Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Phương pháp chọn tôm giống

Thứ 2, ngày 30/10/2017 693

Tôm giống là yếu tố quyết định thành bại của một vụ nuôi. Chất lượng tôm giống có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và phẩm chất của tôm thương phẩm. Để có một vụ nuôi thắng lợi thì việc chọn được tôm giống tốt là điều người nuôi tôm cần phải lưu ý. Sau đây là phương pháp chọn tôm thẻ chân trắng giống để có một vụ nuôi thành công :

1. Phương pháp đánh giá cảm quan

Tôm giống có kích cỡ đồng đều, số tôm chênh lệch không vượt quá 5%. Chiều dài thân tôm lớn hơn 10mm (12mm đối với tôm sú). Tôm giống nên chọn tôm giai đoạn postlarva 10 – 12 (PL 10 – PL 12) vì giai đoạn này tôm đã phát triển hoàn chỉnh về hình thái, sinh lý và dễ thích nghi với môi trường sống mới.

Cách đơn giản để xác định tuổi tôm post thẻ chân trắng là đếm số gai trên chủy đầu tôm. Số gai trên chủy nhân với 3 là ngày tuổi của post.

  • PL 12 có 4 gai trên chủy phát triển hoàn chỉnh (04 gai x 3 = 12 ngày tuổi)
  • PL 10 có 3 gai trên chủy phát triển hoàn chỉnh và một gai thứ tư vừa mới nhú (chưa phát triển hoàn chỉnh)
  • PL 9 có 3 gai trên chủy phát triển hoàn chỉnh (3 gai x 3 = 9 ngày tuổi)

Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mỏng, có màu tro đen đến đen, đầu thân cân đối, đuôi tôm xòe ra là con giống tốt.

Tôm giống tỏ ra linh hoạt, khỏe mạnh, phân bổ đều trong bể nuôi, hình dáng thon dài, ruột đầy thức ăn (khả năng bắt mồi tốt).

Dùng tay gõ nhẹ vào thành dụng cụ chứa tôm, nếu tôm phản ứng nhanh thì đàn tôm đó khỏe. Tôm bột không khỏe sẽ lờ đờ, không phản ứng và cơ thể cong vẹo khi bơi lội. Hoặc thả tôm giống vào thau, dùng tay khuấy đều, tôm khỏe thường bơi ngược dòng hoặc bám chung quanh thành thau, tôm yếu tụ lại ở giữa.

2. Phương pháp quan sát trên kính hiển vi

Phương pháp này ngoài đánh giá được tôm giống khỏe hay không còn biết được tôm có nhiễm ký sinh hay bị tổn thương hoại tử các bộ phận râu, chân, bụng,…

– Tôm khỏe, các tế bào sắc tố (ở phần bụng) thường xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ có dạng hình sao. Tôm yếu, các tế bào sắc tố thường lan rộng làm thành những vạch nối tiếp nhau phía dưới phần bụng.

-Tôm có các đốt ở bụng càng dài càng tốt và tôm sẽ lớn nhanh. Tôm có đuôi hình dáng chữ V và góc hai râu sát nhau như góc chữ V là tôm khoẻ.

– Không có nấm, vi khuẩn hay nguyên sinh động vật bám ở chân, bụng, đuôi, vỏ và mang tôm. Các nhóm này sẽ làm cản trở sự hô hấp và lột xác của tôm.

3. Phương pháp gây sốc

Phương pháp này đánh giá khả năng chịu đựng và tình trạng sức khỏe của tôm giống.

Gây sốc độ mặn

Lấy mẫu khoảng 100-200 con tôm post, nếu nước trong bể ương tôm có độ mặn trên 20‰, thì pha nước mặn và nước ngọt với tỉ lệ 1:1, nếu độ mặn nước bể ương thấp hơn 20‰ có thể cho tôm vào thẳng trong môi trường nước ngọt. Sau 2 giờ, nếu tỷ lệ tôm chết dưới 5% là đàn tôm tốt.

Gây sốc formol

Lấy khoảng 10 lít nước trong bể ương tôm, pha dung dịch Formol nồng độ 200 ppm (2cc/10 lít nước), cho vào khoảng 100 tôm post. Sau 2 giờ, nếu tôm chết không quá 5% thì đàn tôm đạt yêu cầu.

4. Phương pháp PCR

Phương pháp này đánh giá được đàn tôm có nhiễm hay không nhiễm một số bệnh virus như đầu vàng (YHV), đốm trắng (WSSV), (MBV)…

Được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm bệnh thủy sản. Trước khi chọn mua con giống, người nuôi cần lấy mẫu gởi xét nghiệm.

Một số lưu ý:

  • Nên mua tôm giống tại cơ sở có có giấy phép hành nghề cung cấp tôm giống (tôm giống đã qua sự kiểm dịch và đồng ý cho phân phối của cơ quan chuyên môn).
  • Nên chọn đàn tôm giống từ một mẹ, tránh tình trạng nhiều tôm mẹ đẻ chung một bể, chất lượng ấu trùng sẽ không đồng đều.

Tổng hợp lại tiêu chuẩn chọn tôm giống trong bảng sau :

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương Tuấn Dũng