Kỹ thuật trồng sen lấy củ (P2)

Ở phần 1, Fman đã giới thiệu cho các bạn về đặc tính của sen cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sen lấy củ. Phần 2 , chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật canh tác sen lấy củ

1. Đặt hom

Đặt hom củ khi nhiệt độ nóng ấm, hom được đạt theo hàng, hàng cách hàng 2-3m, cây cách cây 1,2-3m, khoảng cách này thay đổi theo giống và điều kiện canh tác. Cây cách bờ hồ 1-2 m.

Lượng hom giống cần thiết phụ thuộc vào khoảng cách trồng. Với mật độ 1,2 x 2m ước lượng cần 4000 hom (Honda, 1987). Trái lại, những nông dân mới cần mua hom giống hoặc dành riêng một diện tích đất để nhân giống liên tiếp trong 2 vụ. Việc du nhập hom giống rất tốn kém do phải qua khâu kiểm dịch, khảo nghiệm tính thích nghi trước khi phóng thích.

2. Dinh dưỡng và biểu hiện thiếu dinh dưỡng

Bón phân phải dựa trên phân tích đất, lá sen ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Lượng dinh dưỡng bị ảnh hưởng bởi loại đất và các biện pháp canh tác trước đó. Phân tích đất sẽ phát hiện các dưỡng chất bị thiếu, dư thừa, pH và các chỉ dẫn cần thiết. Nông dân đối chiếu giữa kết quả phân tích đất và lá , quan sát màu sắc lá để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.

Lượng phân bón phải căn cứ vào thành phần các chất dễ tiêu trong đất, khả năng độn và khả năng trao đổi cation CEC. Đất có CEC cao sẽ giữ các cation trong đất cao, cho phép cung cấp các chất dinh dưỡng đều đặc cho cây. CEC thấp sẽ không có khả năng kềm giữ chất dinh dưỡng do phần lớn chúng nằm trong do đó đất, khi bón phân cần cẩn thận vì dễ gây ngộ độ.

* Bón phân

Phân bón được chia 4-5 lần:

Lần đầu bón lót ¼ lượng phân đạm và kali, ½ lượng phân lân và các loại phân trung vi lượng. Nên dùng máy xới vùi phân vào trong đất sau khi rút nước ra, nếu diện tích nhỏ cào bằng tran.

Bón thúc lần thứ nhất 2 tháng sau khi cấy, ¼ lượng đạm và kali

Bón thúc lần thứ hai 3,5 tháng sau khi cấy, ¼ lượng kali, toàn bộ phân đạm, lân và các loại phân trung vi lượng khác.

Bón thúc lần thứ ba ¼ lượng kali còn lại. Vào giai đoạn này cây phát triển củ nên rất cần kali, ít cần phân đạm.

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng

Thiếu đạm: sen có nhu cầu đạm rất lớn vào giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Triệu chứng thiếu đạm xuất hiện trên lá già, phiến lá chuyển sang màu vàng do đạm từ lá già chuyển sang nuôi đỉnh sinh trưởng. Sau đó lá khô nhanh chóng. Thiếu đạm trầm trọng sẽ làm cây lùn lại. Tuy nhiên bón nhiều phân đạm, đặc biệt lúc hình thành củ sẽ kích thích phát triển thân ngầm hơn là củ. Ngộ độc phân đạm phiến lá bị cháy tạo vết hình tròn ở giữa 2 gân lá, nơi trao đổi khí xảy ra.

Thiếu lân: sen rất nhạy cảm với phân lân. Thiếu lân lá có biểu hiện màu xanh đậm có những vệt tím (anthocyanosis) trên lá non. Khi thiếu trầm trọng lá sẽ chuyển sang màu tím hòan toàn, gân lá chuyển sang màu xám đen và khô, cây tăng trưởng rất chậm.

Thừa lân lá non bị biến dạng, không bung ra được.

Thiếu kali: sen có nhu cầu kali rất lớn vào giai đoạn trổ hoa và hình thành củ. Biểu hiện đầu tiên trên là những vệt vàng chạy dọc theo gân lá già. Vệt vàng ngày càng lan rộng sau đó chuyển sang màu nâu.

Thiếu ma-nhê (mg): triệu chứng xuất hiện trên lá già, có những đốm vàng giữa 2 gân lá, do Mg di chuyển sang đỉnh sinh trưởng. Thiếu trầm trọng vệt vàng sẽ lan rộng ra cả phiến lá

Thiếu calci: thiếu calci có triệu chứng tương tự như thiếu ma-nhê, những đốm vàng xuất hiện trên lá già, sau đó chuyển sang màu cam. Có khác là lá dòn dễ vỡ

3. Quản lý dịch hại

Thật khó đưa ra một khuyến cáo về chế độ phun nông dược hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc đối với cây sen trong một giai đoạn nhất định. Hơn nữa có một số loại thuốc gốc dầu lại độc đối với cây. Chỉ khuyến cáo nông dân quan tâm đến sâu xanh và rệp chích hút. Tốt nhất là nông dân nên xịt thử thuốc ở các nồng độ khác nhau để xem ảnh hưởng của nó đối với sâu hại và sen. Định hướng phần trừ dịch hại đối với cây sen là xác định ngưỡng kinh tế để tránh gây thất thu trong từng thời kỳ, cần cân nhắc trong việc phun một loại thuốc đặc hiệu khi dịch hại xuất hiện sớm. Trong đó không bỏ qua việc sử dụng bẫy dính thu hút rệp chích hút và bẫy chua ngọt hoặc pheromone thu hút bướm sâu xanh.

Việc thả nuôi cá trên các ruộng sen cũng góp phần hạn chế phát triển của một số sâu hại. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân bón đối với cá và chất lượng nước chưa được hiểu biết tường tận, nhiều loại nông dược cũng rất ảnh hưởng đến cá.

* Sâu hại

Đối tượng gây hại sen quan trọng nhất ở châu Á là sâu xanh Heliothis sp. Sâu non tấn công lá chỉ vài ngày sau khi cấy. Lúc đầu lá chỉ bị ăn vài lổ, nhưng khi sâu lớn lá chỉ còn trơ gân, sau đó sâu đục bông và gương sen. Sâu kháng thuốc rất nhanh, nên xịt sớm với loại thuốc Bacillus thuringiensis vì khi sâu lớn vi khuẩn này không phá hủy được hệ thống tiêu hóa. Những gốc thuốc còn hiệu quả là carparyl, pyrethoid và rotenon. Pheromone cũng rất hiệu quả trong thu hút thành trùng nhưng để hạn chế sâu chưa biết rõ.

Rất nhiều loại rệp chích hút tấn công sen, gần thiệt hại đáng kể. Cây mận và xê-ry là ký chủ trung gian của các loại rệp chích hút này. Nhện đỏ cũng rất phổ biến, để lại các vết chích màu vàng trên lá, trị bằng các loại thuốc đặc hiệu như Admire, Confidor, dầu DC plus.

Bướm sâu vẽ bùa Cricotopus ornatus đẻ trứng trên lá, sau đó sâu non đục vào phiến lá, chừa gân lá. Diệt bằng Padan hay B. thuringiensis.

* Bệnh hại

Phổ biến là bệnh đốm phấn do Erysiphe polygoni, Cercospora sp, Ovularia sp và Cylindrocladium hawkesworthii. Chúng tạo những vết bệnh màu vàng, lồi lên trên phiến lá, sau đó chuyển sang màu đen. Bệnh làm giảm quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất. Trị bằng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng. Bệnh sọc virus do rhabdovirus tạo những sọc vàng trên thân và củ, trên lá có những đốm vàng

Bệnh thối thân do nấm Phythophthora rất phổ biến. Bệnh làm đỉnh sinh trưởng và thân bị thối đen, lây lan rất nhanh trong hồ, triệu chứng ban đầu là lá bị vàng úa cả lá, sau đó khô đi rất nhanh. Mô bị thối đen, bầy nhầy có mùi thối ngay cả rễ vẫn phát triển tốt. Khi hồ bị bệnh, nhổ các sen mắc bệnh đem đốt, hạ mực nước và bón sulphat đồng. Nếu bệnh vẫn tiếp tục lây lan phải khử trùng cả hồ bằng sodium hypochloride.

Bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum sp nelumbicola và Pythium elongatum. Cả 2 loại nấm này đều tồn tại rất lâu trong đất. Bệnh thường bộc phát khi nhiệt độ cao, ít mưa. Nếu ruộng bị bệnh thì trong mùa tới chọn loại cây trồng khác để canh tác.

4.Thu hoạch

Đối với giống thu hoạch củ, nhổ sen để lấy củ đòi hỏi tốn nhiều công lao động, trong quá trình nhổ, khó tránh làm củ không bị tổn thương. Trở ngại lớn hiện nay của các nước trồng sen lấy củ trên thế giới là không có máy thu hoạch củ sen.

Thông thường, thu hoạch củ sen khi nhiệt độ thấp, ngày ngắn, thân sen khô, củ sen bắt đầu miên trạng. Điều này cho phép cây sen hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng để tập trung nuôi củ. Ngoài ra có thể kích thích tạo củ bằng cách rút khô nước.

Để thu hoạch củ sen, trước tiên cần tháo cạn nước ra, sau đó nhổ bằng tay hoặc dùng đinh ba nạy gốc.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng sen lấy củ (P1)

Phần trình bày dưới đây chỉ mang tính gợi ý, kỹ thuật canh tác sen phụ vào yếu tố giống, điều kiện đất và thời tiết để mỗi nông trại có kỹ thuật canh tác phù hợp.

Giống

Có hằng trăm giống sen được trồng theo mục đích lấy củ, lấy hạt hoặc lấy hoa. Có giống có 2 hoặc cả 3 đặc tính trên nhưng được xếp loại theo đặc tính có ưu thế nhất. Giống cho củ có rất ít hoa, thường là hoa trắng, giống cho hoa hạt rất ít, không cho củ. Nhiều giống sen cho củ nhiệt đới không cho củ nếu không có thời kỳ lạnh kéo dài giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng để sinh tồn.

Giống cho củ thường phần rễ có 3-4 đoạn kéo dài giống khoanh xúc xích để các chất dinh dưỡng tích lũy khi điều kiện phù hợp.

Nhân giống – Nhân giống vô tính từ củ

Đây là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất nhằm giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu. Nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc những hồ sen chuyên sản xuất giống. Củ giống có ít nhất 2 lóng, cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15o. Củ sen càng lớn càng cho cây mạnh.

Điều cần lưu ý là củ sen có tính miên trạng nên không thể trồng ngay sau vừa thu hoạch. Phải mất ít nhất 3 tháng củ mới có thể nẫy mầm, nếu trồng ngay phải xử lý bằng nước nóng.

Tại Đồng Tháp, phần lớn sen trồng bằng cách tách ngó từ bụi sen đem cấy với mật độ hàng cách hàng 2,5-3m, cây cách cây 2-2,5 m, kỹ thuật này cho phép bắt đầu thu hoạch gương sau 4 tháng.

Chuẩn bị đất

Thiết kế hồ rất quan trọng trong sản xuất sen vì khi đã thiết kế rất khó thay đổi. Vì vậy cần quan tâm đến thiết để thuận tiện cho sản xuất, thuận tiện cho việc bơm và giữ nước. Hồ sâu thích hợp ở đất có địa hình cao, nếu địa hình thấp cần có bờ bao giữ nước.

Đáy hồ cần được bằng phẳng, có lớp sét giữ nước. Tuy nhiên nhiên nếu sét quá nặng sẽ khó thu hoạch củ sen sau này. Lớp đất mặt tơi xốp rất cần thiết và độ dầy của nó tùy thuộc vào loại giống. Có thể tiến hành bón vôi, nhất là đối với đất phèn.

Các nhu cầu về môi trường của cây sen

– Đất:

Đất có tác dụng giúp rễ cây bám vào và phát triển, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, ổn định pH. Để thuận tiện cho cây sen phát triển và thu hoạch, nhất là theo hướng củ, đất cần có một số đặc tính nhất định như hơi không ngấm nước để củ sen có màu trắng kem.

Cấu trúc lớp đất mặt phải mịn để tránh củ bị trầy xướt. Trong môi trường nước, khi đánh bùn, tác động của trọng lực, những hạt đất có kích thước to nằm dưới, hạt nhỏ nằm trên góp phần làm củ không bị biến dạng. Đất thịt pha sét phù hợp cho củ sen nhất.

Đất không thích hợp cho sen bao gồm đất sét nặng rất khó cho rễ phát triển và thu hoạch củ. Tương tự đất cát cũng làm thu hoạch khó khăn do bản chất di động và trọng lượng cao của cát, nó không mang nhiều chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng củ (Liu, 1994).

Đất chứa chất hữu cơ từ nguồn không xác định cũng không phù hợp. Chúng có thể chức tannins làm nước bị mặn, hay chứa các chất rắn có thể làm tổn thương củ. Hơn nữa các hạt chất hữu cơ có thể lớn hơn hạt đất. Chất hữu cơ phù hợp phải là phân chuồng ũ với các chất độn có tỷ lệ N/C cao đã hoai mục, nó giúp cho đất giữ được các chất dinh dưỡng, cấu trúc đất tơi xốp và gíup đất ngấm nước nhẹ. Các nghiên cứu cho thấy kích thước hạt và tính thấm có ảnh hưởng đến phẩm chất củ (Nguyen & Hick, 1998).

Chất hữu cơ phải bón khi đất khô, tốt nhất là trước khi trồng. Nếu củ giống đã hết miên trạng thì chất hữu cơ tốt nhất là bón trên mặt hơn là trộn trong đất. Nếu củ sen chưa hết miên trạng thì nhiệt độ cao của chất hữu cơ sẽ kích thích sen nảy mầm.

Chở đất tốt từ nơi khác đến được thực hiện rất tốn kém, tuy nhiên sẽ thích hợp cho canh tác sen trong lâu dài.

– Thời tiết

Cây sen cần nhiệt độ ấm của vùng nhiệt đới, bình quân là 25 oC. Sen không tăng trưởng ở vùng bị sương giá do nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên củ sen có đặc tính miên trạng qua đông nhằm gíup sen tồn tại.

Do đó thời vụ trồng sen cần bố trí trong mùa nắng, lúc ngày dài. Việc phân hóa củ bị kích thích khi gặp ánh sáng giảm và nhiệt độ thấpTại Đồng Tháp, sen đuợc trồng vào 2 thời vụ chính

+ Vụ Đông xuân: trồng vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch

+ Vụ Hè thu: trồng vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Đây là mùa tốt để sen phát triển.

– Chất lượng nước

Chất lượng nước rất quan trọng để sen tăng trưởng tốt. Nhiệt độ nước thích hợp và nước phải trong. Nước cũng là yếu tố giới hạn ở các vùng ven biển của nhiều nước. Ngay cả nước có mưa biến đổi theo mùa. Vùng phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước bơm và đất không thích hợp bị ngập như đất mặn hay đất bạc màu.

pH đất biến động không lớn ở các nước trồng sen châu Á, sen có thể thích nghi tốt với biến động của pH đất. pH thích hợp nhất là 6-6,5.

Độ sâu thích hợp nhất là 20cm, khi mới gieo chỉ cần 5 cm. Thay đổi độ sâu sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước. Độ sâu càng tăng, tính giữ nhiệt càng kéo dài. Việc tăng độ sâu của nước sẽ giúp không chế bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum pv nelumbicola do nấm này cần oxygen. Nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ vì việc vận chuyển không khí từ lá qua hệ thống vận chuyển khí gặp trở ngại (Honda, 1987). Việc hình thành củ cũng bị kích thích khi thiếu nước. Cây không bị thiếu nước sẽ không có dấu hiệu hình thành củ và tiếp tục giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Do đó nông dân cần tạo sự thiếu nước để kích thích hình thành củ, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường.

Cây sen có thể chịu được nồng độ muối nhất định. Những khảo nghiệm bước đầu cho thấy thành phần natri trong muối bị thay thế bởi ion kali ở nồng độ thấp, mở triển vọng trồng sen ở những nơi bị nhiễm mặn. Nồng độ muối được thể hiện qua độ dẫn điện EC, cây sen chịu được EC 2,8-3,1 mS cm. Lá non bắt đầu bị vàng khi EC 3,2-3,5 mS cm, tăng trưởng ngừng lại

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây sen lấy hạt

Tuy nhiên, khi trồng thâm canh, ruộ̣ng trồng cần được gia bờ bao hoàn chỉnh để khống chế, giữ được mức nước trong ruộng theo yêu cầu kỹ thuật của từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây.

Đất trồng sen cần cày bừa kỹ, mặt ruộng phải bằng phẳng để dễ thâm canh. Khi trồng sen cần chú ý các biện pháp kỹ thuật sau:

1. Chọn giống, cách trồng

Cây sen hiện có 2 giống phổ biến: Giống dùng lấy hạt có kích thước thân, lá, hoa, gương to hơn, đặc biệt hoa có màu hồng sậm, dân gian thường gọi là “Sen Trâu”. Giống trồng lá ngó ngược lại, thân, lá, hoa, gương nhỏ hơn, hoa có màu hồng phấn. Do vậy, khi trồng cần chú ý chọn đúng giống.

Cây sen giống đem trồng phải đạt tiêu chuẩn: Có 2 lá mập, khỏe, đường kính lá lớn của cây giống là 30cm, không để cây bị dập lá hay gãy cọng hoặc gãy thân ngầm (ngó). Các chỉ tiêu này liên quan chặt chẻ đến tỷ lệ sống của cây khi trồng. Nếu cây giống được chọn lọc và bảo quản tốt khi trồng tỷ lệ sống cao.

Cách trồng: Cây con sau khi nhổ từ ruộng sen phải được giữ nơi mát, tránh ánh sáng mặt trời bức xạ làm cho cây khô héo, đem cấy ra ruộng đã cày bừa xong cần nhẹ nhàng để tránh gãy ngó (thân ngầm). Không nên trồng quá sâu cây lâu bén. Không nên quá nông cây dễ bị nổi. Khoảng cách trồng 2m x 2m/cây. Mật độ 2.500 cây/ha.

Cần khống chế mực nước trong ruộng 20-25 cm trong thời gian mới trồng, giúp cây mau bén rễ.

Sau khoảng 10 ngày sau cần theo dõi và trồng dặm liền. Sau đó, cho mực nước tăng dần theo sự sinh trưởng của cây. Mực nước trong ruộng cần khống chế ở mức 40-50cm là tốt nhất.

2. Bón phân:

Số lượng phân bón sử dụng cho 1 ha/vu:

-Super lân: 400kg, DAP: 500kg, Better NPK 12-12-17-9+TE: 150kg, chia làm các lần bón như sau:
-Lót trước khi trồng (lúc làm đất): 400kg Super lân
-Thúc lần 1: 15 NST (ngày sau trồng), 50kg DAP
-Thúc lần 2: 30 NST, 50kg DAP
-Thúc lần 3: 45 NST, 50kg DAP
– Thúc lần 4: 60 NST, 50kg DAP
-Thúc lần 5: 75 NST, 50kg DAP + 25kg Better NPK 12-12-17-9+TE

Các lần sau cứ 15 ngày bón 10kg Better NPK 12-12-17-9+TE +50kg DAP cho đến hết 300kg DAP + 300kg Better NPK 12-12-17-9+TE

Chú ý: Cần thay nước trước khi bón phân và khống nước ở mức tốt nhất.

3.Sâu bệnh

Trong giai đoạn đầu trước và chuẩn bị cho hoa cây sen dễ bị nhện đỏ, và bọ trỉ gây hại. Chúng thường bám trên cuống lá, hoa chích hút làm lá nhăn, teo lại, nếu bị nặng chúng làm khô lá, hoa hạn chế sinh trưởng cũng như năng suất. Nên cần xử lý bằng thuốc hóa học, có thể dùng Trebon pha với nồng độ 20cc/bình/8lít phun phía dưới lá, bông.
Bên cạnh đó, cây sen thường bị sâu xanh và một số loại sâu ăn tạp khác phá hại nặng trên lá. Chúng thường đẻ trứng theo từng ổ, sâu non mới nở ra tập trung trên 1 – 2 lá ăn phần thĩa lá phía dưới rất dễ nhận diện trong quá trình thu hoạch trái chúng ta có thể giết chúng bằng tay. Nếu sâu ăn lá phát sinh nhiều thì xử lý bằng thuốc hóa học như Sherpa. Decis lượng dùng 10cc/bình/8 lít.

Khi cây đã ra hoa vào giai đoạn thu hoạch cần hạn chế sử dụng thuốc.

4. Thu hoạch

Khi sen già trên đỉnh hạt xuất hiện màu đen, ở cuống của gương sen có màu hồng thì thu hoạch được. Nên thu hoạch 2 ngày/lần để hạn chế hái sót tạo sen quá lứa khó chế biến vì sen già rất nhanh.

Khi thu hoạch trái thì kết hợp loại bỏ lá ở ngay cùng vị trí cuống, bông (cây sen có đặc tính từ mắt ở thân ngầm cây sẽ cho 1 cuống mang lá và một cuống mang bông) để giúp cây phát triển tiếp vì lá này sau khi đã thu gương nó trở nên vô hiệu. Nếu để chúng phát triển tiếp tạo sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng với các lá khác nhất là các nơi phát triển ảnh hưởng lớn đến năng suất sau này.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng đậu xanh

Đậu xanh là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 60-70 ngày. Trồng đậu xanh có ưu điểm tiết kiệm được nguồn nước tưới nên phù hợp với những vùng có nguy cơ bị hạn. Ngoài ra, trồng đậu xanh xen canh hoặc luân canh còn giúp cải tạo tăng độ phì cho đất. Đậu xanh tuy dễ trồng, song để có năng suất, chất lượng cao, nông dân áp dụng một số biện pháp kỹ thuật vào trong trồng và chăm sóc.

Hạt đậu xanh

1/Chọn giống 

– Giống V 87-13: Giống này có chiều cao trung bình từ 50 -60cm, phân cành tốt, khả năng tái tạo bộ lá mạnh, vì vậy, sau khi thu hoạch nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây đậu xanh sẽ cho thêm một đợt bông thứ hai với năng suất vào khoảng 50-60% đợt đầu. Giống V87-13 có hạt đóng kín khá đều, tương đối lớn, màu xanh thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu. Năng suất trung bình vào khoảng 1,2 tấn/hécta. Đậu xanh tốt có thể đạt 2 tấn/hécta. Khả năng chống chịu đối với bệnh khảm vàng do virus và bệnh đốm lá ở mức trung bình. 

– Giống HL89 E3: Đây là giống có tính thích nghi rộng thích hợp trên nhiều chân đất, hạt đóng khít, dạng hình oval, màu xanh mỡ rất đẹp. Trọng lượng 1.000 hạt khoảng 50 – 53g. Đặc điểm của 2 giống V87-13 và HL89 E3 là hạt không bị chuyển màu nếu gặp mưa trong quá trình thu hái. 

– Giống 91-15: Giống này cây cao trung bình khoảng 60 – 65cm, phơi bông nên rất thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại, hạt có dạng hình trụ, màu xanh mỡ được người tiêu dùng ưa thích. Tỷ lệ hái đợt đầu vào khoảng 70 – 80%. Giống này chống chịu bệnh khảm vàng và đốm lá ở mức trung bình.

– Giống V94-208: là giống có năng suất cao, trung bình từ 1,4-1,5 tấn/hécta, có những nơi đạt 2,8 tấn/hécta. Đặc điểm nổi bật của giống V94-208 cao 75cm, thân to, lá rộng, quả nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm, bóng. Tuy nhiên, loại giống này có nhược điểm hạt đóng không khít trong trái, vì vậy khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt các hạt sẽ không đều. Đồng thời, hạt đậu V94-208 rất dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp và dễ bị mọt. Khả năng chống chịu bệnh khảm vàng của giống ở mức trung bình – yếu cho nên chỉ gieo trồng trong vụ đông-xuân. 

2/ Làm đất trồng 

– Đất trồng đậu xanh yêu cầu phải làm tơi xốp nên cày bừa kỹ và làm sạch cỏ. Cây đậu xanh không chịu ngập úng, tùy địa thế mà chọn biện pháp làm đất như là đánh luống hoặc tỉa lan. Nhưng nên gieo đậu xanh theo hàng để thuận tiện cho việc chăm sóc. Ở các chân đất không bằng phẳng nên chú ý làm rãnh thoát nước.

3/ Gieo hạt 

– Hạt đậu xanh nảy mầm khỏe nếu đảm bảo được 2 yếu tố nhiệt và ẩm. Để đảm bảo đầy đủ nhiệt cho hạt nảy mầm, nhiều nông dân có tập quán gieo đón mưa. Nếu gặp năm mưa thuận thì năng suất rất cao, nhưng đa số các cơn mưa đầu vụ thất thường, nhiều vụ gieo đi gieo lại 2-3 lần rất tốn kém. Để giảm sự bấp bênh ở khâu gieo hạt, bà con cần chú ý phần dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông. Đậu xanh có thể gieo sạ theo hàng, gieo hốc. Tùy theo phương thức gieo mà lượng giống thay đổi, thông thường là lượng giống sử dụng ít nhất từ 15-16 kg/hécta. 

4/ Phân bón và chăm sóc 

– Lượng phân bón thích hợp cho 1 hécta đậu xanh trên vùng đất đỏ Đông Nam bộ là 90kg urê, 300kg super lân và 90kg kali và chia làm 3 lần để bón. 

– Lần thứ nhất: Bón toàn bộ lân, 1/3 đạm, 1/3 kali. 

– Lần thứ hai: Bón thúc đợt 1 khi cây được 3 lá thật. Lượng phân bón là 1/3 urê và 1/3 kali. Do đậu xanh có số lá ít, vì vậy nên kết hợp bón thúc đợt 1 với làm cỏ lần đầu 

– Lần thứ 3 sau khi gieo 25 ngày, ta tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân còn lại và kết hợp với làm cỏ, vun gốc.

– Đậu xanh là cây trồng chịu hạn tốt, trồng vào mùa khô chỉ tưới 2-3 lần/tuần. Sử dụng cây tưới phun để tưới cho đậu xanh vừa tiết kiệm nước và tránh bật gốc làm ảnh hưởng đến phát triển sinh trưởng của cây. 

5/ Thu hoạch 

– Đậu xanh trồng được khoảng 45 – 50 ngày bắt đầu cho thu hoạch. Khi thu hoạch chỉ hái những quả chín chuyển màu nâu, nên thu trái vào buổi chiều, tránh thu vào buổi trưa những quả chín khô sẽ bị bung ra làm tỷ lệ hao hụt cao.

– Quả đậu xanh sau khi thu hoạch về đem phơi nắng khoảng 3-4 ngày đập tách lấy hạt làm sạch bụi, phơi tiếp 1-2 ngày và cho vào bao để bảo quản.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật chiết cành sơ ri

Sơ Ri không chỉ được sử dụng làm cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao mà loài cây này còn được dùng làm cây cảnh trồng trong sân vườn, trồng bụi phối kết, trồng các công trình tiểu cảnh. Ngoài ra các loại bonsai Sơ Ri làm cảnh trong nhà hay trưng bày trang trí phòng làm việc, làm quà tặng và khá được yêu thích.

Sơ Ri là cây không được trồng bằng hạt mà được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, giâm cành. Phương pháp nhân giống bằng hạt tuy đơn giản và tốn ít công sức để tạo ra cây con, cây giống nếu được nhân giống bằng hạt sẽ có sự thích nghi tốt và bộ rễ khỏe mạnh. Song thời gian nhân giống từ hạt khá dài. Hơn nữa, Cây Sơ Ri trồng từ hạt dễ bị thoái hóa giống, Bà con khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền. Đặc biệt, cây chậm ra hoa, quả hơn so với phương pháp nhân giống vô tính.

Hai trong số các cách nhân Giống Sơ Ri hiệu quả và phương pháp chiết cành và giâm cành. Với hai phương pháp này Bà con chỉ cần chọn cây 3-7 tuổi khỏe để làm giống. Trong đó, phương pháp chiết cành được cho là hiệu quả hơn so với các phương pháp còn lại.

1. Đặc tính cây sơ ri

Cây sơ ri là loại cây thân bụi, ngoài lấy quả, sơ ri còn trồng làm cây kiểng. Cây có thể cao đến 3-5 m, có nhiều cành nhỏ Sơ ri Gò Công là giống hiện đang được ưa chuộng vì có năng suất cao, có vị chua ngọt thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang các nước như Nhật, Singapore, Hồng Kông… dưới hình thức sơ chế trái tươi và chế biến dưới dạng purce.

– Ra hoa quanh năm, hoa chùm từ 4 – 8 hoa trên một cánh hoa.

– Sơ ri không kén đất trồng, phù hợp với những vùng đất cát pha hay đất phù sa cổ (đất feborit ).

Lưu ý: Nếu trồng vùng đất sét hay đất phù sa, ta nên trồng trên mô cao để dễ xử lí hệ thống thoát nước cho tốt cây khỏi bị ngập úng và dễ xử lí ra hoa.

Nhưng trong giai đoạn ra trái cây cũng cần nhiều nước, nếu thiếu nước trái sẽ không bóng và to.

– Ở Việt Nam thủ phủ trồng cây sơ ri nhiều nhất là: huyện Gò Công Đông Tỉnh Tiền Giang.

Các vùng khác, vùng nào cũng có thể trồng được. Cây cũng có thể thích nghi trong điều kiện môi trường khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo chất dinh dưỡng. Nếu trồng vùng đất sét hay đất phù sa, ta nên trồng trên mô cao để dễ xử lí hệ TH.

– Sơ ri một năm cho ra trái 2 vụ. Nhưng với kĩ thuật ngày nay một năm ta có thể cho ra hoa từ 6- 8 lần/ năm, tốt nhất là ta cho ra hoa khoảng 6 lần/ năm để cây có thời gian nghỉ và phục hồi năng lượng.

2. Chuẩn bị dụng cụ

chiết cành sơ ri
chiết cành sơ ri

Dao chiết cành Kéo khoanh vỏ chiết cành

– Dụng cụ chiết cành sơ ri cần có: kéo khoanh vỏ chiết cành, dao chiết cành cây thật sắc.

3. Thời vụ

Tốt nhất nên trồng vào tháng 5-6, chậm nhất là qua tháng 7. Nếu có nguồn nước tưới trong mùa nắng, có thể trồng vào cuối tháng 10 đến hết tháng 11.

4. Kỹ thuật chiết cành sơ ri

– Chọn cây mẹ: lựa cây mẹ có độ tuổi từ 3-7 khỏe mạnh để làm giống, không sâu bệnh, năng suất ổn định.

– Chọn cành chiết: Chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu.

– Chuẩn bị vật liệu bó bầu: Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi khô đập nhỏ 50-70% + 50-30% rơm, rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7 cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp, nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành chiết đi xa. Dùng giấy bóng màu đen, tạo màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon màu trắng.

– Tiến hành chiết cành sơ ri

Dùng kéo khoanh vỏ cắt thành hai đường có độ dài bằng đường kính của cành, bóc vỏ, cạo sạch phần thượng tầng của chỗ cắt.

Sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ bôi trực tiếp vào vết cắt

Lấy vật liệu bó bầu đã chuẩn bị sẵn đắp đất quanh bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở trên mép vết cắt, rất cần thoáng nhiều oxy nên cần chọn đất xốp và nhiều phù sa. Ở miền bắc thường dùng đất trộn rơm hoặc bèo tây, thường chặt vụn giúp bầu đất thoáng khi hơn…

Dùng nilon bọc bầu lại bao quanh cành chiết, sau đó dùng dây buộc 2 đầu bầu chiết

Sau 1-5 tháng kiểm tra thấy ngọn cành chuyển màu vàng và nhìn vào bầu đất thấy rễ mọc ra nhiều từ màu trắng sang màu sang màu nâu thì tiến hành cắt cành đem trồng. Khi đó ta đựoc cây con mới.

Hoặc bạn có thể làm theo thao tác chiết cành sơ ri mà ViệtQ đã chia sẻ như sau:

Về chiết cành nên chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu, bẻ gập ngước cho gãy phần lõi nhưng vẫn còn dính lại phần vỏ.

Nhúng vết gãy vào dung dịch 2,4 D nồng độ 40-60 phần triệu và bó đất vào bọc nilon lại sau 1-5 tháng, cắt ra cho vô bầu đợi đem trồng mới.

5. Chú ý

Cây sơ ri giống từ phương pháp chiết cành

– Khi buộc dây hai đầu bó thì dây buộc phía trên nên buộc chặt còn phía dưới thì buộc lỏng hơn đề phòng vào mùa mưa khi nước lọt vào bầu thì sẽ thoát đi dễ dàng.

– Việc chăm sóc cây sơ ri luôn luôn phải đảm bảo đủ nước. Trong thời gian cây chưa giao tán, cần làm cỏ định kỳ hoặc trồng xen rau màu để hạn chế cỏ.

Nguồn: Nghenong.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng cây sơ ri

Cây Sơ ri là một loài cây ăn trái dễ trồng và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đây là loài cây được trồng chủ yếu ở miền Nam bởi cây thích nhiệt.

1. Chọn đất và chuẩn bị đất trồng cây sơ ri

Sơ ri chủ yếu được trồng ở vùng Gò Công, trên đất cát giồng xa biển, đã đào ao lên nền vườn. Tiến hành cày hoặc cuốc lật 1-2 lần, sau đó phóng tuyến đào hố với khoảng cách 5 x 5m. Hố có kích thước 30 x 30cm + 5-7 kg phân hữu cơ 150g super lân.

2. Chọn giống và phương pháp nhân giống cây sơ ri

Chọn cây 3-7 tuổi khỏe để làm giống.

a. Chiết cành: Chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu, bẻ gập ngước cho gãy phần lõi nhưng vẫn còn dính lại phần vỏ. Nhúng vết gãy vào dung dịch 2,4 D nồng độ 40-60 phần triệu và bó đất vào bọc nilon lại sau 1-5 tháng, cắt ra cho vô bầu đợi đem trồng mới.

b. Giâm cành: Cắt các cành mới hoá nâu thành đoạn 20-25cm; nhúng vào dung dịch 2,4D nồng độ 40-60 phần triệu trong 15-20 phút. Sau đó đem giâm ở vườn giâm, khoàng cách giâm 12 x 12cm (70 cành/m2). Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày. Sau 1-5 tháng bứng cây cho vào bầu đem trồng.

3. Trồng và chăm sóc cây sơ ri:

a. Thời vụ: Tốt nhất nên trồng vào tháng 5-6. chậm nhất là qua tháng 7. sau khi trồng, dựng cây nọc để buộc cây sơri vào cho cây đứng thẳng. Nếu có nguồn nước tưới trong mùa nắng, có thể trồng vào cuối tháng 10 đến hết tháng 11.

b. Làm cỏ, bón phân, xới xáo: Trong thời gian cây chưa giao tán, cần làm cỏ định kỳ hoặc trồng xen rau màu để hạn chế cỏ. Bón phân theo công thức sau: (g/cây) Tuổi Urê Super lân Clorua, Kali 0 100 75 25 1 650 400 170 2 850 500 220 3 1000 650 250 4 1400 800 350 5 1800 900 450 6-7 2000 1200 500 8 trở đi 2200 1400 550

4. Phương pháp bón phân cho cây sơ ri

– Cây chưa có trái

+ Bón Super lân 1 lần vào và dầu mùa mưa.

+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 3 lần.

– Cây đã có trái:

+ Bón super lân 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa.

+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 5 lần theo 5 đợt hoa. Mỗi đợt, Urê và Kali chia làm 2 kỳ: kỳ đầy lúc cây vừa đậu trái, kỳ sau ngay sau lúc thu hoạch rộ. Kết hợp phân bón với xới xáo dưới gốc cây.

5. Tăng tỷ lệ đậu trái

Pha 2,4D (thuốc trừ cỏ lúa) nồng độ 40-50 phần triệu, cách pha:

+ Pha một muỗng canh đầy 2,4D trong một lít nước.

+ Pha một muỗng canh dung dịch trên trong 1 bình 8 lít nước. Phun ướt đều cây lúc cay trỗ hoa rộ.

6. Tưới vào mùa khô:

Nếu không tưới vào mùa khô, cây sẽ không ra hoa đậu trái. Nếu có tưới, có thể thu hoạch trong mùa khô 1-4 vụ tùy vào khả năng. Tuy nhiên, càng cho cây nghỉ, không ra hoa đậu trái 1,5-2 tháng/năm để dưỡng sức cây.

7. Điều chỉnh ra hoa trái đợt rộ:

Có 2 biện pháp:

a. Bơm nước (không bị nhiễm phèn, mặn) tưới dẫm cây vào tháng 4, trước khi có mưa đầu mùa 10-15 ngày, cây sẽ ra hoa không trùng đợt rộ.

b. Khi cây ra hoa đầu mùa mưa, hủy bỏ đợt hoa này bằng cách: – Dùng chà quơ cho rụng hoa. – Phun Urê nồng độ 2/100. – Không phun 2,4D. Sau đó, bón thúc 1 đợt phân, cây sẽ ra hoa đợt tiếp theo không trùng với đợt rộ.

8. Tỉa cành – tạo tán

+ Cây cao 0,3m: bấm đọt, chừa 3-4 cành tược khỏe mạnh.

+ Cây cao 0,8m: bấm đọt, chừa 4-6 cành tược trên mỗi cành tược cấp 1.

+ Khi cây cao 2-2,2m: luôn phát đọt không cho cây cao thêm. Cây quá già, uốn cành xuống để dễ thu hoạch.

9. Phòng trừ sâu bệnh

– Rếp sáp, rệp muội: Khi phát hiện phun Methyl Parathion, Sherzol, Bi 58, Azodrin, diazinon,… nồng dộ 1/600-1/800. phun khi thu hoạch xong cây không còn trái.

– Sâu đục thân: Phòng bằng cách tạo tán cho vườn râm, chặt cành sau tiêu hủy, phun

Nguồn: Kỹ thuật trồng cây ăn trái Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech Việt Nam.

Điều khiển sơri ra hoa

Bằng kinh nghiệm của mình, anh Trần Văn Hữu ở ấp Bình Thành, xã Bình Phú, TX.Bến Tre (Bến Tre) cho sơri ra trái rải vụ, tránh thu hoạch rộ, tăng lợi nhuận.

Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành cho cây thông thoáng và nhận đủ ánh sáng, bón phân cho mỗi gốc 300g NPK 16-16-8 kết hợp phun phân bón lá F.Bo ướt đều lên tán cây.

Sau 10 ngày cây sẽ ra hoa đồng loạt, sau khi hoa nở rộ phun GA3, một gói cho bình 8 lít giúp cây đậu trái tốt.

Để sơri ra hoa sớm, vào đầu mùa mưa (tháng 4) tưới nước ướt đẫm cây, đồng thời dùng chế phấm bón lá ra hoa C.A.T + F.Bo phun ướt đều tán cây 2 lần (5 ngày/lần), cây sẽ ra hoa sớm và đồng loạt hơn vụ chính 15 ngày.

Còn muốn xử lý ra hoa trễ thì khi cây ra hoa rộ vào đầu mùa mưa tiến hành làm cho hoa rụng bằng cách dùng cây chà qua cho hoa rụng hoặc phun phân ure, liều lượng 150g/bình 8 lít.

Sau khi hoa rụng xong, bón cho cây một đợt phân rồi phun chế phẩm ra hoa C.A.T + F.Bo, phun ướt đều tán cây 2 lần (7 ngày/lần) cây sẽ ra hoa đồng loạt và trễ hơn vụ 1 và sớm hơn vụ 2 khoảng 15 ngày.

Trên cùng một mảnh vườn, để hạn chế thu hoạch rộ một lần, nhà vườn có thể chia thành ba khu xử lý khác nhau.

Khu 1: Xử lý cho ra hoa đậu trái tự nhiên.

Khu 2: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 10 ngày.

Khu 3: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 20 ngày.

Với cách phân bố này, nhà vườn sẽ hạn chế thu hoạch trái rộ một đợt.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Trồng sơri theo kỹ thuật Nhật

Bằng kinh nghiệm của mình, anh Trần Văn Hữu ở ấp Bình Thành, xã Bình Phú, TX.Bến Tre (Bến Tre) cho sơri ra trái rải vụ, tránh thu hoạch rộ, tăng lợi nhuận.

Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành cho cây thông thoáng và nhận đủ ánh sáng, bón phân cho mỗi gốc 300g NPK 16-16-8 kết hợp phun phân bón lá F.Bo ướt đều lên tán cây.

Sau 10 ngày cây sẽ ra hoa đồng loạt, sau khi hoa nở rộ phun GA3, một gói cho bình 8 lít giúp cây đậu trái tốt.

Để sơri ra hoa sớm, vào đầu mùa mưa (tháng 4) tưới nước ướt đẫm cây, đồng thời dùng chế phấm bón lá ra hoa C.A.T + F.Bo phun ướt đều tán cây 2 lần (5 ngày/lần), cây sẽ ra hoa sớm và đồng loạt hơn vụ chính 15 ngày.

Còn muốn xử lý ra hoa trễ thì khi cây ra hoa rộ vào đầu mùa mưa tiến hành làm cho hoa rụng bằng cách dùng cây chà qua cho hoa rụng hoặc phun phân ure, liều lượng 150g/bình 8 lít.

Sau khi hoa rụng xong, bón cho cây một đợt phân rồi phun chế phẩm ra hoa C.A.T + F.Bo, phun ướt đều tán cây 2 lần (7 ngày/lần) cây sẽ ra hoa đồng loạt và trễ hơn vụ 1 và sớm hơn vụ 2 khoảng 15 ngày.

Trên cùng một mảnh vườn, để hạn chế thu hoạch rộ một lần, nhà vườn có thể chia thành ba khu xử lý khác nhau.

Khu 1: Xử lý cho ra hoa đậu trái tự nhiên.

Khu 2: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 10 ngày.

Khu 3: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 20 ngày.

Với cách phân bố này, nhà vườn sẽ hạn chế thu hoạch trái rộ một đợt.Ông Dương Văn Hoanh, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, cho biết trước đây ông trồng sơri theo kỹ thuật truyền thống.

Nhưng sau khi nghe nhà máy chế biến sơri của công ty Nhật bắt đầu đi vào hoạt động và mua sơri của người dân, ông rất phấn khởi và đăng ký chuyển qua trồng theo kỹ thuật này.

“Trồng theo kỹ thuật canh tác của Nhật thì sơri sẽ cho trái đồng đều hơn, chất lượng hơn và đặc biệt đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng” – ông Hoanh nói.

Cụ thể, hộ dân nào đồng ý bán sơri cho công ty Nhật sẽ được Công ty Nichirei Suco cho nhân viên kỹ thuật đến hướng dẫn cách trồng và chăm sóc.

Mỗi tuần, nhân viên kỹ thuật của công ty sẽ đến vườn ghi chép thông tin về việc chăm sóc, bón phân và phun thuốc rất chi tiết và tỉ mỉ.

Vườn trồng sơri cũng phải được cắt tỉa đảm bảo thông thoáng.

Xung quanh vườn phải đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn sinh học.

Ông Phạm Ngọc Liễu, cố vấn kỹ thuật tại Trung tâm nghiên cứu cây sơri Gò Công (thuộc Công ty TNHH Nichirei Suco VN), cho biết trồng sơri theo kỹ thuật canh tác của Nhật cũng có những công đoạn, quy trình canh tác giống như canh tác theo quy trình VietGAP.

Từ giai đoạn hoa nở đến khi ra trái thì nông dân được khuyến khích phun các loại thuốc có độc tố từ nhóm ba trở đi.

Hiện tại, diện tích trồng sơri theo kỹ thuật canh tác của Nhật khoảng 70ha với 410 hộ dân, tập trung chủ yếu tại hai xã Bình Ân và Tân Đông của huyện Gò Công Đông.

Riêng nhà máy của Nichirei Suco có công suất 3 tấn/ngày đặt tại xã Bình Nghị với tổng vốn đầu tư khoảng 90 tỉ đồng, do Nhật đầu tư 100% vốn.

Nguồn: 2lua.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Phương pháp trồng đu đủ nghiêng cho năng suất vượt trội

Anh Nguyễn Văn Huỳnh (Khánh Hòa) cho biết: “Đu đủ trồng theo phương pháp thông thường thì cây mọc cao, rất khó kiểm soát sâu bệnh, lại thường xuyên bị đổ ngã khi ra trái, năng suất thấp. Còn khi trồng nghiêng cây sẽ mọc thấp hơn, ra hoa đậu quả và cho trái nhiều”.

Sau nhiều năm tìm tòi, anh Nguyễn Văn Huỳnh (thôn Phước Điền, Phước Đồng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) đã thực nghiệm thành công phương pháp trồng nghiêng cây đu đủ cho năng suất cao. Anh Huỳnh cho biết: “Đu đủ trồng theo phương pháp thông thường thì cây mọc cao, rất khó kiểm soát sâu bệnh, lại thường xuyên bị đổ ngã khi ra trái, năng suất thấp. Còn khi trồng nghiêng cây sẽ mọc thấp hơn, ra hoa đậu quả và cho trái nhiều”.

Trồng đu đủ nghiêng cho năng suất vượt trội hơn bình thường

Mục đích của trồng nghiêng cây đu đủ là nhằm hạ thấp chiều cao của cây để dễ quản lý, kiểm soát và khống chế được tình hình sâu bệnh, chăm sóc cây thuận lợi từ khâu tỉa lá, tỉa quả, điều chỉnh trái theo ý muốn để được năng suất cao.

Đặc biệt, cây tạo thành thế ít đổ ngã về mùa mưa bão, dễ giằng chống, giảm công lao động, giảm chi phí, dễ thu hoạch. Theo anh Huỳnh, quy trình thực hiện đơn giản, dễ làm: Lúc trồng, đặt bầu và cây đu đủ nằm ngang trên mặt đất và phải xuôi theo hướng gió mùa hàng năm. Trồng xong dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên.

Khi cây đu đủ lớn lên có phần gốc nghiêng so với mặt đất một góc khoảng 45 độ.Cây đu đủ ra trái sẽ ở rất thấp, có thể đụng mặt đất. So với cây đu đủ trồng thẳng chỉ cho trái trung bình 55kg/cây/năm, thì cây đu đủ (giống Đài Loan) trồng nghiêng cho trái trung bình 72kg/cây/năm.

Bên cạnh đó, người nông dân cần chú ý tới kỹ thuật chăm sóc và bón phân khoa học để đu đủ đạt năng suất tốt. Bón lót cần từ 1-2kg phân cơ sinh học, 200gr vôi. Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 50gr Phân NPK 16-12-8-11+TE. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây, 1 tuần tưới 1 lần. Cây từ 1 – 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 50-100gr/1 lần. Bón 15-20 ngày 1 lần.

Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 100-150gr NPK 12-12-17-9+TE, bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 1kg phân hữu cơ sinh học HG01 và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc. Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn, theo thông tin từ vinacalusa.com.vn.

Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ. Chú ý làm cỏ cho cây, cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh nênần làm thường xuyên quanh gốc. Nông dân cần dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Bí quyết uốn cây Sung có dáng đẹp (P2)

Những kỹ thuật mà chúng tôi đã nêu ở phần 1 của loạt bài viết này giúp tăng thêm khả năng uốn được những cành cây to, tuy vậy, nếu cành cây quá to hoặc quá giòn thì cũng không thể nắn chúng theo vị trí mà mình mong muốn được, mà trước tiên bạn phải làm yếu cấu trúc của nó đã, việc này sẽ hỗ trợ cho các dây chằng hay dây quấn hoạt động được tốt hơn.

Phần 2 này sẽ đề cập đến kỹ thuật tạo một mấu hình chữ V trên cành cây.

Nguyên tắc cơ bản để làm yếu cành cây trước khi uốn

Cũng giống như thân cây, cành cây chứa những lớp tế bào sống (nằm ngay dưới vỏ cây) bao quanh phần lõi gỗ “chết” bên trong. Nhiệm vụ của phần lõi này là giữ sức và cấu trúc của cây.

Cấu trúc này hỗ trợ các tế bào sống, giữ cho tán lá nằm đúng vị trí và đủ sức nâng đỡ sao cho cành cây không bị ngã đổ ngay cả khi bị tuyết phủ đầy hay bị những cơn gió vùi dập.

Phần lõi gồm các tế bào gỗ chết kể trên chính là phần mà chúng ta cần phải tác động đi khi uốn cây. Chúng ta cũng có thể làm yếu hay lấy đi phần lõi gỗ này để làm cho các phần tế bào sống xung quanh yếu đi, và rồi cả cành cây cũng thế.

Có nhiều kỹ thuật làm yếu cành để uốn cây, đó là những kỹ thuật “cao cấp” và chỉ những người nào chăm sóc được cây thật tỉ mỉ và có kinh nghiệm mới có thể thực hành được, vì nó cũng có mặt nguy hiểm và có thể dẫn đến chết cành nếu không được chăm tốt.

“Khắc mấu hình chữ V”, “khoét lỗ”, “chẻ cành”, và “tạo rãnh” phải được thực hiện trên những thân cây khỏe mạnh và trên những cành cây sung sức nhất để nó có thể liền lại vết thương và phục hồi sức sau chấn thương. Mặt trái của phương pháp này là, có thể vết thương quá lớn, cây không lành lại nổi, đối với những vết thương như thế, bạn không nên tạo phía trước của cây, thậm chí bạn có thể “ngụy trang” sao cho nó giống hình dạng gỗ mục tự nhiên như “uro” (vết lõm hình lòng chảo) hay “shari” (những đoạn lõi gỗ tự nhiên thường thấy trên các loại cây có quả hình nón như cây thông và cây tùng cối).

Tính toán thời điểm thích hợp để uốn cây

Một số người đam mê nghệ thuật bonsai cho rằng nên thực hiện những tác động mạnh lên cây vào mùa đông, khi cây đang ngủ đông, để nhằm mục đích “lừa” chúng, thực chất đó là những ý tưởng sai lầm, và phần nào lệch lạc.

Nếu thực hiện vào lúc chớm giữa đông, thời kỳ ngủ đông của cây, thì cây sẽ không thể liền vết thương được cho đến khi nó trở lại hoạt động bình thường vào vài tuần hay vài tháng sau đó. Như vậy sẽ làm cho các vết thương cứ bị phơi trần ra và trầm trọng thêm trong một khoảng thời gian quá dài. Do vậy, bạn nên thực hiện những kỹ thuật này vào lúc cây đang phát triển thuận lợi và những nguy hại do thời tiết băng giá gây ra cũng được giảm xuống mức thấp nhất.

Đối với hầu hết các loài cây thì hoạch định thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng cuối hè, hoặc đầu tháng 8, vì ít ra từ lúc đó vẫn còn khoảng 6 tuần nữa thì thời tiết đông giá mới thực sự bắt đầu.

Vào giữa mùa hè, cây bắt đầu ra lá và chồi non mới, đây là khoảng thời gian phát triển, là lúc cây tràn trề sinh lực nhất. Tiến hành những kỹ thuật trên vào thời điểm từ giữa đến cuối hè sẽ giúp cây phục hồi nhanh nhất, không những giảm thiểu được nguy cơ bị sâu mọt ăn hết chồi non hay bị nhiễm bệnh mà còn không cản trở quá trình phát triển của cây.

Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

Tốt hơn hết, luôn dùng dây đồng và/hoặc dây chằng để uốn trước khi sử dụng những kỹ thuật này

Kỹ thuật khắc hình chữ V

Khắc hình chữ V đơn giản chỉ là cắt ngang bề rộng của thân cây, rồi uốn nó theo vị trí mà mình mong muốn. Đây là một phương pháp uốn nhanh và tác động trực tiếp vào chỗ cần uốn, tuy nhiên, nó có thể gây ra vết chai sần hay phồng rộp ở ngay chỗ khắc chữ V.

Có thể dùng phương pháp này cho các loài cây sớm rụng lá, hay cây lá rộng, vì dòng nhựa lưu thông của nó không quá chặt chẽ liên tục như các loài cây có quả hình nón (nếu dòng nhựa chạy đến các nhành cây thứ cấp và/ hoặc các tán lá bị đứt giữa chừng, thì những chồi hay lá đang phát triển sẽ bị và có nguy cơ bị sâu mọt phá hoại).

Bạn phải quấn dây hay buộc dây chằng vào cành được uốn để giữ cho cây ở đúng vị trí trong khoảng thời gian nó hồi phục và tạo ra vết chai sần.

Nên bôi một lớp dầu bôi trơn xung quanh lớp gỗ thượng tầng bị lộ ra đối với những cây thuộc họ có quả hình nón, hoặc dùng bột hồ bôi lên vết cắt cho các loài sớm rụng lá.

Hai vết cắt hình chữ V được tạo ra ở quãng chia 2/3 chiều dài cành cây được uốn. Nếu vết cắt không đủ sâu thì chỗ uốn sẽ không được gọn gàng và suôn sẻ. Để tạo ra vết cắt hình chữ V, bạn dùng cây cưa mỏng và nên tạo thành hình tam giác để khi uốn, hai mặt bên của vết cắt sẽ gặp nhau khi chúng tạo thành vết chai sần, từ đó vết cắt sẽ ghép lại vào nhau.

Phương pháp này cũng rất hữu dụng khi dùng để chỉnh lại góc nơi cành cây bị lìa khỏi thân cây. Đối với trường hợp này, chỉ dùng dây không thì có thể khó mà chỉnh được.

Có thể tạo vết cắt ở cuối cành, sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để kéo cành hướng xuống. Hai cạnh của vết cắt bị kéo sát vào nhau và cuối cùng là liền lại với nhau.

Nhiều người say mê bonsai thích tạo vết cắt ở phía trên, thay vì dưới chỗ cành giao nhau với thân cây. Cách này sẽ làm vết cắt mở ra và không bị nhìn thấy cho đến khi vết cắt liền sẹo và lấp đầy được chỗ khuyết.

Về cơ bản thì cả hai cách đều tốt và nên được dùng phù hợp với loài cây được uốn; một số loài hình thành sẹo nhanh để lấp đầy chỗ trống của vết cắt hình chữ V, với các loài này thì nên dùng cách tạo vết cắt ở phía bên dưới, cuối cành.

Kỹ thuật uốn cành

Kỹ thuật uốn cành, tạo thế cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để thực hiện các kỹ thuật uốn cành.

1. Kỹ thuật uốn cành

– Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó. Đôi khi chỉ vì sơ ý, bạn có thể làm hỏng cả cây cảnh. Dưới đây là một vài gợi ý và phương pháp giúp cho bạn tham khảo khi gặp các trường hợp khó khăn như vậy.

– Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.

– Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo thế cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

– Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.

– Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.

– Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.

– Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngoèo sẽ giữ nguyên hình dáng

2. Kỹ thuật uốn cành to, cành dễ gãy

– Việc uốn cành, tạo dáng cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để uốn cành. Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó. Đôi khi chỉ vì sơ ý, bạn có thể làm hỏng cả cây bonsai. Dưới đây là một vài gợi ý và phương pháp giúp cho bạn tham khảo khi gặp các trường hợp khó khăn như vậy.

– Cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu bạn cố sức uốn theo cách của mình thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì bạn nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”.

– Theo kinh nghiệm và kiến thức về các loại cây của bạn mà bạn biết rằng mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó đã, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau bạn lại uốn tiếp.
– Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp cuốn dây đối với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1 – 1,5mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây chằng vào các điểm neo khác nhau, chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây gãy, hay là cái lỗ bên hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi rễ to nào đó, hay thậm chí vào một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt thân cành nếu bạn không đệm vào đó 1 miếng cao su.

– Bạn dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. (Ở đây để hình được rõ, chúng tôi không thể hiện phần đệm, nhưng bạn vẫn phải luôn chú ý đến vấn đề đó). Lợi thế của biện pháp này là hai phần dây ở hai bên xoắn vào nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để uốn những cành cây cực kì “khó nắn”, tốt hơn nhiều so với cách dùng tay. Hơn nữa, đối với những cành cây giòn hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây.

– Phần thân chính của cây Thích đỏ Nhật Bản này đã bị chết ngọn. Để lấp đầy khoảng trống tán lá trên đỉnh, cần phải kéo những cành cây to dày và dễ gãy xung quanh lại với nhau. Và điều này đã được thực hiện nhờ dùng biện pháp xoắn dây chằng với một điều độ thích hợp

– Ngoài phương pháp sử dụng dây chằng xoắn, hiện nay trên thị trường có 1 số dụng cụ uốn cành chuyên dụng, tùy trường hợp, bạn có thể sử dụng tăng đơ hoặc nẹp

– Sử dụng nẹp uốn: Nguyên tắc uốn của dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng xoắn, chỉ khác ở chỗ thay vì kéo cành cây cần uốn và điểm neo lại với nhau bằng cách xoắn sợi dây chằng, thì bạn dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu của nẹp uốn lại.

– Nẹp uốn có ưu điểm là (nếu đủ dài), nó có thể kéo được cành cây nhiều hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại. Tuy nhiên, nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì hơi bất tiện, và thậm chí không thể áp dụng được cách làm này.

– Khóa uốn cành là một loại dụng cụ bằng kim loại có hai răng giúp kẹp chặt cành cây, cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành, uốn chúng vào đúng vị trí mà mình mong muốn (sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó).

– Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng. Với hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều khiển mức ren) sẽ uốn cong cành cây. Tuy nhiên dụng cụ uốn này ít được ưa chuộng vì nó rất dễ làm thương tổn đến thân cây, ngay cả khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm nữa, những cành cây khả dĩ dùng “nẹp ba chân” được thì cũng có thể dùng dây quấn, dây chằng là những phương pháp thông dụng hơn.

– Những kỹ thuật mà chúng tôi nêu trên giúp tăng thêm khả năng uốn được những cành cây to, tuy vậy, nếu cành cây quá to hoặc quá giòn thì cũng không thể nắn chúng theo vị trí mà mình mong muốn được, mà trước tiên bạn phải làm yếu cấu trúc của nó đã, việc này sẽ hỗ trợ cho các dây chằng hay dây quấn hoạt động được tốt hơn. Phần tiếp theo sẽ đề cập đến kỹ thuật tạo một mấu hình chữ V trên cành cây.

3. Kỹ thuật làm yếu cành trước khi uốn

– Cũng giống như thân cây, cành cây chứa những lớp tế bào sống (nằm ngay dưới vỏ cây) bao quanh phần lõi gỗ “chết” bên trong. Nhiệm vụ của phần lõi này là giữ sức và cấu trúc của cây.

– Cấu trúc này hỗ trợ các tế bào sống, giữ cho tán lá nằm đúng vị trí và đủ sức nâng đỡ sao cho cành cây không bị ngã đổ ngay cả khi bị tuyết phủ đầy hay bị những cơn gió vùi dập.

– Phần lõi gồm các tế bào gỗ chết kể trên chính là phần mà chúng ta cần phải tác động đi khi uốn cây. Chúng ta cũng có thể làm yếu hay lấy đi phần lõi gỗ này để làm cho các phần tế bào sống xung quanh yếu đi, và rồi cả cành cây cũng thế.

– Có nhiều kỹ thuật làm yếu cành để uốn cây, đó là những kỹ thuật “cao cấp” và chỉ những người nào chăm sóc được cây thật tỉ mỉ và có kinh nghiệm mới có thể thực hành được, vì nó cũng có mặt nguy hiểm và có thể dẫn đến chết cành nếu không được chăm tốt.

– “Khắc mấu hình chữ V”, “khoét lỗ”, “chẻ cành”, và “tạo rãnh” phải được thực hiện trên những thân cây khỏe mạnh và trên những cành cây sung sức nhất để nó có thể liền lại vết thương và phục hồi sức sau chấn thương. Mặt trái của phương pháp này là, có thể vết thương quá lớn, cây không lành lại nổi, đối với những vết thương như thế, bạn không nên tạo phía trước của cây, thậm chí bạn có thể “ngụy trang” sao cho nó giống hình dạng gỗ mục tự nhiên như “uro” (vết lõm hình lòng chảo) hay “shari” (những đoạn lõi gỗ tự nhiên thường thấy trên các loại cây có quả hình nón như cây thông và cây tùng cối).

4. Xác định thời điểm uốn

– Một số người đam mê nghệ thuật bonsai cho rằng nên thực hiện những tác động mạnh lên cây vào mùa đông, khi cây đang ngủ đông, để nhằm mục đích “lừa” chúng, thực chất đó là những ý tưởng sai lầm, và phần nào lệch lạc.

– Nếu thực hiện vào lúc chớm giữa đông, thời kỳ ngủ đông của cây, thì cây sẽ không thể liền vết thương được cho đến khi nó trở lại hoạt động bình thường vào vài tuần hay vài tháng sau đó. Như vậy sẽ làm cho các vết thương cứ bị phơi trần ra và trầm trọng thêm trong một khoảng thời gian quá dài. Do vậy, bạn nên thực hiện những kỹ thuật này vào lúc cây đang phát triển thuận lợi và những nguy hại do thời tiết băng giá gây ra cũng được giảm xuống mức thấp nhất.

– Đối với hầu hết các loài cây thì hoạch định thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng cuối hè, hoặc đầu tháng 8, vì ít ra từ lúc đó vẫn còn khoảng 6 tuần nữa thì thời tiết đông giá mới thực sự bắt đầu.

– Vào giữa mùa hè, cây bắt đầu ra lá và chồi non mới, đây là khoảng thời gian phát triển, là lúc cây tràn trề sinh lực nhất. Tiến hành những kỹ thuật trên vào thời điểm từ giữa đến cuối hè sẽ giúp cây phục hồi nhanh nhất, không những giảm thiểu được nguy cơ bị sâu mọt ăn hết chồi non hay bị nhiễm bệnh mà còn không cản trở quá trình phát triển của cây.

– Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

– Tốt hơn hết, luôn dùng dây đồng và/hoặc dây chằng để uốn trước khi sử dụng những kỹ thuật này

5. Một số kỹ thuật uốn cây

a) Kỹ thuật khắc hình chữ V

– Khắc hình chữ V đơn giản chỉ là cắt ngang bề rộng của thân cây, rồi uốn nó theo vị trí mà mình mong muốn. Đây là một phương pháp uốn nhanh và tác động trực tiếp vào chỗ cần uốn, tuy nhiên, nó có thể gây ra vết chai sần hay phồng rộp ở ngay chỗ khắc chữ V.

– Có thể dùng phương pháp này cho các loài cây sớm rụng lá, hay cây lá rộng, vì dòng nhựa lưu thông của nó không quá chặt chẽ liên tục như các loài cây có quả hình nón (nếu dòng nhựa chạy đến các nhành cây thứ cấp hoặc các tán lá bị đứt giữa chừng thì những chồi hay lá đang phát triển sẽ bị và có nguy cơ bị sâu mọt phá hoại).

– Cần quấn dây hay buộc dây chằng vào cành được uốn để giữ cho cây ở đúng vị trí trong khoảng thời gian nó hồi phục và tạo ra vết chai sần.

– Nên bôi một lớp dầu bôi trơn xung quanh lớp gỗ thượng tầng bị lộ ra đối với những cây thuộc họ có quả hình nón, hoặc dùng bột hồ bôi lên vết cắt cho các loài sớm rụng lá.

– Hai vết cắt hình chữ V được tạo ra ở quãng chia 2/3 chiều dài cành cây được uốn. Nếu vết cắt không đủ sâu thì chỗ uốn sẽ không được gọn gàng và suôn sẻ. Để tạo ra vết cắt hình chữ V, bạn dùng cây cưa mỏng và nên tạo thành hình tam giác để khi uốn, hai mặt bên của vết cắt sẽ gặp nhau khi chúng tạo thành vết chai sần, từ đó vết cắt sẽ ghép lại vào nhau.

– “Phương pháp này cũng rất hữu dụng khi dùng để chỉnh lại góc nơi cành cây bị lìa khỏi thân cây. Đối với trường hợp này, chỉ dùng dây không thì có thể khó mà chỉnh được.

– Có thể tạo vết cắt ở cuối cành, sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để kéo cành hướng xuống. Hai cạnh của vết cắt bị kéo sát vào nhau và cuối cùng là liền lại với nhau.

– Nhiều người say mê bonsai thích tạo vết cắt ở phía trên, thay vì dưới chỗ cành giao nhau với thân cây. Cách này sẽ làm vết cắt mở ra và không bị nhìn thấy cho đến khi vết cắt liền sẹo và lấp đầy được chỗ khuyết.

– Về cơ bản thì cả hai cách đều tốt và nên được dùng phù hợp với loài cây được uốn; một số loài hình thành sẹo nhanh để lấp đầy chỗ trống của vết cắt hình chữ V, với các loài này thì nên dùng cách tạo vết cắt ở phía bên dưới, cuối cành.

b) Kỹ thuật tạo rãnh

– Khoét lỗ và tạo rãnh là việc lấy đi phần gỗ trong giữa thân của cành cây mà bạn muốn uốn. Đó có thể là khoét lấy gỗ theo một đường rãnh chạy dọc cành cây, hoặc là tạo ra một cái lỗ để có thể tập trung lực uốn mà không phải chiếm nhiều diện tích trên cành cây.

– Trên đây là hình cây xô thơm (loại này hiếm khi được trồng làm bonsai, nó cũng gần giống như cây hoa oải hương và cây hương thảo). Gỗ của loài cây xô này rất giòn, chiếc cành dài 25cm, đường kính 1 inch này mọc quá thẳng, nó đã từng bị gọi là cái cành “trêu ngươi”, vì chĩa thẳng vào hướng mắt nhìn của người xem.

– Nếu uốn mà chưa tạo rãnh cho nó, cành cây có thể bị gãy. Do đó, người ta tạo một đường rãnh, hay rạch một khía sâu vào thân của cành cây để làm cho nó mỏng hơn, từ đó sẽ dễ uốn hơn. Như các bạn đã thấy trong hình, sau khi tạo rãnh chúng ta có thể quấn dây và uốn cành được.

– Nhưng bạn cũng nên để ý vết thẹo của nó. Trong trường hợp đặc biệt này, cái rãnh trên cành cây có thể không lành lại được, và hiện rõ ra bên ngoài. Tuy nhiên, cành cây này cũng có nhiều vết tích của kỹ thuật “lột vỏ” và “làm chết” rồi, nên nó rãnh này có thể hòa hợp với toàn cảnh nhìn chung của cành cây. Bạn có thể thay thế chỗ rạch rãnh xuống phía bên dưới cành để ít ra nó không được nhìn thấy trực diện từ phía bên ngoài.

c) Kỹ thuật khoét lỗ

– Đối với cành cây táo gai trong hình trên, yêu cầu đưa ra là phải làm yếu cấu trúc của đoạn cành dài và thẳng đuột của nó, sau đó vít đầu cành xuống. Vì đây là cành cụt, do đó ta tránh không nên dùng biện pháp uốn mà phải tạo ra một vết thương dài (như kỹ thuật tạo rãnh), thay vào đó, ta tạo ra một cái lỗ trên cành cây.

– Để che đi vết thương sau khi uốn, người ta tạo một cái lỗ ở phía sau cành cây bằng cách dùng một chiếc máy quay với mũi khoan bào soi nhỏ. Bạn càng lấy được nhiều gỗ bên trong ra càng tốt, miễn là không làm tổn thương đến lớp gỗ thượng tầng là được.

– Sau khi khoan lỗ xong thì có thể dễ dàng uốn được cành cây xuống theo đúng vị trí mong muốn với hai sợi dây chằng.

– Sau khi đã uốn được cành vào đúng vị trí, ta trám đầy lỗ bằng rêu nước rồi lấy dây nhựa đen băng chặt lại. Cách làm này sẽ giúp bảo vệ được vết thương khi mùa đông đến.

d) Kỹ thuật xẻ cành

– Bản chất của kỹ thuật này là việc xẻ đôi một cành cây to để tao thành 2 nửa mỏng hơn, dễ uốn hơn. Tuy nhiên, những người chơi bonsai thường ít áp dụng kỹ thuật này vì hiệu ứng thẩm mỹ của nó. Sau khi viết thương đã liền lại trên cành cây luôn có xu hướng tạo thành vệt chai sần không đẹp mắt và thiếu tự nhiên.

– Đây là một trường hợp thực tế của một cành cây táo gai, nó đã được dùng cưa xẻ làm đôi và sẵn sàng chờ uốn.

– Tuy nhiên, kỹ thuật xẻ cành cũng khá quan trọng trong nghệ thuật bonsai. Nó rất hữu dụng khi bạn muốn uốn phần sống của một cành hay thân cây khác đi so với cấu trúc của phần lõi gỗ chết bên trong bằng cách dùng cưa hay dụng cụ xẻ cành.

– Những hình ảnh trên đây cho thấy áp dụng kỹ thuật xẻ cành, người ta đã tách được thân cây tùng cối ra xa phần gỗ chết, điều này là không thể làm được nếu chỉ dùng acc1 dụng cụ uốn, nắn thông thường.

6. Một số điểm cần lưu ý

– Những kỹ thuật đã được mô tả trong loạt bài viết về chủ đề này, như: tách chữ V, khoét lỗ, tạo rãnh và xẻ cành…, tất cả đều có nguy cơ gây chết cành to, hoặc thậm chí làm chết cả cây nếu không được thực hiện đúng và có những biện pháp chăm sóc thích hợp sau khi thực hiện. Đây có thể gọi là những kỹ thuật cao cấp, và chỉ nên làm đối với các cây và cành đang khỏe mạnh, sung sức để chúng có thể chịu được những tổn thương nặng.

– Hãy bảo vệ vết thương bằng cách mà bạn vẫn hay dùng, hoặc có thể bọc vết thương lại (hiện đang có những tranh cãi về việc liệu có nên bọc hết tất cả hay chỉ vài vết thương thôi). Theo kinh nghiệm của một số người chơi bonsai thì có thể dùng dầu bôi đặc chiết xuất từ dầu hỏa, hoặc dùng dầu hôi để bôi vào những vết thương hở ở lớp gỗ thượng tầng.

– Khi bạn khoét lỗ hay tạo rãnh, nhớ chỉ lấy đi phần gỗ vừa đủ để uốn mà không cần phải xẻ cành, hoặc nếu không thì bạn có thể lấy đi phần vỏ cây hay lớp vỏ thượng tầng xung quanh, nhưng nhớ là chừa gỗ lại để đảm bảo cành cây vẫn đủ khỏe để đỡ lấy sức nặng của nó. Hãy kiểm tra độ dẻo của cây song song với quá trình khoét lấy gỗ. Nếu trong quá trình lấy gỗ từ giữa thân cây mà bạn thấy phần gỗ thượng tầng màu xanh thì có nghĩa là bạn đã khoan vào quá sâu rồi đấy. Bạn nên bịt kín chỗ đó lại, rồi tiến hành lấy gỗ ở chỗ khác.

– Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện những kỹ thuật đã mô tả ở loạt bài viết này là vào cuối hè, hoặc đầu tháng 8 khi cái nóng của mùa hè đã đi hết, và như vậy thì sẽ có nhiều thời gian hơn cho vết thương bắt đầu liền lại trước khi mùa đông băng giá đến. Hãy làm trong thời gian cây còn hoạt động (còn nhiều lá), cây sẽ có thể ghi nhận ngay lập tức các tác động và có phản ứng kịp thời.

– Hãy tạm thời tạo rãnh, khoét lỗ hay xẻ cành trước, rồi vài tuần hay vài tháng sau hãy tiến hành uốn cây nếu chưa có kinh nghiệm.

– Uốn cây bằng dây quấn, dây chằng hay các loại dây khác là cách dễ thực hiện nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: Cây hoa cảnh được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.