Lai tạo giống nho mới chất lượng cao ở Ninh Thuận

Việc tạo ra một giống nho chất lượng cao, sinh trưởng phát triển nhanh, chống chịu được hạn hán, sâu bệnh, nhiều trái, trái to ngon…đã giúp tăng thu nhập cho người dân.

Mới đây viện nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (Ninh Thuận) đã nghiên cứu, lai tạo và đang triển khai trồng thí điểm giống nho mới NH 01-152.

Sự vượt trội về khả năng thích nghi với khí hậu, năng suất và giá thành, giống nho mới này đã mở ra triển vọng về khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao thu nhập cho người trồng nho tỉnh Ninh Thuận.

Qua đánh giá, khảo nghiệm, giống nho NH 01-152 thể hiện nhiều tính trạng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái nắng hạn của tỉnh, có khả năng chống chịu tốt các đối tượng sâu bệnh, có thể nở hoa và đậu quả rất tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thời gian từ cắt cành đến thu hoạch khoảng 4 tháng, trong điều kiện thâm canh tốt cho thu hoạch 20 đến 25 tấn/ha, mỗi năm 2 vụ.

Hiện nay, giống nho ăn tươi NH01-152  được thương lái thu mua tại vườn với giá trên 70 ngàn đồng/kg, cao gấp 3 lần giá nho đỏ quả tròn.

Từ kết quả đạt được, từ năm 2013 đến nay, Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Viện nghiên cứu bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình “Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao quy trình thâm canh giống nho mới NH 01-152 theo hướng VietGap” cho nông dân trồng nho tại các địa phương trong tỉnh.

Nguồn: Vũ Trọng. nhà báo của tờ thời báo kinh doanh. Đã kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Cây Nho và Du Lịch Sinh Thái.

Với xu thế hiện đại hóa công nghiệp hóa đã dần làm mất đi diện tích cây xanh xung quanh chúng ta từ đó du lịch sinh thái ra đời nhằm đưa con người gần gũi với thiên nhiên hơn.

Vài năm trở lại đây, trên địa bàn Tỉnh Ninh Thuận đã đưa một số loại hình mới phục vụ hoạt động du lịch. Trong đó, mô hình trồng nho gắn với du lịch sinh thái đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nho và mở ra hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế ở địa phương.

Để đưa mô hình du lịch sinh thái vườn nho phát triển, thì cần một số lượng lớn người dân trồng nho theo mô hình nhà vườn thích hợp cho du lịch. Bên cạnh đó cần sự giúp sức của các cơ quan địa phương, nhằm tuyên truyền quảng bá, quản lý cây nho và các sản phẩm từ nho đến tay người tiêu dùng.
Đồng thời, thành lập tổ hợp tác chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm nho phục vụ khách tham quan, đẩy mạnh việc kết nối các tour du lịch đến các điểm trồng nho ở địa phương…

Đưa ra những bằng chứng khoa học về nguồn dinh dưỡng và tác dụng của nho nhằm thúc đẩy du lịch.

Tăng cường sức đề kháng.

Chống lão hóa, tốt cho tim mạch, có tác dụng thải độc tố… từ lâu nho đã được chứng minh là một loại quả chứa nhiều chất bổ có lợi cho sức khỏe.

Cứ 100g thịt quả nho sẽ cho 71 calo, 10 – 12g đường dễ hấp thụ, 11mg vitamin C ( 18% nhu cầu hàng ngày). Nếu chỉ nhằm cung cấp sinh tố C từ nho thì mỗi ngày phải ăn khoảng 500g. Thịt quả nho ăn dễ tiêu, giải khát, thông tiểu và lợi mật. Trong quả nho có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do. Vì vậy ăn nho giúp con người trẻ lâu, làm giảm nếp nhăn, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại virus. Ngoài ra trong quả nho còn chứa nhiều đường gluco và fructose dễ hấp thụ, các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tác dụng thải độc.

Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này. Vì vậy, nếu có điều kiện, mỗi tuần bạn nên ăn nho một lần để làm sạch cơ thể. Nho là loại quả giàu năng lượng nên rất tốt cho trẻ em, thanh thiếu niên, người chơi thể thao – những người cần nhiều năng lượng.

Tác dụng làm đẹp.

Nghiền nát 10 trái nho chín đã tách hạt trộn đều với 2 thìa sữa chua không đường, 1 thìa nước ép cà rốt tươi, 1 thìa dầu dừa được 1 hỗn hợp đồng nhất. Thoa hỗn hợp này lên mặt kết hợp massage nhẹ nhàng trong 30 phút rồi rửa mặt sạch với nước lạnh vừa có tác dụng dưỡng ẩm làm đẹp da vừa giúp da se khít lỗ chân lông cực kỳ hiệu quả.

Đắp mặt nạ bằng nho chín giúp làm đẹp da.

Mặt nạ nho chín + sữa tươi giúp dưỡng trắng da, sử dụng 2 thìa nho chín nghiền nhuyễn tộn đều với 3 thìa sữa tươi không đường và một vài giọt chanh tươi rồi massage nhẹ nhàng lên da, thưc gian 20 phút sau đó rửa mặt sạch với nước ấm, thực hiện đều đặn 2-3 lần/ 1 tuần làn da bạn sẽ trắng mịn, hồng hào lên sau mỗi lần thực hiện.

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam.

Nho rừng của “lão nông khùng” ở Tây Ninh khác gì với trái giác?

Cùng có điểm chung là những loại cây dại, nhưng cây nho rừng và cây giác là hai loại hoàn toàn khác biệt nhau từ hình dạng đến đặc điểm sinh trưởng.

Tuy hình dạng bên ngoài của hai cây khác nhau nhưng người dân vẫn hay gọi cây giác là cây nho rừng nên mới gây nên sự nhầm lẫn này.

Cây giác

Cây nho rừng

“Người Campuchia ai cũng biết trái này là nho rừng nhưng ở trong nước thì người biết người không. Từ hình dạng của thân, lá, hoa, quả đã có khác biệt rõ rệt. Đến đặc điểm sinh trưởng cũng khác nhau hoàn toàn”, ông Thông chủ vườn nho rừng nổi tiếng ở Tây Ninh khẳng định.

Lá cây giác

Lá cây nho rừng

Ông Thông kể, cây giác vốn có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Đã có doanh nghiệp chế biến và kinh doanh rượu trái giác. Còn giống nho rừng này được ông đem từ các vùng biên giới Việt Nam, Campuchia, Thái Lan… về trồng.

Hoa cây giác

Hoa cây nho rừng

Trái giác ra từng chùm nhỏ, quả dẹp. Nho rừng cho từng chùm nặng trĩu, có khi nặng đến 5kg. Cây giác đưa dinh dưỡng trực tiếp lên nuôi thân cây, lá, quả. Nho rừng tích trữ dinh dưỡng trong củ, 1 năm sau mới trổ hoa, kết nụ.

Image associée

Quả giác

Quả nho rừng

Đặc tính cây nho rừng vào mùa khô tự lụi dần. Từ tháng 2 âm lịch, khi trời chuyển mưa, cây nứt đất đâm chồi mới mọc lên. Nho rừng mỗi năm có trái một lần. Từ lúc đem giống về đến hôm nay thu hoạch, ông đã mất 2 năm. Cây giác chỉ chừng vài tháng là có trái.

Tóm lại, mỗi loài đều có những đặc điểm sinh học cũng như công dụng khác nhau. Hi vọng qua bài viết trên mọi người có thể phân biệt được hai loài cây này.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Nho đắt nhất Việt Nam 4 triệu đồng/kg. Có nên mua?

Nho đen Nhật – một trong những loại trái cây nhập khẩu đắt nhất thị trường hiện nay. Nho đen Nhật có hương vị thơm ngon, hợp khẩu vị, vỏ bám chặt vào thịt, rất khó bóc rời. Đây là loại nho không chỉ được đánh giá cao nhất về giá trị tại Nhật Bản, mà ở Trung Quốc cũng xem là loại nho cao cấp nhất.

Nho đen Nhật đặc biệt đến mức nào?

Nho đen nhập khẩu từ Nhật Bản được xem là loại quả đắt đầu bảng hiện nay trong nhóm những trái cây nhập khẩu bán trên thị trường. Thời gian cao điểm có giá lên tới 4 triệu đồng/kg (theo bảng giá của một hãng kinh doanh hoa quả tại Hà Nội).

Vậy loại quả này có thành phần dinh dưỡng như thế nào và có tác dụng gì với sức khỏe? Đây là câu hỏi của rất nhiều người, bởi ai cũng muốn biết, bỏ số tiền lớn như vậy để mua, liệu có “đáng đồng tiền bát gạo” không?

Nho đen Nhật Bản là giống nho được trồng chủ yếu tại Nhật, cho thu hoạch vào khoảng tháng 3 hàng năm. Giống nho này còn được trồng nhiều ở Vân Nam, Trung Quốc và nhiều nơi khác ở Châu Âu và Mỹ.

Đặc điểm của loại nho này là chín sớm, không có hạt, độ ngọt cao, ít chua, hương vị thơm đậm, thịt nho mọng, cứng vừa phải, không mềm như nho Châu Âu hoặc nho Mỹ.

Quả nho đen Nhật khi chín

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của nho đen Nhật đối với sức khỏe

Nho vốn dĩ là một trong những loại hoa quả có chứa rất nhiều dinh dưỡng bổ ích cho sức khỏe con người, trong đó bao gồm một số giá trị dinh dưỡng nổi trội như sau:

  • Nho đen Nhật chứa một loạt các chất dinh dưỡng đa dạng. Hàm lượng đường khoảng 10% -30%, chủ yếu là glucose. Chứa lượng lớn axít giúp hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi, tốt cho cả lá lách và dạ dày.
  • Hàm lượng khoáng chất, canxi, kali, phốt pho, sắt và các vitamin B1, B2, B6, C và P, nhiều loại axit amin thiết yếu, giúp làm giảm các chứng bệnh do suy nhược thần kinh, mệt mỏi.
  • Loại nho này nếu được sấy khô, hàm lượng đường và sắt sẽ tương đối cao, có lợi cho phụ nữ, trẻ em trong việc phòng ngừa thiếu máu.
  • Theo phân tích của Đông y, nho đen có tính bình, có tác dụng bổ gan thận, ích khí huyết, khai thông dạ dày, tốt cho quá trình bài tiết và thuận lợi hơn trong tiểu tiện. Nho có vị ngọt dịu và chua nhẹ của nho đen có tác dụng làm ấm áp và mềm mại đường tiêu hóa.
  • Nho đen Nhật không chỉ có giá trị cao như một dược liệu, mà còn được dùng như một loại thực liệu để chữa đau đầu chóng mặt, đánh trống ngực, thiếu máu não. Mỗi ngày uống 2-3 lần với một lượng vừa phải rượu nho đen sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt.
  • Nếu không uống rượu nho thì có thể chế biến cành cây nho khô đen bằng cách dùng khoảng 15g cành phơi khô, đun nước uống để chữa bệnh nôn ói trong thai kỳ.
  • Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, nho còn có tác dụng phòng chống và loại bớt nguy cơ gây ung thư.

8 lợi ích của nho đen Nhật

(Nguồn: Soha.vn)

  • Nho đen Nhật đặc biệt là ở chỗ, khiến người thưởng thức cảm nhận được giá trị cao khi ăn về độ ngon ngọt trong khẩu vị. Được xem là một món quà quý trong biếu tặng và bài trí trong nhà, vừa tạo cảm giác đẹp khi ngắm nhìn, vừa ngửi được mùi thơm thoảng nhẹ trong phòng. Không những thế, trồng một giàn nho nhỏ trong vườn nhà, tạo cảnh quan sống động, lãng mạn và tràn đầy cảm hứng cho môi trường sống.
  • Cùng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp ngày càng tăng, nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng cũng thay đổi. Vì vậy, một lượng lớn nho được làm thành nước ép các loại, và những món ăn dinh dưỡng từ nho, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của virus.

Tóm lại, nho đen Nhật là một loại hoa quả rất đáng mua nhất hiện nay với giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. “Đầu tư” có lợi nhuận như vậy thật không uổng phí mặc dù giá cả khá mắc.

Tổng hợp từ Farm tech Viet Nam

 

Quy trình kỹ thuật trồng cây Nho Đỏ (Phần 2).

Chăm sóc nho thời kỳ kinh doanh. 

Kiến thiết hầm nho. 

Khi cây nho bước vào thời kỳ kinh doanh thì ổn định kiểu hầm nho theo kiểu hầm nổi như sau:  Vị trí cây nho, vị trí bón phân tưới nước.

Làm cỏ, xới hầm. 

Thường làm cỏ xới hầm để giúp đất được thông thoáng. Một năm nên xới hầm 1 lần để tạo bộ rễ mới. Thường tiến hành sau thu hoạch quả.

Thời vụ cắt cành. 

Không nên cắt cành trong vụ mưa .Nên cắt cành chỉ 2 vụ/năm:
Vụ Đông Xuân: Cắt tháng 11 – 12 , Vụ Hè Thu:  Cắt tháng 3,4 (DL).

Kỹ thuật cắt cành. 

Vị trí cắt chừa lại 6-12 mắt, tuỳ theo chiều dài, đường kính, sự hóa gỗ của cành và tùy theo mùa vụ/năm. Tốt nhất 8-10 mắt. Khi mật độ cành thấp thì nên cắt cành 5 tháng tuổi. Khi mật độ cành vượt quá 8 cành/m2, thì phải cắt cành 10 tháng tuổi vào vụ Đông để hạn chế mật độ cành trên giàn.

Cắt và rửa cành. 

Tiến hành cắt cành khi cây nho đang ở trong tình trạng khỏe (kiểm tra thực địa: rễ trắng nhiều, ngọn nho ra lá mới, độ lớn cành và đang hoá gỗ…)
Cắt cành xong phun thuốc rửa cành, để hạn chế mầm bệnh cho vụ sau và thu gom cành, lá nho đi tiêu hủy.

Cột cành, tỉa chồi nách. 

Ngay sau khi cắt cành phải dùng dây buộc cành và phân chia lại số cành, cho rải cành đều trên giàn, tiến hành loại bỏ thường xuyên những cành yếu. Duy trì mật độ cành vừa phải 6-8 cành/m2. Cột cành 2 lần trước khi hoa nở, kết hợp tỉa bỏ bớt chồi nách trên cùng 1 cành.

Tỉa trái. 

Cần tỉa trái sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, giúp cho trái to và tạo điều kiện cho chùm nho được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
Nên tỉa trái sớm khi trái kích cở bằng hạt bắp (đường kính khoảng 7 mm) và tỉa lập lại sau đó 15 ngày. Nên tỉa trái đều 4 phía chùm quả.

Tưới nước. 

Khi trời nắng: từ 5-7 ngày tưới một lần. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây.
Khi trời mưa: tìm cách thoát nước càng nhanh càng tốt.

Bón phân cho nho thời kỳ kinh doanh ( tính cho 1 sào trên 1 vụ nho). 

Phân hữu cơ sinh học (HCSH) chuyên dùng cho nho có thành phần:  N -P2O5 – K2O là 5-3-4 , liều lượng sử dụng là: 400 kg. Vôi CaCO3: 100 kg.

Đợt 1: Sau khi thu hoạch xong vụ trước. 

100 kg vôi CaCO3.
Bón 130 kg phân HCSH.
Bón phân bằng cách rải đều trong luống nho, sau đó dùng cuốc xới nhẹ chôn vùi phân vào đất, tưới nước ngay. Bón phân tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời.

Đợt 2:  Trước cắt cành 10-12 ngày. 

Bón 120 kg phân HCSH.
Bón bằng cách cuốc lỗ cách nhau khoảng 20 cm, sau đó lấp đất lại tưới nước hoặc rãi đều trong hầm, sau đó dùng cuốc xới nhẹ, lấp phân rồi tưới nước.

Đợt 3:  10-15 ngày sau khi đậu trái xong. 

Bón 150 kg Phân HCSH.
Cách bón phân giống như trên.
Các chế phẩm phân bón lá có hiệu quả tốt hỗ trợ dinh dưỡng cho cây nho:
Agrostim, UP 5C, UP 5T, K- Humat là những chế phẩm đã sử dụng cho thấy có hiệu quả tốt dùng để hỗ trợ thêm dinh dưỡng cho cây nho để tăng chất lượng trái.
Phun một số loại phân bón lá có hàm lượng Calci cao như CalciBore vào các giai đoạn trước khi nở hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng là khi trái lớn.
Phun Sugar transfer 1 lần trước thu hoạch 70 ngày để tăng lượng đường và phẩm chất của trái  (chủ yếu trong vụ hè thu).

Thu hoạch. 

Thời điểm thu hoạch. 

Thu hoạch: vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 100-115 ngày, tuỳ theo mùa.
Đúng màu sắc của giống: màu đỏ tươi, đỏ sậm. Màu đỏ đều chùm quả.
Ăn có vị ngọt, mùi thơm.

Phân loại chùm quả. 

Sau khi thu hoạch tỉa bỏ trái nhỏ, bị bệnh, trái nứt .
Phân loại dựa vào kích cỡ chùm, màu sắc quả, độ sạch bệnh theo yêu cầu khách hàng (chặt chùm, hay thưa chùm).

Đóng gói bảo quản. 

Xử lý chùm quả bằng cách mgâm trong dung dịch Anolyte từ 5-10 phút nhằm tẩy rửa vết bẩn và sâu bệnh bám trên vỏ quả, làm khô trước khi bỏ vào thùng.
Vận chuyển xa, nho chất lượng cao nên đóng trong thùng xốp, có đục lỗ 2 bên cạnh thùng ( trọng lượng chứa 10 kg). Tốt nhất là vận chuyển bằng xe lạnh để làm mát có nhiệt độ từ 3-50C.
Vận chuyển gần có thể cho vào thùng carton (20-30 kg).
Dán tem nhãn, logo theo quy định của Hiệp hội sản xuất và kinh doanh nho Ninh Thuận.

 

 

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam

 

 

Trồng nho lấy …. lá, thu tiền đô

Nghe có vẻ lạ nhưng lá nho không những ăn được mà còn mang nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời lá nho khô còn được dùng như 1 loại trà hảo hạng. Việc trồng nho lấy lá cho thu nhập cao, thậm chí cao hơn hẳn trồng nho lấy quả.

Vườn nho lấy lá ở Tuy Phong

Xuất phát từ nhu cầu thu mua nguyên liệu của một nhà máy chuyên sản xuất thực phẩm từ lá nho ở Bình Dương. Trung tâm Phát triển kinh tế – xã hội Bình Thuận (gọi tắt là SEDEC) đã nhân giống thử nghiệm giống nho IAC-572 (có nguồn gốc từ Brazil) trồng trên vùng nắng gió của xã Phong Phú, huyện Tuy Phong (Bình Thuận).

Anh Nguyễn Trung Trực – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tuy Phong cho biết, so với trồng nho ăn quả, trồng nho lấy lá dễ hơn rất nhiều, ít công chăm sóc và đặc biệt là chi phí chỉ bằng 50% so với nho lấy trái (1 ha nho trái chi phí ban đầu từ 100 – 120 triệu đồng, còn đầu tư trồng nho lấy lá chỉ khoảng 45 triệu đồng).

Theo khảo sát của các chuyên gia Mỹ từ nhà máy chế biến lá nho ở Bình Dương thì đặc điểm của lá nho vùng nắng gió Tuy Phong chất lượng tốt hơn nhiều so với lá nho mà họ phải nhập từ Thái Lan và Mỹ. Lá nho được thu mua 1 USD/kg (do Công ty Yerget Backing của Mỹ, nhà máy tại Bình Dương thu) và muối như muối dưa, rồi bán sang các nước ở Trung Đông và châu Âu. Được biết đây là món ăn không thể thiếu của người Hồi giáo ở Trung Đông. Ở Việt Nam, Công ty CP Sản xuất Thương mại dịch vụ Úc Châu tại Bình Dương đã dùng lá nho để sản xuất nước ép lá nho.

Anh Trần Duy Hiền, công nhân kỹ thuật tại vườn nho Phong Phú cho hay, trồng nho lấy lá không lo rủi ro vì chỉ cần làm cỏ, tưới nước, bón phân chuồng và làm giàn cho nho leo là xong. Khâu còn lại là hái lá.

Theo anh Hiền, mỗi héc-ta nho lấy lá cho sản lượng khoảng 1 tấn/ha/đợt (khoảng 50 ngày/đợt). Sản phẩm làm ra được bao nhiêu tiêu thụ hết ngay, vì nhà máy ở Bình Dương hiện vẫn phải nhập 80% sản phẩm lá nho từ nước ngoài. Do đặc thù khí hậu ở huyện Tuy Phong ít mưa nhất nước, nên cây nho lấy lá ở đây phát triển rất nhanh. Có thể nói đây là cây trồng góp phần xóa đói giảm nghèo, vì không có cây gì có thể thu đến 10.000 USD/ha/năm ở vùng đất thiếu mưa, thừa nắng như Tuy Phong.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Kỹ thuật trồng nho trong chậu hoặc dưới đất vụ đầu tiên

Nho là một loại quả mọng lấy từ các loài cây thân leo thuộc chi Nho (Vitis). Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng. Khi chín, quả nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng như được dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước hoa quả, mật nho,..

Vậy trồng nho như thế nào để có được giá trị dinh dưỡng cao với năng suất tối ưu?

Bài viết này là những kinh nghiệm được áp dụng cho kỹ thuật trồng nho tại nhà, trên sân thượng, sân nhà hoặc những nơi có quy mô nhỏ.

Giai đoạn đầu khi mua gốc về

Gốc nho

  • Đào hố sâu 50 x 50 x 50 (cm) nếu trồng dưới đất
  • Làm giàn cao khoảng từ 1.8 – 2.0 m để tiện chăm sóc sau này.
  • Nếu trồng trong chậu thì chậu có độ sâu từ 30 – 50 (cm) đường kính từ 60 – 100 (cm)
  • Xới đất ( trộn cát nếu có ) tiến hành cấm gốc và tưới nước.
  • Xắt bỏ hết các cành + búp trên thân gốc chỉ giữ lại 1 cành đẹp nhất, khỏe nhất nối theo giàn, 3 ngày kể từ khi cấm gốc tiến hành bón phân (trộn đều 200g phân lân + 50g phân “dap“) rưới đều trên mặt gốc hoặc chậu sau đó tưới nước.

Giai đoạn kích cành

Giai đoạn này kéo dài 4-5 tháng tính từ lúc cấm gốc bón phân lần đầu tiên. Những thao tác này sẽ được lặp lại cho tới khi cây nho leo đầy giàn.

  • Việc cắt ngọn lần đầu tiên được thực hiện khi 1 “cành cha” (cành còn lại sau khi thực hiện cắt bỏ cách cành khác ở giai đoạn 1) cao hơn giàn từ 15 – 20 cm và cành chuyển thành màu nâu gỗ (gọi là chuyển thành thân gỗ). Dùng kéo bấm ở ngọn, vài ngày sau tại đó sẽ nứt ra 2 – 3 chồi con. Các chồi đó gọi là “cành con” cấp 1.
  • Khi các cành con cấp 1 dài được khoảng 1.0 – 1.2 m thì ta thực hiện cắt ngọn cho các cành con cấp 1 này. Tại mỗi vị trí cắt sẽ nứt ra thêm 2 – 3 cành con nữa – gọi là cành con cấp 2.
  • Thực hiện cách kỹ thuật cắt cành tương tự hai bước trên cho cành còn cấp 3, 4,…cấp N. Đến khi cây leo kín giàn ta sẽ chuyển sang giai đoạn kích trái cho giàn nho.

Cành nho phát triển vượt qua giàn

Các lưu ý ở giai đoạn này:

  • Bón 70g phân NPK khi bắt đầu giai đoạn kích cành, sau đó cứ 30 ngày/1 lần, mỗi lần 70g phân NPK khi.
  • Duy trì tưới nước 3-4 ngày 1 lần.

Giai đoạn kích trái

Giai đoạn này kéo dài 3-4 tháng kể từ khi nho đã leo kín giàn nho. Đây là giai đoạn khó nhất trong quá trình trồng nho

  • Sau giai đoạn kích cành, giàn nho sẽ ra được nhiều cành thân gỗ, tiếp tục bấm cành tại tất cả các cành thân gỗ sẽ mọc ra “cành non”.
  • Vị trí trên cành non mà có lá nho mọc trên cành gọi là “mắc” cành nho. Ta sẽ tiến hành bấm (cắt) bỏ tại vị trí cách “mắc” từ 2 -3 cm trở đi, không cắt phần lá nho tại vị trí mắc.

Bấm cành kích trái cho nho

Nếu thực hiện đúng như quy trình thì:

  • Sau khoảng 10 – 15 ngày sẽ ra hoa tại tất cả các vị trí “mắc” mà bạn đã bấm.
  • 20 ngày kể từ khi ra hoa, hoa sẽ chuyển sang trái non.
  • 20 ngày sau, trái non sẽ bắt đầu chuyển sang ửng đỏ ( chuẩn bị chín, lúc này trái vẫn còn nhỏ).
  • 1 tháng 10 ngày kể từ khi trái chuyển đỏ là nho chuẩn bị ăn được, trong giai đoạn này trái nho mới to dần ra để có thể thu hoạch được.

Các lưu ý trong giai đoạn này:

  • Bón 70g phân NPK màu khi bắt đầu giai đoạn kích trái, sau đó cứ 30 ngày/1 lần, mỗi lần 70g phân NPK/1 gốc
  • Duy trì tưới nước 3-4 ngày 1 lần.
  • Không thực hiện bấm cành kích trái cho các cành nho thân đã chuyển sang màu gỗ.
  • Nho khi chín ăn được sẽ ở trên giàn được khoảng 1 tháng

Như vậy, muốn có được năng suất tối ưu là cả một quá trình chăm sóc và thực hiện để tạo ra những quả nho có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng.

Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Một số bệnh phổ biến trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong trồng nho an toàn

Nho là một loài cây có giá trị kinh tế cao và được trồng chủ yếu ở Ninh Thuận nước ta. Sau đây là một số bệnh phổ biến trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong trồng nho an toàn để nâng cao năng suất cây nho

YÊU CẦU KỸ THUẬT SẢN XUẤT NHO AN TOÀN

1. Yêu cầu:

+ Bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
+ Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, dùng thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên.

2. Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại nho:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối .

+ Làm giàn nho nên cách ly nhau tạo sự thông thoáng.
+ Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư thực vật, tỉa bỏ trái lá bệnh, chồi nách, chồi yếu đem ra khỏi vườn tiêu hủy. Tuyệt đối không đổ xuống mương nước
+ Hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa.
+ Khi đang có dịch bệnh xảy ra nên tìm cách hạn chế sự lây lan từ ruộng này sang ruộng khác.
+ Trên một vùng nên tổ chức cùng cắt nho một lúc sẽ rất thuận lợi cho công tác chăm sóc và hạn chế sâu bệnh lây lan .
+ Duy trì mật độ cành hợp lý: 6-8 cành/m2 .
+ Thường xuyên loại bỏ cành, chồi nách yếu.
+ Không nên trồng xen một số cây như xoài, ớt, hành, tỏi dưới giàn nho hoặc gần giàn nho .

Sử dụng thuốc sinh học: Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học. Hiện nay có khá nhiều loại thuốc sinh học có hiệu quả như: Aztron,  Dipel, NPV, Seba …

Biện pháp hóa học: Áp dụng biện pháp này khi thật cần thiết với nguyên tắc 5 “không” như sau:

+ Không sử dụng thuốc quá độc.
+ Không sử dụng thuốc lâu phân hủy.
+ Không sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sử dụng quá cao
+ Không dùng quá liều chỉ định.
+ Không sử dụng thuốc trong thời gian cách ly sắp thu hoạch.

Nên áp dụng các loại thuốc thuộc nhóm ít độc, đó là nhóm 3,4. Cụ thể được hướng dẫn trên nhãn thuốc phòng trị từng loại sâu bệnh

CÁC LOẠI BỆNH CHÍNH TRÊN NHO

1. Bệnh Mốc Sương:(Downy mildew) do nấm Plasmopara viticola. Nông dân còn gọi là bệnh nấm vàng, nấm trắng, nấm lá.


Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Ngắt bỏ lá bệnh đem đi tiêu hủy.
+ Sử dụng một số loại thuốc như sau: Thuốc gốc đồng Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Metaxyl 25WP; Melody 66,75 WP; Bayfidan 250EC; Tilt 250 ND; Aliette 800 WP; Daconil 75 WP…

 2 / Bệnh Phấn trắng: (Powdery mildew) do nấm Uncinula necator. Nông dân còn gọi là bệnh nấm xám, bột xám xuất hiện trên lá và cành nho.


Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Sử dụng một số loại thuốc như sau: Melody 66,75 WP; Anvil 5SC; Sumi- eight 12,5 WP; Score 250 EC; Topsin M 70 WP….

3/ Bệnh nấm cuống : do nấm Diplodia sp. Thường xuất hiện khi có mưa, độ ẩm cao.
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Các loại thuốc có thể sử dụng: Melody 66,75 WP; Bayfidan 250 EC; Sumi eight 12,5 WP; Score 250 EC; Aliette 800WP….

4/ Bệnh rỉ sắt: do nấm Kuehneola vitis . Thường xuất hiện trên lá già, khi có độ ẩm cao.

Résultat de recherche d'images pour "Kuehneola vitis bệnh rỉ sắt"
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Một số loại thuốc có hiệu quả: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Sumi eight 12,5 WP; Tilt 250 ND…

5/ Bệnh thán thư: (Anthracnose) do nấm Elsinoe ampelina. Thường xuất hiện vào mùa mưa và khi trời có sương ban đêm. Nông dân còn gọi là bệnh ung thư, đốm mắt chim, bệnh thẹo quả.

Résultat de recherche d'images pour "Elsinoe ampelina"
 Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Một số loại thuốc hạn chế được bệnh: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Topsin M70WP; Score 250 EC….

CÁC LOẠI SÂU CHÍNH TRÊN CÂY NHO

1. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua). Thường xuất hiện khi lá nho còn non, vào lúc trời khô hanh, độ ẩm thấp.

Résultat de recherche d'images pour "Spodoptera exigua"

 Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+  Dùng tay bắt và giết sâu, giết ổ trứng, cắt bỏ các lá có sâu mới nở.
+ Dùng các loại thuốc sinh học đặc trị như: NPV, Seba, Aztron, Delfin, Bitadin .…Các loại thuốc hoá học: Mimic 20F, Match 050EC, Atabron 5EC…

  2. Bọ trĩ :  Thrips spp. Xuất hiện khi trời khô hanh, nắng nóng kéo dài. Nông dân hay gọi là rầy ri hay rầy lửa

Résultat de recherche d'images pour "Bọ trĩ : Thrips spp. rầy ri"
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+ Không nên để vườn nho khô, tưới nước để hạn chế bọ trĩ.
+ Phun luân phiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Vibamec 1,8 EC; Vertimec 1,8 và các loại thuốc khác như dầu phun DC Tron Plus 98,8 EC; các loại thuốc thuốc hóa học như: Admire 050EC, Actara 25 WP…

3. Nhện vàng: Phyllocoptes vitis Nal. Xuất hiện sau khi cành ra lá non,  trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong.Nông dân còn gọi là “Bệnh” vằn ri hay chân gà

Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
+ Sử dụng các loại thuốc chuyên trị nhện như: Comite 73 EC; Admire 050 EC;  Bitadin…

4. Nhện đỏ: Eotetranychus carpini. Xuất hiện trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong.

Résultat de recherche d'images pour "Eotetranychus carpini"
Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: Comite 73 EC; Kenthane 18,5 EC;  Kulumus 80 DF….
+ Chú ý nhện đỏ gây hại mặt trên lá do đó phải phun đều mặt trên lá.

5. Rệp sáp: Ferrisiana virgata. Thường bám trên cành hoặc trên lá già. Nông dân còn gọi là rầy đu đủ, rầy bông.

Résultat de recherche d'images pour "Ferrisia virgata"

Phòng trị:
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).
+ Vườn nho thường bị rệp sáp: cần phải rửa cành kỹ sau khi cắt cành.
+ Sử dụng các loại thuốc sau: Applaud 10 WP; Actara 25 WP; DC Tron Plus 98,8 EC.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Quy trình kỹ thuật trồng cây Nho Đỏ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho giai đoạn cây non. 

Nho có tên khoa học là Vitis vinifera.

Nho là cây ăn quả của vùng bán ôn đới (ôn đới ấm), trồng chủ yếu ở châu Âu như Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Nga… Ngoài ra còn trồng nhiều ở Bắc và Trung châu Mỹ. Các nước vùng nhiệt đới châu Á cũng có trồng nhưng chiếm một phần nhỏ như ở Ấn Độ, Thái Lan, Philippines…

Quả nho chứa nhiều đường (khoảng 20%), tương đương với các loại quả ngọt như vải, nhãn, hồng, cao hơn nhiều loại quả ôn đới khác. Nho cũng chứa nhiều loại muối khoáng như kali, phốt pho, canxi, magiê, lưu huỳnh, nhưng về vitamin và lượng calo thì không bằng nhiều loại quả khác.

Đặc tính thực vật của cây nho đỏ.

Cây nho thuộc họ Nho (Ampelidaceae), là loại cây ăn quả lâu năm.

Thân cây nho thuộc loại thân thảo, dạng cây leo. Từ thân và cành mọc ra các tua cuốn ở vị trí đối diện với lá. Tua cuốn có thể phân nhánh để bám vào giàn leo giữ cho cây được vững chắc.

Giống nho. 

Giống nho đỏ (Red Cardinal) ghép trên giống nho gốc ghép Couderc1613, nhằm tăng khả năng chống chịu.

Thời vụ trồng.

Nên trồng vào các tháng 11,12 và tháng 1 năm sau.
Tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc.

Chuẩn bị đất. 

Loại đất thích hợp là thịt pha cát, pH = 5,5-7,5;  đất cao, thoát nước tốt, có mương tưới và hệ thống tiêu nước chủ động.

Đào phá tầng đế cày, bón phân hữu cơ 1-2 tấn/sào (1.000 m2).

Mật độ, khoảng cách trồng. 

Hàng cách hàng: 2,5 m, cây cách cây (1,5-2,0 m).
Tương đương mật độ 200-266 cây/1000 m2.

Trồng giống nho đỏ với gốc ghép Couderc 1613. 

Đào hố 50x50x50 cm, bón 8-10 kg phân hữu cơ cho 1 hố.
Đào 1 lỗ chính giữa hố bằng với bầu, cho giống nho gốc ghép xuống sau đó lấp đất lại.

Thời gian ghép thích hợp từ sau khi trồng 8-10 tuần, khi đường kính thân tại vị trí ghép bằng kích cỡ chiếc đũa trở lên ( Đường kính trên 5 mm).

Làm cỏ, xới xáo. 

Định kỳ cứ 15 ngày nên xới xáo và làm cỏ quanh gốc một lần (khoảng 2 –3 lứa nước nên xới nhẹ 1 lần), lúc đầu xới cách gốc 20 cm về sau xới xa gốc dần theo tán lá.

Tưới và tiêu nước. 

Sau khi trồng tưới nước ngay. Trời nắng 4-5 ngày tưới một lần (Chú ý không được để đất khô). Trời mưa tìm mọi cách thoát nước nhanh.

Cắm choái làm giàn. 

Khi cây nho cao 25 –30 cm, tiến hành cắm choái, và cột cây nho vào choái.
Nên làm giàn lưới, nên bố trí mặt giàn khoảng 500 m2 cách nhau 1,5-2m để tạo khoảng trốn. Về cơ bản là làm sao cho giàn nho càng thông thoáng càng tốt.

Bón phân cho nho thời kỳ cây con  (tính cho 1 sào trung bộ ). 

Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng .Giai đoạn này nên khoảng 2 tháng bón phân một lần.  Tổng lượng phân hữu cơ sinh học (HCSH) chuyên nho  có thành phần N – P2O5 – K2O5 là 5-3-4 hoặc các loại phân HCSH khác có chất lượng tương đương: 300 kg/sào và 2000 kg phân chuồng .Chia ra các lần bón như sau:

Bón lót : Trước khi trồng giống nho làm gốc ghép
Đào hố bón 8-10 kg phân chuồng hoai, lấp đất trước khi trồng 15 ngày.

Bón thúc lần  1: Khi cây nho đã bén rễ
Bón phân HCSH chuyên nho: 50 kg.

Bón thúc lần 2:  2 tháng sau khi trồng
Bón phân HCSH chuyên nho : 50 kg.

Bón thúc lần 3:4 tháng sau khi trồng
Bón phân HCSH  chuyên nho: 100 kg.

Bón thúc lần 4:6 tháng sau khi trồng
Bón phân HCSH  chuyên nho: 100 kg.

Cách bón: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay.

Loại phân khác :

Khoảng 1 tháng nên phun thêm phân bón lá: Agrostim hoặc K Humat 1 lần hoặc phun khi cây nho phát triển kém.

Tạo cành cấp 1, cấp 2. 

Khi cây nho có cành vượt khỏi giàn 30-40 cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1.
Tốt nhất là chọn giữ lại 2-3 cành cấp 1 khoẻ.
Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài khoảng 120 cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại 40 cm.

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam

Phương pháp trồng dưa leo thủy canh

Khi thực phẩm bẩn là một trong những mối lo ngại của người dân hiện nay thì mọi người có xu hướng tìm đến rau an toàn.

Thủy canh là phương pháp trồng rau an toàn không còn xa lạ với nhiều ưu điểm: không cần đất, không cần tưới, trồng được nhiều vụ, sản phẩm sạch…Sau đây Fman xin giới thiệu phương pháp trồng thủy canh không hồi lưu cây dưa leo:

Cây dưa leo trồng theo phương pháp thủy canh

1.Chuẩn bị vật liệu

  • Hộc thủy canh

Hộc thủy canh dưa leo có thể làm bằng gạch, hộp xốp đựng trái cây hoặc những vật liệu tương tự. Hộc có bề dày từ 5 – 6 cm để giữ cho nhiệt độ dung dịch được thấp.

  • Nắp hộc

Nắp hộc (nắp đậy) là nơi đặt giá thể trồng cây, nắp hộc được đục lỗ tròn tương ứng với kích thước của rọ nhựa. Vật liệu sử dụng nhẹ như tấm xốp, hoặc nhựa tổng hợp,…

  • Túi để cây (rọ nhựa)

Giá thể được sử dụng là vỏ trấu hoặc vermiculite. Rọ nhựa có đục lỗ cho rễ mọc ra và để chìm trong dung dịch dinh dưỡng chừng 1 – 3 mm để giữ ẩm cho giá thể, tạo điều kiện cho cây hô hấp.

  • Lưới bao quanh hệ thống thủy canh

    Cây trồng thủy canh được bố trí trong nhà lưới đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như mưa gió, sâu bọ, côn trùng gây hại,…

  • Thiết bị tự động điều khiển mực nước

    Thiết bị phao nổi: Dung dịch dinh dưỡng được chứa trong hộc hoặc thùng xốp (50 x 35 x 35cm). Dung dịch dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ bên trong thùng xốp, rễ cây được hoàn toàn chìm trong đó. Phao nổi được đặc cách mặt thùng từ 3-4 cm, để khi dung dịch đã giảm đi vài centimet, nước sẽ được cung cấp tự động từ nguồn nước để khôi phục lại mực nước ban đầu.

Thiết bị phao nổi là một giải pháp để khắc phục nhược điểm của hệ thống thủy canh không hồi lưu.

  • Môi trường thủy canh

  • Hạt giống

Dưa leo chỉ cần 2 tuần để nẩy mầm từ hạt. Kể từ khi cấy đến khi tạo quả là 30 ngày. Thời gian thu hoạch là 90 ngày sau đó.

Khi gieo, tốt nhất nên để hạt nằm sâu trong giá thể nhưng không nên quá sâu làm cản trở sự nẩy mầm của hạt. Trước khi gieo, hạt nên được bao quanh bởi mẩu giấy hoặc bông thấm nước, nó sẽ giúp nhiệt độ quanh hạt được ổn định. Nhiệt độ tốt nhất để hạt nẩy mầm là 24ºC (29ºC hạt sẽ chết).

2. Cách tiến hành:

  • Chuẩn bị mặt bằng, giá đỡ

Có thể đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà…hoặc làm giá bằng tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp. Tuy nhiên khi chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.

  • Chuẩn bị hộc trồng

Hộc trồng hoặc hộp xốp phải có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch (nhằm tránh ánh sáng khuếch tán tác động lên bộ rễ).

Hộc trồng được sơn đen

  • Khoan lỗ nắp đậy

Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lỗ trên nắp hộp khoảng cách các lỗ khoảng 5-10cm

Đục lỗ trên nắp đậy

2.4 Chuẩn bị rọ gieo hạt

Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lỗ đã đục trên nắp hộp.

Rọ nhựa và gieo hạt

2.5 Pha dung dịch dinh dưỡng

Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp,thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm
Pha dung dịch dinh dưỡng

2.6 Gieo hạt

Gieo 2-3 hạt vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm hoặc cấy cây con vào

Gieo hạt

Cấy cây con

2.7 Kết thúc

Đặt nắp hộp có sẵn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.

Kiểm tra mực nước

Chú ý: lắp thêm ống thông hơi để đảm bảo thông thoáng cho hệ rễ của cây, theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ

Theo dõi và chăm sóc

  • Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.
  • Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể bổ sung dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán.
  • Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn thương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

  • Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm nom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm.
  • Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta phải thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng; cần bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch, cần bổ sung thêm lượng dinh dưỡng bằng 30% lượng dinh dưỡng dung dịch mẹ cho ban đầu sau mỗi lần thu hoạch
  • Theo dõi hàng ngày nếu có sâu thì bắt bằng phương pháp cơ học; bổ sung và thay thế những cây xấu, kém, những cây chết, chuyển đổi vị trí cho rau đủ ánh sáng và dinh dưỡng; cắt bỏ lá gốc, lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp sau mỗi lần thu hoạch, mùa hè cần che nắng bằng lưới đen từ 10 giờ đến 16 giờ

Nguồn: tổng hợp bởi Farmtech VietNam