Một số lưu ý khi nuôi vịt đẻ

Về chuồng nuôi:

Chuồng nuôi vịt cần chắc chắn, xây ở nền đất cao, bên trong chuồng đảm bảo đông ấm, hè mát. Có thể xây gạch hoặc làm bằng tre, gỗ. Mái chuồng lợp ngói, fibroximăng, lá cọ, rạ đều được. Nền chuồng phải cao, không gồ gề được lát bằng gạch hoặc xi măng nhám, chất độn chuồng phải khô sạch. Nuôi chăn thả cần chuẩn bị ao cho vịt bơi lội, ao cần lưu thông  nước tốt tránh bị ô nhiễm.  Trước khi nhập  giống về cần phun thuốc sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi, có thể rắc thêm vôi bột xung quanh các chân tường, các góc trong và ngoài chuồng nuôi. Sau đó để trống chuồng hai tuần mới bắt đầu nuôi.

Về con giống

Giống tốt là bước đầu vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Bà con nên chọn mua con giống ở các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng.

Về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý

Có hai dạng thức ăn cho vịt đẻ là thức ăn công nghiệp hoàn toàn và thức ăn bán công nghiệp (dùng thức ăn công nghiệp trộn cùng thức ăn sẵn có). Sử dụng thức ăn công nghiệp hoàn toàn sẽ thuận tiện, dễ sử dụng, mỗi giai đoạn của vịt đã có sẵn các loại cám phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Đi đôi với sự tiện lợi, chi phí thức ăn sẽ cao hơn và đòi hỏi đầu tư vốn lớn. Nếu có sẵn điều kiện về các loại thức ăn tự nhiên như: thóc, rau xanh, bèo, ốc…thì bà con có thể kết hợp bổ sung vào khẩu phần ăn cho vịt, giảm lượng thức ăn công nghiệp xuống. Trộn với tỷ lệ 70% thức ăn công nghiệp, 30% thức ăn tự nhiên là phù hợp. Lưu ý không nên thay toàn bộ thức ăn công nghiệp bằng thức ăn tự nhiên vì  như vậy sẽ không đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho vịt đẻ. Tùy vào điều kiện kinh tế và tính toán giá cả thị trường, bà con chọn cách đầu tư phù hợp.

Úm vịt con: đúng kỹ thuật và đủ nhiệt độ (3 ngày đầu, nhiệt độ 32 – 33OC, sau đó mỗi ngày giảm dần 3OC đến nhiệt độ phòng).Vịt càng nhỏ càng cho ăn nhiều lần trong ngày, ít nhất 4 – 6 lần/ngày.

Vịt hậu bị 9 – 19 tuần tuổi: lượng thức ăn hàng ngày cung cấp đủ theo tiêu chuẩn của giống, đảm bảo trọng lượng vịt đúng theo tiêu chuẩn không quá béo hay quá gầy. Người nuôi nên cân vịt hàng tuần 5% đàn để cân đối thức ăn phù hợp, đến 8 tuần cân 100% để phân loại.

Điều khiển ánh sáng: giai đoạn úm vịt nên thắp sáng đèn suốt đêm để vịt được ăn uống tốt nhất, đến giai đoạn vịt 4 tuần trở lên không cần mở đèn ban đêm. Đến khi vịt được 20 tuần tuổi bắt đầu vào đẻ cần tăng thêm ánh sáng vào ban đêm cho vịt.

                                              Mô hình nuôi vịt đẻ có ao nuôi

Thu nhặt trứng

Vịt thường đẻ vào ban đêm, thu nhặt trứng vào lúc 6-7 giờ sáng để trứng không bị vịt làm bẩn hoặc bị vỡ.Trứng xếp vào khay, để nơi cao ráo, thoáng mát sẽ làm cho trứng tươi lâu hơn. Nếu trứng để ấp thì phải chuyển vào lò trước 5 ngày kể từ sau khi vịt đẻ.

Phương pháp phòng bệnh

Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ vacxin theo lịch. Quan trọng nhất là tiêm phòng dịch tả vịt khi vịt được 15 và 45 ngày tuổi, viêm gan vịt khi vịt được 21 và 60 ngày tuổi, cúm gia cầm ở 70 và 100 ngày tuổi. Ngoài ra, bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chất điện giải, B- complex, một sô loại kháng sinh giúp tăng cường sức khỏe đồng thời phòng bệnh cho đàn vịt.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng nuôi, hạn chế tối đa mầm bệnh.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Kinh nghiệm nuôi gà quý phi

Gà Quý phi có sức đề kháng tốt, hình thái đẹp, thịt ngon, giá bán cao nên giống này đang trở nên “thịnh” ở Hải Phòng”.

“Gà Quý phi có sức đề kháng tốt, hình thái đẹp, thịt ngon, giá bán cao nên giống này đang trở nên “thịnh” ở Hải Phòng”, ông Nguyễn Quốc Nhật, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tràng Cát (quận Hải An, TP Hải Phòng) nói như vậy khi giới thiệu về mô hình nuôi gà Quý phi của gia đình ông Đặng Lợi Quang (đội 2, phường Tràng Cát).

Gia đình ông Quang có thâm niên mấy chục năm nuôi và bán gà cảnh. Vài năm trước đây, ông nhờ người quen là thuyền viên trên tàu biển mua giống gà Quý phi ở Hồng Kông mang về nuôi làm cảnh, với giá 1 triệu đồng một con gà hơn nửa tháng tuổi.

                                                   Gà Quý phi trưởng thành.

Gà Quý phi có bộ lông mượt mà màu đen – trắng hoặc biếc, mắt đỏ, chân hồng trông rất đẹp mắt. Đặc biệt chúng có nhúm lông trên đầu nhô lên như vương miện (nên được gọi là gà “Quý phi”).

Ông Quang cho biết, ông rất thích giống gà này vì hình thái đẹp, lạ. Mới đầu nhập giống về chỉ định nuôi gà cảnh, về sau thấy thịt gà rất ngon, bán được giá cao nên mới phát triển đàn lên. Lúc đầu con gà chưa quen môi trường mới nên nuôi rất vất vả, vừa “rón rén” chăm sóc vừa theo dõi sát sao quá trình chúng sinh trưởng để rút kinh nghiệm. Trang trại của ông Quang cũng là nơi đầu tiên nuôi gà Quý phi tại Hải Phòng.

Đến nay, ông Quang đã có đàn gà Quý phi thuần thục với khí hậu địa phương. Hiện ông duy trì đàn khoảng 200 con gà bố mẹ, 200 gà thịt. Ông có lò ấp để sản xuất gà giống, mỗi tháng cung cấp cho thị trường Hải Phòng và một số địa phương lân cận khoảng 500 con gà giống. Gà giống trong vòng 1 tuần tuổi là ông tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đến 2 tuần tuổi là xuất bán, giá 50 nghìn đồng, lúc cao điểm là 80 nghìn đồng/con.

Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, đàn gà thịt của ông cũng bán hết veo với giá 400 – 500 nghìn đồng/kg. Trong đó, hầu hết khách hàng phải đăng ký trước mới mua được. Hiện ông đang gây đàn mới.

Ông Quang chia sẻ, ông nuôi giống này cũng tương tự như gà thường. Lúc gà 1 – 2 tuần tuổi, chỉ ăn thức ăn công nghiệp, có thể trộn thêm chút rau, bèo. Gà lớn hơn thì ăn cám ngô, thóc. Khi gà 6 tháng tuổi, con trống nặng khoảng 2kg, con mái chừng 1,3 – 1,4kg là có thể bán thịt. Về mùa lạnh cần chú ý che chắn kỹ chuồng nuôi, thắp đèn cho gà ấm.

Được hỏi về chi phí, ông Quang nói: “Chi phí nuôi gà Quý phi chủ yếu là mua con giống và thức ăn, thực sự không đáng kể, tính cao nhất là 20%”.

Chủ tịch Hội Nông dân phường Tràng Cát đánh giá, trong bối cảnh chăn nuôi hiện nay khó khăn, đầu ra đầu vào không ổn định, mô hình nuôi gà Quý phi của ông Quang là việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi đúng hướng, từ loại con giống thường sang con giống chất lượng cao. Phường cũng tạo điều kiện về mặt bằng, vắc xin tiêm phòng, thuốc khử trùng… cho trang trại tiếp tục phát triển mô hình này. Ngoài ra, Hội Nông dân phường cũng bố trí cho một số hộ dân tham quan, học tập mô hình.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật nuôi đà điểu

Nuôi đà điểu con:Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định đến kết quả nuôi tốt hay xấu ở các tháng trôi sau:

Chuồng nuôi. nên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Chuồng nuôi thông thoáng nhưng phải giữ được âm và có sân chơi có diện tích rộng, chiều dài ít nhất là 50m để đà điểu chạy múa không bị cản trở. Sân chơi tốt nhất là thảm cỏ hoặc đất nện được nhặt sạch không có các dị vật 1 -2 tuần đầu chuồng nuôi úm được lót bằng rơm hoặc trải thảm mềm để đà điểu đi lại vững chắc và giữ ấm phần bụng. Sang tuần 3 trở đi dùng trấu, phải bào, cát khô. Vì chức năng chạy cua đà điểu rất quan trọng, nếu nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến hao hụt cao.

                                                   nuôi đà điểu

Nhiệt độ, ánh sáng: 24 giờ sau nở, đà điểu được đưa vào quây úm, lúc này bộ lông chưa đầy đủ, điều hoả thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho đà điểu con. Lúc này trong bụng đà điểu con còn tích khôi noãn hoàng lớn, dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến xơ cứng không tiêu hóa được, nên chúng dễ bị viêm nhiễm – đây là  nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu. Từ 1tháng tuổi luyện cho đà điểu thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh. Khi úm, phải luôn quan sát phản ứng của đà điểu với nhiệt độ. Nêu nhiều con cùng tránh xa khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở, cần giảm nhiệt độ xuống, ngược lại có nhiều con tập trung gần nơi phát nhiệt (những con ngoài rìa run run) đó là nhiệt độ bị thấp, cần phải tăng nhiệt lên. Đế dễ quan sát và chăm sóc đà điểu con được đồng đều thì từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi nên bố trí 20-25con/quây úm ánh sáng, cùng với sự vận động phải phù hợp để kích thích đà điêu con ăn nhiều, tiêu hóa tốt, giảm bệnh tật, tăng trưởng nhanh. Nếu khí hậu tốt, ánh sáng đầy đủ thì 20 ngày tuổi có thể cho đà điểu con ra sân chơi để vận động và tắm nắng. Thời gian thả tăng theo từng ngày. 1 tháng tuổi trở ra thả tự do cho chúng vận động, nhưng phải đưa vào chuồng ngay khi thời tiết xấu, trời mưa. Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3W/m2 để chúng dễ dàng ăn uống.

Chăm sóc: đà điểu 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu mô thức ăn, nếu không để sãn thức ăn, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt được và dẫn đến tắc ruột chết. Từ 1-30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày. Từ 31 -60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày. Từ 61-90 ngày tuổi cho ăn 2-3 lần/ngày.

Cách cho ăn: có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau qủa xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh để đà điều ăn.

 Nuôi đà điểu thịt: Sau 3 tháng tuôi, chuyển điểu sang nuôi thịt.

Chuồng nuôi: đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện  tích rộng (dài 80-100M), nền sân phải có thảm cỏ và có chỗ rải cát, vì đà điểu sống ở sa mạc, thường xuyên tắm cát làm sạch cơ thế và loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da. Giai đoạn này đà điểu hầu như ngoài , vì vậy sân chơi với chú rất quan trọng. .

Chế độ ăn: đà điểu có hệ sinh vật ở màng tràng phát triển giúp tiêu hóa thức ăn khô, xơ thô tới 60%, nên thường xuyên bổ sung rau, cỏ xanh tự do hoặc băm 3-4cm để dễ ăn cho máng riêng hoặc để lên trên thức ăn tinh. Đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết thịt từ 10 tháng tuổi.

Khẩu phần ăn cho đà thịt tăng theo tháng tuổi và trọng lượng cơ thể. Từ 2-6-9 tháng tuổi, cơ thể đạt 12-60-90kg, thức ăn từ 500 – 1.655 – 2.000 g//ngày. Thành phần dinh dưỡng: tăng lượng cỏ., ngũ cốc theo tháng tuổi và giảm lượng đạm, protein, Ca, P, Lizin… đạt 1 0 tháng tuổi. Việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần thời kỳ này dễ làm giảm chuyển hoá thức ăn, làm chế việc hấp thụ thức ăn tinh các chất dinh dưỡng, dẫn  tăng trọng thấp.

Máng ăn, uổng: đà điểu phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gô với kích thước 0,3 x 0,25 x 0,1m. Máng ăn. cố định ở độ cạo 0,7-0,8m để đà điểu không giẫm đạp lên và ăn uống dễ dàng. Đảm bảo 4-5 con/máng ăn. Dùng bồn cao su đựng nước uống và dùng nước sạch, lượng đủ để đà điểu uống tự do. Mỗi ngày thay nước và rửa sạch máng 1 lần, duy trì nước mát, tránh dùng nước dưới ánh mặt trời.

Nuôi đà điểu sinh sản:

Giai đoạn hậu bị: Giai đoạn nuôi dò từ 4-12 tháng tuổi chăm sóc như nuôi thịt. Giai đoạn nuôi hậu bị từ 13-20 tháng tuổi cho đà điểu vận động nhiều, lượng thức ăn giảm, từ tháng 11 -14, lượng thức ăn tinh 1,2-1,5kg/con/ngày, thức ăn xanh 1,5kg/con/ngày; từ 15-24 tháng tuổi cho ăn 1,2 -1,5kg/con/ngày lượng thức ăn tinh, tự do chăn thả ăn thức ăn xanh.

Nuôi đà điểu phải cân định kỳ trọng lượng đế kiểm soát sự tăng trưởng. Đối với những con phát triển chậm hay tăng trưởng quá nhanh thì có biên pháp tăng cường hay hạn chế, bằng cách điều chỉnh khẩu phần và định mức cho ăn. Khi đà điểu còn nhỏ, tuyệt đối không được cầm vào cổ mà phải đưa tay luồn xuống bụng nâng lên. Đà điểu trưởng thành khi bắt cân 2-3 người, một người dùng móc sắt choàng vào cổ ấn xuống, những người khác nhanh chóng giữ chặt cánh và lông đuôi hai bên. Khi kiểm tra hoặc di chuyển phải có vải che mặt đà điểu để chúng không hoảng loạn. Lưu ý những người bắt phải đi ủng cao su để đà điểu tránh giẫm phải. Từ 4-24 tháng tuổi cần chú ý tạo môi trường cho đà điểu vận động, thường xuyên kiểm soát mức độ tăng trưởng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Đà điểu khoẻ mạnh có đôi chân vững chắc, lông óng mượt và óng ả. Từ 1 2 tháng tuổi trở đi màu sắc lông con trống và con mái sẽ khác biệt. Con trống lông đen mượt, chân và mỏ chuyển màu đỏ tươi là biểu hiện sức khoẻ tốt. Con mái lông mượt, nhìn săn chắc, gờ lưng có rãnh là có thể trạng béo tốt.

Giai đoạn sinh sản: đà điểu thành thục lúc 25 tháng tuổi. Con mái thành thục sớm hơn con trống nửa năm. Nên ghép trống già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi ở lứa đầu. Trước 12 tháng tuổi, đà điểu khó phân biệt trống mái. Từ 12 tháng tuổi, con trống có dáng cao lớn, lông đuôi đen và 2 bên cánh có lông vũ màu trắng chân và mỏ chuyển màu đỏ. Con mái kích thước nhỏ hơn, lông màu xám, tính hiền lành hơn.

Chuồng nuôi: chuồng cho đà điểu đẻ gốm chuồng có mái che kích thước 3x5m, trong đổ cát để đà điểu có thể vào đẻ; sân chơi có chiều rông 8m, dài 80-100M. Mỗi ô chuồng ghép 1 trống với 2 mái haặc 2 trống 5 mái.

Chọn đực giống: chọn hình thể cân đổi, cường tráng, tính ôn hoà, hoạt bát; đầu thanh tú; cổ thẳng; mắt lớn và linh hoạt; thể trạng không béo quá hoặc gầy quái hai ngón chân khoẻ mạnh, ngay ngắm cơ quan sinh dục phải lớn, dài, cong vé bên trái, chiều dài trung bình 25cm.

Ghép và phối giống: từ 18-20 tháng tuổi ghép đực với cái để chúng quen nhau. Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sáng từ 6-9 giờ và chiều từ 14-16 giờ, ít khi diễn ra vào buổi tối. Con trống tốt có thể phối 10-12 lần/ngày.

Dinh dưỡng: đóng vai trò quan trọng đôi với năng suất trứng, tỉ lệ phôi và ấp nở Khẩu phần: protein 1 6-1 6,5%; năng lượng ME: 2.600-2.650kcal; Lizin 1 ,1%; Methionin 0,4-0,45%; Canxi 2,8-3%; Photpho 0,45-0,48%; Vitamin A:16.000UI; Vitamin D 3.700UI; Vitamin E 58,5UI. Định lượng cho ăn 1,6-1,8kg/con/ngày, tùy thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Thức ăn xanh gôm cỏ Ghinê, cỏ voi, các loại rau khác. Nên thả đà điểu ở bãi cỏ xanh để chúng tự nhặt cỏ tươi. Đà điểu sinh sản cần uống nhiều nước, nước phải mát, phải sạch, mỗi ngày thay nước 1 lần.

Mùa sinh sản: đà điểu đẻ từ tháng 11 năm trước đến tháng 8-9 năm sau và thường đẻ từ 2- 7 giờ tối, vì vậy phải theo dõi nhặt trứng, tránh để chúng giẫm vỡ. Đà điêu đẻ từng đợt từ 8-10 ngày thì nghỉ 7-1 0 ngày sau đó tiếp tục đẻ lại. Trứng có khối lượng từ 900-1.600g, chiều dài 16,5cm, chiều rộng 13cm, hình dạng trong, màu trắng ngà, vỏ bóng, dày 2mm. Sản lượng trứng từ 30-80quả/năm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Các biện pháp phòng trị bệnh đầu đen trên gà nuôi

Bệnh đầu đen hay bệnh kén ruột, bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) gây ra.

                                                    bệnh đầu đen trên gà

Bệnh có tỷ lệ chết cao và ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi, và xảy ra chủ yếu trên gà, gà tây nuôi chăn thả, bán chăn thả và một số loài chim.

Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh có 4 dạng tồn tại: Dạng xâm nhiễm ở manh tràng (ruột thừa) có thể phân lập. Dạng sinh dưỡng ở các tổn thương ruột, gan (có thể phân lập và giao tử). Dạng lưới thường dính với nhau tạo ra các thể lưới và hợp bào ở gan. Dạng hình thoi trong lòng ruột thừa và nga ba hồi manh tràng.

Vì là bệnh do Histomonas gây ra nên có tên khoa học là Histomonosis, cũng vì các biến đổi đặc trưng tập trung song hành ở gan và ruột và bệnh lại có tính lây lan nhanh, nên bệnh còn có tên là bệnh viêm hoại tử ruột gan (Infectious Enterohepatitis).

Ở Việt Nam do các biến đổi đặc trưng tạo kén ở ruột thừa nên người chăn nuôi thường gọi là bệnh kén ruột.

Phương thức lây truyền

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng, ăn uống phải trứng giun kim (Heterakis Gallinae) có chứa Histomonas.

– Bệnh lây truyền qua đường ăn uống bởi thức ăn, nước uống, chất độn, môi trường bị nhiễm trứng giun kim Heterakis Gallinae đã chứa mầm bệnh, sau khi gà bị nhiễm và qua quá trình phát triển gà lại thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài qua 2 cách: Qua trứng giun kim và trực tiếp qua phân.

– Ra môi trường bên ngoài trứng giun kim lại bị giun đất ăn và căn nguyên được bảo tồn trong giun đất rất lâu, gà lại ăn giun đất và lại tái nhiễm. Đây là nguyên do sâu xa để bệnh đầu đen lưu cữu trong thời gian rất dài tại cơ sở chăn nuôi, là lý do cơ bản để gà bị tái nhiễm và bệnh cứ lặp đi lặp lại sau khi đã được điều trị khỏi.

Đặc điểm dịch tễ

– Gà từ 2 – 3 tuần tuổi đến 3 – 4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh.

– Bệnh thường nổ ra vào những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu, nhưng gà lớn bệnh nổ ra cả trong mùa đông.

– Tất cả các loại giống gà đều có thể mắc bệnh, gà tây mẫn cảm nhất.

Triệu chứng

– Gà đột nhiên sốt rất cao 43 – 44 độ C, nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ, dạng rộng chân, mắt nhắm nghiền, xù lông và run rẩy. Nhiều gà giấu đầu vào nách cánh, tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi.

– Giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh. Khi sắp chết thì bỏ ăn, mào thâm tím.

– Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen.

– Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 – 38 độ C.

– Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng gà chết đến 85 – 95%.

Bệnh tích

Bệnh tích tập trung ở gan và manh tràng

– Gan sưng to gấp 2 – 3 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử, lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lổ đổ như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của Marek.

– Ruột thừa (manh tràng) bị viêm sưng, thành ruột thừa bị dày lên gấp nhiều lần. Trong chất chứa có thấy lẫn máu nhớt như máu cá hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng hoặc tạo thành kén rắn chắc màu trắng. Từ đấy người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột.

Nhiều trường hợp thấy ruột thừa phình rất to dính chặt vào cá cơ quan nội tạng khác, đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét thủng rò rỉ chất chứa vào lòng bụng gây nên viêm phúc mạc nặng khiến gà chết nhanh.

Bệnh đầu đen dễ bị bội nhiễm với bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử và bệnh ký sinh trùng máu do Leucocytozoone.

Phòng bệnh

Không nuôi chung gà tây với gà ta và không nuôi nhiều lứa gà trong cùng 1 cơ sở chăn nuôi. Không thả gà ra vườn trong những ngày mưa, gió to. Từ 20 ngày tuổi trở lên cho gà uống Sulfat đồng hoặc uống thuốc tím.

* Cách làm:

– Cứ 7 – 10 ngày thì cho uống 1 lần. Mỗi 1 lần cho gà uống 1gr thuốc tím, hoặc 2 gr sulfat đồng pha với 10 lít nước trong 1 – 2 giờ, sau đó nếu thừa thì đổ đi.

– Hằng tuần cần phu thuốc khử trùng và cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột.

Điều trị

Bệnh đầu đen dễ dàng được điều trị khỏi bằng một trong các phác đồ sau:

Phác đồ 1: Phải tiến hành đồng thời hai việc sau đây cùng một lúc:

– Tiêm bắp vào nách cánh T.Avibrasin 1 ml/5 kg gà/lần/ngày x 3 ngày.

– Cho uống T. cúm gia súc 20 gr, Hepaton hoặc T. Flox.C 20 gr, bổ gan TA.Sorbitol + B12 là 40 gr, Gluco.K.C.B2 là 100 gr.

Các loại thuốc trên pha vào 15 – 20 lít nước cho 100 kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi.

Bước 2: Cho uống T. cúm gia súc 2 gr, T. Coryzin 1,5 – 2 gr, Super Vitamin 2g. Cả 3 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3 – 4 ngày đêm là khỏi.

Phác đồ 2: Làm 2 việc sau đây cùng một lúc:

– Tiêm bắp Macavet hoặc Flodovet 1 ml/7 kg P/lần/ngày x 3 ngày.

– Cho uống: T. cúm gia súc 20 gr, Hepaton hoặc Anti-protozon hoặc Anti-CRD.LA 20 gr, bổ gan – thận – lách. TA 40 gr, Gluco.C 100 gr.

4 loại thuốc trên pha chung vào 15 – 20 lít nước cho 100 kg gà uống trong 1 ngày, dùng 4 ngày là khỏi.

Phác đồ 3: Dành cho những đàn gà có số lượng quá ít.

– Hepaton hoặc Anti – CRD.LA 15 gr.

– T. Flox.C 15 gr.

– T. cúm gia súc hoặc Anti-Gum 20 gr.

– Bổ gan – lách – thận TA 40 gr.

4 loại thuốc trên pha chung vào 15 – 20 lít nước hoặc cho 100 kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hướng dẫn cách điều trị bệnh phó thương hàn trên vịt

Bệnh phó thương hàn vịt (Salmonellosis) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Sallmonella gây ra, vịt mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm với bệnh; tuy nhiên triệu chứng lâm sàng thường chỉ thấy ở vịt con dưới 3 tuần tuổi, vịt lớn mắc bệnh thường ở thể mãn tính.

1.Đặc điểm bệnh

Bệnh thường xảy ra ở vịt con giai đọan 3 đến 15 ngày tuổi cả vịt lớn và vịt đẻ. Vịt đẻ nhiễm bệnh, vi khuẩn nhiễm vào trong trứng, khi vịt nở đã bị nhiễm trùng. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống và khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm cho vịt yếu và bệnh phát ra.

  1. Triệu chứng cơ bản:

– Vịt ủ rũ, mắt bị nhem, xệ cánh, ít vận động.

– Tiêu chảy phân loãng xanh lá cây, lẫn bọt khí.

   bệnh phó thương hàn

– Một số con bị bại chân, viêm phổi thở khò khè.

  1. Bệnh tích:

– Gan sưng, lấm tấm những nốt vàng trắng.

– Túi mật sưng, niêm mạc dạ dày tuyến (cuống mề) sưng, phủ lớp chất nhầy.

– Ruột sưng, xuất huyết, đôi khi bị loét.

– Vịt đẻ thường ở thể mãn tính, xác gầy ốm, buồng trứng xuất huyết đỏ, trứng non biến dạng.

  1. Phòng và trị bệnh:

– Chuồng trại khô, sạch, ấm, thoáng.

– Vịt con trên 7 ngày mới tập cho ăn mồi.

– Điều trị:

+ Trộn một số loại kháng sinh cho vịt ăn hoặc uống từ 3 – 5 ngày liên tục sau khi mua về và lập lại sau 7 ngày. Các thuốc kháng sinh dùng phòng và trị bệnh có chứa NEOMYCIN, COLISTIN; FLUMEQUINE ;…và kèm theo thuốc bồi dưỡng VITAMINE, ELECTROLYTE, men tiêu hóa.

+ Sử dụng thuốc cần tuân thủ theo thời gian và khối lượng vịt qui định. Thí dụ khi điều trị chích đối với vịt lớn hoặc cho uống đối với vịt con bị bệnh phó thương hàn tham khảo thực hiện phương pháp sử dụng: MD ANTIBIOTIC 1ml + MD BETA 1ml + MD DOC SONE MOST 1ml / 10kg vịt hoặc 20-30 vịt con.. Đồng thời pha nước cho uống, ngày 2 lần x 3-5 ngày: MD BIOVET 1ml + MD ELECTROLYTES 3g + MD FLUM 20 % 1 ml / 5 – 10 kg vịt.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Tại sao gà đẻ nuôi nhốt trong lồng thường mệt mỏi, còi xương?

Qua quan sát nhiều trang trại chăn nuôi gà đẻ chuồng lồng (ảnh 1), người ta phát hiện thấy một tỷ lệ khá lớn gà đẻ nuôi nhốt trong lồng thường xuyên mệt mỏi, bỏ ăn và có bộ xương yếu ớt gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và lợi nhuận của trang trại.

Nếu không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục hiện tượng trên thì ngày qua ngày, trang trại sẽ phải âm thầm gánh chịu 1 khoản lỗ không hề nhỏ.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về đặc điểm nhận dạng, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng mệt mỏi trên nhằm giúp các trang trại chăn nuôi gà đẻ chủ động hơn trong việc làm chủ tình hình khi trang trại xảy ra vấn đề tương tự.

                                           Gà đẻ nuôi trong chuồng lồng.

Đặc điểm nhận dạng gà đẻ mắc hội chứng mệt mỏi, còi xương.

Nếu trong trang trại của bạn thấy xuất hiện những con gà đẻ có các triệu chứng sau đây thì bạn nên tiếp tục quan tâm tới bài viết này:

– Gà xù lông, ủ rũ.

– Bỏ hoặc giảm ăn.

– Đứng không vững, gà thường chỉ nằm, đi lại khó khăn.

– Bộ xương nhỏ, mềm, giòn, dễ gãy.

– Những triệu chứng trên biểu hiện rõ nhất vào thời kỳ đẻ đỉnh cao của gà.

– Vỏ trứng mỏng.

– Tỷ lệ đẻ giảm; mổ khám thấy buồng trứng teo, không bình thường.

Với gà con thì người ta thường gọi là còi xương nhưng gà lớn thì thường gọi là mềm xương.

Vậy nguyên nhân của việc gà đẻ mệt mỏi, còi xương là gì?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc gà đẻ mệt mỏi, yếu ớt. Trong thực tế, mỗi trường hợp có thể do một hoặc tổ hợp một số nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp trong thực tế.

– Do thiếu hụt hoặc mất cân bằng tuần hoàn canxi, vitamin D3 hoặc phospho.

– Do chế độ dinh dưỡng của gà đẻ mất cân bằng hoặc thiếu chất.

– Do tác dụng của một số loại thuốc điều trị.

– Do độc tố nấm mốc.

– Do các chất giự trữ của cơ thể giảm sút trong đó có canxi → mệt mỏi.

– Cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi kịp thời do:

  • Lượng canxi huy động để sản xuất trứng tăng cao mà không kịp bổ sung trong khẩu phần ăn dẫn đến thiếu canxi cung cấp cho cơ thể → gà mệt mỏi, ủ rũ, mềm xương.
  • Sự cố trong quá trình trao đổi chất làm suy yếu việc hấp thụ canxi hoặc vôi hóa xương.

Việc quan trọng chúng ta cần làm là chẩn đoán xem có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng gà đẻ của trang trại mình mềm xương, mệt mỏi, bỏ ăn,…và xem xét nguyên nhân nào là chính, nguyên nhân nào là phụ. Có như vậy, chúng ta mới có thể điều trị đúng hướng, hiệu quả.

Các hướng khắc phục gà đẻ mệt mỏi, còi xương.

Đối với trường hợp vôi hóa xương bình thường, canxi và phốt pho cần được cung cấp một lượng đủ cho cơ thể gà đẻ duy trì và sản xuất với tỷ lệ bổ sung là 2: 1 (2Ca:1Ph). Nếu một trong hai tỷ lệ canxi hoặc phốt pho vượt quá định mức cũng có thể gây còi xương → không phải cứ bổ sung nhiều là tốt.

Vitamin D3 đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự hấp thu và chuyển hóa canxi. Do đó, ngoài việc đảm bảo rằng chế độ ăn của đàn gà đẻ có tỷ lệ canxi và phốt pho thích hợp, thì chúng còn cần được cung cấp đầy đủ vitamin D3.

Bổ sung khoáng cho xương là một quá trình liên tục, vì vậy việc điều chỉnh các thiếu sót trong chế độ ăn uống mất cân bằng có thể giảm bớt tình trạng thiếu khoáng cho đàn gà đẻ nếu chúng ta điều chỉnh sớm.

Nấm mốc hay độc tố nấm, được gọi là mycotoxin có thể gây ra hàng loạt các tác hại cho gia cầm trong đó có sự can thiệp đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng của gà đẻ. Còi xương gây ra thông qua sự hiện diện của mycotoxin trong chế độ ăn uống có thể được điều trị bằng cách thay thế các thức ăn bị ô nhiễm độc tố và bổ sung thêm vitamin D3 gấp ba hoặc gấp bốn lần mức bình thường.

Tỷ lệ vôi hóa khá cao là vấn đề đang gây đau đầu cho các trang trại chăn nuôi gà đẻ trong chuồng lồng. Điều đó cho thấy vai trò của việc cho gà đẻ vận động là quan trọng nếu không muốn gà bị vôi hóa nhiều nhưng nếu chăn nuôi theo kiểu nhốt lồng như hiện nay thì rất khó có biện pháp khắc phục tình trạng này.

Ngoài các biện pháp vừa nêu trên (Canxi, Phospho, vitamin D3, khoáng, mycotoxin, vận động giảm vôi hóa) thì người chăn nuôi còn cần để ý tới mật độ nhốt gà (bao nhiêu con/1 lồng?) sao cho mỗi con đều có thể dễ dàng thu nhận đủ lượng thức ăn cần thiết.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt

Bệnh Nhiễm trùng huyết ở vịt (RIEMERELLOSIS) hay còn gọi là bệnh BẠI HUYẾT, là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ đưa đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể và cuối cùng vịt chết nhanh chóng.

Mầm bệnh: Do vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm, thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Ở trong nền chuồng và môi trường nước, vi khuẩn có thể sống 13 – 27 ngày. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Đôi khi trong cùng một đàn vịt có thể nhiễm 1 hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau, vì vậy việc dùng vaccine nhiều khi không hiệu quả. Do đó, khâu vệ sinh và sát trùng chuồng trại là rất quan trọng để phòng bệnh. Các thuốc sát trùng như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT rất hiệu quả để tiêu diệt mầm bệnh này.

Loài mắc bệnh: Ngoài vịt và ngỗng rất nhạy cảm với bệnh, các loài khác như: ngan, gà tây, chim cút, thiên nga,…cũng có thể bị bệnh này.

Lứa tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi của vịt đều có thể mắc bệnh. Nhưng ở vịt con 1 – 8 tuần tuổi là dễ bị bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết khoảng 75%

                                                Vịt bị nhiễm trùng huyết

Đường lây bệnh:

Bệnh được lây từ vịt bệnh sang vịt khỏe theo 3 cách:

  • Vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp
  • Mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi làm vấy nhiễm vào thức ăn, nước uống lây qua đường tiêu hóa
  • Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân

Triệu chứng:

  • Thường có một số con vịt bị chết độ ngột, vịt có các triệu chứng sau:
  • Dấu hiệu tiêu hóa: Vịt tiêu chảy, phân xanh xám (dấu hiệu đầu tiên)
  • Dấu hiệu hô hấp: Sốt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở
  • Dấu hiệu thần kinh: Sưng phù đầu và cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run. Viêm khớp, mất điều hòa, vịt đi lại khó khăn. Dễ bị kích động, hai chân duỗi ra như bơi
  • Viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ (bên trong chứa nhiều dịch màu vàng)

Bệnh tích:Gan và lách sưng, gan bị tổn thương, viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp.

Điều trị

Những kháng sinh có thể điều trị được bệnh nhiễm trùng huyết bao gồm: Penicillin, Amoxycillin, Cephalosporins, Trimethoprim+Sulfamide, Florfenicol, Tetracycline, Quinolone (Marbofloxacin, Enrofloxacin…), Lincomycin.

Qua điều trị thực tế cho thấy hiệu quả cao nhất là các loại thuốc tiêm như BIO-CEPTIOFUR hoặc BIO-TULACIN 100 hoặc BIO-MARBO 50, đồng thời pha BIO SOL ADE-C vào nước cho vịt uống để tăng sức đề kháng, vịt sẽ mau khỏi bệnh.

Phòng bệnh

  • Tiêm phòng lúc vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi 1 mũi thuốc BIO-CEPTIOFUR
  • Vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ và sát trùng định kỳ chuồng nuôi với một trong các loại thuốc như BIO GUARD, BIODINE, BIOXIDE, BIOSEPT
  • Pha thuốc BIO SOL ADE-C vào nước cho vịt uống liên tục để tăng sức đề kháng
  • Khi thời tiết thay đổi nên pha thuốc BIO-ENRO C hoặc BIO E.T.S vào nước cho vịt uống để phòng bệnh.
  • Nếu dùng vaccine thì nên sử dụng vaccine đa giá.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Vai trò của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Thủy sản ngày càng phát triển, đi đôi với chúng thì hàng loạt thuốc hóa chất được dùng trong nuôi càng nhiều. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh gây không những vật nuôi chậm phát triển mà cả người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Và vì thế chế phẩm sinh học ra đời

Chế phẩm sinh học ra đời là bước tiến lớn trong tất cả các ngành nông nghiệp, và thủy sản cũng nằm trong số đó.

Tìm hiểu vai trò của chế phẩm sinh học nhằm giúp người dân hiểu rỏ được công dụng nhằm sử dụng  chúng một cách đúng và đạt hiệu quả một cách tốt nhất.

  • Tăng cường sức khỏe và ngăn chặn mầm bệnh

Chế phẩm sinh học có khả năng sản sinh ra các chất hoá học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.

Ngoài ra, chế phấm sinh học hay các vi khuẩn có lợi còn có khả năng cạnh tranh vị trí bám vào thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi.

  • Cải tiến hệ tiêu hóa

Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và Enzyme cho bộ máy tiêu hoá của các vật nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế phấm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hoá của các vật nuôi bởi vì các dòng chế phẩm sinh học sản xuất ra các enzyme ngoại bào như: as protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin…

Trong thủy sản, các vi khuẩn vi sinh như BacteroidesClostridium sp cung cấp dinh dưỡng cho cá, đặc biệt là cung cấp các axit béo và vitamin. Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hoá của động vật hai mảnh vỏ bằng cách sản xuất ra các enzyme ngoại bào như Protease, Amilaza, Lipaza và cung cấp dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin.

  • Cải thiện chất lượng nước

Chế phẩm sinh học xử lí nước thải BiO-EM

Chế phẩm sinh học còn giúp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm trong ao nuôi. Các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất hữu cơ, góp phần giảm thiểu việc hình thành lớp bùn và chất cặn bã, nhờ vậy chất lượng nước trong ao được cải thiện, làm tăng số động vật phù du, giảm mùi hôi, từ đó tăng sản lượng nuôi trông thủy sản. Hơn nữa, sử dụng chế phẩm sinh họcsẽ  góp phần làm giảm hóa chất, kháng sinh trong phòng và trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nuôi trông thủy sản bền vững.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Khái niệm về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Chế phẩm sinh học có thể định nghĩa như là sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, kể cả vi sinh; các thực liệu lấy từ nấm, vi trùng, vi rút và các nguyên sinh: Độc tố, nọc độc từ nguồn động vật hoặc thực vật gây hại cho động vật để chuẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho thủy sản nuôi trồng và xử lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản (Bộ thủy sản, năm 2002)

Chế phẩm sinh học còn có thể được gọi là Probiotic, Có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”(for life) và đã có nhiều ý nghĩa khác nhau trong những năm qua. Probiotic lần đầu tiên được sử dụng bởi Lilley và Stillwell vào năm 1965 để mô tả các chất tiết ra bởi một vi sinh vật dùng để kích thích sự tăng trưởng của vật chủ. Do đó, nó mang ý nghĩa là sự đối lập với “kháng sinh” nên vẫn chưa được đưa vào sử dụng và định nghĩa này cũng chưa được gọi là chính xác.

Một sản phẩm của chế phẩm sinh học

Năm 1971 Sperti định nghĩa Probiotic mô tả chất chiết xuất từ các lớp biểu ​​mô có thể dùng để kích thích sự tăng trưởng của vi sinh vật.

Đến năm 1974 Parker đã sửa lại định nghĩa về Probiotic, là “sinh vật và các chất của vi sinh vật, góp phần cân bằng lại vi khuẩn đường ruột”. Tuy nhiên, định nghĩa này sử dụng Probiotic nói đến vi sinh đường ruột nhưng lại bao gồm “chất” lại mang thêm một ý nghĩa rộng mà trong đó sẽ bao gồm cả thuốc kháng sinh.

Trong một nỗ lực để cải thiện các định nghĩa, đến năm 1989, Fuller đã định nghĩa lại Probiotic như ” Sự bổ sung thức ăn vi khuẩn sống trong đó có lợi ích ảnh hưởng đến vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng với vi khuẩn đường ruột của nó”.

Probiotic đã và đang được sử dụng khá hiệu quả để phòng bệnh cho người, gia súc, gia cầm trên cạn, làm phân bón vi sinh…. Tuy nhiên, việc sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi trồng thủy sản còn là một điều khá mới mẻ. Các chủng vi sinh vật và các sản phẩm lên men giàu các chất ngoại bào đã được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Mục đích của việc sử dụng chế phẩm sinh học là nhằm cải thiện và bổ sung chức năng của các vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của vật chủ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Nuôi gà nòi lai theo mô hình sinh học

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KNKN) Kiên Giang vừa phối hợp với các tổ kinh tế kỹ thuật và nông dân xây dựng mô hình nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học với tổng số 3.000 con.

Mô hình triển khai tại 2 huyện Châu Thành, An Biên và TX.Hà Tiên từ tháng 5/2014. 15 hộ nuôi thử nghiệm áp dụng phương thức nuôi trong chuồng bao lưới kết hợp với thả vườn để giảm chi phí đầu tư thức ăn. Nông dân tham gia được Trung tâm KNKN Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền giống, 30% tiền thức ăn.

Nuôi gà nòi lai theo mô hình sinh họcGà nòi lai nuôi theo hướng an toàn sinh học ở Kiên Giang.

Theo kỹ sư Lê Thị Lượt – Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm KNKN Kiên Giang – các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp giai đoạn đầu (nuôi trong chuồng), sau chuyển ra thả vườn và cho ăn kết hợp với lúa. Quá trình nuôi, đến nay chưa xảy ra dịch bệnh do thực hiện đúng quy trình, tiêm phòng theo lịch hướng dẫn. Kết quả ở một số điểm nuôi ban đầu cho thấy, tỷ lệ gà nuôi sống đạt 96%, khi xuất chuồng (2,5 – 3 tháng tuổi) đạt bình quần 1,4 – 1,5kg/con. Ứớc tính sau khi trừ chi phí, mỗi hộ nuôi lãi 3,2 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Thơm – ngụ ấp Xẻo Rô, xã Hưng Yên, huyện An Biên – cho biết, bước đầu cho thấy nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học dễ nuôi, thích ứng với môi trường. Đàn gà thả nuôi đợt đầu (200 con), gia đình đã thu về gần 6 triệu đồng tiền lãi. Nhận thấy nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học dễ nuôi, hiệu quả kinh tế khá cao, nhiều nông dân tiếp tục nuôi đợt hai với số lượng gấp nhiều lần đợt nuôi đầu.

Theo kỹ sư Lê Thị Lượt, mô hình này sử dụng chế phẩm Balasa trong xử lý môi trường. Nuôi bình thường như mọi khi, nếu không sử dụng chế phẩm này, người nuôi phải thay đệm lót trong vòng từ 2 – 3 tuần vì chuồng sẽ bốc mùi hôi khó chịu. Khi sử dụng Balasa trong đệm lót, gần 3 tháng vẫn không cần phải thay đệm lót, nhưng không hề thấy mùi hôi. Sử dụng Balasa còn giảm được chi phí vì không cần phải thay đệm lót thường xuyên.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam