Kỹ thuật chọn và nuôi rắn hổ trâu (ráo trâu)

1. Tên gọi: Thuộc loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, là loài rắn nằm trong sách đỏ Việt Nam * Miền Đông gọi rắn Long Thừa * Miền Tây hổ hèo * Miền Trung rắn ráo trâu * Miền Bắc rắn hổ trâu * Tên chung : hổ vện vì trên mình nó có nhiều vằn vện. * Thuộc loài: rắn không độc, nguy hiểm, có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh

2. Chuồng Nuôi: Có nhiều dạng 
2.1 Chuồng Lưới:  
Rắn nái nên làm chuồng bằng kệ gỗ đặt cách ly khu nuôi chuồng lưới, chuồng được chia thành nhiều ngăn (giống ngăn đựng thuốc bắc), ngăn nuôi 2 con”. Thiết kế kỹ thuật chuồng lưới như sau:

* Diện tích chuồng: 2m x 1m x 1,2m (Dài X Rộng X Cao) / nuôi 30 đến 50 con
* Cửa chuồng làm ngang bên hông để tiện vệ sinh, Có vỉ tre để rắn nằm
* Mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ

2.2 Chuồng nuôi bán thiên nhiên: 

Rắn nái nên làm chuồng bằng kệ gỗ đặt hai bên vách trong khu chuồng nuôi . Chuồng được chia thành nhiều ngăn (giống ngăn đựng thuốc bắc), mỗi ngăn 1 con rắn mang trứng. Thiết kế kỹ thuật chuồng bán thiên nhiên như sau:
* Diện tích chuồng: 2m x 2,5 đến 3m x 2,2m (ngang X dài X cao) / nuôi 100 đến 150 con
* Sân chơi: 1.8m, X 1m (ngang X dài) , Tạo 3 lỗ ống 90 để rắn tự chui ra sân tắm nắng và uống nước
* Chuồng xây kín có trần , vách trường ngăn với khu ăn và nghỉ, , Mặt sàn đất lồi lõm tạo chỗ trũng để rắn tự vệ sinh, Đặt sàn hoặc vỉ gỗ giống balet 1,5 m2 X 1.5 m2 , Xếp 3 hoặc 4 tầng cách nhau 10cm mỗi tầng để rắn nằm không đè lên nhau, Có thể nâng số sàn để tăng mật độ nuôi
* Bên trên phủ lá Dừa khô hoặc đắp chăn mền cho rắn khi trời lạnh
* Kỹ thuật chuồng nuôi này rất gần với tập tính của rắn nên rắn dễ thích nghi và phát triển đồng đều hơn

3.3 Chuống rắn đẻ:
– 30 cm x 40 cm x 60 cm (ngang X Cao X độ sâu). Bằng kệ gỗ hoặc xây gạch, nên để 1 con / ngăn để trứng rắn không bị đè móp
– Rắn con: nuôi dưỡng và tập cho rắn ăn mồi chết . Dùng nhiều thùng khoét lỗ để rắn bò ra ăn
– Vị trí chuồng: đặt nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh, nên lấy ánh nắng buổi sáng cho cửa chuồng
–    Rắn rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi cho rắn ăn phải mang đủ các thiết bị  phòng hộ, nhất là không uống rượu khi vào chuồng, rắn lạ hơi gây kích ứng cho rắn.
–    Không đưa mồi vào chuồng một lúc vì không kiểm tra được khẩu phần ăn và dư thừa thức ăn gây  tốn kém và gây ô nhiễm. Đặc biệt rắn trưởng thành không đồng đều và nuốt nhau
–    Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên phân loại rắn vì lý do: Ngăn ngừa rắn ăn nhau, tránh thất thoát, phát hiện kịp thời và cách ly rắn Bệnh để điều trị

3. Thức ăn :
– Thức ăn chính của chúng là cóc, nhái và ăn rất sạch, con mồi phải còn sống. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần. số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi. Nên tập cho rắn ăn mồi chết từ nhỏ để thuận tiện trong việc chăm sóc
– Bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm, răng cong vào trong nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn.
– Thức ăn cho rắn không được cho vào nhiều, mà phải để trên khay kim loại để khi đói rắn có thể bò ra ăn
– Nước uống: tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do. Trong chuồng cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống, phải thay nước hàng ngày.Nên đặt bóng đèn trong chuồng rắn, nhằm tạo cho rắn thích nghi với ánh sáng và tạo nhiệt độ ấm cho rắn (nếu vào mùa đông)

4 . Chọn và chăm sóc rắn sinh sản:
Việc chọn giống rắn làm bố mẹ rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sau này. trước hết phải phân biệt con đực và con cái bằng cách quan sát bên ngoài:
* Rắn đực: thân hình gần giống tam giác, đuôi to, bụng trắng
* Rắn cái: thân hình tròn, màu sắc bóng mượt , nhiều viền đen hai bên dưới bụng kết dính liền nhau
– Rắn đực và rắn cái phải khác dòng để khi lai tạo tránh trùng huyết
– Rắn cái cho uống thuốc tạo kháng thể cho trứng: 2ml – 3ml / 1 kg thể trọng ( 2 tuần trước khi phối)
– Quá trình sinh trưởng phát triển của rắn phải trải qua những lần lột da, thời gian rắn thay da khoảng 15-20 ngày và tiếp tục thay da trong suốt quá trình rắn lớn, một con rắn cái từ lúc nở đến lúc sinh sản từ 9 -10 tháng tuổi. Sau khi thay da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.
– Chọn lựa rắn giống đề đảm bảo tỷ lệ nở cao, có thể nuôi ghép 2 đến 3 con rắn đực với 10 con rắn cái
– Thời gian rắn đẻ sau khi phối giống khoảng 30 đến 35 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 12 – 21 trứng

5. Kỹ thuật ấp trứng
– Dụng cụ ấp trứng: một cái lu, lấy đất có độ ẩm 25-30 độ bỏ vào ½ lu, sau đó xử lý thật chặt, tiếp theo rãi thêm 01 lớp cát trải mỏng rồi bỏ trứng rắn vào, dùng bao hoặc vải bịt miệng lu lại, khoảng 65 – 75 ngày sau rắn tự nở.
– Khi ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ ngay
– Nhiệt độ thích hợp trứng nở 280C – 300C. Lưu ý trong thời gian ấp phải có nhiệt kế để theo dõi.
* Trời nóng: tưới nước vào cát hoặc quạt gió để hạ bớt nhiệt độ
* Trời lạnh: dùng bóng điện thắp sáng để tăng nhiệt
– Sau khi nở 3 ngày, bắt đầu cho ăn ếch con (nòng nọc)
– Sau 15 ngày là có thể xuất bán giống
– Ấp theo phương pháp này, tỷ lệ trứng nở đạt từ 90 – 95%, ấp tốt nở 98%

6. Kỹ thuật nuôi rắn con
– Rắn con mới nở thả vào chuồng úm (có khăn sạch để giữa ấm, nên thay khăn 2 ngày 1 lần). Cho uống nước khoảng 7 ngày sau rắn thay da, khi rắn thay da thả nhái nhỏ vào để rắn ăn, trung bình 50 con rắn con 01 tháng tuổi mỗi ngày ăn khoảng 0,5kg nhái con.
– Rắn 8 tháng tuổi có trọng lượng từ 1,2kg trở lên thì mới đẻ nhiều trứng

7. Quản lý chăm sóc, phòng trị bệnh
Quản Lý trại nuôi:
– Vệ sinh chuồng trại, thường ngày phải dọn phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân thường khô, ít mùi hôi. Phân có mùi hôi hoặc phân lỏng có dịch nhầy: rắn đã nhiễm bệnh
– Rắn ít bị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác gây hại
Phòng bệnh: Rắn là lòai ăn mồi sống vì vậy biện pháp phòng bệnh đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi ,phải đảm bảo uống thuốc phòng định kỳ và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho rắn theo qui trình
– Sát khuẩn chuồng trại
– Phòng bệnh bằng liệu đồ kháng sinh / tháng 1 lần / 50% liều điều trị
1. Hội chứng Xuất Huyết Sình Hơi , trụy tim
2. Viêm Phổi Cộng Đồng
3. Xổ sán lải
– Chế độ dinh dưỡng cho ăn kết hợp De200f và Vitamine tổng hợp
– Tắm nắng thường xuyên

Nguồn: Tổng hợp và được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật nuôi ong mật (ong nội- Apis cerana).

Những năm qua, nghề nuôi ong lấy mật phát triển mạnh với quy mô nông hộ. Để nuôi ong mật cho hiệu quả cao, người chăn nuôi cần chú trọng đến kỹ thuật nuôi từ khâu chọn giống, chọn địa điểm, tạo chúa….cho đến thu hoạch mật. Sau đây, Ban biên tập xin giới thiệu đến quý bạn đọc kỹ thuật nuôi ong mật (giống ong nội).

Ong mật.

I. Lựa chọn đàn ong giống

– Đàn ong giống phải có nguồn gốc rõ ràng; ong chúa dưới 6 tháng tuổi; không nhiễm bệnh ấu trùng; quân đậu kín 2 mặt cầu; bánh tổ mới, màu vàng và có đủ trứng, ấu trùng, nhộng, mật phấn dự trữ.

– Thùng và cầu ong đúng tiêu chuẩn về kích thước.

II. Kỹ thuật nuôi ong cơ bản

2.1. Chọn địa điểm nuôi ong

– Gần nguồn mật, phấn hoa, khoảng cách kiếm ăn hiệu quả từ tổ ong đến nguồn thức ăn khoảng 500 – 700 m.

– Chỗ đặt thùng ong cần bằng phẳng, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không ngập lụt về mùa mưa; trong điều kiện có đầy đủ nguồn mật, phấn nên bố trí đặt đàn ong với mật độ 40 đàn/ha, khoảng cách giữa các đàn tối thiểu 2 km đối với những đàn có quy mô tối đa 100 thùng.

2.2. Dụng cụ nuôi

– Thùng ong: Làm bằng gỗ khô hoặc nguyên liệu phù hợp, kích thước bên trong là 46,5 cm (dài) x 38 cm (rộng) x 24,5 cm (cao), có cửa sổ để thuận tiện khi di chuyển đàn ong.

– Dụng cụ khác: Mũ lưới, bộ tạo chúa, bộ gắn tầng chân, lưới lọc mật, dao cắt mật, thùng quay mật…

2.3. Tạo chúa

Mục đích: Tạo ra các ong chúa mới để nhân thêm đàn ong, thay ong chúa già, ong chúa của đàn bị bệnh.

* Phương pháp:

– Sử dụng mũ chúa chia đàn tự nhiên: Vào mùa ong chia đàn tự nhiên chọn các mũ chúa to, dài, thẳng, từ những đàn ong chia đàn đông quân nhiều cầu, khỏe mạnh. Dùng dao sắc cắt trên gốc mũ chúa 1,5 cm theo hình chữ V để gắn vào đàn ong cần thay chúa.

– Tạo chúa cấp tạo: Chọn đàn theo tiêu chuẩn: tụ đàn lớn, năng suất mật cao, không nhiễm bệnh ấu trùng, hiền lành để tạo chúa.

+ Tiến hành: Bắt chúa khỏi đàn, loại bỏ 1 – 2 cầu, sau 2 – 3 ngày kiểm tra loại bỏ tất cả các mũ chúa trên bề mặt bánh tổ và mũ chúa đã vít nắp, cho đàn ong ăn 3 – 4 tối liên tục, 9-10 ngày sau cắt những mũ chúa đã chín để sử dụng.

– Tạo chúa di trùng: Khi số đàn ong trong trại từ 10 đàn trở lên, tạo chúa theo phương pháp di trùng là cần thiết nhằm chủ động về thời gian, số lượng và chất lượng ong chúa.

+ Chuẩn bị dụng cụ tạo chúa: Quản chúa đường kính 7 – 7,5 cm, khung cầu tạo chúa, kim di trùng, sáp vít nắp…

+ Chọn đàn mẹ: Theo tiêu chuẩn đàn làm giống.

+ Chọn đàn nuôi dưỡng: Đông quân, không bị bệnh, dự trữ mật phấn nhiều, có biểu hiện chia đàn tự nhiên. Tách chúa khỏi đàn nuôi dưỡng và rũ bớt cầu để tăng cường ong thợ nuôi dưỡng ấu trùng ong chúa, cho ong ăn thêm.

Đưa ấu trùng vào chén sáp.

2.4. Chia đàn

– Chia đàn song song: Là chia 1 đàn ong ban đầu thành 2 đàn ong mới đặt song song với nhau cách đều vị trí ban đầu.

+ Tiến hành: Vào buổi chiều, những ngày thời tiết nắng ấm đem thùng không có ván ngắn đã vệ sinh sạch sẽ đặt cạnh đàn định chia, chia đều số cầu, số quân, số con (trứng, ấu trùng, nhộng) thức ăn về 2 đàn ong. Đặt 2 thùng ong song song với nhau về 2 bên và cách vị trí đàn cũ khoảng 20 – 30 cm, cần biết rõ ong chúa ở đàn nào để giới thiệu chúa vào đàn không chúa. Quan sát ong đi làm về, nếu đàn nào về nhiều cần dịch ra xa và đặt đàn kia gần lại. Trường hợp ong vẫn về 1 đàn sau khi điều chỉnh cần đổi vị trí 2 đàn cho nhau. Chú ý nếu chia đàn sử dụng mũ chúa, khi chúa tơ đã tập bay thì không được điều chỉnh vị trí đàn chia nữa.

– Chia đàn rời chỗ: Là phương pháp chia một nửa đàn ong giống như chia song song hoặc tách một phần đàn rồi chuyển đến chỗ mới cách vị trí đàn cũ khoảng 1 km trở lên.

+ Tiến hành: Mang thùng không đặt cạnh đàn định chia. Tách 1 nửa hoặc một phần đàn với các cầu có mật vít nắp, phấn và con, quân phủ kín cầu cho vào thùng đến nơi có địa hình quang đãng, nên để đàn giới thiệu mũ chúa lại, trường hợp giới thiệu mũ chúa vào đàn chuyển đi nên giới thiệu mũ chúa sau khi đàn ong đã được chuyển đến nơi mới.

2.5. Quản lý ong bốc bay và cho ăn bổ sung

– Ong bốc bay: Do bị thiếu thức ăn, bị các bệnh thối ấu trùng, bị các kẻ thù phá hoại như sâu ăn sáp, kiến, ong rừng, sai sót trong kỹ thuật quản lý như đặt nơi không phù hợp, đàn ong bị chấn động…

+ Đề phòng: Cần duy trì đàn ong có đủ mật, phấn dự trữ; phòng trừ địch hại kịp thời, viện cầu tiêu chuẩn cho đàn ong sắp bốc bay, thường xuyên kiểm tra đàn ong.

+ Khi đàn ong đã bốc bay, nhanh chóng bắt lại, đến tối rũ ong vào thùng đã chuẩn bị sẵn từ 1 đến 2 cẩu ong có mật vít nắp, phấn, trứng, ấu trùng, nhộng.

– Cho ong ăn bổ sung: Hàng năm vào tháng 7 – 8, tháng 1 – 2 ở phía Bắc và tháng 7 – 9 ở các tỉnh phía Nam, khi ngoài tự nhiên thiếu thức ăn hoặc do thời tiết xấu kéo dài ong không đi làm được, phải cho ong ăn bổ sung.

+ Cách cho ăn: Pha nước đường đặc, tỷ lệ 1,5 đường: 1 nước, cho ăn ít lần nhưng lượng nhiều, cho ăn 3 – 4 tối liên tục đến khi các lỗ mật vít nắp. Thông thường 1 đàn ong 3 cầu cho ăn khoảng 1 -1,5 kg đường kính trắng.

– Cho ong ăn kích thích: Khi thức ăn ở ngoài tự nhiên chỉ đủ duy trì, cho ong ăn kích thích để thúc ong chúa đẻ nhiều hơn, ong thợ tích cực kiếm ăn, xây cầu nhanh hơn…

+ Cách cho ăn: Pha nước đường loãng hơn, tỷ lệ 1 đường : 1 nước, cho ăn nhiều lần nhưng lượng ăn ít, mỗi tối đàn ong 3- 5 cầu, cho ăn khoảng 0,2 – 0,3 kg đường trong 2 – 3 tối, sau đó nghỉ 2 – 3 tối rồi lại cho ăn 2 – 3 tối nữa.

2.6. Thu hoạch mật ong

– Chuẩn bị dụng cụ: Rửa sạch, phơi khô máy quay mật, dao cắt vít nắp, lưới lọc mật, đồ chứa mật.

– Quay mật khi thấy ong đi làm nhiều, các bánh tổ có lỗ tổ mật vít nắp trắng, cơi cao (trên 70% lỗ tổ mật vít nắp), trên cây có khoảng 20 – 25% hoa nở.

– Nơi quay mật phải sạch sẽ.

– Nên quay vào buổi sáng để mật đặc hơn, không lẫn mật mới lấy về.

– Các bước thu hoạch mật:

+ Rũ ong khỏi cầu.

+ Dùng dao sắc hớt nhẹ vít nắp lỗ tổ mật, đưa dao từ dưới lên trên tránh làm vỡ các lỗ tổ.

+ Đặt các cầu đã cắt vít nắp vào khung máy quay; quay đều tay với tốc độ tăng dần, khi hết mật thì giảm dần tốc độ để bánh tổ không bị vỡ và ấu trùng không bị văng ra.

+ Trả bánh tổ đã quay vào đàn để ong ủ ấm ấu trùng.

+ Lọc mật bằng vải màn hoặc lưới inox có mặt lưới từ 8 đến 32 lỗ/cm2.

+ Bảo quản mật trong can, chai, có nút đậy kín; để nơi thoáng, mát; không để gần các chất có mùi như dầu hoả, mắm tôm,…

Tổng hợp và kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Nuôi ong đầu tư ít, hiệu quả cao.

Nghề nuôi ong lấy mật phát triển nhanh chóng, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã An Bình (huyện Lạc Thủy, Hòa Bình).

Các hội viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong lấy mật.

Chi hội Nuôi ong lấy mật xã An Bình được thành lập năm 2011 gồm 18 hội viên để liên kết các hộ nuôi ong nhỏ lẻ, từ đó tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm trong cách nuôi và chăm sóc đàn ong qua từng thời kỳ, giúp sản lượng, chất lượng mật được tăng lên.

Đến nay chi hội có tổng số 1.077 đàn ong (hộ nuôi ít 10 – 15 đàn, hộ nuôi nhiều gần 100 đàn). Các hội viên đều tự nuôi, trông nom, bảo vệ đàn ong tại gia đình, song họ thường gặp nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chọn giống, kỹ thuật nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao và sản xuất ra nhiều mật.

Đến kỳ thu hoạch, các thành viên cùng giúp nhau thu hoạch mật. Sản phẩm mật ong của các hộ trên địa bàn xã được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Ngoài tiêu thụ trong huyện, sản phẩm mật ong của xã An Bình còn đến được với khách hàng ngoại tỉnh. Năm 2018 sản lượng mật ong của chi hội đạt gần 10.000 kg, giá bán 100.000 đồng/kg. Ngoài khai thác mật, các hộ còn bán 245 đàn ong giống với giá 700.000 đồng/đàn, mang lại tổng thu nhập từ con ong trên 1 tỷ đồng (bình quân 1 hộ nuôi ong thu được 65 triệu đồng).

Ông Đinh Xuân Cẩm, Chi hội trưởng Chi hội nuôi ong xã An Bình cho biết: Đối với nghề nuôi ong, điều quan trọng là phải chọn được ong chúa khỏe mạnh. Bên cạnh đó, ong mật có đặc tính tổ chức bầy đàn cao và nhạy cảm với thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ. Vì vậy, người nuôi phải nắm bắt được các đặc tính cơ bản này để có biện pháp chăm sóc thích hợp. Có như vậy, đàn ong mới khỏe mạnh, cho năng suất và chất lượng mật cao.

Ông Cẩm chia sẻ thêm: Do kinh nghiệm nuôi ong được tích lũy nhiều, nắm bắt được các đặc tính của ong, nên sản lượng mật ong thu được năm sau cao hơn năm trước. Để việc nuôi ong lấy mật tại địa phương thực sự có hiệu quả, lượng mật nhiều hơn, mong muốn các cấp chính quyền quan tâm nhiều hơn nữa, quản lý chặt chẽ, hạn chế triệt để những hiện tượng ong ngoại lai sâm nhập vào địa bàn.

Ông Quách Công Mười, Phó Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: Nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật, vốn đầu tư ít, nhưng mang lại hiệu quả cao, còn tạo công ăn việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi giới miễn là có sự đam mê nghề.

Với những hiệu quả ban đầu mang lại, thời gian tới xã An Bình sẽ phối hợp với Chi hội nuôi ong tiếp tục phát triển, thu hút nhiều hội viên tham gia, mở rộng quy mô, tăng thêm số lượng đàn…

Nguồn: nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

“Lạ mắt” mô hình nuôi rắn ri voi trong thùng gỗ

Với 10 thùng gỗ lót cao su thả nuôi rắn ri voi, mỗi năm ông Nguyễn Văn Hoàng ở ấp Thới Ngươn B, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ có mức lãi khá cao.

Ông Hoàng kể, năm 2017 ông mua hơn 50 con rắn ri voi của một người quen tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long) về nuôi. Nhờ chăm sóc chu đáo, đàn rắn phát triển tốt và sinh sản nhanh. Sau hơn 1 năm nuôi thương phẩm, ông chọn rắn đực xuất bán, rắn cái để lại cho sinh sản.

Tận dụng 20 m2 đất sau nhà, ông Hoàng thiết kế 10 thùng gỗ hình chữ nhật, bên trong lót cao su để nuôi rắn. Chia sẻ về cách làm độc đáo này, ông Hoàng nói: “Thông thường, người ta nuôi rắn trong vèo hoặc bể xi măng. Nhưng để tiết kiệm diện tích và dễ di chuyển, tôi đóng thùng gỗ để nuôi. Cách làm này giúp giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả cao, rắn phát triển tốt và việc chăm sóc dễ dàng hơn”.

Theo ông Hoàng, rắn ri voi là loại dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt, nhẹ công chăm sóc, nhu cầu thị trường cao nên đầu ra ổn định. Nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, đảm bảo nguồn thức ăn, sau 1 năm rắn có thể đạt trọng lượng từ 1 – 1,5kg/con.

Điều quan trọng là nguồn nước phải được lấy từ nguồn nước ngầm, sau đó bơm sang bể lắng rồi mới bơm nước vào thùng nuôi. Mực nước không vượt quá thân rắn. Trong quá trình nuôi phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước để thay mới, tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sự phát triển của rắn.

Về chế độ thức ăn, nuôi rắn đẻ 1 tuần cho ăn 1 lần, rắn thịt 3 ngày cho ăn 1 lần, thức ăn từ nguồn cá tạp, rẻ tiền… Mỗi năm rắn đẻ một lần, mỗi con đẻ từ 15 – 20 rắn con. Từ tháng 5 – 6 âm lịch cho rắn giao phối, thả nuôi tỷ lệ 40% rắn đực, 60% rắn cái để giao phối với nhau.

Rắn sau khi đẻ cần bồi dưỡng, cung cấp lượng đạm cao và lượng cá tươi trong vòng 1 tháng, khẩu phần ăn gấp đôi so với bình thường. Sau đó, giảm bớt lượng thức ăn dần cho lượng mỡ trong rắn cân bằng lại, đảm bảo sinh sản tốt. Để tránh hao hụt, rắn con sau khi sinh 1 tuần khi noãn hoàng trong bụng đã tiêu hóa mới bắt đầu cho ăn.

Tận dụng 20 m2 đất nhà sau, ông Hoàng thiết kế 10 thùng gỗ hình chữ nhật, bên trong lót cao su để nuôi rắn

Để nuôi rắn ri voi có hiệu quả, người nuôi phải tự tách đàn, phân cỡ, nhất là tập cho rắn ăn quen dần với các loại cá từ nhỏ đến lớn. Quan trọng là phải quan sát, theo dõi thường xuyên, phòng khi rắn bệnh mà có cách xử lý kịp thời.

Theo kinh nghiệm của ông Hoàng, thông thường con giống được cung cấp từ 2 nguồn là rắn giống hoang dã bắt ở thiên nhiên và rắn từ những trại chăn nuôi. Rắn con hoang dã có số lượng nhiều, giá rẻ nhưng tỷ lệ hao hụt khá cao do có nhiều cách thu bắt như bị câu rách miệng, bị câu điện, gãy xương sống… Rắn con sinh sản tại trại có giá khá cao nhưng tỷ lệ hao hụt thấp, lại được thuần hóa, tương đối hiền, ít cắn nhau.

Hiện tại, ông Hoàng nuôi rắn ri voi trong 10 thùng gỗ lót cao su với số lượng khoảng 300 con. Trong đó có 100 con trong giai đoạn sinh sản, 100 con trưởng thành đang chuẩn bị phối giống và trên 100 con nuôi thịt.

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi

Ngành chăn nuôi từng bước chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, quảng canh sang chăn nuôi tập trung với quy mô phù hợp và phát huy những lợi thế của từng vùng, miền, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân.

Nuôi gà thịt lông màu an toàn sinh học

Hàng năm, bằng nguồn kinh phí trung ương và địa phương, hệ thống khuyến nông các tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng được khoảng 450 – 500 điểm trình diễn khuyến nông lĩnh vực chăn nuôi cho khoảng 9.188 hộ nông dân tham gia và hưởng lợi từ các dự án, mô hình này.

Ngoài ra, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp cũng tổ chức hàng trăm điểm trình diễn để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi.

Dưới đây là một số mô hình tiêu biểu có hiệu quả, sức lan tỏa tốt góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

1.  Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các vùng chăn nuôi chính”

Dự án chuyển giao với quy mô 1.025 bò được vỗ béo và 616 bò cái nền được thụ tinh nhân tạo (TTNT). Địa bàn triển khai tại 8 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn và Thái Nguyên.

Mô hình cải tạo đàn bò bằng kỹ thuật TTNT: Phương pháp nhân giống bằng TTNT đã cải thiện được năng suất, chất lượng con lai. Dự án đã góp phần tăng tỷ lệ bò lai trong cả nước nói chung và tại các địa phương triển khai mô hình dự án nói riêng lên 10,25%.

Do đã lựa chọn bò cái nền ở độ tuổi từ 3 – 5 lứa đẻ và chọn tinh bò nhập ngoại có năng suất chất lượng cao (BBB, Drouhtmaster, Brahman), hướng dẫn các hộ cách phát hiện bò động dục để cho tỷ lệ thụ thai cao nên tỷ lệ phối chửa lần 1 khá cao, bình quân đạt 75,3%, khối lượng bê sơ sinh 22,1kg/con. Mỗi con bò lai có giá trị cao hơn bò nội khoảng 3 – 5 triệu đồng. Mặt khác, do không phải chi phí nuôi bò đực giống nên hiệu quả mang lại so với chăn nuôi bò địa phương đạt trên 15%.

Mô hình bò vỗ béo: Bò được tiêm tẩy nội ngoại ký sinh trùng trước khi vỗ béo và cho ăn thức ăn tinh kết hợp với thức ăn xanh một cách hợp lý nên có khả năng tăng trọng nhanh, bình quân đạt 740 gram/con/ngày, vượt so với yêu cầu 40 gram/con/ngày (tương ứng 5,7%). Bò tăng trọng nhanh, lại có giá bán cao hơn bò nội nên hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia dự án tăng 14,8% so với chăn nuôi truyền thống. Đến tháng 12/2017 dự án đã có sự tham gia của 184 hộ với quy mô 674 con.

2. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung – Tây Nguyên”

Dự án đã chuyển giao với quy mô 1.640 đàn ong, trong đó 600 đàn ong ngoại và 1.040 đàn ong nội tại Đắk Lắk, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La. Năng suất ong ngoại đạt bình quân 41,5kg/đàn, ong nội đạt bình quân 18,3kg/đàn. Sản phẩm mật ong có chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia dự án tăng 13,8%. Đến nay, dự án đã nhân rộng được trên 1.000 đàn ong mới, thu nhập bán giống và mật đạt doanh thu ban đầu từ 15 – 35 triệu đồng/hộ.

3. Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu”

Năm 2017 đã có 72 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh được công nhận, trong đó 14 cơ sở chăn nuôi lợn và 58 cơ sở chăn nuôi gà với quy mô 1.167.000 con gia súc, gia cầm.

Kết quả của dự án đã góp phần hình thành nên các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nam Định và Thái Bình.

Dự án đã kiện toàn và thành lập mới 10 tổ hợp tác chăn nuôi. Tỷ lệ tiêm phòng tại các cơ sở chăn nuôi tham gia mô hình đạt 100%. Mô hình của dự án đã trở thành những điểm tham quan học tập của người chăn nuôi trên địa bàn.

4. Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo và các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sinh sản tại nông hộ”

Dự án đã xây dựng 6 mô hình với 12 điểm trình diễn tại Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long với quy mô 24 lợn đực giống và 120 lợn nái. Dự án chuyển giao lợn đực giống có năng suất cao như giống Duroc, YL, Pidu… thông qua công tác TTNT, tỷ lệ thụ tinh đạt từ 80 – 86% đã tạo ra đàn lợn có năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, năng suất các mô hình trong dự án cao hơn lợn nái đang chăn nuôi tại địa phương.

Số con sơ sinh/nái lứa đầu đạt 11,28 – 12 con. Khối lượng lợn con sơ sinh đạt 1,23 – 1,25kg/con. Hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia dự án tăng từ 15 – 18%. Dự án đã góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn và bền vững.

5. Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu có năng suất, chất lượng, an toàn sinh học”

Dự án đã xây dựng được 6 mô hình trình diễn với quy mô 40.740 con gà Lương Phượng lai, gà Ri vàng rơm lai thương phẩm. Đây là các giống được công nhận tiến bộ kỹ thuật, đưa vào sản xuất chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng gà thịt trong chăn nuôi nông hộ. Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng đạt 94,5%, khối lượng cơ thể 2kg/con.Dự án đã giúp nâng cao nhận thức, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình và các hộ trong địa bàn triển khai.

Thông qua hoạt động của các dự án khuyến nông chăn nuôi, hàng nghìn nông dân đã được học tập kinh nghiệm chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm,… góp phần phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện thành công nhiệm vụ tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nguồn: nognghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi chồn hương

Là một loài động vật hoang dã nhưng nhờ có giá trị cao về dược liệu và thực phẩm nên hiện nay việc nuôi chồn hương ngày càng phổ biến. Dưới đây là một số hướng dẫn và kinh nghiệm nuôi chồn hương để bạn đọc tham khảo.

Chồn hương là một loài động vật hoang dã, được sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm. Không chỉ vậy chồn hương còn được biết đến là món đặc sản thơm ngon, thịt ngọt và mềm nên rất được ưa chuộng trong các nhà hàng.

Chồn hương có dáng dài thon, lông ngắn xám đen và có khoang màu trên thân, dọc sống lưng có các vết sọc dưa xám đen thành hàng chạy từ vai xuống đến mông, đầu mõm nhọn, chân ngắn, đuôi dài với 7 vòng trắng xen kẽ 7 vòng đen. Có nguồn gốc tự nhiên nhưng do nhu cầu sử dụng lớn và có giá trị về kinh tế cao nên hiện nay nghề nuôi chồn hương ngày càng phổ biến tại nhiều địa phương.

1. Kỹ thuật xây chuồng và phòng bệnh

Yếu tố đầu tiên cần chú ý trong kỹ thuật nuôi chồn hương là chuồng trại. Chuồng nuôi chồn nên làm theo hướng đông nam, mái lợp ngói hoặc lá, đảm bảo thoáng mát, cao ráo, có hệ thống cửa sổ đóng – mở thuận tiện cho đông ấm, hè mát phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Tùy theo số lượng chồn mà có thể thiết kế các kiểu chuồng nuôi khác nhau, nếu nuôi nhiều thì xây chuồng thành các tầng (khoảng từ 2 đến 3 tầng), mỗi tầng cao từ 0,7 đến 0,8m bằng bê tông, gỗ hay tre thật chắc chắn để đặt các lồng nuôi nhốt chồn.

Chú ý nền chuồng cần làm dốc thoải để dễ dàng thoát nước tiểu. Trên cùng một tầng, giữa các lồng nên ngăn kín để chồn không nhìn thấy nhau, có thể gây nên tình trạng bị stress.

Lồng nuôi nhốt chồn hương thường được làm kiên cố bao quanh bằng lưới sắt B40 hoặc có thể đan bằng gỗ, tre nhưng phải có then cài thật chắc chắn để chồn không chui ra ngoài được.

Kích thước chuồng nuôi

Kích thước lồng tham khảo: Chiều cao 0,7 – 1m, rộng từ 0,8 – 1 m, dài 1,2m. Khi làm chuồng bằng gỗ, tre thì cần tạo các khe hở để phân lọt xuống dưới nền. Nếu lồng nuôi chồn đẻ thì phần đáy lại càng phải quan tâm hơn, nên làm đáy bằng gỗ nhẵn, các tấm gỗ rộng 3cm và có độ dày khoảng 1cm, chỉ để khe hở khoảng 1cm giữa các tấm để chồn con không bị lọt chân, đồng thời giữ cho khu vực lồng nuôi chồn đẻ thật yên tĩnh.

Vệ sinh chuồng trại: Đây cũng là vấn đề rất cần quan tâm, bạn phải giữ cho môi trường nuôi chồn không bị ô nhiễm, luôn khô ráo sạch sẽ vì vậy mỗi ngày đều phải quét dọn khu chuồng trại, cho phân và nước tiểu thoát ra ngoài thông qua hệ thống rãnh để tránh ô nhiễm môi trường.

2 Chọn giống nuôi

Để có những con chồn nuôi chất lượng bạn nên chọn nuôi những con nhanh nhẹn, không dị tật, lông mượt mà, mắt mũi tinh anh, không bị thương… còn nếu chọn con làm giống thì tốt nhất lấy những con nuôi từ nhỏ lên vì chúng đã có thời gian thích nghi với môi trường nuôi nhốt.

Chồn sinh sản phải từ 8 tháng tuổi trở lên. Chồn cái đến giai đoạn động đực thường phát ra tiếng kêu lạ, bỏ ăn phá chuồng còn con đực tiết ra xạ hương thơm để quyến rũ con cái. Khi đó bạn thả con đực vào để chúng giao phối, nên thực hiện ngay khi chồn động đực để có chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Khi chồn giao phối xong, bạn lại tách con cái và đực ra để nuôi riêng. Nếu sau 1 tháng không thấy chồn cái có thai thì cần tiếp tục quan sát và cho giao phối lại.

Chồn mang thai trong vòng 90 ngày, sau khi sinh chồn con sẽ mở mắt sau 7 đến 10 ngày. Thời gian đầu chồn con sẽ bú sữa mẹ, đến khi được 35 ngày tuổi chồn sẽ tập ăn thức ăn của mẹ, khi được 60 ngày tuổi thì cho tách bầy.

Khi ở ngoài tự nhiên, mỗi năm chồn hương đẻ 1 lứa, khi được thuần hóa thì có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 đến 6 con. Thời gian sinh sản thường từ tháng 2 đến tháng 10 âm lịch.

3 Thức ăn

Chú ý tới thức ăn của chồn hương cũng là một yêu cầu trong kỹ thuật nuôi chồn hương
Thức ăn yêu thích của chồn hương là côn trùng như kiến, mối, chim, chuột hay các loại bò sát như rắn, nhông và một số loại quả: đu đủ, chuối, cafe, mít, rễ cây… Còn đối với chồn nuôi, bạn cần cho ăn cơm với thức ăn có cá, thịt đã được chế biến. Chồn bắt từ ngoài tự nhiên về nuôi thường rất nhát nên bạn cần kiên trì tập cho chúng ăn.

Bữa ăn chính của chồn nên thực hiện vào buổi tối, bữa sáng chỉ là phụ. Bạn cần cho chồn ăn đầy đủ thức ăn và nước uống, ngoài ra để đảm bảo sự phát triển của chồn thì sẽ không thể thiếu các chất dinh dưỡng như B.complex, cám gà đậm đặc (concentrat)…

4 Phòng và trị bệnh

Việc phòng và trị bệnh là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi chồn hương. Trong điều kiện nuôi nhốt, chồn hương rất dễ bị mẫn cảm với những loại thức ăn mới lạ. Chúng rất dễ bị mắc bệnh tiêu chảy, bạn nên phòng bệnh này cho chồn bằng cách trộn thuốc kháng sinh vào trong thức ăn mới.

Ngoài ra chồn hương cũng dễ mắc bệnh cầu trùng tức bệnh phân lẫn máu hoặc bị bệnh thương hàn giống như nhiều loại gia súc, gia cầm khác với biểu hiện sốt cao, phân lỏng màu vàng. Bạn có thể mua các loại thuốc thú y đặc trị, sử dụng theo hướng dẫn liều lượng thuốc/kg thể trọng trên bao bì.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Khởi nghiệp từ nuôi chồn hương đến làm cà phê chồn,

Khởi nghiệp với đủ thứ nghề như bỏ mối hải sản, nuôi rắn, môi giới thị trường chứng khoán, cuối cùng anh Nguyễn Văn Cừ (37 tuổi) ở thôn Tân Phú, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú (Bình Phước) đã tìm cho mình được hướng đi mới.

Năm 2014, anh Cừ bắt đầu nuôi dưỡng, phát triển đàn chồn hương và cho ra “lò” một loại thương phẩm, dân gian quen gọi là cà phê Chồn.

Từ chồn thương phẩm

Chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Bá Cừ vào một buổi trưa tháng Mười. Nắng ngoài trời đang lên giữa đỉnh đầu. Anh Cừ đang nhanh tay đảo đều các phên cà phê phơi ngay trước thềm, cười bảo: “Tranh thủ những ngày nắng đẹp, mình hong cà phê. Nắng đẹp thế này, chất lượng cà sẽ rất tốt, hương thơm, vị đậm đà hơn.”

Chồn hương giúp anh Cừ có thu nhập ổn định kinh tế hộ

Anh Cừ bắt đầu câu chuyện về trại chồn và hương và hướng đi của mình bằng một ly cà phê đặc biệt mời khách. Ly cà phê này được anh lấy máy xay và pha trực tiếp tại bàn. Bột cà phê có màu nâu cánh dán mịn màng, tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ. Khi nhấp chút cà phê vô miệng, nghe vị chát nơi đầu lưỡi. Một chút sau vị hậu ngọt kéo dài, đậm đà tới tận trong cuống họng. Anh Cừ cho biết, cà phê Robota khi được thải ra từ chồn sẽ có vị chát mạnh. Sau đó, vị hậu ngọt sẽ kéo dài rất dễ chịu. Đây chính là một trong những giá trị làm lên thương hiệu cà phê Chồn từ trước đến nay.

Để nuôi chồn hương thành công, anh Cừ đã phải quan sát rất kỹ, hiểu được tập quán, tính cách của từng con. Nhất là mùa sinh sản, chồn cái rất chảnh. Khi không chấp nhận chồn đực, anh Cừ phải đổi bạn tình cho chúng. Cừ quan tâm bầy chồn hương như chính con mọn của mình. Với 30 con chồn sinh trưởng hiện tại, mỗi năm trại chồn của anh có có ít nhất 50 lứa chồn non. Mỗi lần chồn cái đẻ được 2-4 chồn con. Giá chồn con khoảng 6 triệu động/cặp. Chồn thương phẩm từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng/kg. Mỗi năm từ chồn con và chồn thương phẩm gia đình anh thu lời ít nhất 100 triệu đồng.

Thức ăn của chồn rất đa dạng. Chồn là thứ ăn tạp, vừa chay vừa thịt. Ngoài các loại trái cây như chuối, mít, chôm chôm…chồn còn ăn thịt heo luộc, cháo thịt bằm. Chính vì vậy, việc nuôi chồn được anh Cừ ví như nuôi con mọn. Đặc biệt chồn rất khoái ăn cà phê. Khứu giác lại đặc biệt thính nên nếu cà phê hay trái cây có thuốc, nó sẽ không ăn. Để bảo vệ sức khỏe đàn chồn, anh Cừ đã tiêm thuốc phòng trừ các dịch cúm, vi rút cho chúng. Nhờ vậy đàn chồn của anh Cừ luôn phát triển khỏe mạnh, giúp anh tạo nên một thương hiệu của riêng mình.

Đến cà phê Chồn

Trước đây, anh Cừ từng nuôi rắn ráo trâu. Một đêm, khi đang đi kiếm nhái làm mồi cho rắn, anh Cừ thấy một con chồn chạy trong lô cao su. Trong đầu anh khởi lên ý định sẽ nuôi chồn, kinh doanh chồn thay cho rắn. Thế rồi, anh tìm mua một cặp chồn giống. Chẳng bao lâu, anh đã có bầy chồn hương với 30 chuồng. Bầy chồn này cho anh 100kg cà phê thành phẩm. Số lượng còn hạn chế, nhưng đó là sự khởi đầu đầy hân hoan với anh Cừ và gia đình.

Sản phẩm chê Chồn được hong phơi trong nắng

Hiện đang vào đầu mùa cà phê, anh Cừ liên hệ với các nông dân ở các vùng lân cận để tìm nguồn cà phê sạch làm thức ăn cho bầy chồn. Chồn rất thích ăn trái cà phê, đặc biệt là những trái chín mọng, thơm ngon. Sau khi tiêu hóa xong phần cùi, chồn sẽ thải ra những hạt cà phê còn lại. Người nuôi lấy những hạt này đem phơi nắng. Nếu được nắng đẹp, cà phê có vị rất đặc trưng, ít vị đắng, vị hậu ngọt khéo dài. Hiện tại anh Cừ đã tìm được một số nguồn mua cà phê nguyên liệu. Điều ấp ủ nhất của anh lúc này là tạo ra được thương hiệu của chính mình.

Chia sẻ về bước đi sắp tới, anh Cừ cho biết mình sẽ xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền thương hiệu. Từ đây, anh Cừ hy vọng cà phê chồn Bình Phước sẽ có hướng đi mới, trở thành món quà kỷ niệm của quê hương Bình Phước cho du khách tới công tác, du lịch.

Mô hình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn của anh Cừ đã đem lại thu nhập gần cho gia đình với trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Ông Hoàng Phú Quốc, Phó chủ tịch Hội nông dân xã Thuận Phú nhận xét: Mô hình nuôi chồn hương, sản xuất cà phê Chồn của anh Cừ là là một trong những điển hình sản xuất ít đất mà hiệu quả kinh tế cao nhất ở xã Thuận Phú hiện nay.

Anh Cừ tự tay xay, chế và giời thiệu về loại đặc biệt của gia đình mình

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Nuôi chồn hương lãi hàng trăm triệu mỗi năm

Trang trại của bà Nguyễn Thị Cậy ở khu vực 1, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ nuôi gần 40 con chồn hương, hàng năm bán con giống và chồn thương phẩm có lãi 280 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Cậy chăm sóc chồn hương 1,5 tháng tuổi

Trước kia, bà Cậy từng có thâm niên công tác trong ngành chế biến nông sản. Năm 2011, bà nghỉ hưu. Dịp tình cờ, thăm nhà người bạn, bà biết đến mô hình nuôi chồn hương. Bà bàn bạc với gia đình và lên kế hoạch mua 5 cặp chồn giống về nuôi thử. Ban đầu nuôi không có kinh nghiệm nuôi nên thất bại.

Không nản lòng, bà tiếp tục đến tỉnh Bình Dương mua con giống và lặn lội đến các tỉnh miền Đông và ĐBSCL để học hỏi kinh nghiệm nuôi chồn. Sau 2 năm thực hiện, mô hình của bà đã phát huy hiệu quả. Hiện nay trang trại có hàng chục con chồn bố mẹ và chồn con.

Bà Cậy cho biết, chồn hương còn gọi là cầy hương, cầy xạ, chồn mướp (tên khoa học là Viverricuola indica). Mỗi năm chồn cái đẻ tối đa 3 đợt, khoảng 1 – 3 chồn con/đợt. Bình quân mỗi năm, 17 chồn cái sinh sản sinh được khoảng 112 chồn con, tương đương gần 60 cặp. Với giá bán dao động chồn giống 1,5 tháng tuổi từ 5 – 5,5 triệu đồng/cặp, chồn thịt nuôi 2 – 3 năm đạt từ 3,5 – 4,5kg/con bán giá 1,3 triệu đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí còn lãi khoảng 280 triệu đồng.

Để đảm bảo chồn phát triển nhanh, hạn chế bệnh, bà Cậy luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thoáng mát. Cho ăn mỗi ngày một lần vào buổi chiều gồm chuối xiêm, cua, cá, hột vịt lộn, thỉnh thoảng bổ sung phổi heo được nấu chín. Bồi dưỡng chồn đang mang thai bằng thức ăn giàu canxi như cua, ốc, hột vịt lộn, thịt heo luộc… Với những chú chồn con chưa thể bú mẹ, bà cho bú sữa bò bằng bình, sau gần 2 tháng chăm sóc có thể xuất bán mỗi cặp giá 5 triệu đồng.

Bà Cậy phấn khởi cho biết, mới đây vừa xuất chuồng hơn 10 cặp chồn giống, thu 50 triệu đồng. Ngoài việc bán con giống, bà sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người có nhu cầu. Nhiều người liên hệ đặt hàng nên đầu ra luôn ổn định và thậm chí không đủ hàng để cung cấp. Ngoài bán chồn giống, bà dự định mở rộng trang trại và nâng tổng đàn lên hàng trăm con.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật ấp trứng Chim Trĩ bằng máy ấp trứng

Người nuôi chưa có kinh nghiệm ấp trứng chúng tôi khuyên không nên ấp nhiều ngay từ đầu, hãy bắt đầu tập bằng một số lượng trứng nhỏ từ 10 đến 20 quả hoặc là số lượng mà quý khách có thể chấp nhận được nếu rủi ro xảy ra.

8 ngày đầu: Giai đoạn hình thành phôi thai, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn

Nhiệt độ cài đặt ở 37 độ C.

Nhiệt độ thực tế trong quá trình ấp khi kiểm tra bằng nhiệt kế thủy ngân chấp nhận trong khoảng 37 độ C đến 37.5 độ C vì lý do nhiệt kế thủy ngân đặt trực tiếp lên trứng nên sẽ có sai khác so với đầu cảm biến nhiệt độ, mặt khác tại các vị trí khác nhau trong máy cũng có sự trênh lệch về nhiệt độ.

Độ ẩm giai đoạn này cài đặt ở 50%.

8 ngày tiếp theo: Giai đoạn hình thành nội tạng, da thịt

Nhiệt độ cài đặt 36.8 độ C.Ở giai đoạn này trứng tự bản thân đã có nhiệt độ phát ra. Người nuôi bắt đầu tắm trứng mỗi ngày một lần vào thời gian nóng nhất trong ngày, cách tắm như sau: trước khi tắm đem trứng ra khỏi máy để cho mát tự nhiên khoảng 10 đến 15 phút, sau đó dùng bình xịt nước xịt lên trứng cho ướt đều, hoặc có thể nhúng trứng vào nước rồi kéo lên, sau đó để khoảng 10 đến 15 phút sau cho trứng vào ấp tiếp.

Độ ẩm giai đoạn này cài đặt 55%.

Chú ý: dùng nước có nhiệt độ khoảng 32 đến 35 độ C, không dùng nước lạnh hơn hoặc nóng hơn để xịt trứng. Không xịt nước lên trứng khi trứng mới lôi trong máy ra còn đang nóng , tránh sốc nhiệt chết trứng. Nếu thời tiết có nhiệt độ thấp (dưới 26 độ C) thì rút ngắn thời gian nghỉ mát lại, nếu trời rét có thể không cần nghỉ mát cho giai đoạn này.

Ngày thứ 15 cho tới khi bắt đầu mổ vỏ đầu tiên: Giai đoạn hình thành da lông

Cần đặt nhiệt độ 36.6 độ C.

Làm mát cho trứng 2 lần mỗi ngày, lúc giữa 11 đến 12 giờ trưa và lúc 2 đến 3 giờ chiều. Mỗi lần cho trứng nghỉ mát khoảng 40 phút sau đó xịt nước, tiếp tục để khoảng 20 đến 30 phút nữa cho trứng khô tự nhiên rồi cho vào ấp tiếp.

Độ ẩm giai đoạn này cài đặt 60%.

Chú ý: Nếu trời rét có thể rút ngắn thời gian nghỉ mát của trứng, dùng nước ấm (33 đến 35 độ C) để xịt lên trứng,không dùng nước lạnh.

Giai đoạn nở: trứng bắt đầu mổ vỏ cho tới khi nở hoàn toàn

Nhiệt độ cài đặt ở 36 độ C.

Giai đoạn này không cần xịt trứng nữa, nhưng nếu thấy trứng có hiện tượng khi gà con mổ vỏ, vỏ mưa của trứng khô bết vào lông thì có thể dùng nước ẩm xịt lên trứng đang mổ vỏ để bổ xung độ ẩm cho trứng, không xịt nhiều khỏi làm ướt trĩ con.

Độ ẩm vẫn để 60%.

Quan sát kết quả lứa ấp đầu tiên và rút kinh nghiệm:

Trường hợp 1: Trĩ con nở đều, đẹp, bắt đầu nở vào cuối ngày 22, nở rộ đến hết vào ngày 23, tỷ lệ nở đạt từ 90% trở lên thì quý khách nên giữ nguyên cài đặt ban đầu.

Trường hợp 2: Trĩ con nở bắt đầu vào ngày 24 hoặc muộn hơn.

Trường hợp này thường kéo theo hiện tượng một số con chết lưu trong trứng, trĩ con nở ra bụng to, dáng đi khệ nệ, một số con liệt chân. Nguyên nhân là do thiếu nhiệt độ nên đến ngày nở mà nội tạng chưa được chuyển hóa hoàn toàn, lòng đỏ trưa được tiêu hóa đủ.

Nếu nở lai rai tới 26 hoặc 27 ngày là do nhiệt độ các vị trí trong máy không đều, quý khách đã không tiến hành thay đổi vị trí của trứng ở các nơi có nhiệt độ khác nhau trong máy hàng ngày.

Đây là trường hợp nở muộn, nguyên nhân là do thiếu nhiệt độ, quý khách vui lòng cài đặt tất cả các giai đoạn trong quá trình ấp tăng thêm 0.2 độ C nữa, kết hợp với việc thay đổi vị trí của trứng hàng ngày, tiếp tục theo rõi lứa tiếp theo.

Trường hợp 3: Trĩ con khẻ mỏ sớm vào ngày 20-21. Đây là trường hợp do nhiệt độ ấp quá cao.

Nếu có con nở sớm, kèm theo một số con chết lưu, một số con khẻ mỏ trào nước vàng ra miệng, nở lai rai là do nhiệt độ cao và không đều, quý khách đã không chú ý đảo vị trí của trứng từ vị trí nóng hơn sang vị trí lạnh hơn hàng ngày, cũng không chú ý kiểm tra nhiệt độ thực tế trong máy bằng nhiệt kế thủy ngân

Khắc phục: hạ nhiệt độ ấp thấp hơn mức cũ 0.7 độ C, tiếp tục theo rõi lượt ấp tiếp theo.

Trường hợp 4: Trĩ con đang nở đều đẹp ở mấy lứa đầu, bỗng nhiên tỷ lệ nở và chất lượng con giống không đạt như trước

Có một số lý do có thể làm thay đổi chất lượng nở của trứng, quý khách xem mình rơi vào trường hợp nào nhé:

– Do đầu cảm biến nhiệt độ bị rút ngắn lên trên bảng điện so với lúc đầu nên đo nhiệt độ không chính xác. Quý khách kiểm tra lại vị trí của đầu cảm biến nhiệt độ, đính lại đúng vị trí do trong quá trình vận hành có thể vô tình làm đầu cảm biến lệch khỏi vị trí ban đầu.

– Do quạt bị hỏng dẫn tới không đẩy nhiệt độ đều trong máy.

– Do điện trở bị hỏng không phát nhiệt. Miếng điện trở nào bị hỏng thị sẽ lạnh, quý khách có thể kiểm tra bằng cách cắm máy cho chạy vài phút, sau đó rút điện nguồn, mở máy sờ tay kiệm tra các miếng điện trở xem có hoạt động không, miếng nào bị đứt sẽ lạnh, nếu máy đã dùng từ 3 năm trở lên có thể thay mới tất cả các miếng điện trở cho đảm bảo.

– Do thời tiết thay đôi. Sự đổi mùa cũng thường dẫn tới giảm chất lượng nở, do nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi. Quý khách có thể căn cứ vào kết quả nở của lứa ấp mới bị giảm chất lượng để điều chỉnh tăng hoặc giảm nhiệt độ cho phù hợp. Nếu nở sớm hơn, có biểu hiện của sự thừa nhiệt thì giảm nhiệt độ, nếu nở muộn hơn, có biểu hiện của sự thiếu nhiệt thì cần tăng lên.

– Do chế độ dinh dưỡng của trĩ mái thay đổi.

– Do tuổi của trĩ mái đã cao.

– Do sức khỏe của trĩ trống không đảm bảo.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật ấp trứng chim trĩ

Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng . Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ .Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 -80 trứng .

Với các tỉnh phía bắc nước ta nơi có mùa đông lạnh và kéo dài chim thường đẻ muôn hợn ,thường mùa đẻ chỉ bắt đầu khi vào mùa xuân ấp áp , Các tình khu vực phía Nam nơi có thời tiết nắng ấm mùa đẻ của chim trĩ thường sớm hơn và kéo dài hơn , Ngoài ra số trứng , thời gian đẻ còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi , chế độ cho ăn , và quản lý vật nuôi . Nếu cho ăn tặng lượng đạm động vật , canxi và sử dụng 1 số tác nhân phụ có thể cho chim trĩ đẻ 2 quả / ngày hoặc đẻ quanh năm theo ý thích của người nuôi . Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp khai thác trứng chim trĩ làm thương phẩm . Việc nhân giống chim không nên áp dụng , sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chim bố mẹ cũng như chất lượng con giống sinh ra

Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng , chim thường đẻ nhờ vào tổ chim khác . Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo ta phải dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim .Tỉ lệ nở phụ thuộc vào 2 yếu tố : là chất lưng phôi trứng , và kỹ thuật ấp
. Thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng trĩ

Dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự ( Thường dùng , gà mái hoa mơ , gà tre ..vv ) . Cách ấp này đơn giản như ấp trứng gia cầm thông thường tuy nhiên cho tỷ lệ thành công thấp và khó áp dụng cho nuôi quy mô lớn

Dùng máy ấp : Sử dụng loại máy ấp trứng gia cầm thông thường để ấp . Thời gian ấp nở khoảng 22 -23 ngày . Hiệu chỉnh nhiệt độ , độ ẩm tùy theo giai đoạn

Nhiệt độ ấp trong tuần đầu : 37,5 độ C , Độ ẩm 55 %

Tuần thứ 2 Nhiệt độ 37,3 độ C , Độ ẩm 60 %

Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ , Độ ẩm 75 %

nuoi chim tri, ky thuat ap trung va cham soc chim tri thoi ky de trung

( Lưu ý sử dụng hoàn toàn nước cất để tạo độ ẩm , không dùng nước bẩn , có chứa tạp chất sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bay hơi của nước )

Các tia máu hình thành trong trứng trĩ thường rất mờ và khó phân biệt vì vậy đừng vội bỏ trứng ra khỏi lò xớm , Bản thân bên trong trứng trĩ cũng có chất hóa học bảo quản trứng rất tốt . Thường thì những quả trứng không có sống mà ấp tới 15 ngày vẫn không bị thối như trứng gà trứng vịt , Vẫn có thể ăn bình thường mà không nguy hại cho sức khỏe

Sau nhiều năm nuôi thực nghiệm đến nay trại hươu Xứ Nghệ đã thành công trong phương thức ấp nở đạt tỉ lệ 70 -80 % . Tỉ lệ nuôi sống thành công sau ấp nở đạt 85% .

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.