Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Ngành nông nghiệp sẽ sử dụng tem để truy xuất nguồn gốc thực phẩm?

Thứ 5, ngày 12/10/2017 628

Không riêng thịt heo vừa được Sở Công thương TPHCM cho phép truy xuất nguồn gốc bằng smartphone và sẽ áp dụng thí điểm bắt đầu từ ngày mai (16/12), Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (viết tắt DAA), thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết cũng sẽ áp dụng công nghệ này trong các sản phẩm nông nghiệp.

Thông tin trên được ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch DAA cho biết tại cuộc họp báo công bố Hội nghị “Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam”. Theo ông Hùng, hội nghị này sẽ diễn ra vào ngày 18/12 tại TPHCM với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng như sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, đại sứ quán và doanh nghiệp trong nước.

“Chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ cho áp dụng mô hình “tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao”, trong đó có việc ứng dụng công nghệ “Sử dụng tem thông minh DAA Stamp truy xuất nguồn gốc và kiểm soát quy trình sản xuất thực phẩm sạch, an toàn”, ông Hùng nói.

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ được trực tiếp học hỏi những kinh nghiệm thành công trong ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết giá trị, doanh nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân…

 Ngành nông nghiệp cần chú trọng áp dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường

Ngành nông nghiệp cần chú trọng áp dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường

Số liệu thống kê từ DAA cho thấy, trong những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta có những bước tiến nhảy vọt. Nhiều công ty từ mô hình sản xuất nhỏ nhưng nhờ áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất tôm giống nên đã vươn lên trở thành doanh nghiệp đạt chuẩn công nghệ cao. Có doanh nghiệp sở hữu 6 cơ sở sản xuất tôm giống được đầu tư theo tiêu chuẩn công nghệ Mỹ, năng lực sản xuất tôm giống 10 – 12 tỷ con giống/năm và 30 ao nuôi tôm thịt diện tích 30 ha. Mỗi năm, cung cấp cho thị trường 6 tỷ con giống và gần 1.000 tấn tôm thịt.

Không chỉ trong chăn nuôi, ngay cả một loại cây trồng ít ai nghĩ đến sẽ mang lại giá trị cao như chuối cũng đã cho… “quả ngọt”. Điển hình là một doanh nghiệp ở Long An, từ mô hình kinh doanh cá thể đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu chuối lớn bậc nhất Việt Nam và là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu chuối sang Nhật nhờ những sáng tạo đổi mới trong cách nghĩ, cách làm…

Thế nhưng, theo báo cáo phát triển Việt Nam có chủ đề “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công bố mới đây cho thấy ngành nông nghiệp của chúng ta chưa thật sự khai thác hết lợi thế, tiềm năng.

Theo báo cáo, khoảng 90% đất nông nghiệp thuộc các hộ nông nghiệp và các trang trại, 6% thuộc các doanh nghiệp, số còn lại thuộc các cơ sở khác. Đa phần các hộ nông nghiệp có quy mô rất nhỏ, diện tích canh tác bình quân mỗi lao động nông nghiệp của Việt Nam chỉ đạt 0,34 ha, chỉ bằng hơn một nửa (0,6-0,8 lần) so với Campuchia, Myanmar hay Philippines.

Báo cáo này cũng cảnh báo xu hướng chung gần đây cho thấy GDP nông nghiệp Việt Nam đang giảm, tốc độ tăng năng suất đang chậm lại, trong khi khoảng cách về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp đang nới rộng.

Từ những số liệu nêu trên, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho rằng đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam không thể “làm theo cách cũ” cần thay đổi để vượt qua những thách thức, đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thăm Trung tâm tảo tươi của một doanh nghiệp và đánh giá cao về những nỗ lực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tôm giống của công ty

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thăm Trung tâm tảo tươi của một doanh nghiệp và đánh giá cao về những nỗ lực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tôm giống của công ty

 

Theo DAA, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo đó cần thúc đẩy ứng dụng các công nghệ tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại cuộc sống khỏe mạnh, an toàn và sung túc hơn cho người dân và cung cấp cho thị trường nguồn lương thực, thực phẩm sạch.

Và thực tế, chưa bao giờ nhu cầu cần phải thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp lại cấp bách như bây giờ. Đòi hỏi người nông dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp phải hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

“Việc làm này không chỉ đơn thuần doanh nghiệp vì lợi nhuận, mà nó còn mang ý nghĩa duy trì nòi giống, tạo ra cuộc sống khỏe mạnh, an toàn cho con người Việt Nam, khi cung cấp cho thị trường một nguồn lương thực, thực phẩm sạch”, ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch DAA nói.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Hải Lý Đức Dương Long Quang Trường Thiên Trường value value