Chăm sóc Mai sau tết

Ngày tết nhiều gia đình ở miền Nam thường chưng cây mai vàng với ý nghĩa mang may mắn vào nhà. Tuy nhiên, sau tết không phải ai cũng quan tâm đến việc chăm sóc cây mai nhà mình.

Theo các nghệ nhân chuyên trồng mai thì việc chăm sóc cây sau tết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của mai và quyết định cho việc ra hoa vào mùa tết năm sau. Do đó, thời điểm này, nhiều nhà vườn trồng mai đang tất bật chăm sóc cây.

Với gần 30 năm gắn bó với cây mai vàng, anh Nguyễn Văn Điền ở khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã sưu tầm và sở hữu trên 100 gốc mai lớn nhỏ, trong đó có nhiều cây có tuổi đời cả trăm năm tuổi.

Dịp tết vừa qua, đa số các gốc mai trong vườn nhà anh đều cho hoa nở đều cây. Bí quyết giúp anh có được những gốc mai ra đẹp như thế là do biết cách chăm sóc theo từng thời điểm phát triển của cây.

Anh Điền chia sẻ: “Đầu mùng 7 là mình cắt dài tới 15 – 20 âm lịch, ráng cắt hết những nụ đã nở, chưa nở và còn nhỏ, cắt bỏ hết đừng tiếc để năm sau cho bộ hoa đẹp hơn và có hoa nhiều hơn”.

Hiện nay, một số người dân sau khi mua mai về chưng tết thường tiếc không cắt hoa, để cho hoa tàn hết rồi tự rụng nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người trồng lâu năm thì đây chính là nguyên nhân khiến cây bị mất sức, ảnh hưởng quá trình sinh trưởng cho cả năm sau.

Anh Nguyễn Văn Điền ở khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông khuyến cáo: “Qua tết mà không cắt nụ thì sẽ làm cho cây mai “mất sức”, vì phải nuôi hạt của đài hoa, nuôi càng nhiều thì cây dốc sức càng nhiều. Mình không có phân bón, không rút cành làm cho ánh nắng không chiếu được vô thân, vô nhánh cây dễ bị nấm bệnh…”.

Cũng theo các nghệ nhân thì việc chăm sóc mai sau tết đòi hỏi phải công phu, người trồng phải có sự nghiên cứu bởi cây mai đang trồng ngoài trời và cây mai chưng trong nhà đều có cách chăm sóc khác nhau. Trong đó, cây mai chưng trong nhà đòi hỏi phải đầu tư chăm sóc nhiều hơn.

“Cây trong nhà nên đưa ra ngoài từ từ cho nó quen ánh nắng chứ đừng cho ra đột ngột, vì trong thời gian chưng trong nhà cây không có ánh nắng quang hợp, bộ lá mỏng. Nếu đem ra đột ngột quá nó sẽ sốc, dễ cháy lá. Nên đem ra từ từ ngoài bóng râm khoảng 1 tuần để bộ lá hơi dầy mới đưa ra nắng”, anh Điền chia sẻ thêm.

Ngoài việc cắt nụ hoa sau tết thì khâu thâu tàn cho cây cũng là yếu tố quan trọng bởi khi thâu tàn sẽ tạo ra thêm nhiều nhánh mới, giúp cây có thêm nhiều chồi và nụ cho đợt tết năm sau. Bên cạnh đó, khâu bón phân cũng là yếu tố quan trọng mà các nghệ nhân khuyến cáo nên thực hiện từ đầu đến giữa tháng 2 khi lá đã ra đầy đủ và chỉ bón với một lượng vừa đủ. Không nên bón nhiều bởi rễ cây chưa hoạt động mạnh. Nếu bón quá nhiều nhiều phân có thể làm cây bị chết.

Ngoài các khâu trên thì việc thay chậu cho cây chỉ nên thực hiện vào khoảng thời gian từ cuối tháng 3 và đầu tháng 4 âm lịch khi đó bộ rễ cây đã cứng cáp, cây sẽ không bị chết.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng và chăm sóc để nở bung đúng Tết

Kỹ thuật trồng mai vàng đã khó việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng lại khó hơn đòi hỏi người trồng phải am hiểu kiến thức sâu rộng về kỹ thuật trồng mai.

Khi Tết đến Xuân về, miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.

Mai vàng khoe sắc mỗi dịp Tết đến xuân về

Hoa mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Những đóa mai vàng nợ rộ trong tiết Xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.

Chính bởi ý nghĩa đó mà ngày Tết nhà nào cũng chưng cành mai vàng trong nhà mong muốn có một năm sung túc, may mắn, và thịnh vượng. Nhận biết được ý nghĩa này mà ngày càng nhiều người trồng mai vàng cung ứng cho thị trường ngày Tết. Tuy nhiên làm sao cho nụ mai vàng nở dày đặc thì không phải người trồng mai vàng nào cũng có thể thực hiện được. Nó đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản nhất trong kỹ thuật trồng mai vàng.

Cách lựa chọn giống điều kiện chăm sóc mai vàng

Trước tiên muốn có được cây mai tạo nụ dày đặc phải đảm bảo sạch bệnh, bản thân cây mai đó được chọn lựa kỹ phải là một cây có tố chất khỏe mạnh cộng với 1 môi trường sống tốt và cách chăm sóc đúng cách.

Thời điểm tạo nụ cho hoa mai vàng

Thời điểm tạo nụ cho hoa mai vàng cần phải chuẩn bị từ khoảng tháng 10 âm lịch. Trước hết cần chăm dưỡng cho cây thật khỏe mạnh để cây mới có sức sống ra hoa đúng thời điểm mong muốn.

Tạo nụ cho hoa mai đúng cách để cây ra hoa đúng thời điểm

Bón phân cho mai vàng để kích thích hoa nở nhanh

Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.

Ngoài ra, việc chăm bón không hợp lí không đúng thời điểm cũng làm cây hấp thụ đạm nhiều hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng nên cây mai khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non. Hiện tượng này phá hủy dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ ra cây kết nụ.

Do đó, việc tạo nụ dày đặc cho mai vàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc và bón phân. Bởi có chăm sóc đúng cách, bón phân đúng liều lượng cây mới phát triển tốt và cho nhiều nụ. Do đó, bón phân phải sớm ngay từ đầu năm. Lượng bón vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn giúp cây đẻ nhiều.

Việc hoa mai vàng ra được nhiều nụ hay không cũng phụ thuộc cả vào thời tiết nên người trồng mai vàng phải căn đúng thời điểm để căn ngừng sử dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch.

Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút thì ta áp dụng biện pháp như chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ. Cần pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun ướt toàn bộ cây. Sau đó, dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ.

Xử lý mai vàng nở đúng dịp Tết

Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng Tết cần áp dụng đồng bộ từ bón phân, tưới nước, tuốt lá. Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ ngày 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp.

Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4-6 ngày.

Lưu ý, trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá. Nếu thời điểm Tết ông Táo, quan sát thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng Tết. Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên ngưng tưới rồi đem phơi ngoài nắng. Sau vài ngày tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu để kích thích mai nở sớm cho đúng dịp Tết.

Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa.

Theo baomoi.com được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Sôi động thị trường hoa mai Tết tại Phú Yên và Bình Định

Dù còn gần 6 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán, những làng trồng hoa truyền thống, trong đó có mai, tại hai tỉnh Phú Yên và Bình Định đã bắt đầu nhộn nhịp.

Vào thời điểm này, ở những con đường vào các vùng trồng hoa truyền thống của tỉnh Phú Yên đã bắt đầu sôi động khi rất nhiều thương lái đến tìm mua mai lá Tết. Thị trường năm nay có nhiều biến động sau khi cơn bão số 12 đổ bộ vào khu vực miền Trung.

Người dân rộn ràng chăm chút cho từng cây mai Tết

Khoảng một tuần nay, ở các vùng trồng mai truyền thống tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, hai vùng trồng mai Tết lớn nhất miền Trung, nhà vườn đã xuất bán mai lá. Mua mai lá là một cách được thương lái miền Nam lựa chọn từ nhiều năm qua. Giữa tháng 11 Âm lịch, mai lá được chuyển vào Nam để chăm sóc và vặt lá để mai ra hoa vào đúng dịp Tết.

Năm nay, loại mai trồng từ 4 – 7 năm tuổi có giá dao động từ 700 nghìn đến 1,2 triệu đồng/chậu, cao hơn khoảng 30% so với năm trước. Mặc dù giá bán khá cao nhưng trong 10 hộ trồng mai Tết ở khu vực này, chỉ có khoảng 5 hộ có mai ra nụ để bán. Số còn lại do ảnh hưởng của đợt gió mạnh trong cơn bão số 12 nên lá bị khô, úa và không có nụ.

Theo nhanong.com.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Kinh nghiệm cho hoa mai nở đúng dịp Tết

Làm thế nào để hoa nở đúng vào dịp Tết? Đó là câu hỏi thường trực của các nhà vườn, bởi hoa nở đúng Tết đồng nghĩa với sẽ được giá bán.

Mưa, nắng và gió là những điều mà người trồng hoa mai quan tâm hơn cả. Chỉ một sự thay đổi của thời tiết, rất có thể khiến cho cả vườn mai, nguồn thu nhập chính vào dịp Tết của nông dân cũng sẽ thay đổi.

1. Biện pháp tuốt lá

Cây mai và một số loại cây khác sẽ trổ hoa khi được tuốt bỏ hết lá già. Trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh sẽ nở rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu.

Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.

Một vấn đề đặt ra là làm sao xác định được thời điểm tuốt lá để vỏ trấu bung ra đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch.

Thứ nhất: Căn cứ vào hình dạng mầm hoa. Mầm hoa hay còn gọi là “nút”, phát sinh từ nách lá vào khoảng tháng 5 – 6, kích thước lớn dần đến tháng 12 âm lịch. Mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng sẽ có hình dạng như quả trứng, với 2 – 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì tuốt lá cách Tết từ 13 – 14 ngày.

Mầm hoa chưa phát triển đầy đủ có dạng hình thoi nhọn, với 3 – 4 vỏ trấu bao bên ngoài, tuốt lá trước ngày 15 tháng 12 âm lịch để mầm có thời gian phân hóa.

Thứ hai: Căn cứ vào diễn biến của thời tiết. Điều kiện nắng tốt, nhiệt độ không khí cao làm quá trình ra hoa diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, điều kiện lạnh khiến quá trình này chậm lại.

Thứ ba: Căn cứ vào sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá xanh tốt thường có quá trình ra hoa chậm. Do đó, cần tiến hành tuốt lá sớm hơn. Mỗi giống mai có đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên thời điểm tuốt lá cũng khác nhau: Mai cam, mai 100 cánh nở hoa sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai huỳnh tỷ nở sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai trắng nở trễ hơn mai giảo 1 – 2 ngày.

Vì vậy, đối với những cây mai ghép nhiều giống, khi tuốt lá phải chọn những giống trổ muộn tuốt lá trước, giống trổ sớm tuốt lá sau.

2. Xử lý cho mai ra hoa sớm

Thấy lá mai đã già, nhưng nụ mai còn hơi nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 – 12 tháng Chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.

Trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm: Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu. Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh. Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc. Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm. Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm. Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 – 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 – 3 ngày. Sử dụng hóa chất, thời điểm sử dụng sau khi tuốt lá 2 – 3 ngày.

Một số chế phẩm thường dùng là Methyl Parathion, hay Monitor, Miracle-gro, Yogen, HVP, Aron, Decamon… liều lượng 10 – 20 ml/bình 8 lít nước, phun 1 lần là hoa mai, sẽ nở ngay.

3. Xử lý cho mai ra hoa muộn

Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trường hợp này nên tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp hãy tuốt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hoặc phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ. Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.

Trường hợp chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát. Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ. Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám (rễ nhỏ).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

11 loại hoa mai tuyệt đẹp tại Việt Nam

Từ lâu, hoa mai chơi Tết đã trở thành thú tao nhã của người dân Việt Nam. Dưới đây xin gửi đến bà con cùng nhìn ngắm 12 loài hoa mai tuyệt đẹp này.

1. Hoa chi mai

Là loài mai quý hiếm, thích hợp ở những nơi có mùa đông giá lạnh, nhất chi mai chậm lớn, gốc xù xì, nụ màu đỏ, khi nở chuyển sang màu trắng. Nhất chi mai được đánh giá đẹp vào hàng bậc nhất trong “thập đại danh hoa”.

Hoa chi mai

Nguồn: Internet

2. Hoàng mai

Hoàng mai (hay mai vàng) phân bổ nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Mai vàng có từ 5 đến 9 cánh, chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng 12 âm lịch.

Hoàng mai 

3. Mai tứ quý

Mai tứ quý là loài cây đặc biệt nhất về sự chuyển sắc màu của đài hoa và hạt sau khi hoa tàn. Hoa nở lần đầu có 5 cánh màu vàng, các cánh hoa rơi rụng rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, úp lại ôm lấy nhụy.

Mai tứ quý

4. Mai núi

Là một loài mai rừng nhưng mai núi có khoảng 12 đến 18 cánh. Mai thường mọc trên núi đá khô khốc, sống chủ yếu bằng hơi sương và nước mưa. Mai núi thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên.

 Mai núi 

5. Mai động

Loài mai thường mọc ở những vùng cát trắng, gần biển được gọi là mai động. Mai động có thân suôn thẳng, tròn, hoa trổ chi chít. Chúng phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh.

Mai động

6. Mai giảo

Là loại mai nhân tạo có nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai.

Mai giảo

7. Mai Cà Ná

Là loài mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná, Ninh Thuận, mai Cà Ná có thân nhỏ, cánh giòn, lá hình bầu dục.

Mai Cà Ná

8. Mai hương

Mai hương, mai thơm hay mai ngự là tên của loài mai vàng 5 cánh có mùi thơm đặc trưng. Nó xuất hiện nhiều ở Huế, Bến Tre.

Mai hương

9. Mai chùm thân gửi

Loài mai sống nhờ trên thân cây khác được gọi là mai chùm gửi. Thân cây gồ ghề, xù xì. Hoa trổ dày thành từng chùm đặc nghẹt.

Mai chùm thân gửi

10. Mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy là mai có lá hình trái xoan, thuôn, hình dải. Hoa màu trắng, mùi thơm, có 5 cánh.

 Mai chiếu thủy

11. Mai mơ

Mai mơ cao từ 6 – 9 mét, lá rộng tròn. Hoa nở vào đầu xuân, có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Đài hoa màu đỏ tía hoặc xanh sẫm.

Mai mơ

Theo nguồn baomoi.com được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Kinh nghiệm cho hoa mai nở đúng tết

1. Biện pháp tuốt lá

Cây mai và một số loại cây khác sẽ trổ hoa khi được tuốt bỏ hết lá già. Trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh sẽ nở rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu.

Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.

Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.Một vấn đề đặt ra là làm sao xác định được thời điểm tuốt lá để vỏ trấu bung ra đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch.

Thứ nhất: Căn cứ vào hình dạng mầm hoa. Mầm hoa hay còn gọi là “nút”, phát sinh từ nách lá vào khoảng tháng 5 – 6, kích thước lớn dần đến tháng 12 âm lịch. Mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng sẽ có hình dạng như quả trứng, với 2 – 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì tuốt lá cách Tết từ 13 – 14 ngày.

Mầm hoa chưa phát triển đầy đủ có dạng hình thoi nhọn, với 3 – 4 vỏ trấu bao bên ngoài, tuốt lá trước ngày 15 tháng 12 âm lịch để mầm có thời gian phân hóa.

Thứ hai: Căn cứ vào diễn biến của thời tiết. Điều kiện nắng tốt, nhiệt độ không khí cao làm quá trình ra hoa diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, điều kiện lạnh khiến quá trình này chậm lại.

Thứ ba: Căn cứ vào sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá xanh tốt thường có quá trình ra hoa chậm. Do đó, cần tiến hành tuốt lá sớm hơn. Mỗi giống mai có đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên thời điểm tuốt lá cũng khác nhau: Mai cam, mai 100 cánh nở hoa sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai huỳnh tỷ nở sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai trắng nở trễ hơn mai giảo 1 – 2 ngày.

Vì vậy, đối với những cây mai ghép nhiều giống, khi tuốt lá phải chọn những giống trổ muộn tuốt lá trước, giống trổ sớm tuốt lá sau.

2. Xử lý cho mai ra hoa sớm

Thấy lá mai đã già, nhưng nụ mai còn hơi nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 – 12 tháng Chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.

Trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm: Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu. Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh. Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc. Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm. Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm. Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 – 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 – 3 ngày. Sử dụng hóa chất, thời điểm sử dụng sau khi tuốt lá 2 – 3 ngày.

Một số chế phẩm thường dùng là Methyl Parathion, hay Monitor, Miracle-gro, Yogen, HVP, Aron, Decamon… liều lượng 10 – 20 ml/bình 8 lít nước, phun 1 lần là hoa mai, sẽ nở ngay.

3. Xử lý cho mai ra hoa muộn

Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trường hợp này nên tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp hãy tuốt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hoặc phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ. Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.

Trường hợp chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát. Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ. Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám (rễ nhỏ).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam