 – 25cm

b. Cây ghép

Ngoài tiêu chuẩn cây thực sinh, cây ghép cần phải đạt:

– Chồi ghép có chiều cao trên 10cm và có ít nhất 1 cặp lá phát triển hoàn chỉnh.

– Chồi được ghép tối thiểu 1 tháng trước khi trồng.

5. Ghép cải tạo và nâng cấp vườn

Dùng chồi của những dòng cà phê cho năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, ghép trên gốc cà phê xấu, đã được ứng dụng và cho kết quả tốt.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Đức Dương