Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Phương pháp trồng dưa leo thủy canh

Thứ 6, ngày 06/10/2017 2388

Khi thực phẩm bẩn là một trong những mối lo ngại của người dân hiện nay thì mọi người có xu hướng tìm đến rau an toàn.

Thủy canh là phương pháp trồng rau an toàn không còn xa lạ với nhiều ưu điểm: không cần đất, không cần tưới, trồng được nhiều vụ, sản phẩm sạch…Sau đây Fman xin giới thiệu phương pháp trồng thủy canh không hồi lưu cây dưa leo:

Cây dưa leo trồng theo phương pháp thủy canh

1.Chuẩn bị vật liệu

  • Hộc thủy canh

Hộc thủy canh dưa leo có thể làm bằng gạch, hộp xốp đựng trái cây hoặc những vật liệu tương tự. Hộc có bề dày từ 5 – 6 cm để giữ cho nhiệt độ dung dịch được thấp.

  • Nắp hộc

Nắp hộc (nắp đậy) là nơi đặt giá thể trồng cây, nắp hộc được đục lỗ tròn tương ứng với kích thước của rọ nhựa. Vật liệu sử dụng nhẹ như tấm xốp, hoặc nhựa tổng hợp,…

  • Túi để cây (rọ nhựa)

Giá thể được sử dụng là vỏ trấu hoặc vermiculite. Rọ nhựa có đục lỗ cho rễ mọc ra và để chìm trong dung dịch dinh dưỡng chừng 1 – 3 mm để giữ ẩm cho giá thể, tạo điều kiện cho cây hô hấp.

  • Lưới bao quanh hệ thống thủy canh

    Cây trồng thủy canh được bố trí trong nhà lưới đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như mưa gió, sâu bọ, côn trùng gây hại,…

  • Thiết bị tự động điều khiển mực nước

    Thiết bị phao nổi: Dung dịch dinh dưỡng được chứa trong hộc hoặc thùng xốp (50 x 35 x 35cm). Dung dịch dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ bên trong thùng xốp, rễ cây được hoàn toàn chìm trong đó. Phao nổi được đặc cách mặt thùng từ 3-4 cm, để khi dung dịch đã giảm đi vài centimet, nước sẽ được cung cấp tự động từ nguồn nước để khôi phục lại mực nước ban đầu.

Thiết bị phao nổi là một giải pháp để khắc phục nhược điểm của hệ thống thủy canh không hồi lưu.

  • Môi trường thủy canh

  • Hạt giống

Dưa leo chỉ cần 2 tuần để nẩy mầm từ hạt. Kể từ khi cấy đến khi tạo quả là 30 ngày. Thời gian thu hoạch là 90 ngày sau đó.

Khi gieo, tốt nhất nên để hạt nằm sâu trong giá thể nhưng không nên quá sâu làm cản trở sự nẩy mầm của hạt. Trước khi gieo, hạt nên được bao quanh bởi mẩu giấy hoặc bông thấm nước, nó sẽ giúp nhiệt độ quanh hạt được ổn định. Nhiệt độ tốt nhất để hạt nẩy mầm là 24ºC (29ºC hạt sẽ chết).

2. Cách tiến hành:

  • Chuẩn bị mặt bằng, giá đỡ

Có thể đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà…hoặc làm giá bằng tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp. Tuy nhiên khi chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.

  • Chuẩn bị hộc trồng

Hộc trồng hoặc hộp xốp phải có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch (nhằm tránh ánh sáng khuếch tán tác động lên bộ rễ).

Hộc trồng được sơn đen

  • Khoan lỗ nắp đậy

Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lỗ trên nắp hộp khoảng cách các lỗ khoảng 5-10cm

Đục lỗ trên nắp đậy

2.4 Chuẩn bị rọ gieo hạt

Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lỗ đã đục trên nắp hộp.

Rọ nhựa và gieo hạt

2.5 Pha dung dịch dinh dưỡng

Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp,thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm

Pha dung dịch dinh dưỡng

2.6 Gieo hạt

Gieo 2-3 hạt vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm hoặc cấy cây con vào

Gieo hạt

Cấy cây con

2.7 Kết thúc

Đặt nắp hộp có sẵn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.

Kiểm tra mực nước

Chú ý: lắp thêm ống thông hơi để đảm bảo thông thoáng cho hệ rễ của cây, theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ

Theo dõi và chăm sóc

  • Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.
  • Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể bổ sung dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán.
  • Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn thương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

  • Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm nom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm.
  • Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta phải thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng; cần bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch, cần bổ sung thêm lượng dinh dưỡng bằng 30% lượng dinh dưỡng dung dịch mẹ cho ban đầu sau mỗi lần thu hoạch
  • Theo dõi hàng ngày nếu có sâu thì bắt bằng phương pháp cơ học; bổ sung và thay thế những cây xấu, kém, những cây chết, chuyển đổi vị trí cho rau đủ ánh sáng và dinh dưỡng; cắt bỏ lá gốc, lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp sau mỗi lần thu hoạch, mùa hè cần che nắng bằng lưới đen từ 10 giờ đến 16 giờ

Nguồn: tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương