Kỹ thuật trồng hoa Tigon

Cây Ti gôn rất đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta, loài hoa mang hình dáng “trái tim vỡ” nhưng sắc hoa ti gôn thì lại đỏ thắm tươi tắn.Từng “trái tim vỡ” bé nhỏ kết thành chùm , hoa leo quanh hàng rào, hoa đong đưa đón nắng trên cao..thật là một loài cây cảnh đẹp, thêm một lựa chọn cho ta “xanh hóa” hàng rào ngôi nhà mình.

Hoa tigon

Cây Ti gôn có tên khoa học là Antigonon leptopus Hook.et Arn. Cây leo, thân gỗ, có củ mọc sâu trong đất. Thân mềm phân cành nhánh, dài, mềm, dáng rất đẹp. Đỉnh cành non dài, mọc vươn cao do có nhiều tua cuốn mảnh, đôi khi buông xuống. Hoa nhỏ bé xếp sát nhau thành một chùm dài, màu hồng nhạt, tươi, bóng, hoa ít khi nở xòe rộng, vì khi các cánh hoa mở hết là hoa bắt đầu rụng. Cụm hoa lại cho hoa nở dần từ gốc lên đỉnh, nên mùa hoa kéo dài (gần như quanh năm) và chùm hoa luôn có nụ ( hoa đẹp khi còn nụ). Nụ hoa hình tim có 3 cạnh.

Dưới đây là kỹ thuật trồng hoa xin gửi đến bà con.

Đất trồng

Hoa tigon được trồng trong chậu, đất trong chậu phải tốt, nhiều mùn, được xử lý sâu bệnh, nấm bệnh, độ Ph=7. Thành phần đất được cấu tạo như sau: 7 phần đất thịt, 2 phần rác mục, 1 phần cát + Nito, Photpho, Kali. Một loại đất khác có thành đơn giản và phổ biến hơn cũng thường được dùng để trồng hoa tigon bao gồm các thành phần sau: phân chuồng hoai mục 25%, đất màu 50%, tro trấu 25%, phân vô cơ 1%. Người trồng hoa có thể mua các loại thành phần này ở các nhà vườn. Kỹ thuật trồng hoa tigon được chia ra phân biệt làm hai cách.

Cách trồng hoa tigon

Cách thứ nhất là trồng bằng hạt hoặc cây con. Người trồng hoa sẽ cuốc, xới lỗ trên đất rồi gieo hạt hoặc đặt cây con xuống lỗ. Sau đó, lấp kín đất và tưới nước nhẹ làm ẩm. Chưa hết, để bảo vệ cây và để cây vườn đẹp, cần phải làm giàn bảo vệ.

Cách thứ hai là áp dụng phương pháp giâm cành. Người trồng cây cần chọn 1 cành già và um tùm, nếu có nhiều nhánh là tốt nhất đem về nhà. Sau đó chọn chỗ đất ẩm ướt và nhiều chất dinh dưỡng để đào 1 hố nhỏ nhỏ và cắm cành đó xuống. Khâu tiếp theo khá đơn giản, chỉ cần lấp đất lên, vùi hơi cao và tưới nước nhẹ làm ẩm.

Kỹ thuật chăm sóc sau khi trồng hoa tigon

Muốn có một giàn hoa tigon đẹp, người trồng hoa phải lưu ý chăm sóc kỹ, tưới một lượng nước vừa đủ mỗi ngày bởi nếu mới trồng mà tưới quá nhiều nước, hoa sẽ bị thối rễ và thối cành. Mỗi ngày tưới nước cho cây hai lần, cây phải được che mát trong bóng râm. Sau một tháng, mỗi ngày chỉ cần tưới nước cho cây một lần là đủ. Tưới cây trong chậu nên tưới vào buổi sáng hoặc lúc mát trời. Luôn chú ý đừng để cát đất đọng trên lá.

Dàn hoa tigon khi được chăm sóc kỹ

Sau khi trồng 10 ngày, cần xới váng cho gốc cây, vì cây hoa tigon chuộng đất xốp, màu mỡ, thoát nhiệt tốt, nên sau đó 20 – 25 ngày, tiếp tục làm cỏ, xới xáo 1 lần để cây sinh trưởng tốt. Những cây trồng dài ngày trong chậu cần phải bón thúc 2 – 3 lần, phân hoai phải được rải quanh gốc với liều lượng như sau: phân chuồng hoai: 0,5 – 1,5 kg/chậu, phân vô cơ: 2 – 4g/chậu (N-P-K).

Phải luôn chú ý chăm sóc, để ý, khi cây ra hoa, nụ thường có nhiều loại côn trùng phá hoại, cần phát hiện và xử lý ngay. Như vậy, mọi người sẽ có một giàn hoa đẹp, thơ mộng mà không tốn quá nhiều công sức, hoa tigon cũng là một cách để trang trí không gian nhà đẹp và lãng mạn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sung ra quả

Cây sung là một cây trong tứ quý, được tin tưởng đem đến may mắn, sung túc cho chủ nhà. Dưới đây là những kỹ thuật trồng cây sung ra quả vào mùa Tết.

Kỹ thuật trồng cây sung cảnh, hay sung bonsai không khó, nhưng để ra quả nhiều, đẹp đúng dịp tết thì cần một vài kinh nghiệm như sau:

Đặc điểm sinh trưởng

  • Bộ rễ rất khỏe và ăn sâu chịu được ngập úng vì vậy có thể trồng ở bờ ao, nơi gần nước hoặc trên các hòn non bộ.
  • Quả tự ra trên các cành già hoặc thân cây có khả năng hình thành hạt gieo mọc thành cây con.
  • Để sinh trưởng và phát triển, sung yêu cầu điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới, song có tính chịu hạn và khô cũng như lạnh khá cao. Khi bị khô hạn hoặc lạnh các điểm sinh trưởng của thân, cành được bao bọc bằng các lá vảy và do đó tăng sức chịu đựng của cây. Vì vậy, cây sung phân bố rất rộng, đặc biệt ưa ẩm cả về đất lẫn không khí, phát triển tốt ở nơi có nước và độ ẩm cao, như ven hồ, sông ngòi hoặc trong bồn chậu non bộ.
  • Là cây ưa sáng song sinh trưởng kém khi ánh sáng gay gắt, cường độ ánh sáng thấp khi đó lá mỏng, ít phân cành và các cành nhánh phân dài. Sung không kén đất, thích hợp với nhiều loại đất miễn là đất không bị khô hạn.

Cây sung cảnh

Kỹ thuật trồng

Đất trồng cần chọn những đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những đất có khả năng giữ nước kém. Tốt nhất nên trồng sung những nơi có nước, trên hòn non bộ. Chọn các cây con có chiều cao từ 15 – 20cm để trồng. Trước khi bứng cây con trồng nếu có lá non cần cắt bỏ lá này, lấp đất đến cổ rễ cây, tưới giữ ẩm 1 – 2 lần trong 1 tuần.

Chăm sóc cho cây sung

  • Cây sung là cây dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để có một cây sung đẹp, phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, vì vậy có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây.
  • Để cho thân cây sung mau lớn, ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9 – 10 hàng năm.
  • Cây sung không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1 – 2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.

Cách làm lá sung nhỏ lại


Kỹ thuật trồng cây sung bonsai lá nhỏ đẹp cũng rất dễ dàng

Lá cây sung nhiều khi phát triển to quá, không phù hợp với các loại bonsai, lúc này cần có kỹ thuật để lá cây nhỏ lại. Để cho lá cứng, già đều, lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, để lại phần cuống, một vài ngày sau, cuống lá sẽ rụng hết, lúc đó ngưng tưới nước. Một tuần sau, lá mới sẽ nhú ra, lúc này, tuyệt đối tránh nước, lá non khi thiếu nước sẽ nhỏ và đanh lại. Đến lúc toàn bộ lá trên cây đã già, có màu xanh thẫm mới bắt đầu chăm bón tưới nước bình thường.

Kích thích cây sung ra quả

  • Có thể kích thích cây sung ra quả bằng cách ngừng tưới nước 15 – 20 ngày, vặt bỏ lá. Sau khi cây ra được một đợt lá mới, tiếp tục chăm sóc, cây sẽ ra nụ hoa và ra quả (sau khoảng 3 tháng). Cách này thường được làm từ tháng 6 – 8, mùa quả sẽ cho vào cuối năm.
  • Kích cây ra quả bằng cách dùng dao, khía vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra, như vậy cây sẽ mau cho ra quả hơn. Nếu cây trồng trong chậu, nên thay sang chậu to hơn, bổ sung phân vi sinh, ngưng tưới nước, sau 2, 3 tháng cây sẽ ra lá và quả mới.

Lưu ý:  Sau mỗi đợt cây ra quả và rụng đi sẽ để lại cùi hoa bám vào thân, không được tỉa hay cắt bỏ vì chính những vị trí đó, quả sung của đợt mới sẽ mọc ra. Nếu muốn đợt quả mới mọc ở chỗ khác mới nên cắt tỉa cùi hoa này, quả sung sẽ mọc ở những chỗ mới nơi thân đủ già.

Theo khoahoc.tv được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Chăm sóc quất sau thời gian chơi Tết

Chăm sóc quất trong thời gian chơi Tết

Mỗi ngày dùng bình bơm nhỏ, loại có dung tích 0,5-1,5 lít phun hoặc dùng tay rẩy nước sạch lên tán lá 1-2 lần, tưới đủ ẩm cho gốc quất, đảm bảo lá vẫn tươi và rụng ít sau đợt chơi tết.

Chăm sóc sau khi chơi Tết

Trước khi trồng lại 10 ngày

Dùng sản phẩm siêu ra rễ phun ướt đẫm tán lá, tưới ướt đẫm gốc cây. Sau 10 ngày xử lý, bộ rễ cây quất đã được phát động, các rễ mới được hình thành. Dùng tay vặt 1/2 đến 2/3 số lá trên cây, tiến hành trồng, tưới ẩm như những cây quất giống bình thường.

Quất thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp đối với đất trồng cây quất là 5 – 6.

Chăm sóc cây quất sau mùa Tết

Hố trồng cần bón 1 – 2kg phân vi sinh hoặc 3 – 5kg phân chuồng hoai mục để bón lót. Đất trồng cần lên líp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng từ 4 – 6m, mương khoảng từ 20 – 30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và thậm chí có thể chết.

Chăm sóc

Khoảng 5 – 7 ngày, người trồng cần xới xáo quanh gốc (cách gốc 30cm) cho đất tơi xốp và tưới hoặc bón phân khoáng (mỗi gốc bón 0,5-1kg NPK (12:5:10) cách gốc 30cm cho quất nhanh phát triển cành lá, có thể tưới, bón thêm nước hoặc phân chuồng hoai mục cho quất tốt bền và giảm sâu, bệnh hại.

Dùng phân hữu cơ vi lượng bón thay phân chuồng kết hợp với nước tăng trưởng vườn sinh thái phun lướt qua (nồng độ 5ml/15 lít nước khi lá non nhiều và 5ml/10 lít nước khi lá già, lá bánh tẻ) khoảng 15 – 20 ngày/lần, lá quất dày, xanh, quả to, mập chín màu sắc tươi đẹp lâu rụng, cây quất khoẻ mạnh chống lại sâu, bệnh hại tốt.

Tạo tán, tạo thế

Có thể tạo thế mới hay duy trì thế sẵn có đã tạo từ năm trước. Người tạo tán, tạo thế phải tìm hiểu qua tài liệu, thực tế sản xuất, nắm được hình dạng cơ bản của từng loại thế thì mới thành công.

Khi cắt tỉa tạo thế chú ý phải dùng dao, kéo sắc chuyên dùng, tiến hành công việc vào những ngày nắng ráo. Việc tạo thế cần làm định kỳ 7 – 10 ngày/lần.

Tạo tán, tạo thế cho cây quất

Tạo quả, lộc cho cuối năm

Cần đảo quất vào trung tới hạ tuần tháng 5 dương lịch. Trước khi đảo quất, tưới đủ ẩm, dùng đầm sắt hay gỗ đầm xung quanh gốc (cách gốc 20 – 30cm) cho phần đất đó liên kết với nhau, hạn chế nứt, vỡ bầu khi đào, đánh.

Bầu to hay nhỏ phụ thuộc vào cây, vào đường kính tán, đường kính chậu định bứng trồng sau này. Đầu tiên dùng cuốc, thuổng moi đất xa cách gốc 60 – 100cm, đào rãnh sâu 40cm, rộng 20cm, sau đó tỉa bỏ bớt đất đến đường kính bầu đã định, trong quá trình bỏ bớt đất, ta chặt bỏ các rễ quá to (đường kính > 1cm) không quấn quanh bầu được, còn các loại rễ nhỏ, mềm dài đem quấn quanh bầu, dùng dây nilon buộc chặt rễ qua gốc.

– Nếu định để trên tán chỉ có một loại quả chín: Để cây vừa đánh bầu vào nơi râm mát, tránh mưa to làm rã hỏng bầu, trong 10-20 ngày, khi nào các lá héo rụng gần hết (80-90% lá rụng) đem trồng lại và chăm sóc bình thường, cây sẽ ra hoa kết quả đồng loạt vào tháng 7 – 8, chín vào tháng 1 – 2 dịp Tết Nguyên đán.

– Muốn có tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có lộc hoa, sau khi đánh bầu đảo quất: Cần để trong bóng mát 7 – 10 ngày sao cho tán cây héo rụng bớt 1/2 lá, đem trồng lại. Khi cây kết quả ở lứa hoa đầu và lứa hoa thứ hai (tháng 6 – 8), ta vặt bớt 1/2 lượng quả, cắt ngọn non, vặt 1/2 số lá bánh tẻ, bón thúc phân đạm + kali hoặc nước tăng trưởng vườn sinh thái cây lại tiếp tục ra hoa, kết quả, phát lộc những lứa sau, cuối năm sẽ được cây trên tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có hoa và lộc non như ý muốn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

 

Phân biệt cây mật gấu nam và cây mật gấu bắc

Cây mật gấu là thảo dược tự nhiên được biết đến như một trong những vị thuốc quý của dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn cây mật gấu đúng chuẩn, chất lượng cũng như cách dùng, công dụng của loại dược liệu này đang trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bà con một cái nhìn toàn diện nhất về loại cây mật gấu.

Nhiều người cứ nghĩ rằng cây mật gấu có hai loại là mật gấu nam và mật gấu bắc. Cái tên mật gấu nam mà mọi người hay gọi chỉ là do địa điểm trồng mà ra, thực chất nó chính là kim thất tai (cây lá đắng). Cây mật gấu Bắc và kim thất tai thực tế là 2 loại, công dụng điều trị cũng như sử dụng cũng khác nhau, do đó chúng ta cần biết phân biệt để áp dụng cho đúng tình trạng bệnh của mình, tránh nhầm lẫn dẫn tới việc điều trị không hiệu quả.

Sự khác nhau giữa cây mật gấu nam và bắc

Cây mật gấu chính là cây hoàng liên ô rô, mọc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một loại cây thân gỗ thuộc họ hoàng liên cao khoảng 1,5m trở nên. Chính vì thế, loài cây thân mềm, lá đắng như mọi người vẫn hay gọi là mật gấu nam thực chất là không đúng. Cách phân biệt cũng như hoạt tính 2 loại này như sau:

Cây kim thất tai (cây lá đắng)

  • Tên gọi khác: cây lá đắng, săm gan, mật gấu nam bộ, cây cơm kìa, cây bầu đất, thiên đắc địa hồng… Trung Quốc còn gọi là Nam Phi Diệp.
  • Đặc điểm nhận biết: Cây nhỏ thân thảo, mềm giống như cây dâu tằm, dạng bụi, cao từ 1 – 2m, cành thẳng, gốc phân nhánh. Lá kim thất tai có đường kính khoảng 2 – 4cm, mềm mại, có lông tơ, phiến lá dày răng cưa, đầu lá nhọn, to và hơi tù, cuống lá dài khoảng 2cm, khi già lá nhẵn bóng. Hoa kim thất tai mọc ở đầu cành thành từng chùm.
  • Bộ phận sử dụng: Lá cây. Lá cây kim thất tai có vị đắng nên thường được gọi là cây lá đắng. Dân gian thường dùng lá cây để nhai sống chữa bệnh, nấu canh hoặc pha trà uống. Vì thuộc họ Cúc nên lá kim thất tai có tác dụng tiêu viêm, phong ngứa, tiêu thũng, bình nhiệt…
  • Hỗ trợ chữa bệnh: Đau nhức buốt lưng, sưng đau do trật đả, đau thần kinh do phong thấp, sưng đau, đau vai gáy, bệnh trĩ, viêm gan, mát gan, mỡ máu, giã rượu, mẩn ngứa… Nhiều người truyền tai nhau hình ảnh tờ báo nói cây lá đắng trị tiểu đường, nhưng thực tế chưa có nhà nghiên cứu nào chứng minh công dụng này, vì thế tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh để lại tác hại không may.

Cây kim thất tai 

Hoàng liên ô rô

Lâu nay, cây mật gấu Bắc vẫn bị nép vế hơn so với kim thất tai, cũng bởi những thông tin sai lệch trôi nổi trên mạng. Nhưng chính xác thì, hoàng liên ô rô mới thực chất là cây mật gấu chuẩn. Hiện nay, mật gấu Bắc chủ yếu được tìm thấy và trồng tại các vùng núi cao của phía Bắc như Lai Châu, Sơn La và một số viện dược liệu Hà Giang, Cao Bằng.

  • Tên gọi khác: Vì có tác dụng như vị hoàng liên, lá lại răng cưa như ô rô nên các nhà nghiên cứu đã đặt tên loài cây này là Hoàng liên ô rô, nhưng dân gian quen gọi với cái tên mật gấu Bắc hơn. Tên khoa học là Mahania annamica Gagne.
  • Đặc điểm nhận biết: Là loài cây thân nhỏ, cao khoảng 3 – 4m, thân gỗ màu vàng, cành không có gai. Lá cây mật gấu Bắc rất dễ nhận biết, dạng kép hình lồng chim sẻ, mọc so le dài 20 – 40cm, đầu sắc nhọn, có 2 gai ở phía cuống lá, cuống tròn rộng 25 – 40mm, dài khoảng 7 – 10cm, mỗi bên có khoảng 4-8 răng… Hoa mọc thành cụm, màu vàng nhạt, phân cành phía dưới. Quả mọng màu xanh, hình cầu.

Theo nghiên cứu thì một cây hoàng liên ô rô có khoảng 0,3% ancaloit (bao gồm becbamin, oxyacanthin, magnoflorin, jatrorrhizin, panmatin, becberin…). Quả cũng chứa jatrorrhhizin và berberin. Rễ chứa neprotin và umbellatin. Riêng thân cây có 0,35 – 2,5% becberin, chính vì thế thân cây đem lại nhiều dược tính có lợi và thường được sử dụng nhất.

  • Bộ phận sử dụng: Khác với kim thất tai, mật gấu Bắc sử dụng thân cây là chủ yếu. Tính đắng và mát của hoàng liên ô rô sẽ công vào 4 kinh thận, can, phế, vị… giúp thanh nhiệt, giải độc, làm se, tiêu viêm.

Cây hoàng liên ô rô

 

Như vậy có nghĩa kim thất tai và mật gấu không phải là một, mỗi loại lại cho công dụng riêng. Nói thế không có nghĩa cây kim thất tai mà mọi người hay gọi là cây mật gấu Nam không tốt, ngược lại nó cho hiệu quả chữa bệnh đáng nể. Tuy nhiên, việc phân biệt là vô cùng cần thiết, chúng ta nên gọi cho chính xác để tìm mua và sử dụng đúng cách.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Dùng cây mật gấu lợi hay hại?

Đặc điểm của cây mật gấu

Cây mật gấu hay hoàng liên ô rô, hoàng bá gai (danh pháp khoa học: Mahonia bealei) là loài thực vật có hoa thuộc họ Hoàng liên gai được xuất hiện lần đầu vào năm 1875.

Cây bụi lớn, có thể cao đến 8m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ có thể dài đến 50cm, có từ 4-10 cặp lá chét đính ở 2 bên. Hoa tự chùm mọc ở đầu cành, màu vàng nhạt, chùm hoa có thể dài tới 30cm.

Cây mật gấu (Hoàng liên ô rô)

Quả chín hình cầu hoặc hình trứng có kích thước 1,5 cm, màu xanh khi chín có màu tím đậm.

Hoàng liên ô rô phân bổ chủ yếu ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).

Thành phần hóa học của cây mật gấu

Trong thân cây mật gấu có từ 0,35 đến 2,5% becberin. (Becberin là thành phần để chế thuốc chống đi ngoài phân lỏng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa).

Công dụng của cây mật gấu:

– Mật gấu vị đắng, có tác dụng mát gan, giải độc, hạ men gan
– Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, viêm gan C
– Tác dụng điều trị chứng và da do bệnh gan
– Tác dụng giã rượu rất tốt
– Phòng và điều trị sỏi Mật
– Giảm đau lưng, điều trị bệnh xương khớp
– Lá cây mật gấu nam còn có tác dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh thoát vị địa đệm và bệnh xương khớp rất tốt.
– Tác dụng tiêu mỡ bụng
– Điều trị viêm đại tràng, bệnh đường ruột

Cây mật gấu khi chín có màu tím

Độc tính và tác dụng phụ

Những thử nghiệm thực tế trên động vật cho thấy, hoàn toàn không có sự khác biệt giữa động vật được và không được uống dịch chiết từ cây mật gấu.

Thử nghiệm này đánh giá về mô học của tim, gan, thận. Trọng lượng cơ thể, các chỉ số về máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… Từ kết quả cho thấy rằng, độc tính của cây mật gấu chưa được ghi nhận trên thực nghiệm.


Sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao có thể gây ra tác dụng phụ

Tuy nhiên, việc sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao cũng có thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Các tác dụng phụ thường gặp như hạ huyết áp, táo bón.

Cách sử dụng cây mật gấu

Có nhiều cách sử dụng cây mật gấu, nhưng đơn giản và hiệu quả nhất ta thường dùng hai cách sau:

– Dùng cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày. Chúng ta chỉ cần sử dụng lá hoặc thân cây mật gấu tươi rửa sạch, cho vào ấm đun sôi với nước theo tỉ lệ 20 g/1 lít nước. Sau 15 phút, nhấc xuống để nguội và dùng như nước uống hằng ngày.

– Dùng cây mật gấu ngâm rượu. Đem thân cây mật gấu rửa sạch, chẻ nhỏ rồi phơi khô. Sau đó cho vào ngâm với rượu trong bình. Khi rượu chuyển sang màu vàng đậm thì có thể sử dụng. Tùy theo nồng độ mà người dùng có thể pha loãng hay uống trực tiếp.

Cây mật gấu đem ngâm rượu

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng hoa lay ơn cho ra nụ quanh năm

Điều kiện cần thiết khi trồng hoa lay ơn

Ngày càng nhiều người chọn hoa phong lan để trang trí nhà dịp Tết Nguyên đán. Nhưng để hoa phong lan nở đúng những ngày này thì cần phải có quy trình các bước kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan khoa học. Dưới đây là một vài phương pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan cho những ai yêu thích trồng loài hoa này.

Giống lay ơn thích hợp trồng trên các chân đất phù sa, đất thịt nhẹ, tốt nhất trồng trên chân đất được luân canh với lúa nước. Khí hậu mát mẻ, với nhiệt độ khoảng 18-25°C nên trồng vào cuối tháng 8 – 11 Độ pH thích hợp từ 6 – 6,5. Bạn nên trồng trên đất thịt, giàu chất dinh dưỡng và bằng phẳng, thoáng.

Đối với đất để trồng được hoa lay ơn thì bạn nên cày bừa thật kỹ và làm sạch cỏ dại. Bạn cũng nên chọn đất ở có gần nguồn nước và khu vực nắng tốt cũng như là là thoát nước tốt để trồng hoa.

Chọn giống hoa phong lan

Nếu bạn trồng hoa phong lan để chơi trong những ngày Tết Nguyên đán hay giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm.

Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22 – 27°C, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5 – 5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Sau đó, bạn có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

Làm đất trồng hoa lay ơn

Đối với đất để trồng được hoa lay ơn thì bạn nên cày bừa thật kỹ và làm sạch cỏ dại. Bạn cũng nên chọn đất ở có gần nguồn nước và khu vực nắng tốt cũng như là là thoát nước tốt để trồng hoa

Vệ sinh đất:

+ Chuẩn bị chân ruộng, bơm nước vào ngập 2 lần, sau đó để khô rồi cày.

+ Bón vôi cho đất: 80 – 100 kg/công, rắc đều sau đó xới xáo đều một lượt.

+ Thông thường trồng lay ơn trên hàng đơn để dễ chăm sóc.

+ Lên liếp: chiều rộng x chiều dài = 0.8 m x chiều dài vườn (ruộng)

+ Khoảng cách giữa các liếp 50 cm.

+ Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 25 cm x cây cách cây 20 cm

+ Độ sâu trồng củ: 10 cm

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lay ơn

Sau khi bạn làm đất xong thì ban nên tiến hành trồng cây và sau quá trình trồng  được 1 tuần thì bạn thấy cây bắt đầu mọc khỏi mặt đất, và mỗi một củ thì sẽ mọc lên một cây và cũng có một số ít củ có thể mọc thêm dược nhiều hơn nữa và như vậy thì chất dinh dưỡng sẽ không được tập trung vào cây chính thì bạn nên tỉa bỏ chúng đi để nhằm tạo điề kiện để cho cây chính cỏ đủ chất dinh dưỡng để nuôi thân cây phát triển

Chọn những củ hoa lay ơn có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất

Lưu ý: Tỉa bỏ mầm phụ, để lại mầm chính để tập trung nuôi một dảnh hoa. Khi cắt mầm phụ tránh làm bật củ.Trong quá trình phát triển của cây lay ơn chúng ta nên xới ba lần:

– Lần 1: khi cây được 2 lá chúng ta bắt đầu xới. Lưu ý nên xơi nhẹ tránh đụng mạnh vào cây, sau khi xơi kết hợp có những nhánh cỏ chúng ta vun vào gốc để giữ cho cây phát triển thẳng.

– Lần 2: khi cây được 4 lá tiến hành vun xới lần hai. Kết hợp bón thúc lần 1: Đạm 5kg, Kali 7kg trộn đều rồi bón cho từng hàng cây.

– Lần 3: khi cây được 6 lá tiến hành vun xới lần 3. Kết hợp bón thúc lần 2: Đạm 5kg, Kali 7kg trộn đều rồi bón cho từng hàng cây.

Cách chăm sóc tưới nước cho cây lay ơn

Đối với cây lay ơn thì bạn nên trồng ở nơi có thể tưới được nhiều nước. Khi cây ra được từ 5-7 lá thì nhu cầu nước của cây là khá lớn. Nếu như cây thiếu nước thì cây sẽ mọc lá không đều và ảnh hướng đến sự phân hóa của hoa,sẽ dẫn đến hoa ngắn hơn và ít hoa. Bạn cũng nên tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho cây.

Tưới nước cho hoa lay ơn

Một số loại sâu bệnh và cách diệt trừ

– Bệnh trắng lá: do nấm Septoria sp. gây ra. Thường gây hại trên lá già hoặc lá bánh tẻ, ban đầu vết bệnh chỉ như mũi kim chân, sau đó lan dần. Sử dụng Anvil 5 SC để phun phòng trị.

– Bệnh thối xám: do nấm Sclerotinia sp. gây ra, vết bệnh lúc đầu màu nâu vàng, gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh thối nhũn (không có mùi), bệnh làm thối lá, vàng lá và thân. Sử dụng Daconil 500 SC để phun phòng trị. Hoặc sử dụng Benlate để xử lý củ lay ơn với nồng độ 2‰ trong thời gian 30 phút để phòng bệnh thối xám

– Bệnh héo vàng: do nấm Fusarium sp. gây ra, bệnh thường xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ cây hoa, thường có màu nâu làm khô tóp gốc thân.

– Bệnh héo vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn gây nên, làm thối gốc rễ. Vết bệnh có hình bất địng, ủng nước, lá cây héo rũ. Cần vệ sinh vườn sạch, chọn những chân đất cao, khô ráo dể trồng hoặc có thể sử dụng Streptomicin 100 – 150 ppm để phun phòng ngừa.

Thu hoạch

Khi cây hoa có 1-2 búp hé nở ở dưới cùng, dùng tay bóp thử dưới thân thấy xốp mềm là thu hoạch được. Dùng kéo hoặc dao cắt cành dài từ 50-80cm và trừ lại thân cây 2-3 lá để nuôi củ giống sau này. Cắt xong nên bọc lại từng bó nhỏ, dùng giấy báo hoặc túi nhựa PE bọc kín lại hoa rồi để vào trong bóng tối và nơi khuất gió. Hoa tươi rất lâu, đôi khi người ta không cần vẩy nước vào hoa, khi cắm hoa vào bình dùng kéo cắt bớt ít cuống phía dưới, chỉ khoảng nửa giờ sau hoa tươi trở lại và dần dần nở hết.

Thành quả sau khi thu hoạch

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kinh nghiệm cho hoa mai nở đúng dịp Tết

Làm thế nào để hoa nở đúng vào dịp Tết? Đó là câu hỏi thường trực của các nhà vườn, bởi hoa nở đúng Tết đồng nghĩa với sẽ được giá bán.

Mưa, nắng và gió là những điều mà người trồng hoa mai quan tâm hơn cả. Chỉ một sự thay đổi của thời tiết, rất có thể khiến cho cả vườn mai, nguồn thu nhập chính vào dịp Tết của nông dân cũng sẽ thay đổi.

1. Biện pháp tuốt lá

Cây mai và một số loại cây khác sẽ trổ hoa khi được tuốt bỏ hết lá già. Trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh sẽ nở rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu.

Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.

Một vấn đề đặt ra là làm sao xác định được thời điểm tuốt lá để vỏ trấu bung ra đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch.

Thứ nhất: Căn cứ vào hình dạng mầm hoa. Mầm hoa hay còn gọi là “nút”, phát sinh từ nách lá vào khoảng tháng 5 – 6, kích thước lớn dần đến tháng 12 âm lịch. Mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng sẽ có hình dạng như quả trứng, với 2 – 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì tuốt lá cách Tết từ 13 – 14 ngày.

Mầm hoa chưa phát triển đầy đủ có dạng hình thoi nhọn, với 3 – 4 vỏ trấu bao bên ngoài, tuốt lá trước ngày 15 tháng 12 âm lịch để mầm có thời gian phân hóa.

Thứ hai: Căn cứ vào diễn biến của thời tiết. Điều kiện nắng tốt, nhiệt độ không khí cao làm quá trình ra hoa diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, điều kiện lạnh khiến quá trình này chậm lại.

Thứ ba: Căn cứ vào sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá xanh tốt thường có quá trình ra hoa chậm. Do đó, cần tiến hành tuốt lá sớm hơn. Mỗi giống mai có đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên thời điểm tuốt lá cũng khác nhau: Mai cam, mai 100 cánh nở hoa sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai huỳnh tỷ nở sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai trắng nở trễ hơn mai giảo 1 – 2 ngày.

Vì vậy, đối với những cây mai ghép nhiều giống, khi tuốt lá phải chọn những giống trổ muộn tuốt lá trước, giống trổ sớm tuốt lá sau.

2. Xử lý cho mai ra hoa sớm

Thấy lá mai đã già, nhưng nụ mai còn hơi nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 – 12 tháng Chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.

Trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm: Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu. Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh. Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc. Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm. Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm. Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 – 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 – 3 ngày. Sử dụng hóa chất, thời điểm sử dụng sau khi tuốt lá 2 – 3 ngày.

Một số chế phẩm thường dùng là Methyl Parathion, hay Monitor, Miracle-gro, Yogen, HVP, Aron, Decamon… liều lượng 10 – 20 ml/bình 8 lít nước, phun 1 lần là hoa mai, sẽ nở ngay.

3. Xử lý cho mai ra hoa muộn

Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trường hợp này nên tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp hãy tuốt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hoặc phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ. Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.

Trường hợp chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát. Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ. Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám (rễ nhỏ).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách giữ hoa lay ơn tươi trong ngày Tết

Xin chia sẻ đến bà con các bước giữ hoa lay ơn tươi trong ngày Tết:

1. Trước khi cắm hoa phải xúc rửa bình thật sạch bằng xà bông rồi phơi khô ngoài nắng, nhất là những bình hoa đã cũ và thường cắm những loại hoa có thân cành mềm dễ gây thối nước như hoa huệ, thược dược,… Sau mỗi lần thay nước cũng phải xúc rửa bình thật sạch.

Hoa lay ơn được cắm hoàn chỉnh trong bình

2. Cắt xéo vết cắt để tăng cường bề mặt hút nước cho cành hoa, đồng thời khi cắm mặt cắt không bị áp sát đáy bình, cành hoa hút nước dễ hơn.

Cách cắt hoa lay ơn

Nguồn: Internet

3. Nếu cắt hoa từ trên cây, nên cắt dài cuống cành hoa một chút để trước khi cắm vào bình bạn có thể cắt bỏ phần gốc của cành hoa khoảng 3 – 5cm (nơi có cột không khí trong ống mạch cản trở việc hút nước của cành hoa). Khi cắt bỏ đoạn gốc cành hoa phải nhúng cả gốc cành vào trong nước hoặc đưa gốc cành vào vòi nước đang cháy để cắt, sau đó cắm nhanh cành hoa vào bình. Làm như vậy nước trong bình sẽ tiếp xúc trực tiếp được với cột nước trong các ống mạch của cành hoa, tạo thành một cột nước liên tục chuyển đến các bộ phận của cành hoa giữ hoa tươi lâu hơn.

4. Sau khi rời khỏi cây mẹ, yêu cầu đầu tiên của cành hoa là nước, vì thế sau khi cắt phải cắm ngay cành hoa vào nước càng sớm càng tốt, để cành hoa luôn ở trong trạng thái trương nước, nếu không cành hoa dễ bị héo do chúng vẫn tiếp tục thoát hơi nước nhưng không được bổ sung nước. Nếu tình trạng thiếu hụt nước kéo dài, cành hoa sẽ không có khả năng tươi trở lại, hoặc nếu có tươi trở lại được thì cũng yếu sức, mau tàn.

5. Phải sử dụng nước sạch để cắm hoa (có thể dùng nước ấm khoảng 38 – 40oC, vì nước ấm vận chuyển vào cành hoa nhanh hơn), không dùng nước có chứa nhiều Calcium, Magnesium. Nước có Fluor có thể hủy hoại mô lá, hoa, nếu nguồn nước có chứa Fluor phải chứa vào trong xô, chậu dự trữ chờ một vài ngày cho hóa chất này bay hết mới dùng để cắm hoa. Phải thay nước bình hoa hằng ngày, khi thay nước phải rửa sạch cuống hoa, nhất là phần cắm ngập nước. Nếu nhà đã có sẵn máy sục khí Ôzôn để rửa rau quả thì tốt nhất là nên dùng nước đã xục khí Ôzôn (sau khi sục khí Ôzôn nước đã được tiệt trùng, rất sạch) để cắm hoa, hoa sẽ tươi lâu hơn)

Những bình hoa lay ơn được cắm hoàn chỉnh

6. Trước khi cắm cắt bỏ bớt là phía dưới, không để lá bị ngập trong nước gây thối làm cho nước nhiễm khuẩn, vi khuẩn bám xung quanh gốc cành không những gây thối gốc cành, làm cho nước bị nhiễm khuẩn mà còn làm cho dòng nước hút vào trong cành bị chặn lại.

7. Mỗi khi thay nước nên cắt bỏ phần bị thối ở gốc cành. Không nên để nước trong bình quá nhiều, chỉ để vừa đủ cắm ngập gốc cánh khoảng 3 – 5cm, vì việc hút nước chủ yếu được thực hiện ở chỗ vết cắt. Nếu cắm ngập sâu gốc cành dễ bị vi khuẩn gây thối. Có thể sử dụng một vài loại hóa chất như nước Javel, Sulfat đồng, thuốc tím,…(nồng độ 0,05 gram/lít) để ức chế vị sinh vật gây thối, hoa sẽ tươi lâu hơn.

8. Không đặt bình hoa ở chỗ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào (như cạnh cửa sổ), dưới mái tôn nóng, ở những chỗ thường có gió lùa, dưới quạt trần hoặc trên mặt tivi, radio…vì hơi nóng sẽ làm giảm tuổi thọ của hoa. Không khí nóng, gió làm cành hoa bị mất nước nhanh, trong khi chúng không kịp để bổ sung sẽ làm hoa bị héo, nhanh tàn. Vào buổi tối trước khi đi ngủ, nên đưa bình hoa vào phòng lạnh, chỗ mát hoặc ngoài sân để chúng “hứng sương”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật xử lý quất cảnh chín đúng dịp Tết

Cây quất (miền Nam gọi là cây tắc) thường được chọn làm cây cảnh trong những ngày Tết. Do vậy, ngoài việc trồng bình thường, phải biết xử lý để cây cho trái và chín vào đúng dịp Tết, vừa để trưng Tết vừa bán được giá.

Thời vụ trồng:

Quất được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới (chiết cành) tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa.

Đất trồng:

Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp là 5-6.

Cách trồng:

Có thể trồng quất trực tiếp trên đất, nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu… Trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu.

– Đất trồng cần lên liếp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng 4-6m, mương khoảng 1-1,5m. Mặt líp phải cao hơn mương nước từ 20-30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và có thể chết.

– Quất cần nhiều ánh sáng, chịu ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 20-24oC. Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ, tránh để đất khô, quất sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần.

– Quất không trồng bằng hạt vì dễ biến dị, cây chậm ra quả, do vậy, trồng mới nên áp dụng phương pháp chiết cành.

Cách chiết:

Cũng giống như cam, quýt, cần chọn cành khoẻ, mọc xiên, tiến hành khoanh vỏ, để khô 4-5 ngày, quấn rơm đã nhào với đất bùn ướt, bên ngoài cần bao một lớp nilon có đục lỗ thoát nước. Nên tiến hành chiết vào tháng 3-4, những tháng đầu mùa mưa.

Bón phân:

Cần bón phân cân đối cho quất, bón lót, bón thúc cho hợp lý cây mới phát triển tốt và cho bông trái nhiều.

– Bón lót trung bình một gốc cần 20-25kg phân chuồng hoai, rác mục.

– Bón thúc dùng phân NPK (16-16-8), trung bình 0,3-0,5kg/gốc/năm, chia 2 lần, bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng. Để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt cần phun thêm phân bón lá, 15 ngày phun 1 lần.

Phòng trừ sâu bệnh:

Nên chọn cành chiết từ cây mẹ khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để đảm bảo cho cây con sau này khoẻ mạnh, khả năng phát triển tốt, đậu quả nhiều.

Quất thường dễ bị bệnh trong trường hợp thiếu phân, nước, ánh sáng và pH không phù hợp…

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và loại bỏ cây bị bệnh vàng lá để tránh lây lan sang cây khác.

Nếu trồng quất cảnh phải phun ngừa bệnh theo định kỳ, cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sunfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại như vẽ bùa, rệp mềm, rệp sáp, sâu đục thân… cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Tribon, Bi58… để phòng trị. Tuỳ vào mức độ phá hoại của côn trùng mà phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần theo liều lượng ghi trên nhãn bao thuốc.

Xử lý cho trái chín đúng dịp Tết:

Quất ra trái quanh năm, nên phải điều chỉnh sao cho trái chín vào đúng dịp Tết. Cách làm như sau:

– Đến khoảng tháng 6-7 âm lịch bắt đầu thăm chừng thường xuyên vườn quất, phát hiện cây nào có trái phát triển mạnh thì đào bứng cây lên, rồi phơi nắng nhẹ độ 10 ngày, sau đó tỉa bỏ bớt cành lá cho cây gọn nhẹ rồi đem trồng lại (đảo quất, đánh quất). Nếu trồng trong giỏ, chậu, chỉ cần vặt hết trái, giảm tưới nước tối đa.

– Đến giữa hoặc cuối tháng 8 âm lịch, chuẩn bị cho cây ra hoa, kết trái và làm sao cho trái chín vàng vào dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn này cần cung cấp cho quất đầy đủ phân bón, nước, cây sẽ xanh tốt, cho trái nhiều và đảm bảo trái sẽ chín vàng vào đúng Tết.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật trồng hoa cúc vụ Tết

Hoa cúc có tên tiếng Anh là Asteraceae, có nghĩa là ngôi sao. Theo quan niệm phương đông, ngày tết trong nhà có những chậu hoa cúc đẹp nhất sẽ mang lại cho gia đình may mắn và sung túc.

Để có được một chậu hoa cúc đẹp cần áp dụng những quy trình kỹ thuật sau:

Chuẩn bị đất trồng hoa cúc

Đất phù hợp để trồng hoa cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm.

Độ pH phù hợp trên đất trồng cúc từ 6-6,5. Nếu trồng hoa cúc trên đất trũng, ẩm thấp, bí, đất chua, dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vậy trong đất, quá trình phân giải chất hữu cơ chậm thì bộ rễ kém phát triển. Điều này ảnh hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng, sinh trưởng phát triển kém.

Cuốc đất và phơi ải 1 tuần, sau đó lên luống và tiếp tục làm nhỏ đất trên mặt luống sao cho đất tơi xốp, để quá trình phát triển của cây thuận lợi. Sau đó, san mặt luống bằng phẳng rồi tiến hành bón lót cho đất. Phân được giải đều trên mặt luống và dùng cuốc trộn đều phân với đất.

Nếu muốn trồng hoa cúc vào chậu thì có thể trộn giá thể trồng theo công thức:  ½ đất phù sa +  ¼ phân chuồng + ¼  xơ dừa.

Ngoài ra, nên phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh trong giá thể trước khi trồng.

Đất được cày sâu, phơi ải và bừa kỹ, lên luống cao 20-30cm, bón phân lót khoảng 15-20 ngày trước khi trồng. Nên bón nhiều phân chuồng sẽ làm cho đất thêm thuần thục, cải tạo được kết cấu của đất, giúp cho cây bền lâu, chất lượng hoa tốt hơn.

Thời vụ trồng hoa cúc

Hoa cúc trồng được quanh năm, và được trồng vào những tháng sau:

Vụ Xuân Hè: Trồng tháng 3,4,5 để có hoa vào tháng 6,7, 8.

Vụ Thu: Trồng tháng 5,6,7 để có hoa bán vào tháng 9, 10, 11.

Vụ Thu Đông: Trồng tháng 8, 9 để có hoa bán vào tháng 12, 1.

Vụ Đông Xuân: Trồng tháng 10, 11 để có hoa bán vào tháng 2, 3.

Chuẩn bị giống hoa cúc

Sử dụng các giống cúc mới được chọn tạo, nhập nội của Đài loan, Hà Lan, Nhật Bản hợp thị hiếu người tiêu dùng gồm cúc cành (có nhiều bông) và cúc đơn (cây chỉ 1 bông) như: Vàng Đài Loan, vàng hè, HL1, CN42, CN43, CN93, CN98… Với cây con khi đem trồng phải cao 5-6cm, có 6-10 lá (nuôi cấy mô); cây giâm cành phải cao 7-8cm, có 6-8 lá. Cây giống phải đồng đều, không bị nhiễm bệnh và mang đầy đủ đặc trưng của giống.

Kỹ thuật trồng hoa cúc

Sử dụng cây hoa cúc để giâm cành với chiều cao khoảng 5- 7cm, có 5-7 lá, đường kính thân 0,2cm, rễ dài 0,5-3cm, số rễ nhỏ hơn 4cm. Khoảng cách trồng đối với loại cúc 1 bông là 15cm x 12 cm, cúc hoa trung bình thân bụi là 10cm x 30cm và cúc hoa nhỏ là 50cm x 60cm.

Nên trồng vào những ngày râm mát, trước khi trồng tưới nước cho mặt luống đủ ẩm (75%), sau đó dùng dầm để đào hốc, trồng xong dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc và phủ gốc bằng mùn rơm rồi dùng ôdoa tưới nước đẫm mặt luống.

Trong trường hợp trồng cúc vào chậu thì tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau mà lựa chọn số cây để trồng trong chậu cho phù hợp.

Chậu có kích thước 30x 15x 20cm ( chiều cao x đường kính đáy x đường kính miệng chậu) có thể trồng 5 cây/chậu.

Khi trồng cúc, đầu tiên cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 – 15cm (tính từ mép chậu).

Kỹ thuật bón phân cho hoa cúc

Khối lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ cần 1 tấn phân chuồng đã hoai mục, 10 kg urê, 30 kg supe lân, 10 kg Kali clorua, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai.

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 supe lân + 1/3 kali. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 đợt. Có thể rạch hàng 2 bên hàng cây, giữa 2 hàng cây để rắc phân kết hợp xới xáo và tưới nước hoặc hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh, phun sương…

Kỹ thuật chăm sóc hoa cúc

Phải thường xuyên làm cỏ xới xáo và vun luống. Việc xới xáo, vun quanh gốc chỉ cần khi cây cúc còn nhỏ.

Khi cây đã trồng 40 ngày nên hạn chế xới xáo, chỉ tiến hành nhổ cỏ.

Tưới rãnh cho hoa cúc nên tưới ngập 2/3 rãnh trong 1 – 2 giờ để nước ngấm vào luống sau đó rút nước ra. Tuỳ theo tình trạng độ ẩm của luống hoa có thể 7 – 10 ngày tưới 1 lần.

Đối với cách tưới mặt, nên dùng ô doa tưới nhẹ trên mặt luống cho đến khi đạt độ ẩm bão hoà trong đất, cách tưới này phải thường xuyên và phụ thuộc vào độ ẩn của luống hoa.

Ngoài ra, với mỗi giống hoa cúc lại có cách bấm ngọn, tỉa cành khác nhau.

Sau khi trồng 15 – 20 ngày bấm ngọn để lại 3 – 4 cành hoa đối với giống cúc có hoa lớn. Đối với các giống hoa cúc nhỏ, dạng thận bụi, bấm ngọn 2- 3 lần:

Lần 1 sau khi trồng 15 – 20 ngày, Lần 2 bấm ngọn sau lần 1 khoảng 15 ngày, Lần 3 sau lần 2 khoảng 15 ngày.

Người trồng hoa phải thường xuyên bấm, tỉa cành và các nhánh không cần thiết. Đến thời kỳ ra hoa cần bấm những nụ phụ, chỉ để lại nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa.

Kỹ thuật đặc biệt khi trồng hoa cúc trái vụ

Xử lý ánh sáng ngày ngắn để thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và ra hoa bằng cách mỗi ngày che 3-4 giờ vào thời gian từ 16 đến 19 giờ hàng ngày. Thời gian che liên tục trong 15 ngày, cúc sẽ phân hóa mầm hoa và ra hoa theo ý muốn.

Dùng bóng điện loại 100W treo cách ngọn cây hoa cúc khoảng 50-60cm (luôn thay đổi chiều cao dây treo bóng theo độ lớn của cây) với mật độ 1 bóng/10m2. Hàng ngày chiếu sáng từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, chiếu sáng liên tục trong thời gian khoảng 1 tháng sẽ làm cho cây không phân hóa mầm hoa và nở sớm.

Thu hoạch hoa cúc

Trước thu hoạch 7-10 ngày nên tưới dung dịch phân lân và kali ở nồng độ thấp cho cây: 30 kg P205 + 30 kg K20 cho 1ha, đồng thời phun thuốc diệt trừ sâu bệnh.

Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng dao, kéo sắc cắt riêng các cành hoa có 2/3 số cánh đã nở cách mặt đất 5-10cm.

Xử lý hoa trước khi đóng thùng bằng cách nhúng gốc cành vào dung dịch STS (Silver thiosulphate) 1% cho hoa được tươi lâu, bảo quản được trên đường vận chuyển. Xếp các bó hoa vào thùng carton hoặc hộp xốp với kích thước 120 cm x 60 cm x 60 cm. Mỗi thùng xếp 15 bó khoảng 1.200 cành.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam