Dinh dưỡng từ cá Chim

Ít ai biết được rằng cá Chim là một trong những loài cá có giá trị dinh dưỡng cao và là món đặc sản của nhiều vùng miền.

  • Giá trị dinh dưỡng

Cá chim có thịt ngon và bổ, được nhân dân ta coi là đặc sản hàng đầu trong các loài cá biển. Ở nước ta có nhiều loại cá chim như: Cá chim trắng, cá chim đen, cá chim gai, cá chim Ấn Độ… nhưng gặp phổ biến và có giá trị hơn cả là cá chim trắng và đen.

Thịt cá chim, dù là cá chim trắng, chim đen hay chim trắng nước ngọt đều là loại thực phẩm ngon và nhiều chất dinh dưỡng, giàu omega – 3, nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Cá chim thường được bán trên thị trường dưới các dạng đông lạnh nguyên con, phi lê đông lạnh tươi, cắt khúc đông lạnh tươi.

Cá Chim biển

Thịt cá chim trắng ngon và giàu chất bổ dưỡng. Trong 100g thực phẩm ăn được có 75,2g nước, 19,4g protein, 5,4g lipit, 1,1g tro, 15mg canxi, 185mg photpho, 0,6mg sắt, 145mg natri, 263mg kali, 27mg vitamin A, 2mg vitamin PP, 1mg vitamin C, các vitamin B1, B2… cung cấp được 126kcal.

Trong 100g thịt cá chim đen có 76,3g nước, 19,8g protein, 2,5g lipit, 1,3g tro, 43mg canxi, 204mg photpho, 0,6mg sắt, 94mg natri, 196mg kali, 97mg vitamin A, 3,8mg vitamin PP, các vitamin B1, B2… cung cấp được 102kcal.

Ngoài các loại cá chim biển, hiện nay ở nước ta còn có loại cá chim nước ngọt. Cá chim nước ngọt có tên khoa học là Colossoma brachypomum, có nguồn gốc tại vùng Amazon, Nam Mỹ, được nhập vào nước ta từ năm 1998.

Cá Chim Colossoma brachypomum

Cá này cho thịt ăn ngon, lại lớn nhanh gấp 3 – 4 lần các loài cá khác, hiện đang được nuôi ở nhiều địa phương. Cá chim trắng nước ngọt có màu xám bạc hoặc màu ánh bạc hơi xanh, hàm trên và hàm dưới của cá đều có răng khá sắc có tác dụng cắn xé thức ăn (cá nhỏ, tôm, tép…).

  • Các món ngon từ cá Chim

Cá Chim chiên sốt tỏi ớt

Cá Chim sốt cà chua

Cá Chim trắng chiên muối ớt

Cá Chim trắng hấp tưới dầu hào

Nằm trong top những loài có giá trị dinh dưỡng cao, cá Chim là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Chất béo của cá rất đặc biệt, chúng chứa các chất béo chưa bão hòa – là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu; và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt…

Tuy nhiên không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này mà cần phải có chế độ sử dụng phù hợp trong bữa ăn hàng ngày.

Tổng hợp từ Farm tech Viet Nam

Tiềm năng lớn từ cá chim vây vàng.

Cá chim vây vàng là đối tượng nuôi chủ lực tại các vùng nước ven bờ và trong các ao nước lợ, mặn. Việc phát triển để nuôi loài cá này ở vùng ven biển sẽ khai thác được nhiều tiềm năng diện tích mặt nước, mở rộng đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, đa dạng đối tượng cá biển phục vụ xuất khẩu.

Một vài đặc điểm sơ lược về cá chim vây vàng. 

Cá chim vây vàng tên khoa học: Trachinotus blochii, là loài cá nổi, ưa hoạt động, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt. Đây là loài cá nuôi quan trọng ở vùng biển miền Nam Trung Quốc và Đài Loan, Philippines, Malaysia. Cá có tập tính ăn tạp, dễ nuôi, có thể phát triển với quy mô công nghiệp với các hình thức nuôi lồng, trong ao đất, trong các thủy vực nước lợ và nước mặn. Cá có thân hình dẹp, màu ánh bạc, vây vàng. Là đối tượng có tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 8 – 10 tháng nuôi cá đạt kích thước thương phẩm 600 – 800 g/con, đem lại giá trị kinh tế cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Nguồn giống phong phú, chất lượng.

Giống cá chim vây vàng có giá nhập khẩu rất cao (4.000 – 5.000 đồng/con). Việc vận chuyển giống xa làm cho chất lượng con giống yếu, hao hụt nhiều. Khắc phục tình trạng đó, trong những năm gần đây có nhiều đơn vị như trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I… đã nghiên cứu để sản xuất giống loài cá này nhằm chủ động và hạ giá thành sản xuất. Hiện nay, nguồn giống trong nước đáp ứng khoảng 55% nhu cầu nuôi thương phẩm, còn lại phải nhập từ Đài Loan, Trung Quốc. Tuy việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm đối tượng này tại Việt Nam hình thành sau một số nước nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh. Giống cá chim vây vàng được sản xuất trong nước có giá khoảng 2/3 cá giống nhập khẩu, và còn có xu hướng rẻ hơn nữa trong tương lai. Hơn nữa, chất lượng giống tốt, khỏe mạnh, thích nghi tốt với môi trường nuôi, tỷ lệ sống cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm trên cả nước nhiều đơn vị đã, đang tích cực tiếp nhận công nghệ sản suất giống loài cá này.

Tiêu thụ tốt. 

Cá chim vây vàng là đối tượng có giá trị kinh tế cao, giá 6 – 7 USD/kg, khả năng tiêu thụ rất tốt cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Loài cá này nuôi ít rủi ro, lợi nhuận lại cao (40.000 – 80.000 đồng/kg). Ưu điểm là có thể nuôi trong các ao nuôi tôm bỏ hoang do dịch bệnh, đặc biệt có khả năng nuôi ghép trong các ao nuôi tôm có tác dụng ngăn ngừa dịch bệnh cho tôm nuôi. Trước những ưu việt nói trên, có thể nói cá chim vây vàng là một giải pháp rất hiệu quả để thay thế trong khi dịch bệnh trên tôm hoành hành. Đây chính là cơ sở mà các vùng nuôi từ Bắc Trung bộ (Nghệ An) đến các tỉnh Nam bộ (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng) đang áp dụng nuôi loài cá này.

Hiện loài cá chim vây vàng được nhiều người dân nuôi cá lồng biển đưa vào sản xuất thương phẩm cùng hai đối tượng chính là cá song và cá giò. Ngoài ra, cá cũng được đưa vào nuôi thương phẩm nhiều trong ao đất. Thức ăn dùng để nuôi cá chim vây vàng là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, có hàm lượng protein 40 – 45%, hàm lượng lipid 12 – 15 %, hệ số chuyển hóa thức ăn nhỏ hơn 2. Có thể sử dụng cá tạp, hệ số chuyển hóa thức ăn 4 – 5. Theo đánh giá của nhiều người nuôi, so với nuôi tôm thẻ chân trắng thì nuôi cá chim vây vàng có mức lãi thấp hơn, nhưng vẫn đảm bảo mức lợi nhuận lý tưởng hơn nuôi các loài cá biển khác. Đặc biệt, mô hình này chịu ít rủi ro bởi hiếm khi xảy ra dịch bệnh.

Trong tương lai, cá chim vây vàng có thể là đối tượng nuôi chính tại một số địa phương có tiềm năng phát triển nuôi cá lồng biển và là đối tượng nuôi thay thế tôm ở một số vùng dịch.

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam

 

Phóng sinh cá Chim, tốt hay xấu?

Nhiều người cho rằng phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng, tù túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống.

Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật”.

“Cá chim trắng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và không ăn thịt các loài khác, chủ yếu ăn vật tĩnh chứ không động. Chúng là loài rất khó sinh sản và không chịu được rét”, ông Hoàng Tiến Minh, Chi cục trưởng thủy sản Hà Nội khẳng định và cho biết chưa có văn bản nào quy định tự ý thả cá chim trắng ra ngoài tự nhiên là trái pháp luật.

Phóng thích cá Chim

Tuy nhiên, việc phóng sinh hàng tấn cá trong đó có cá chim trắng Colossoma brachypomum, một loài cá ăn thịt đáng sợ trong họ cá hổ Characidae du nhập từ Nam Mỹ được nuôi ở các ao hồ Việt Nam thì quả thực quá sức tưởng tượng.

Rất nhiều cá thể của loài này đã vượt khỏi tầm kiểm soát của con người thoát ra vùng lòng hồ. Chúng tấn công ăn thịt rất nhiều các loài cá bản địa, chúng là nỗi khiếp sợ của các loài lưỡng cư, bò sát và ngay cả một số loài thú nhỏ. Những con cá chim trắng trên 1 kg trở lên thường hay tấn công đàn vịt con nuôi, chăn thả trong ao.

Theo thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, ngày 26-9-2013 quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại thì loài cá này thuộc Nhóm 1: Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư này ghi tên cá là Paractus brachypomus, có tên đồng danh là Colossoma brachypomum hoặc Colossoma bidens.

Cá chim trắng Colossoma brachypomum.

Nguồn: Internet

Vậy cá chim trắng Colossoma brachypomum là gì, đến từ đâu mà lại khiến người dân hoang mang như vậy?

Một loài cá được du nhập về từ Nam Mỹ tập tính của chúng là loài săn mồi theo đàn, ăn tạp và rất hung dữ. Nếu chúng bị thoát ra ngoài tự nhiên sẽ là một nguy cơ lớn đối với các sinh vật bản địa như cướp mất phần thức ăn, tấn công các loài cá nhỏ và nguy cơ tiềm ẩn nhất là gây các loài bệnh cho loài bản địa, giết chết hàng loạt các loài cá sống ở các khu vực loài này sinh sống vì không có kháng thể.

Tuy nhiên, loài cá nằm trong danh mục “Giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh”, theo Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 2/5/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

Việc nuôi loài cá này cần được quản lý chặt chẽ và nuôi trong những khu vực có thể kiểm soát được, tránh để chúng có thể thoát ra ngoài. Đặc biệt là những khu vực đất ngập nước thấp, vùng có lũ lụt thường xảy ra hay các khu vực bảo tồn nghiêm ngặt các loài bản địa, đặc hữu, các vùng nhạy cảm về sinh thái.

Thiết nghĩ nếu như thật sự cần thiết phóng sinh thì người dân nên có các biện pháp quản lý một cách chặt chẽ và hợp lý, kiểm soát phạm vi nghiêm ngặt, đề phòng các vấn đề xảy ra không như mong muốn, ảnh hưởng đến môi trường cũng như các loài sinh vật xung quanh.

Tổng hợp từ Farm tech Viet Nam

Vài nét về cá chim trắng nước ngọt

Một số đặc điểm sinh học của cá Chim trắng nước ngọt

  • Môi trường sống

Cá Chim trắng sống và phát triển tốt ở tất cả các vùng nước trong tỉnh Bắc Ninh. Độ pH của nước từ 5-8, hàm lượng oxy trong nước thấp đến 2 mg/l cá vẫn sống tốt. Có thể nuôi loại cá này ở các vực có pha nước thải sinh hoạt ven thị trấn, thị xã.

  • Đặc điểm sinh sản

Cá Chim trắng có tốc độ lớn khá nhanh. Thời kỳ từ cá mới nở (cá bột) ương lên cá hương sau 30 ngày ở mật độ 100con/m2 cá đạt chiều dài 3 – 3,5 cm, trọng lượng cá thể trung bình 0,8 gam/con. Năng suất cá hương đạt 500 kg/ha/30 ngày. Tỷ lệ sống từ cá bột lên cá hương đạt 52%. Thời kỳ từ cá hương (3 -4 cm) ương thành cá giống, mật độ ương 15 con/m2, sau 45 ngày cá đạt trọng lượng cá thể trung bình 25 gam/con.

Năng suất ương giống đạt 3 tấn/ha/45 ngày. Tỷ lệ sống từ cá hương lên cá giống đạt 80%. Đối với cá thịt, nếu nuôi ghép 5 – 7% cá Chim trắng trong các ao nuôi chung với các loài cá khác, tỷ lệ sống của cá Chim trắng là 100%, với tốc độ lớn là 1,2 – 1,5 kg sau 6 tháng nuôi. Nếu nuôi riêng cá Chim trắng với mật độ 2 con/m2, cỡ giống thả 4 cm, cho ăn thức ăn công nghiệp, tỷ lệ sống đạt 70%, trọng lượng bình quân khi thu hoạch là 0,8 kg/con. Năng suất cá thịt đạt 11 tấn/ha/10 tháng. Cá nuôi 2 năm đạt 3- 4 kg, cá 3 tuổi có con nặng 5 kg.

Đàn cá Chim trắng

Có thể cho cá Chim trắng sinh sản bằng phương pháp nhân tạo như cá Mè, Trôi, Trắm. Cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ phải đủ 3 tuổi, mật độ nuôi vỗ thưa 10 – 15 m2/con. Cho cá ăn với khẩu phần 5 – 7% trọng lượng cá trong suốt thời gian nuôi vỗ. Kích thước nước trước khi cho cá đẻ 4 tuần, mỗi tuần 2 lần bơm nước mới. Dùng các kích dục tố HCG, LRH- A, PG tiêm đều có tác dụng thúc đẩy phát triển và gây rụng trứng.

Tuy nhiên, việc phân biệt cá đực, cá cái, việc chọn lựa cá bố mẹ để cho đẻ theo cảm quan khó hơn nhiều loài cá khác. Tỷ lệ phát dục, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nở trứng và năng suất cá bột thấp hơn cá Mè, Trôi, Trắm.

  • Tập tính

Cá Chim trắng ăn tạp và phàm ăn. Chúng có bộ răng cửa rất cứng và sắc nên nhiều người lầm đó là loài cá dữ, nhưng thực chất lại hiền lành, chậm chạp. Một số người nuôi đã để lẫn chúng sang ao cá Mè, Trôi, Trắm nhưng không thấy chúng ăn cá con.

Hàm răng sắc nhọn của cá Chim trắng

Cá Chim trắng ăn các loài phù du sinh vật, các loại hạt ngũ cốc, các loại rau củ quả, chúng ăn cả lá bí, lá mướp, xác động vật chết, các loại phế phẩm của lò mổ… Khi nuôi công nghiệp với mật độ cao chúng ăn thức ăn chế biến là chính.

Trong các ao nuôi ghép có hiện tượng cá Chim trắng thiếu ăn nên gặm vây đuôi cá Mè, Trôi, Trắm, nhưng nếu nuôi ghép cá Chim trắng với cá Rô phi đơn tính thì không có tình trạng này. Mức tiêu tốn thức ăn khi nuôi bằng thức ăn viên là 1,8 – 2kg thức ăn/1 kg cá thịt, tương đương với mức tiêu tốn thức ăn của cá Rô phi.

  • Khả năng sinh tồn

Cá Chim trắng kém chịu lạnh. Chúng sống và sinh trưởng tốt khi nhiệt độ nước 25 – 320C nhưng lại ngừng ăn khi nhiệt độ nước xuống dưới 150C và chết nhiều khi nhiệt độ nước thấp dưới 100C.

Cá Chim trắng ít bệnh tật vào mùa hè, nhưng vào mùa đông chúng thường nhiễm các loại nấm, trùng quả dưa trùng bánh xe, sán lá… với cường độ và tỷ lệ cảm nhiễm cao, gây chết cá giống hàng loạt. Vì vậy, muốn giữ cá qua đông phải chống lạnh kết hợp với phòng bệnh cho cá.

Cá Chim trắng dễ bị đánh bắt do hiền lành, chậm chạp. Ngay mẻ lưới đầu tiên có thể thu 90% số cá trong ao. Có lẽ do đặc điểm này nên trong các ao nuôi ghép chúng không gây áp lực cạnh tranh cho các loài cá khác.

Thịt cá Chim trắng nước ngọt ở mức bình thường. Do có nhiều xương răm, lườn bụng mỏng, nhiều mỡ, cỡ cá dưới 1 kg thịt không săn chắc nên không được ưa chuộng. Ngoài thị trường, giá cá thịt Chim trắng thấp hơn cá Rô phi, cá Chép, cá Trắm cỏ nhưng cao hơn cá Mè, cá Trôi.

Món cá nướng hấp dẫn từ cá Chim trắng

Như vậy có thế nói cá Chim trắng là đối tượng nuôi phổ biến trong các vùng nước tỉnh ta. Nó được sử dụng như các loại cá giống khác để làm phong phú thêm thành phần đàn cá nuôi hiện có. Với tất cả ưu và nhược điểm của chúng, chắc chắn người dân sẽ có các biện pháp nuôi cá Chim trắng hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tổng hợp bởi Farm tech Viet Nam

Nho và các sản phẩm từ nho Ninh Thuận

Ninh Thuận – xứ sở của nho

Nhắc đến Ninh Thuận, người ta nhớ ngay đến những quả nho chín mọng trên cây đầy hấp dẫn.

Ninh Thuận là một tỉnh ở cực Nam Trung Bộ, vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh và không có mùa đông. Có thể nói khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho cây nho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Ninh Thuận có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11- 4, có độ ẩm cao (đây là mùa thích hợp trồng nho vụ chính) và mùa mưa từ tháng 5 – 10. Cây nho được du nhập vào Ninh Thuận từ những năm 1960 và được sản xuất thành hàng hóa vào những năm 1980. Nơi đây đã hình thành một vùng nho điển hình và tập trung lớn nhất cả nước.

Nho Ninh Thuận nổi tiếng với vị ngọt thanh khiết và giá cả hợp với xu hướng người tiêu dùng. Nho Ninh Thuận được nhiều người ưa chuộng như vậy là nhờ có các tính chất, chất lượng đặc thù, khác biệt so với các loại nho khác. Đặc trưng của nho Ninh thuận là vỏ dày, vị rôn rốt (hơi chua) và có hạt. (Nếu ăn nho không có hạt, vỏ bóng, mọng, ngọt “sắt” có thể đó là nho Trung Quốc).
Nho Ninh Thuận có rất nhiều loại khác nhau, trong đó có hai giống nho ăn tươi chính là nho đỏ và nho xanh.

  • Nho đỏ Ninh thuận có dạng hình cầu, vỏ quả bóng, rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt hài hoà với vị chua nhẹ. Trọng lượng quả từ 4,57 – 5,92g/quả, dài từ 18,23 – 21,21mm, rộng từ 17,27 – 19,44mm, trọng lượng chùm từ 166,84 – 254,13g/chùm.

 Nho đỏ Ninh Thuận

  • Nho xanh có dạng hình Oval, vỏ quả có màu xanh vàng nhạt, thịt quả trong, hơi mềm, có vị ngọt đậm đà, chua rất nhẹ, ít chát. Trọng lượng quả từ 5,53 – 6,91g/quả, dài từ 21,64 – 27,21, rộng từ 16,22 – 19,4mm, trọng lượng chùm từ 206,86 – 400,85g/chùm.

 Nho xanh Ninh Thuận

Ngoài ra, hiện nay Ninh Thuận cũng đang tập trung phát triển nhiều giống nho nhập ngoại khác, trong đó có giống nho đen nhập từ Thái Lan, Black Queen. Đây là một giống nho nổi trội được nhiều địa phương đang thử nghiệm, với những ưu điểm như chống chịu sâu bệnh tốt, chùm to, trái lớn, năng suất đạt khoảng 16,4 tấn/năm.

Các sản phẩm từ nho

Nho Ninh Thuận là một trong những loại hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy, người ta thường sử dụng để tạo ra các sản phẩm ấn tượng, hấp dẫn khác từ nho như: rượu vang, mật nho, si-rô nho, nho khô, mứt nho,… Trong đó, một số sản phẩm mang thương hiệu, có thế mạnh cho tỉnh nhà, mang lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân địa phương, sử dụng dễ dàng, lâu hư và có thể mua về làm quà trong những lần tham quan hoặc đi ngang qua vùng đất này như:

  • Rượu vang

Một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho. Sự cân bằng hóa học tự nhiên nho cho phép nho lên men không cần thêm các loại đường, axit, enzym, nước hoặc chất dinh dưỡng khác. Men tiêu thụ đường trong nho và chuyển đổi chúng thành rượu và carbon dioxit. Giống nho khác nhau và chủng nấm men khác nhau tạo thành các dạng khác nhau của rượu vang. Các dạng rượu vang nổi tiếng như: rượu vang đỏ, rựơu vang trắng, rượu vang với giống nho pha là kết quả của sự tương tác rất phức tạp giữa phát triển sinh hóa của hoa quả, các phản ứng liên quan đến quá trình lên men, cùng với sự can thiệp của con người trong quá trình tạo thành sản phẩm.

Rượu vang đỏ

  • Rượu nho

Rượu nho đã là đề tài bất tận của thi nhân, được ca tụng từ bao thế kỷ. Rượu nho và con người đã nên một, rượu nho chảy trong mạch máu con người và hoá thân thành tình yêu. Người ta hay nói phải biết uống rượu nho thì mới biết yêu, nho và rượu nho luôn mang những bí mật diệu kỳ. Chỉ có rượu nho, thảo mộc duy nhất làm con người trở thành thông thái, chứa hương vị đích thực của đất trời.

Rượu nho Ninh Thuận

  • Mật nho

Dịu nhẹ, ngọt thanh, nồng nàn là những hương vị bạn cảm nhận được khi thưởng thức mật nho. Mật nho Ninh Thuận mang một hương vị cũng giống như cốt cách của người dân quê hương Ninh Thuận. Mật nho nếu được bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời có thể giữ được vài tháng đến 1 năm. Có tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn nữa.

Mật nho Ninh Thuận

  • Mứt nho khô

Mứt nho khô có vỏ dai, có màu mận, thịt mềm dẻo, ăn rất ngon. Khi lựa chọn nho làm mứt khô, nên chọn những quả nho thật tươi, chín hoàn toàn, vỏ mỏng thì nhiều thịt quả, lượng mứt thu được sẽ nhiều hương vị thêm thơm ngon.

Mứt nho khô Ninh Thuận

Như một món quà mà thiên nhiên ban tặng, nho Ninh Thuận là đặc sản mang lại nhiều lợi ích bổ dưỡng tốt cho sức khỏe con người: trị ung thư, chống lão hóa, bệnh tim,máu huyết lưu thông,…

Tổng hợp từ Farm tech Viet Nam

Kinh nghiệm nuôi cá chim vây vàng

Cá chim trắng vây vàng là loài cá biển có chất lượng thịt ngon, giá trị kinh tế cao nên những năm gần đây cá chim trắng vây vàng được nhiều nông dân khắp cả nước chọn nuôi.

Với 50 lồng nuôi ở khu vực đầm Nha Phu, gia đình chị Võ Thị Thu Thủy ở thôn Ngọc Diêm, xã Ninh Ích, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) chỉ thả đơn thuần cá chim vây vàng mỗi năm kiếm lời hàng trăm triệu đồng.

Bè nuôi cá chim vây vàng của gia đình chị Thủy

Theo chị Thủy, nuôi cá chim vây vàng có thuận lợi so với các loài cá khác là nguồn giống được chủ động mua tại các cơ sở SX giống ở Vĩnh Lương (TP Nha Trang), với giá 5.000 – 6.000 đ/con; cá có sức đề kháng cao, tỷ lệ hao hụt thấp, dễ nuôi và không có nhiều bệnh tật, cho ăn cám công nghiệp nên không bị ô nhiễm nguồn nước.

“Trung bình mỗi năm tôi thả từ 35.000 – 37.000 con, sau 6 – 7 tháng nuôi bắt đầu thu hoạch cá có kích cỡ từ 0,5 – 0,6 kg/con, bán với giá 110.000 – 120.000 đồng/con, trừ chi phí còn lãi trên 300 triệu đồng/năm”, chị Thủy nói.

Cũng theo chị Thủy, hiện có 2 hình thức nuôi cá chim vây vàng là nuôi lồng, bè trên biển và nuôi trong ao đất với nguồn nước dẫn trực tiếp từ biển vào. Độ sâu nước thích hợp cho cá sống là 5 – 6m, nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30ºC.

Nếu nuôi trong lồng bè trên biển như gia đình chị, lồng nuôi hình vuông có kích thước 3 x 3m thả từ 3.000 – 4.000 con/lồng (cá nhỏ nuôi từ 1 – 3 tháng). Đến khi cá nuôi bước sang tháng thứ 4 – 5 trở đi sẽ nuôi thưa chỉ khoảng 1.000 con/lồng.

Để cho cá sinh trưởng và phát triển tốt, đối với cá nhỏ, trung bình mỗi ngày cho ăn 3 lần, còn cá lớn ăn 2 lần và cứ 7 – 10 ngày vệ sinh lồng nuôi. Không dùng cá tạp làm thức ăn vì dễ làm ô nhiễm nước và truyền bệnh cho cá nuôi.

Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn nuôi cá chim vây vàng của gia đình chị Thủy. Hi vọng nhiều hộ nuôi có thể học hỏi và thành công đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn: Nongnghiep được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam

Điều ít biết về da cá hồi

Da cá hồi an toàn cho người ăn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến chất lượng của cá hồi khiến da của chúng không được đảm bảo.

Cá hồi ngon và bổ dưỡng. Ngoài cung cấp một nguồn protein dồi dào, nó còn cung cấp axit béo, omega 3, vitanmin B và D, các khoáng chất như niacin và phốt pho. Nhiều người nghĩ rằng một miếng thịt đỏ có thể thay thế cho miếng cá hồi không da, nhưng một số người lại muốn ăn luôn miếng cá còn da để hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.

Lợi ích cho sức khỏe

Da cá hồi có hàm lượng axit béo omega 3 cao nhất. Có nghiên cứu cho thấy các axit béo này có thể làm giảm triglyceride ( chất béo trong cơ thể, chủ yếu được cung cấp từ thức ăn – dầu thực vật và mỡ động vật ) và giảm nguy cơ mắc bênh tim. Trong quá trình chế biến, một miếng file cá hồi còn nguyên da sẽ giữ lại được chất dinh dưỡng và dầu bên trong.

Cá hồi là một trong những loại thực phẩm mà Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo nên ăn 2-3 lần một tuần vì lợi ích sức khỏe của nó mang lại.

Phần lớn nguồn cung cấp cá hồi trên thế giới đã bị ô nhiễm bởi môi trường. Điều quan trọng là bạn nên chú ý tới nơi cung cấp. FDA cùng với sự giúp đỡ của Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) đã đưa ra những khuyến cáo để tư vấn cho người tiêu dùng cách thức sử dụng cá hồi một cách an toàn nhất.

Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo, nếu thường xuyên ăn cá hồi, bạn hãy tinh tế chọn cá hồi tự nhiên hoặc cá hồi được nuôi bởi các công ty uy tín để tránh những nguy hại cho sức khỏe về sau.

Phân biệt giữa thịt cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên

Những điều cần lưu ý

Da cá hồi thường an toàn cho người ăn. Tuy nhiên, cá cũng rất dễ bị ô nhiễm bởi các chất ô nhiễm có trong không khí và nước. Các hóa chất có tên gọi biphenyl polycorin (PCBs) – là một chất gây ung thư liên quan đến dị tật bẩm sinh.

Những người thường xuyên ăn cá hồi nuôi bị nhiễm bẩn có thể có nguy cơ mắc chứng đãng trí hay quên, nếu lâu dài có thể dẫn tới mất trí.

Nếu bạn là phụ nữ có thai và đang cho con bú, bạn nên kiêng da cá hồi.Ngoài ra, da cá hồi có thể được chế biến riêng, làm những món như: Da cá hồi chiên giòn, da cá hồi nướng, hoặc kết hợp làm salad, sushi.

Để làm giảm mùi tanh cũng như loại bỏ các chất bẩn trên mình cá, chúng ta có thể sử dụng nước muối hoặc muối hột xát lên cá, sau đó ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, khử tanh bằng cách rửa cá bằng sữa tươi, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu.

Nguồn: Baomoi.com được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Cá rô phi có chất gây ung thư hay không?

Một số bài báo lưu hành trên web khẳng định cá rô phi có thể có nhiều chất gây ung thư đặc biệt là dioxin. Tuy nhiên cá rô phi không tìm thấy có chứa chất dioxin hoặc các chất gây ung thư khác.

Hiện có nhiều lo ngại cho rằng cá rô phi chứa hàm lượng các chất gây ung thư như dioxin nhiều gấp 10 lần các loài cá khác. Nguyên nhân được quy cho cá ăn nguồn thức ăn không đảm bảo. Tuy nhiên, kết quả phân tích trên cá rô phi cho thấy cá rô phi không chứa chất gây ung thư nào và hàm lượng dioxin trong cá rô phi hoàn toàn không có.

Fitzsimmons thuộc trường đại học Arinoza cho rằng cá rô phi ăn chủ yếu là tảo và thực vật thủy sinh trong tự nhiên, do đó thức ăn cho cá rô phi chủ yếu có nguồn gốc thực vật. Do đó, trong chuỗi thức ăn thì thức ăn của cả rô phi thấp hơn các loài cá ăn thịt khác như cá hồi.

Dioxin là chất tích lũy sinh học, một trong những chất có khả năng gây ung thư. Do đó, trong chuỗi thức ăn thì nồng độ dioxin càng lên cao thì tích lũy càng nhiều. Điều này cho thấy hàm lượng dioxin ở các loài cá ăn thịt như cá hồi, cá vược phải cao hơn nhiều so với cá rô phi, cá da trơn và tôm.

Kết quả phân tích hàm lượng các chất gây ung thư trong đó có dioxin trên cá hồi, cá bơn, cá rô phi, cá tra và tôm của nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Wageningen chỉ ra rằng “các loài ăn thịt chứa hàm lượng các chất gây ung thư cao hơn so với các loài ăn thực vật”. Hàm lượng các chất này trong cá rô phi, cá tra, và tôm là tương đương và thấp hơn nhiều so với cá hồi và cá bơn.

Phân tích mẫu cá rô phi nhập khẩu tại Mỹ cho thấy hàm lượng các chất có thể là nguyên nhân gây ung thư bao gồm mercury, cadmium và arsenic đều nằm trong ngưỡng an toàn cho người tiêu dùng.

Kết quả thống kê trên nhiều nghiên cứu cho thấy không có cơ sở khoa học cho nhận định ăn cá rô phi có thể là nguyên nhân gây ung thư. Hơn thế nữa nhiều nghiên cứu còn chỉ ra lợi ích của việc ăn cá rô phi.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng.

Việc tìm kiếm một số đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao để thay thế con tôm cho những vùng nuôi khó khăn vì lý do môi trường nuôi lâu năm bị ô nhiễm và dịch bệnh luôn là vấn đề được cơ quan chức năng và người dân quan tâm. Cá chim vây vàng là một đối tượng như vậy.

Cá chim vây vàng.

Trachinotus blochii có phân bố ở biển Việt Nam nhưng ít khi bắt gặp. Do giá trị kinh tế cao nên Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 và Trường cao đẳng thủy sản du nhập giống từ Đài loan về cho sinh sản nhân tạo và tiến hành nuôi thử nghiệm trong ao đất thành công loài cá này. Đầu tháng 9/2011 Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Quốc gia đã tiến hành xây dựng mô hình Nuôi cá chim vây vàng thương phẩm” tại xã Nghi Xá – Nghi Lộc – Nghệ an. Đây là đối tượng được người nuôi thuỷ sản mặn lợ kỳ vọng có thể thay thế những vùng nuôi tôm kém hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cá chim vây vàng, thuộc loài cá rộng muối, có thể sinh sống ở độ mặn từ 3-330/00, dưới 200/00 cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao tốc độ sinh trưởng của cá chậm.

Chọn và thả giống. 

Chọn giống.

Kích cỡ đồng đều 8 – 10 cm, khoẻ mạnh, không dị hình dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý, bơi lội nhanh nhẹn.

Cần kiểm tra bệnh VNN (bệnh hoại tử thần kinh) trước khi thả giống.

Tắm cho cá bằng nước ngọt hoặc fomaline với nồng độ 20 ppm từ 10 – 15 phút. Trong quá trình tắm phải cung cấp sục khí cho cá để không bị thiếu oxy.

Mùa vụ thả vào tháng 3 – 4 hàng năm, thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Chăm sóc và quản lý.

Thức ăn công nghiệp dạng viên nổi (dùng cho cá nuôi mặn, lợ).

Cách cho ăn: Cho thức ăn vào khung nhựa hoặc tre để giữ thức ăn cho cá. Cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng (8h) và buổi chiều mát (17 – 18h). Những ngày trời lạnh (nhiệt độ nước dưới 17C) hoặc trời nóng (nhiệt độ nước trên 36C) không cho cá ăn. Khi cho cá ăn cần quan sát kỹ khả năng ăn của cá để cho ăn phù hợp.

Thay nước: Theo dõi chất lượng nước thuỷ triều và chất lượng nước trong ao để tiến hành thay nước. Hàng tháng thay 20 – 30 % lượng nước ao nuôi.

Cung cấp quạt nước: Từ tháng thứ 2 cần cung cấp thêm quạt nước để tăng oxy cho cá. Với công suất quạt nước 1,7 kw cần lắp một bộ dàn (gồm 4 cánh/1000 m2. Bắt đầu quạt từ 24h – 5h hàng ngày.

Bón vi sinh: Hàng tháng bón vi sinh cho ao 1 lần để hạn chế sự ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Kiểm tra sinh trưởng và bệnh: Hàng tháng cần kiểm tra tốc độ sinh trưởng và bệnh cho cá để có biện pháp xử lý kịp thời và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cần lập sổ theo dõi về tốc độ sinh trưởng, chế độ cho ăn, quá trình xử lý về môi trường và bệnh tật của cá.

Phòng và trị bệnh thường gặp.

Cá chim vây vàng thường mắc bệnh trùng bánh xe và trùng quả dưa khi nhiệt độ nước từ 23 – 26C. Ở miền bắc từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau cá thường mắc bệnh. Khi cá bị bệnh thường bỏ ăn, bơi tách đàn không định hướng. Thân cá bị lở loét sau từ 2 – 3 ngày mắc bệnh.

Phòng bệnh: luôn giữ nước ao sạch, tắm phòng cho cá 20 ppm (20 ml/m) formaline hàng tháng.

Thu hoạch.

Sau 10 – 12 tháng nuôi có thể thu hoạch cá với cỡ thương phẩm từ 650-700 g/con.

Cá chim vây vàng là loài dễ thu hoạch. Trước khi thu hoạch 1 ngày không cho cá ăn. Có thể dùng lưới kéo được trên 95% tổng số cá trong ao. Sau đó tháo cạn ao và thu nốt số còn lại.

 

 

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách phân biệt nho Ninh Thuận và nho Trung Quốc

Nho Trung Quốc đang được bán trên thị trường một cách tràn lan mà không có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Chính vì vậy người tiêu dùng cần phân biệt rõ nho Ninh Thuận với nho Trung Quốc để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Một thực trang đau lòng là người Việt lại đi “đầu độc” cho người Việt, dù biết là nho của Trung Quốc có chứa nhiều hóa chất độc hại nhưng họ vẫn bán hằng ngày. Để tạo lòng tin khách hàng, những lái bán nho thường gắn mác nho Ninh Thuận, nho Mỹ hay có ý đóng hộp (gắn tem mạc giả) để lừa khách hàng

PHÂN BIỆT NHO XANH TRUNG QUỐC VÀ NHO XANH NINH THUẬN

Nho xanh Ninh Thuận:

  • Nho có màu xanh, đôi khi có màu hơi vàng ( do rám nắng, loại này ăn rất ngọt), trái khít gần nhau, chùm nho nhìn chắc chắn.
  • Nho xanh Ninh Thuận vỏ quả dày, thịt quả trong, có hạt, có vị ngọt đậm không gắt, chua rất nhẹ và ít chất.

Nho xanh Trung Quốc:

  • Nho có vỏ bóng, mỏng, không có hạt, vị ngọt sắc nên nhiều người thích ăn hơn nho Ninh Thuận.
  • Chùm nho Trung Quốc thường rời rạc, khi ấn vào quả mềm.

PHÂN BIỆT NHO ĐỎ NINH THUẬN VÀ NHO ĐỎ TRUNG QUỐC

Nho đỏ Ninh Thuận:

  • Trái nho có hình cầu, quả to khoảng đầu ngón tay cái, vỏ nho rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt, hơi chua nhẹ và có vị hơi chát.
  • Chùm nho thon dài, các trái nho khít gần nhau trên cùng một chùm, ít rời rạc.
  • Nho đỏ Ninh Thuận ruột chặt, không bị nhão dù để trong tủ lạnh hay không

Nho đỏ Trung quốc:

  • Trái to gấp đôi nho Ninh Thuận, quả chín có màu đỏ nhạt, có lốm đốm trắng trên vỏ,  vị ngọt gắt, các trái nho trên cùng một chùm nho rời rạc nhau.
  • Nho đỏ Trung Quốc khi mua nhìn tươi ngon, ruột đặc, tuy nhiên để trong tủ lạnh thì ruột sẽ bị nhão và trở nên bở.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam