Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Kỹ thuật sinh sản Bào ngư chín lỗ

Thứ 4, ngày 31/01/2018 839

Kỹ thuật nuôi Bào ngư chín lỗ:

Bào ngư chín lỗ Haliotis diversicolor

I. Phạm vi:

– Bãi nuôi có nề​n đáy là các đá phiến xếp tầng, đá tảng lớn tạo nên các hang hốc cho bào ngư ẩn nấp. Nơi có nhiều thực vật biển như rong mơ (Sargassum), rong câu (Gracilaria), rong đông (Hypnea)… phân bố.

– Nước có độ mặn cao, ổn định: 29-32‰; nhiệt độ: 18-30oC; độ pH: 7,5-8,5; hàm lượng ôxy hoà tan≥ 5 mg/l; Các thông số môi trường khác nằm trong giới hạn cho phép đối với vùng nuôi trồng thủy sản theo QCVN 10-MT:2015/BTNMTQuy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển.

– Bãi nuôi có nước lưu thông tốt, độ trong mực nước > 1,5m; độ sâu mực nước nuôi đạt từ 1-3 m so với 0 m hải đồ; lưu tốc dòng chảy từ 1-5 cm/s.

– Bãi nuôi có hoặc đã có bào ngư tự nhiên phân bố; được địa phương giao hoặc cho thuê mặt nước sử dụng;nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương.

– Bãi nuôi không bị ảnh hưởng bởi các chất thải từ các khu chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, vận tải thuỷ. Thuận tiện cho đi lại, trông coi, chăm sóc, quản lý bào ngư nuôi.

II. Nội dung quy trình

1. Chuẩn bị bãi nuôi

– Bãi nuôi thương phẩm bào ngư phải đảm bảo các điều kiện về phạm vi áp dụng.

– Diện tích bãi nuôi từ 3.000 m2 trở lên. Nếu nền đáy bãi nuôi ít gồ ghề, ít hang hốc, có thể xếp thêm đá làm giá thể cho bào ngư bám và ẩn nấp.

– Sử dụng hệ thống dây, phao neo (hoặc các cọc bê tông đổ cố định trên vùng triều) để đánh dấu, xác định vùng nuôi. Có biển báo hiệu vùng nuôi (nếu cần thiết).

2. Chuẩn bị con giống và thả giống

2.1. Tiêu chuẩn con giống:

– Có chất lượng tốt, khoẻ mạnh, hình dạng hoàn chỉnh, không dị hình, lực bám mạnh.

– Không mang mầm bệnh, được kiểm dịch trước khi đưa ra vùng nuôi (theo Thông tư số26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

– Kích thước chiều dài vỏ con giống đạt tối thiểu đạt 8 – 10 mm.

2.2. Vận chuyển con giống:

– Vận chuyển con giống vào lúc chiều mát hoặc buổi tối, tránh vận chuyển lúc thời tiết nắng nóng.

– Phương pháp vận chuyển:

1. Vận chuyển ướt:

+ Vận chuyển gần (dưới 3 giờ): Bào ngư giống được thu dồn và cho bám vào các bản nhựa. Đặt các bản nhựa trong các thùng xốp có nước sấp hết bản nhựa. Phủ một lớp mỏng rong biển tươi lên trên mặt và giữa các bản nhựa. Mỗi bản nhựa (kích thước: 40 cm x 30 cm) cho bám khoảng 200-300 con giống. Sục khí trong suốt quá trình vận chuyển.

+ Vận chuyển xa (từ 3-12 giờ): Bào ngư giống được thu nhốt vào trong các ống nhựa PVC, đường kính ống 70-80 mm, chiều dài ống 100-150 mm, hai đầu ống bịt lưới, trong ống cho một ít rong biển tươi (chiếm 1/3-1/4 ống). Mỗi ống nhốt khoảng 150-200 con giống. Cho các ống nhựa PVC vào các túi nilon có chứa nước (đảm bảo sấp hết các ống nhựa). Mỗi túi nilông (kích thước: 80 x 50 cm) chứa khoảng 10-15 ống PVC (khoảng 2.000 – 2.500 con giống). Bơm đầy không khí vào trong túi, buộc chặt, đặt túi vào trong các thùng xốp cách nhiệt, cho 3-4 viên đá nhỏ (đường kính khoảng 10 cm) xung quanh bên trong thùng xốp. Đậy chặt lắp, duy trì ổn định nhiệt độ trong thùng xốp khi vận chuyển 20-22oC. Sau 6-7 giờ vận chuyển, thay nước trong túi và bơm lại khí một lần.

2. Vận chuyển khô: Vận chuyển xa (từ 12-24 giờ). Bào ngư giống được thu vào trong các lồng nhựa có lắp đậy (kích thước lồng: 50 x 30 cm chứa khoảng 500 con giống). Cho lồng nhựa vào trong thùng xốp, đáy thùng có 1 lớp vải ẩm. Hạ từ từ nhiệt độ trong thùng xốp xuống khoảng 8-10oC (trong 1 giờ). Duy trì nhiệt độ trong thùng xốp trong quá trình vận chuyển bằng túi đá khô lạnh đặt sẵn trong thùng.

2.3. Kỹ thuật thả giống:

– Sau khi vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi nuôi, cần tiến hành làm cho bào ngư thích nghi với môi trường nuôi mới trước khi thả:

+ Với phương pháp vận chuyển bằng thùng xốp có sục khí: Cho thùng xốp xuống mặt biển khu vực nuôi. Múc dần nước biển tại khu vực nuôi vào các thùng xốp để bào ngư thích nghi dần với điều kiện môi trường nuôi mới (trong khoảng 10-15 phút).

+ Với phương pháp vận chuyển bằng túi nilon có bơm khí: Cho toàn bộ túi nilon chứa bào ngư giống xuống khu vực nuôi. Sau 10-15 phút, mở miệng túi nilôn để nước biển dần dần vào trong hoà lẫn với nước vận chuyển bào ngư có sẵn trong túi.

+ Với phương pháp vận chuyển khô: Chuẩn bị sẵn các thùng xốp có chứa nước biển vùng nuôi, hạ nhiệt độ nước trong thùng xuống còn 8-10oC bằng nhiệt độ trong thùng khi vận chuyển. Cho toàn bộ lồng nhựa chứa bào ngư khi vận chuyển vào trong thùng xốp, xục khí mạnh. Nhiệt độ nước trong thùng xốp tăng dần theo nhiệt độ môi trường và bào ngư sẽ dần hồi tỉnh.

– Thời gian thả giống: Quanh năm, tránh thả giống vào thời điểm nắng nóng. Tốt nhất là tháng 3-5 dương lịch hàng năm.

– Thời điểm thả giống: Vào lúc chiều muộn khi thời tiết mát mẻ(16-17 giờ chiều).

– Mật độ thả: 5-10 con/m2.

– Kỹ thuật thả: Khi thủy triều xuống thấp, đưa cả ống nhựa PVC chứa bào ngư giống xuống đáy. Bỏ lưới bịt ở hai đầu ống, ống đặt nằm ngang, đè đá chặt lên thành ống để cố định ống không bị xê dịch. Cũng có thể tách bào ngư rồi cho bám vào các viên đá, khi thả tiến hành đưa các viên đá có bào ngư bám vào trong các hang hốc trên nền đáy. Sau một thời gian, bào ngư sẽ tự bò đi, bám vào các vật bám và phát tán ra xung quanh.

3. Chăm sóc, quản lý

3.1. Chăm sóc:

Thức ăn của bào ngư là hỗn hợp rong biển: rong mơ, rong câu, rong đông…

– Từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau: Đây là mùa phát triển của rong biển nên không cần bổ sung thức ăn, bào ngư sử dụng thức ăn sẵn có tại bãi nuôi.

– Từ tháng 6 đến tháng 11: Đây là mùa rong tàn lụi, bãi nuôi không đủ cung cấp thức ăn cho bào ngư, cần tiến hành bổ sung thức ăn từ rong biển nuôi trồng (rong câu) hoặc rong khô (rong mơ phơi khô). Khi cho ăn rong khô, ngâm rong trong nước biển từ 12-16 tiếng để rong nở ra và mềm hơn. Sau đó rong được rửa sạch, buộc chặt vào đá rồi thả đều xuống vùng nuôi. Cho ăn vào lúc 16-17 giờ chiều tối.

– Khi cho ăn bổ sung thức ăn, định kỳ cho ăn 5-7 ngày/lần. Lượng cho ăn như sau:

Stt Kích thước vỏ bào ngư nuôi (mm) Tỷ lệ (%) thức ăn/trọng

lượng bào ngư nuôi

Lượng cho ăn (kg)/1 lần cho ăn/10.000 cá thể
1 8 – 20 80 – 100 3,0-6,0
2 20 – 30 70 – 80 6,0 – 8,0
3 30 – 40 60 – 70 8,0 – 10,0
4 40 – 50 50 – 60 10,0 – 12,0
5 50 – 60 40 – 50 12,0-14,0
6 > 60 30 – 40 14,0- 16,0

Lượng cho ăn có thể được điều chỉnh theo tình hình thực tế sử dụng thức ăn của bào ngư.

3.2. Quản lý:

– Thường xuyên gia cố, thay thế, sửa chữa hệ thống dây phao neo; hệ thống cọc bê tông và các biển báohiệu vùng nuôi.

– Trông coi bảo vệ, đảm bảo an ninh, an toàn khu vực bãi nuôi bào ngư.

– Định kỳ hàng tháng tiến hành lặn kiểm tra, đánh giá tình hình bào ngư nuôi, tốc độ tăng trưởng cũng như nguồn thức ăn tự nhiên tại bãi nuôi để có hướng bổ sung.

– Phòng bệnh: Cần sử dụng nguồn giống bào ngư sạch bệnh cho nuôi thương phẩm. Con giống phải được kiểm dịch trước khi vận chuyển, thả nuôi. Trong quá trình nuôi, khi cần bổ sung thức ăn, trước khi cho ăn thức ăn cần được rửa sạch, ngâm trong Iodine 2ppm.

4. Thu hoạch bào ngư thương phẩm

– Sau thời gian nuôi 24-30 tháng, bào ngư đạt kích cỡ thương phẩm 40-50 con/kg, tỷ lệ sống 25-30%, tiến hành thu hoạch.

– Thu hoạch bào ngư lúc thủy triều xuống thấp nhất, thời tiết mát. Thu tỉa những cá thể đạt kích cỡ thương phẩm, những cá thể chưa đạt kích cỡ tiến hành nuôi tiếp.

– Cách thức thu hoạch: Lặn bắt bào ngư. Sử dụng móc sắt dài 40-50 cm, một đầu hình chữ L, một đầu nhọn để giật, cậy bào ngư bám dưới đá trong các hang hốc; hoặc lật đá để bắt bào ngư.

– Vận chuyển: Bào ngư thu gom vào rọng, thả dưới nước và vận chuyển theo thuyền. Khi vào bờ, tiến hành úp phần thịt của hai cá thể bào ngư lại với nhau để tránh cơ thể bị mất

Nguồn: Tepbac.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng