Nuôi trùn quế làm giàu

Tình cờ anh Hồ Văn Tây, 39 tuổi, một chủ trang trại ở Diên Xuân (Diên Khánh, Khánh Hòa) học được nghề nuôi trùn quế từ một người bạn Việt kiều ở Úc. Và nghề nuôi trùn quế đã giúp anh làm giàu sau bao lần thất bại trong kinh doanh.

nuôi trùn quế làm giàu

Anh Tây đưa tôi đi xem trang trại nuôi trùn quế của anh trên một ngọn đồi nhỏ, bạt ngàn mía và cỏ voi thuộc thôn Xuân Nam, xã Diên Xuân. Hàng dãy nhà lá nối tiếp nhau chạy dài như một nhà máy lớn. Bên trong từng căn nhà, các ô nuôi trùn xếp bằng gạch, nối tiếp nhau dày đặc một màu đen toàn phân và phân. Một công nhân đang tưới giữ ẩm cho các ô nuôi trùn. Anh Tây chỉ vào một ô nuôi, hồ hởi: “Nuôi trùn rất thú vị, phân bò đưa vào đây chỉ trong 10 – 15 ngày, con trùn đã biến phân sống thành phân vi sinh, bón rất tốt cho cây trồng. Con trùn quả là một nhà máy chế biến tuyệt vời…”.

Được biết, phân trùn là chất dinh dưỡng tuyệt vời đối với cây trồng. Phân chuồng sau khi qua “công đoạn” xử lý của trùn đã trở thành thức ăn bổ dưỡng, rất dễ hấp thụ đối với cây trồng. Chính vì vậy, trang trại của anh bán rất chạy loại phân này. Hiện nay, nguồn thu nhập chính từ trang trại là bán phân trùn. Mỗi tháng trang trại có thể sản xuất từ 15 – 20 tấn phân trùn. Với giá bán hiện tại 2.000 đ /kg, anh Tây thu về một nguồn lợi không nhỏ. Anh Tây cho biết, thị trường tiêu thụ phân trùn rộng khắp, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, hiện nay trang trại không đủ sức cung cấp cho thị trường. Phân trùn có thể bón cho rất nhiều loại cây trồng: từ cây lương thực (lúa, màu), cây ăn quả (thanh long, cam, bưởi…), cây công nghiệp (cà phê, chè, tiêu, cao su…), đến cả cây cảnh; đây cũng là loại phân cao cấp không sợ bị lạm dụng. Dân trồng laghim ở Đà lạt (Lâm Đồng) rất thích tìm mua loại phân này. Để phát triển thị trường, anh Tây mua thiết bị chế biến phân, in bao bì (25 kg) và lập nhà kho để chứa phân.

Nuôi trùn quế rất đơn giản, sau khi đem phân bò về, lượm rác, sỏi đá, tạp chất; dùng thuốc xử lý vi khuẩn, mầm bệnh; đưa vào ô nuôi, tưới giữ ẩm và chờ ngày “ra” thành phẩm. Sản phẩm bao gồm: trùn quế (sinh khối) và phân vi sinh. Cả 2 đều có thể bán. Giá trùn quế sinh khối hiện tại 9.000 đ /kg, là thức ăn cao cấp của các loài tôm, cá, ba ba, heo, gà… Tuy nhiên, hiện nay việc bán sinh khối gặp khó khăn về đầu ra nên trang trại chủ yếu bán phân vi sinh và sinh khối cho các hộ có nhu cầu. Để có thức ăn cho trùn, mỗi tháng anh Tây mua khoảng 20 m3 phân chuồng, chủ yếu là phân bò ở các nơi về với giá từ 40 – 50 ngàn đồng /m3. Anh cho biết, tiền lãi nuôi trùn quế từ đầu năm đến nay đã lên tới 150 triệu đồng. Có thể nói, trùn quế là đối tượng nuôi kinh tế xếp đầu bảng, vượt xa các đối tượng nuôi khác trong nông nghiệp. Đến nay, anh Tây đã xây dựng được 10 trại nuôi, mỗi trại có diện tích 100 m2. Lượng sinh khối lên tới vài chục tấn. Để duy trì sản xuất, anh thuê 12 người giúp việc để nuôi trùn, trồng cỏ voi (1 ha) và chăm sóc đàn bò (70 con), thu nhập mỗi lao động từ 1 – 1,2 triệu đồng /tháng.

Được biết, ở nước ngoài, nghề nuôi trùn quế rất phát triển và con trùn được chế biến thành nhiều sản phẩm cao cấp như: trà trùn, biscuis trùn và phân trùn cũng là phân vi sinh cao cấp. Anh Tây cho biết, tổng vốn đầu tư vào trại trùn quế đến nay đã lên đến 500 triệu đồng nhưng anh rất tin tưởng vào tương lai của nghề này. Hiện tại, nhiều đơn vị trong đó có Công ty Cao su Việt Lào (Gia Lai) đang đặt vấn đề mua phân vi sinh của anh với số lượng lớn nhưng do khả năng còn yếu nên anh chưa dám nhận đơn đặt hàng vì sợ đáp ứng không đủ. Anh dự định sẽ mở rộng trại trùn lên 5.000 m2 để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ứng dụng cntt trong nuôi đà điểu

Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ là những mô hình thương mại điện tử quy mô, những website thiết kế phức tạp. CNTT trong nhiều trường hợp chỉ là việc sử dụng một vài máy tính với những phần mềm đơn giản nhất, nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các doanh nghiệp. Ứng dụng CNTT cũng không chỉ dừng lại trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong những toà nhà cao tầng ở trung tâm thành phố mà được áp dụng ngay cả trong trang trại chăn nuôi đà điểu.
                                     Ứng dụng CNTT trong nuôi đà điểu

Khoảng 700 con đà điểu giống được nuôi dưới chân núi Bà Nà. Công việc khó khăn là phải quản lí chặt chẽ loài gia cầm hay chạy và chạy rất nhanh này theo phả hệ, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lai tạo đà điểu đồng huyết thống gây thoái hoá giống. Tuy nhiên, khó khăn đó đã giảm đi nhiều khi việc quản lí bằng tay trên sổ sách được thay thế bằng cách quản lí trên máy tính… 2 chiếc máy tính, máy in và phần mềm Excel thông dụng đã giúp cho ông chủ và các công nhân tại trang trại của doanh nghiệp Minh Hưng ở thành phố Đà Nẵng bớt được nhiều phần việc so với cách làm thủ công.

Ông Trần Minh Đức, Giám đốc công ty cho biết: “Làm thủ công hết 6 người, riêng hệ thống kế toán thôi. Nhưng từ khi áp dụng CNTT vào thì tôi chỉ cần 2 người, mà sự nhầm lẫn lại giảm. Trước muốn tìm số liệu về một con đà điểu rất lâu, mà vẫn bị lộn. Nhưng giờ tra trên máy biết ngay nó ở khu nào, mã số gì, ở đâu, bố mẹ nó tên gì, sinh ngày nào, bấm máy lên là biết ngay”.

Ấp trứng, chăm sóc, quản lí đà điểu con cho đến khi trưởng thành… Sử dụng CNTT để quản lí cả quy trình liên hoàn đó cũng được ông chủ trang trại tính đến. Với đà điểu trưởng thành, việc quản lí càng được đặt ra chặt chẽ hơn, vì chúng thường có những biểu hiện bất thường. Và thế là những chiếc camera được lắp đặt để nâng cao hiệu quả của công tác theo dõi.

Ông Đức bổ sung: “Chúng tôi gắn camera để quản lí từng khu cả ngày lẫn đêm. Trung tâm quản lí sẽ theo dõi và gọi bộ đàm cho cán bộ kĩ thuật bên ngoài để xử lí theo từng ô chuồng. Ví dụ nếu thấy ở ô nào có con đà điểu biếng ăn hay có biểu hiện lạ, người ở trung tâm sẽ kiểm tra và báo cho kĩ thuật bên ngoài”.

Ban đầu, công ty Minh Hưng ứng dụng CNTT với 2 chiếc máy tính để bàn và phần mềm Excel đơn giản. Nhưng khi đàn đà điểu ngày càng gia tăng về số lượng, thì doanh nghiệp cũng nhận thấy phải quản lí phả hệ đà điểu một cách chuyên nghiệp hơn. Đơn hàng đã được đặt, và đàn đà điểu này sắp được quản lí bởi phần mềm chuyên nghiệp do một công ty phần mềm chuyên nghiệp viết.

Ông Harrison Li, Giám đốc thương hiệu các sản phẩm dành cho DN nhỏ, Tập đoàn Intel phân tích lợi ích từ việc ứng dụng CNTT: “Giả dụ tôi là một doanh nghiệp nhỏ, thì việc sử dụng một chiếc máy tính và những phần mềm thông dụng cũng là ứng dụng công nghệ thông tin. Ở mức độ đó, có thể tận dụng chiếc máy tính để quản lí sổ sách chứng từ, bảng biểu tài chính, kế toán. Nhưng nếu điều kiện tài chính cho phép, hay khi việc kinh doanh phát triển, thì nên ứng dụng CNTT sâu rộng hơn để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ví như với một phần mềm quản lí dữ liệu khách hàng chuyên nghiệp, bạn có thể biết ai là khách mua hàng nhiều nhất, ai là khách hàng lâu năm nhất, rồi nhận ra cả những khách hàng đã không còn mua hàng của mình trong một thời gian dài, từ đó có thể đưa ra những giải pháp một cách dễ dàng. Như với khách hàng tốt nhất thì phải có chế độ đãi ngộ, còn với người đã lâu không mua hàng thì phải tìm đến họ giải thích về những mặt hàng mới, chính sách giá mới, từ đó kéo họ mua hàng trở lại. Như vậy ứng dụng công nghệ thông tin cũng có thể theo nhiều cấp độ, tuỳ theo điều kiện tài chính và quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng ở cấp độ nào, doanh nghiệp cũng có lợi ích từ việc ứng dụng CNTT”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ghép thành công cà chua trái vụ cho hiệu quả cao

Các cán bộ kỹ thuật ở Phòng kinh tế Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Trung ương ứng dụng thành công phương pháp ghép cà chua lên gốc cà tím trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao.

                            Ghép thành công cà chua trái vụ cho hiệu quả cao

Kết quả bước đầu cho thấy, cà chua ghép trên gốc cà tím phát triển khỏe, thời gian sinh trưởng dài hơn so với cà chua không ghép. Năng suất cà chua ghép trái vụ đạt tới 35- 40 tấn/ha, chất lượng không thua kém cà chua trồng chuyên canh chính vụ.

Giá bán cà chua trái vụ cao hơn so với cà chua đông chính vụ từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/1 kg nên mỗi ha đạt giá trị từ 150 – 250 triệu đồng.

Đạt được kết quả này, các nhà chuyên môn đã kết hợp sử dụng gốc ghép cà tím giống EG 203 ghép với các giống cà chua VL 3500, VL 642, Savior trồng trái vụ vào tháng 7 và tháng 8; đồng thời áp dụng kỹ thuật gieo hạt cà tím, cà chua trong bầu.

Khi cây cà tím, cà chua cao 12 – 18 cm, có 3 – 4 lá thật tiến hành ghép. Dùng dao lam cắt vát cây cà tím, cây cà chua phía trên 2 lá mầm, dùng ống cao su giữ gốc ghép và ngọn ghép áp sát 2 mặt vát vào nhau.

Để cây sinh trưởng phát triển đưa cây ghép vào nhà che nilon để giảm bớt cường độ ánh sáng, giữ ẩm cho cây ghép bằng cách phun mù 2 tiếng một lần nếu trời nắng to.

Giữ cây ghép trong nhà một tuần. Khi vết ghép đã liền, đưa cây ra nhà có mái che sáng để cây quang hợp trong 3 – 4 ngày thì có thể trồng ra đồng.

Với phương pháp canh tác này đã hạn chế được bệnh héo rũ do vi khuẩn, hoặc chết héo do nấm ghép cà chua lên gốc cà tím.

Ngoài ra gốc ghép cà tím còn có khả năng chống ngập úng rất tốt, đặc biệt là cà chua trồng trái vụ, chất lượng quả của giống không thay đổi./.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi

Dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh: “Nhân rộng mô hình đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bắc Giang triển khai từ tháng 4/2011 đến nay trên địa bàn các huyện Yên Thế và Tân Yên đã mang lại nhiều lợi ích.

279 hộ gia đình ở các xã Đồng Tâm, Phồn Xương, Tân Hiệp của huyện Yên Thế và các xã Liên Chung, Liên Sơn của huyện Tân Yên được lựa chọn tham gia mô hình chăn nuôi lợn, gà sử dụng công nghệ đệm lót sinh thái.

Ngoài ra, cơ quan chủ trì dự án còn tổ chức tập huấn kỹ thuật làm đệm lót sinh thái, cấp chứng chỉ cho 30 cán bộ khuyến nông, thú y và các hộ nông dân; tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ đệm lót sinh thái cho 750 lượt người tham gia dự án.

Tại các xã Liên Chung và Liên Sơn Sơn của huyện Tân Yên, có 50 hộ dân đã tham gia mô hình chăn nuôi lợn thịt bằng đệm lót sinh thái với quy mô 1.000m2 chuồng nuôi.

Qua theo dõi, phân tích cho thấy, lợn nuôi trên đệm lót sinh thái tăng trọng tốt hơn, ít bị mắc bệnh và ít bị tái phát bệnh hơn so với lợn nuôi trên nền chuồng láng xi măng.

Nguyên nhân là do chăn nuôi trên đệm lót sinh thái đã tạo một môi trường có tiểu khí hậu tốt, trong sạch, không ô nhiễm; sự tác động của các vi sinh vật có ích trong đệm lót lên men đã gây ra sự ức chế và tiêu diệt đối với các vi trùng gây bệnh trong chuồng nuôi.

Chăn nuôi lợnChăn nuôi lợn

So sánh cụ thể với đàn lợn đối chứng, đàn lợn nuôi trên nền đệm lót sinh thái đã giảm hơn 1/2 số con bị mắc bệnh tiêu chảy, hầu như không có con nào bị mắc bệnh hô hấp, khả năng tăng trọng cũng tốt hơn.

Trong khi đó, mô hình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ bằng đệm lót sinh thái tại các xã Tân Hiệp, Đồng Tâm, Phồn Xương của huyện Yên Thế với quy mô 12.500m2 chuồng nuôi của 229 hộ tham gia cũng cho những kết quả khả quan.

Khi sử dụng nền độn lót lên men vi sinh vật, phân và chất thải được phân hủy thường xuyên, làm cho không khí chuồng nuôi sạch sẽ và khô ráo hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ nuôi sống của gà.

So với đối chứng, đàn gà chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái đã giảm khoảng 1/3 mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và một số bệnh khác.

Đánh giá về một số chỉ tiêu kỹ thuật và môi trường cũng cho thấy, hàm lượng khí thải NH3, H2S tại các chuồng nuôi gà, lợn bằng đệm lót sinh thái thấp hơn 2,67-3 lần so với chuồng nuôi không sử dụng nền đệm lót sinh thái, nhờ đó đã giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Ngoài những ưu điểm trên, chăn nuôi công nghệ đệm lót sinh thái còn giúp giảm khoảng 80% công lao động do trong suốt quá trình nuôi người chăn nuôi không phải dọn chuồng; giảm chi phí tiền điện, tiền mua thuốc thú y; không gây ô nhiễm môi trường chuồng nuôi cũng như môi trường xung quanh.

Chăn nuôi đệm lót sinh thái còn giúp giữ ấm cho vật nuôi vào mùa đông do vậy sẽ giảm chi phí tiền điện do phải sưởi ấm cho vật nuôi vào mùa đông; phân và nước tiểu của vật nuôi được xử lí ngay tại chuồng nuôi nên không phải xử lí phân mà sử dụng trực tiếp bón cho cây trồng.

Hiện tỉnh Bắc Giang có đàn lợn khoảng 1,2 triệu con và đàn gia cầm gần 16 triệu con.

Từ những kết quả đạt được của mô hình, thời gian tới tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục ứng dụng rộng rãi công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để góp phần nâng cao giá trị ngành chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Bảo vệ thực vật đã hoàn thiện công nghệ sản xuất sử dụng 7 chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng để phòng trừ dịch hại trên một số cây trồng nông-lâm nghiệp, có khả năng thay thế các loại thuốc hóa học độc hại.

Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại                                           Sản xuất chế phầm không độc hại

Bằng kỹ thuật công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất: Chế phẩm trừ sâu xanh, sâu khoang, sau tơ hại rau đạt 75-89% sau 10 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bacillus thuringienis (Bt) phòng trừ các loại sâu keo, sâu tơ, sâu khoang đạt hiệu quả sau 5-7 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bt sản xuất theo phương pháp lên men phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có các chế phẩm nấm côn trùng trừ sâu hại có hoạt lực diệt côn trùng cao; Chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại; Chế phẩm tuyến trùng sinh học trừ sâu hại cây trồng; Chế phẩm Momosertatin trừ sâu hại rau; Chế phẩm kháng sinh Ditacin có nguồn gốc từ xạ khuẩn và chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại cây trồng.

Trên cơ sở phát triển nghiên cứu của đề tài, các sản phẩm này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một số tỉnh thành phố mở rộng ứng dụng trong chương trình sản xuất rau an toàn, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cần Thơ.

Hiện nay, một số Chi cục Bảo vệ thực vật được ngành bảo vệ thực vật cho phép đưa vào sử dụng chế phẩm này trong sản xuất rau an toàn như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam, sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Các chế phấm bảo vệ thực vật sinh học sản xuất trong nước đã góp phần giảm lượng thuốc nhập nội khoảng 10 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho các công ty, đơn vị tiếp nhận công nghệ, chủ động về nguyên liệu, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, yên tâm sử dụng trên một số cây trồng như rau, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi cấy giống ngô có tính chống chịu mặn cao

                                         Nuôi cấy giống ngô có tính chống chịu mặn cao

Trung tâm dinh dưỡng thực vật thuộc Đại học Giessen, Đức tuyên bố vừa nuôi cấy thành công giống ngô mới cho năng suất cao đồng thời có khả năng chống chịu mặn rất tốt.

Những nghiên cứu trước đó cho thấy các giống ngô khác nhau sẽ có khả năng chống chịu mặn khác nhau.

Trong thí nghiệm lần này, các nhà khoa học đã tạp giao nhiều loại ngô có tính chống chịu mặn tốt và cuối cùng đã nuôi cấy thành công một giống ngô mới có tính chống chịu mặn rất tốt và cho năng suất cao.

Tại nhiều khu vực trên thế giới đặc biệt là những khu vực khô hanh, hiện tượng nhiễm mặn đã làm giảm đi sự màu mỡ của đất, gây ảnh hưởng đến các cây trồng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu này sẽ có lợi cho việc thúc đẩy công tác nghiên cứu đối với các cây trồng kinh tế khác trên các vùng đất nhiễm mặn./.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật mới nâng cao chất lượng súp lơ xanh

Súp lơ xanh nổi tiếng là loại “siêu thực phẩm” chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là công dụng chống ung thư. Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Illinois (Mỹ) đã tìm ra một phương pháp tự nhiên và rẻ tiền giúp kéo dài “thời hạn sử dụng” cho súp lơ xanh cũng như tăng cường nguồn dưỡng chất có lợi.

Đầu tiên, các chuyên gia xịt lên thân cây chất methyl jasmonate (MeJA – hợp chất báo hiệu thực vật vô hại) tại thời điểm 4 ngày trước khi thu hoạch. MeJA sẽ giúp tăng cường đặc tính chống ung thư của súp lơ bằng cách kích thích hoạt tính của gene có liên quan đến quá trình tổng hợp hóa sinh glucosinolate.

Kỹ thuật mới nâng cao chất lượng súp lơ xanhKỹ thuật mới nâng cao chất lượng súp lơ xanh

Đây là hợp chất thường có trong mô của súp lơ xanh cũng như thực vật họ cải bắp và đã được công nhận là tác nhân chống ung thư nhờ khả năng kích thích sản xuất các enzyme giải độc (giúp loại bỏ các chất gây ung thư khỏi cơ thể).

Mặc dù MeJA giúp tăng dưỡng chất của súp lơ xanh nhưng nó cũng có thể kích hoạt một mạng lưới gene trong cây giải phóng khí ethylene, khiến rau mau hư hỏng. Do đó, nhóm cũng phát triển thêm chất methylcyclopropene 1 (1-MCP) có đặc tính tương tự hợp chất tự nhiên trong thực vật nhằm tác động vào các protein nhạy cảm với ethylene, nhờ đó ngăn chặn hoặc làm chậm lại tốc độ thối rữa của súp lơ xanh.

Nhận xét về 1-MCP, trưởng nhóm nghiên cứu Jack Juvik cho biết: “Chất này rất rẻ và vô hại. Nó dễ bay hơi và biến mất khỏi sản phẩm sau 10 giờ”. Tuy nhiên, Juvik cũng lưu ý 2 hợp chất mới không phải là thuốc giúp loại bỏ hoặc phục hồi phần mô bị hư hỏng, mà chỉ là giải pháp bảo vệ tăng cường đối với loại rau củ này.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phát hiện cơ chế giúp thực vật sinh tồn trong thời tiết cực đoan

Thực vật có thể học cách “quên đi” những ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan.

Đây là khám phá mới hứa hẹn sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu trong quá trình chuẩn bị các biện pháp giúp vụ mùa và cây cối vượt qua các điều kiện thời tiết khắc nghiệt được cho là sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn trong tương lai.

Trong thông báo đưa ra ngày 4/8, giáo sư Barry Pogson đến từ Đại học Quốc gia Australia, cho biết nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm cho các mẫu thực vật vào môi trường có áp lực ánh sáng cao trong 60 phút sau đó lại cho ra hồi phục trong 60 phút sau đó.

Các loại áp lực thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của thực vật.Các loại áp lực thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của thực vật.

Kết quả cho thấy các mẫu thực vật này có khả năng tự phục hồi lại trạng thái bình thường như trước khi được đưa vào môi trường thử nghiệm để đảm bảo các chức năng sống như hấp thụ dinh dưỡng được tiếp diễn và sinh trưởng khỏe mạnh.

Nhóm nghiên cứu cũng thử nghiệm trong các môi trường áp lực cao khác và kết quả là các mẫu thực vật cũng có thể hồi phục một cách “thần kỳ” về trạng thái ban đầu.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sỹ Peter Crisp cho biết về cơ bản, thực vật có thể “phớt lờ” các điều kiện cực đoan bằng cách tự động “tắt” chức năng tiếp nhận thông tin từ các yếu tố gây áp lực như ánh sáng hay sức nóng. Đây là một trong những cách mà thực vật dùng để sinh tồn trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt và thay đổi liên tục.

Các loại áp lực thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của thực vật, có ảnh hưởng lớn tới lục lạp, một đơn vị chức năng quan trọng trong tế bào thực vật, có vai trò thực hiện chức năng quang hợp.

Các tác giả tin tưởng kết quả nghiên cứu này sẽ sớm giúp giới khoa học xây dựng các biện pháp cải thiện quá trình hồi phục cho các loại cây lương thực dễ bị tác động bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Hạt nano giúp tạo ra thực phẩm nhiều hơn nhưng giảm mức tiêu thụ nước và năng lượng

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy các hạt nano có thể là giải pháp cho việc tăng sản lượng lương thực trong tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng các tài nguyên từ môi trường.

Công nghệ nano đang nổi lên như là một giải pháp hứa hẹn giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thực vật.Hạt nano giúp tạo ra thực phẩm nhiều hơn nhưng giảm mức tiêu thụ nước và năng lượng

Với dân số thế giới dự kiến sẽ vượt quá 9 tỷ người vào năm 2050, các nhà khoa học đang “đau đầu” trong việc tìm ra các phương pháp mới để đáp ứng nhu cầu lương thực toàn cầu mà không gây áp lực lên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc đang ra sức kêu gọi đổi mới để giải quyết tốt mối quan hệ giữa 3 yếu tố thực phẩm – năng lượng – nước.

Công nghệ nano đang nổi lên như là một giải pháp hứa hẹn giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thực vật. Ý tưởng này là một phần của kế hoạch phát triển nền nông nghiệp chính xác, trong đó nông dân sẽ sử dụng công nghệ để điều khiển quá trình tưới tiêu, bón phân và hoàn thành các khâu khác trong chuỗi trồng trọt. Phương pháp canh tác này sẽ làm cho nông nghiệp phát triển bền vững hơn vì hạn chế được tối đa lượng chất thải ra môi trường.

Gần đây các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu, trong đó họ sử dụng phân bón được tổng hợp từ các hạt nano trong phòng thí nghiệm. Họ đã thành công trong việc sử dụng các hạt nano kẽm để thúc đẩy sự tăng trưởng và nâng cao năng suất của đậu xanh – một loại cây chứa nhiều protein và chất xơ được trồng khá phổ biến ở Châu Á. Các nhà khoa học tin rằng phương pháp này có thể làm giảm việc sử dụng các loại phân bón thông thường.

Cách làm này cũng sẽ giúp cho chúng ta bảo tồn được lượng khoáng sản tự nhiên, năng lượng (quá trình sản xuất phân bón tốn rất nhiều năng lượng) và quan trọng là sẽ giảm thiểu đáng kể việc ô nhiễm nguồn nước. Không những vậy, các thử nghiệm bước đầu còn cho thấy việc sử dụng phân bón có nguồn gốc từ các hạt nano còn giúp tăng giá trị dinh dưỡng của thực vật.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lai tạo thành công giống chè mới chất lượng cao

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã lai tạo thành công giống chè mới LDP2 có năng suất, chất lượng cao, thích ứng điều kiện của Việt Nam, tăng sức cạnh tranh sản phẩm chè trên thị trường.

Lai tạo thành công giống chè mới chất lượng cao

Hiện nay, giống chè mới này đã có diện tích khoảng 13.000ha và có mặt tại hầu hết các tỉnh trồng chè của Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An…

Tiến sỹ Đỗ Văn Ngọc, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết nhóm đã sử dụng phương pháp lai hữu tính, chọn đúng cặp bố mẹ kết hợp phương pháp chọn lọc cá thể để tạo giống mới, đồng thời sử dụng công nghệ nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành, đảm bảo tính thuần nhất của giống chè mới do Việt Nam tạo ra.

Giống LDP2 là giống được chọn từ cá thể lai giữa giống Đại Bạch Trà (mẹ) có nguồn gốc Trung Quốc với giống chè PH1 (bố) có nguồn gốc Assam Ấn Độ năm 1980. Sau hơn 10 năm nghiên cứu, trong đó trên 10 năm khảo nghiệm, giống LDP2 là giống có năng suất cao, chất lượng khá, có tính thích ứng rộng, thích hợp cho chế biến chè xanh, chè đen.

Đến nay diện tích giống LDP2 đạt trên 10.000ha, được người sản xuất đánh giá có nhiều ưu điểm và xác định là giống trồng thay thế giống cũ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè Việt Nam.

Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, năm 2009, diện tích chè cả nước gần 135.000ha, năng suất chè bình quân đạt 6,8 tấn/ha. So với năm 2000, diện tích chè mới có 80.000ha, năng suất 3,6 tấn thì đến nay diện tích đã tăng 1,68 lần và năng suất tăng 1,88 lần.

Việc phát triển giống chè mới đi đôi với mở rộng diện tích chè đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động vùng trung du và miền núi, nâng cao thu nhập, cải thiện và ổn định đời sống của người làm chè, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi. Người dân trồng chè không đốt rừng làm nương nên đã góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam