Close

Đăng ký

Close

Thông tin Đăng nhập

Giới tính:

Thông tin chuyên môn

Bạn là:
Lĩnh vực:

Sâu bệnh hại cây Điều

Thứ 3, ngày 06/02/2018 1314

1. Sâu đục thân

Có 2 loại phá ở thân và loại đục càng:

a. Sâu đục thân gốc: Trưởng thành là xén tóc màu nâu đỏ. Ðầu, ngực màu đậm hơn, dài khoảng 5 – 6 cm, con cái đẻ trứng vào các vết nứt trên thân gần gốc. Sâu non nở ra có màu trắng vàng nhạt đục vào bên trong thân cây theo nhiều đường ngoằn ngoèo và ăn vào tận trung tâm làm tắc nghẽn các mạch dẫn nhựa nuôi các cành bên trên nên dần dần cây bị suy và chết, lỗ đục do ấu trùng của sâu đục thân có nhiều phân và chất thải giống mạt cưa cùng nhựa cây tiết ra. Giai đoạn sâu non dài khoảng 7 – 8 tháng, lúc lớn nhất có thể dài 6 – 7 cm. Nhộng thường ở phần vỏ gần mặt đất trong các vỏ cứng màu trắng hình bầu dục dài.

Phòng trừ sâu bệnh hại để có được chất lượng điều tốt nhất

b. Sâu đục thân cành: Xén tóc màu đen, có lốm đốm bông ở mặt lưng, kích thước khoảng 3 – 3,5 cm, con cái đẻ trứng ở vỏ cây, thường ở các nơi phân cành. Sâu non nở ra đục vào cành làm tắc mạch dẫn nên dần dần bị khô, sâu thường tiết tơ kết dính phân và miếng vụn của cây tạo những dây dài.

Phòng trừ: sâu đục thân và đục cành có vòng đời dài sống quanh năm. Do sâu đục bên trong thân, cành hoặc rễ cây nên rất khó trị, vì vậy cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi sâu mới đục ở phần vỏ, phòng trừ bằng các cách:
– Bóc chỗ vỏ có dấu sâu đục hoặc vạt nơi sâu đục thân để bắt sâu non, nhộng và trứng, cưa bỏ và tiêu huỷ các cành bị đục.
– Sử dụng hóa chất: dùng bình bơm hoặc xi lanh bơm dung dịch thuốc trừ sâu như: Sago-super 20EC, Dragon 585EC, Diaphos 50ND. . . Hoặc đặt các miếng gòn có tẩm các loại thuốc trên vào nơi có sâu đục, bịt kín lỗ đục lại bằng đất sét.
– Quét vôi hoặc trộn Sago-super 3G hay Diaphos 10H với bùn loãng (gồm đất sét + phân trâu bò) theo tỉ lệ 1:4 quét lên thân cây từ 1m trở xuống vào đầu mùa khô (tháng 12 dl) để ngăn chận sự đẽ trứng và ấu trùng xâm nhập.

2. Côn trùng chích hút

Quan trọng nhất là bọ xít muỗi và bọ trĩ, ngoài ra còn có rầy mềm (Aphid).

a. Bọ xít muỗi: Con trưởng thành và con non có dạng gần giống nhau. Bọ xít có màu nâu đỏ, ngực đen. Trưởng thành dài 6 – 8 mm. Xuất hiện quanh năm nhưng mậtsố tăng cao và gây hại nặng vào cuối mùa mưa đến sau thu hoạch, cao điểm vào tháng 12 – 1 dl
Con cái đẻ trứng vào chồi non. Thời gian sâu non ngắn khoảng 10 ngày, cả con non và con trưởng thành chích hút trên lá non, chồi non, cành hoa, trái và quả non. Nơi bị chích hút có tiết nhựa màu trắng trong, lá non bị chích khô trắng lại, khó rụng, có khi khô cả chùm hoa, trái non rụng nhiều. Vết chích bị nấm phụ snh tấn công nên có màu đen, rất dễ lầm với bệnh thán thư
Bọ xít muỗi thường xuất hiện nhiều vào sáng sớm và chiều mát, nó có thể sống trên nhiều loại cây như: ổi, xoài, tiêu. Nhưng cũng có nhiều thiên địch có thể diệt bọ xít.

b. Bọ trĩ (Thrip): Con trưởng thành rất nhỏ, dài khoảng 1mm, màu vàng nâu, cánh có lông tơ. Con cái có thể đẽ từ 30 – 50 trứng rất nhỏ ở mặt dưới lá dọc theo gân chính của lá non. Trứng nở sau 4 – 6 ngày. Bọ trĩ non màu vàng nhạt, rất khó thấy bằng mắt thường (chỉ dài 0,2mm), lột xác 2 – 3 lần kéo dài 12 – 18 ngày. Do vậy có rất nhiều thế hệ liên tiếp nhau gây hại nặng cho điều vào đầu mùa khô. Cao điểm vào tháng 12 – 2 dl lúc trời nắng nóng.
Cả bọ trĩ trưởng thành và con non đều gây hại bằng cách cứa rách lớp biểu bì ở các bộ phận non và liếm hút nhựa chảy ra, dẫn đến lá đọt kém phát triển và có màu trắng bạc, hoa và trái non bị khô và rụng, vỏ hạt bị hiện tượng da cám, vỏ trái giả bị chai sần, nứt chảy nước và thối.

c. Rầy mềm (Aphid): Con non có dạng tròn lớn hơn hạt mè, màu hồng có một lớp phấn trắng. Rầy bám thành từng mảng dày trên chồi lá, chồi hoa, hoặc chích hút nhựa ở trái non, sau đó chất thải của rầy bị nấm ký sinh làm đen trái non và rụng.

Phòng trừ: Côn trùng chích hút phá hoại nhiều vào giai đoạn điều ra đọt non và ra bông-kết trái. Vì vậy từ tháng 11 dl phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu,
– Vệ sinh dọn dẹp cỏ dại, cắt tỉa cành thông thoáng sau thu hoạch và trong mùa mưa là biện pháp tích cực nhằm chủ động hạn chế mật độ nhóm côn trùng chích hút khi điều ra bông-kết trái.
– Sâu nhiều có thể diệt bằng các loại thuốc như: Secsaigon 10EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC…
Chú ý nên xịt lúc sáng sớm và chiều mát và không nên dùng các loại thuốc nhủ dầu với nồng độ cao có thể làm hại bông.

3. Sâu hại lá

Có 3 loại:

a. Sâu đục lòn lá: sâu rất nhỏ đục vào biểu bì lá non, tạo thành những vết phồng màu trắng.

b. Sâu róm đỏ: lúc nhỏ sống thành từng đàn trên một vài lá. Khi lớn phát tán ra. Nhiều lúc ăn trụi lá cả cây. Sâu hóa nhộng trong những kén tơ vàng ánh. Sâu có thể gây dịch lớn. Sâu xuất hiện vào đầu mùa khô.

c. Sâu kết lá: sâu non màu nâu đen, sâu nhả tơ kết lá thành tổ. Sâu xuất hiện nhiều vào đầu mùa khô.

d. Sâu kèn: Có nhiều loại. Sâu thường nhả tơ kết dính thành tổ có dạng khác nhau tùy loại sâu sống bên trong, di chuyển cả tổ đi ăn phá lá. Sâu xuất hiện nhiều vào giữa mùa mưa (tháng 7,8) và đầu mùa khô. Sâu có thể gây dịch.

e. Câu cấu: Là những con cánh cứng, có nhiều loại với kích thước 5 – 6 mm đến 15 – 18 mm, có thể có màu xanh lá mạ ánh vàng, màu nâu đen. Sâu thường buông mình rơi xuống khi bị động. Sâu có thể phá hoại nhiều cây khác nhau như tràm bông vàng, ổi, xoài…

f. Nhện đỏ, rệp sáp, bọ hung, sâu đo, mối đôi lúc cũng gây hại cục bộ .

Phòng trừ: 
Có thể dùng những loại thuốc đã nêu trên như: Secsaigon 10EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để phòng trị

4. Bọ vòi voi đục chồi (đục nõn)

Có kích thước nhỏ 7-8 mm, màu đen, phần miệng kéo dài như vòi voi. Trưởng thành đẻ trứng vào các chồi non, sâu chích hút chồi làm cây không phát triển được, sâu phá nhiều vào giai đoạn ra đọt non.
Nên cắt bỏ, gom đốt các chồi hư. Khi mật độ nhiều có thể dùng các loại thuốc như Secsaigon 25EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để trị.

5.Bệnh hại điều

Có thể gặp các bệnh quan trọng như bệnh thán thư (khô đen bông, đen rụng trái non), bệnh nấm hồng (chết khô cành) và một số bệnh ít quan trọng như nấm bồ hóng, rong bám lá, thối cổ rễ cây con, đốm lá,

a. Bệnh thán thư:
Do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra. Là bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng điều và thường gây hại nặng trên cây điều trong điều kiện ẩm độ cao và mưa nhiều hay lúc cây điều đang trổ hoa gặp sương mù dày đặc kèm theo nhiệt độ thấp từ 24-32ºC.

Bệnh thán thư ở cây điều

Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ có màu nâu đỏ, sau đó xảy ra hiện tượng tiết gom (chảy nhựa). Vết bệnh trên chồi non phát triển theo chiều dọc và lan dần vòng tròn hết cả chồi. Lá non bị bệnh trở nên khô đen, vỡ nát. Hoa bị khô đen, cụp xuống và rụng. Hạt bị bệnh thường bị thối đen, nhăn lại.
Phòng trị: Sau khi thu hoạch phải tiến hành tỉa bỏ những cành vô hiệu, cành sâu bệnh giúp cây thông thoáng, ánh sáng chiếu xuyên vào tán cây. Phun phòng trị bằng các loại thuốc:
+ Dipomate 80WP: 25 – 30 gam/8 lít nước
+ Carbenzim 500 FL: 15 – 20ml/8 lít nước
+ Thio-M 500 SC: 15 – 20 ml/8 lít nước
Có thể hỗn hợp với thuốc trừ sâu để phun ngừa luôn bọt xít muỗi và bọ trĩ. Nên phun vào các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: khi vừa ra lá non (phun từ 1-2 lần)
+ Giai đoạn 2: Khi vừa nhú hoa
+ Giai đoạn 3: Khi vừa đậu trái đến khi trái to bằng hạt đậu phộng.
Cần chú ý theo dõi thường xuyên, kiểm tra chính xác tác nhân gây hại trên hoa điều, để phân biệt là: Bọ xít muỗi, bọ trĩ hay bệnh thán thư để sử dụng đúng thuốc, đúng thời điểm gây hại, cũng như đúng liều lượng và cách phun thuốc phù hợp.

b. Bệnh nấm hồng: 
Tác nhân gây bệnh giống như bệnh nấm hồng cây cao su. Bệnh xuất hiện vào giữa mùa mưa (tháng 6 – 9), cây nhiễu bệnh từ đọt cành xuống, có các đốm trắng trên vỏ cành, sau chuyển thành hồng gây chết khô cành.

Phòng trị:
– Cắt, gom đốt bỏ cành bệnh.
– Dùng Bordeaux bôi vết cắt, phun hay Vanicide 5L với nồng độ 15 ml/8 lít.
– Nơi thường bị bệnh, ngừa bằng thuốc trừ bênh Vanicide 5SL hoặc Saizole 5SC vào tháng 5 – 7 dl.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Các chuyên gia về lĩnh vực này:

Trần Anh Ân Tấn Phát Đức Dương