Cách diệt sâu đục cành Hồng xiêm

Sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, trong thân cây, thuốc hóa học không thể thấm được vào bên trong cành, trong cây mỗi khi phun thuốc.

Sapô (hồng xiêm) là loại cây ăn trái được trồng khá nhiều ở nước ta, nhất là các tỉnh Nam Bộ.

Bên cạnh những loại sâu bệnh thường gặp như bệnh thối trái, rệp sáp thì sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, trong thân cây, thuốc hóa học không thể thấm được vào bên trong cành, trong cây mỗi khi phun thuốc.

Sâu đục từ trên ngọn xuống, khi còn nhỏ chúng chỉ đục ở lớp vỏ ngoài của cây, càng lớn chúng càng đục ăn sâu hơn vào phần gỗ, làm cho cành bị suy yếu, lá bị vàng, còi cọc, ít trái, trái bị rụng nhiều… Nếu không diệt trừ kịp thời, để sâu đục vào đến tim cành thì cành sẽ bị chết, đặc biệt, nếu sâu đục xuống đến gốc thì sẽ bị chết cả cây.

Theo kinh nghiệm của anh Năm Tươi, nhà vườn có nhiều kinh nghiệm trồng sapô ở xã Trung An (TP.Mỹ Tho-Tiền Giang):

Thường xuyên kiểm tra vườn (3-5 ngày/lần) để phát hiện sớm khi sâu còn nhỏ tuổi (thông qua lớp phân của sâu nhìn giống như mùn cưa đùn từ trong cây ra ngoài dính trên cành, rớt xuống đất), gây hại chưa đáng kể (vì sâu mới đục được một đoạn ngắn ở lớp vỏ ngoài của cây).

Do đặc điểm của loại sâu này là trên đường đục từ ngọn xuống cứ cách vài phân là chúng lại đục một lỗ thông ra phía ngoài để đùn phân ra và có lẽ cũng là để làm lỗ cho sâu thở, tìm trên cành xem lỗ đục nào ở vị trí thấp nhất trên đoạn cành bị đục (con sâu bao giờ cũng nằm kế chỗ lỗ đục đó). Sau khi tìm được lỗ đục chỉ việc lấy mũi dao nhọn, khơi tách nhẹ một đoạn ngắn vỏ ở phía dưới chỗ có lỗ đục một chút là bắt được con sâu chứ không cần phải đào bới hết lớp vỏ dọc theo chiều dài đường đục của sâu.

Làm như vậy không những diệt sớm sâu khi sâu chưa kịp đục sâu vào bên trong cành, trong thân gây hại nhiều cho cây, mà chỗ bóc tách lớp vỏ cây để tìm sâu cũng rất ngắn, cây đỡ mất sức, chỗ bị tách mất lớp vỏ cũng nhanh liền da hơn. Với cách làm này, vườn sapô của gia đình anh Tươi luôn xanh tốt, ít bị sâu đục cành hơn so với các vườn khác.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật chiết cành Hồng xiêm

Hồng xiêm chiết cho cây con có những ưu điểm giống cây mẹ và rút ngắn thời gian ra trái nên rất được bà con nông dân hưởng ứng.

Để giúp các nhà vườn chiết cành hồng xiêm đạt hiệu quả cao nhất, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phổ biến phương pháp sau: Chọn những cây cho năng suất cao, quả ngọt và chọn cành không quá già, đường kính 1,5-3cm. Dùng dao sắc khoanh bỏ vỏ thân cành một đoạn 3-5cm, cạo sạch lớp vỏ đến tận gỗ, phơi từ 3-7 ngày, sau đó bọc bầu chiết.

Trước khi bọc bầu nên dùng các chất kích thích sinh trưởng NAA hay IBA pha sẵn quét lên thành mép khoanh vỏ để tăng cường khả năng ra rễ cho cành chiết. Bầu chiết dùng phân chuồng hoai mục trộn với đất bùn ao phơi khô giã nhỏ, tỷ lệ mỗi loại vật liệu là 50%, một bầu từ 150-300g, sau đó cuốn theo hình quả trám, đường kính từ 6-8cm, dài 10-12cm, dùng túi nilon buộc kín 2 đầu và tưới nước ẩm.

Khi nào thấy rễ cành chiết dày đặc có màu nâu vàng thì dùng cưa sắc cắt xuống, bóc bỏ lớp vỏ nilon rồi dùng rơm bện bùn ao quấn thay thế vào bầu chiết rồi phủ cát lên trên, đặt vào nơi râm mát có giàn che và tưới ẩm, giữ thêm khoảng hơn 1 tháng cho bộ rễ phát triển hoàn chỉnh và đủ độ già mới đem đi trồng thì tỷ lệ sống sẽ rất cao.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Trồng Hồng xiêm chiết mau ra quả

Hồng xiêm chiết cần phải đúng vụ, đúng kỹ thuật mới phát triển tốt, nhanh ra quả cho năng suất cao.

Theo chuyên gia, khi chiết hồng xiêm nên chọn giống tốt, cành chiết không quá già. Thời vụ chiết tốt ở miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân, nhưng tốt nhất nên chọn vào mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa.

Là phương pháp phổ biến đối với hồng xiêm, dễ làm song nhược điểm là hệ số nhân giống không cao. Khi chiết nên chọn cây giống tốt, cho năng suất cao, quả ăn ngon và cành chiết không quá già, đường kính 1,5 – 3,0 cm. Chọn cành chiết tốt, chiết đúng thời vụ và kỹ thuật chiết tốt cành chiết sẽ ra rễ sau 3 – 4 tháng.

Cần có cách trồng, chăm sóc hồng xiêm đúng kỹ thuật mới cho năng suất tốt
Thời vụ chiết tốt ở miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân và ra hoa (khoảng tháng 3 – 4) và có thể kéo dài quanh năm, nhưng tốt nhất người ta chọn vào đầu mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa. Sau khi chọn cành dùng dao sắc khoanh bỏ lớp vỏ thân 1 đoạn dài 3 – 5 cm, cạo sạch lớp vỏ đến tận gỗ, để phơi trong 3 – 7 ngày sau đó bọc bầu chiết.

Vật liệu bó bầu: phân chuồng hoai trộn với đất ải (tỷ lệ mỗi thứ 50%) hoặc có thể dùng rơm, bột xơ dừa (loại mịn), tro trấu để làm chất độn. Sau đó dùng nước tưới ẩm và dùng giấy nilông buộc kín 2 đầu bầu chiết. Tuỳ theo độ lớn cành mà bầu chiết có thể lớn hoặc bé.

Thường bầu chiết có đường kính 6 – 8 cm, chiều cao bầu chiết 10 – 12 cm, lượng đất và phân cho 1 bầu chiết là 150 – 300g.Để tăng cường khả năng ra rễ của cành chiết người ta dùng các chất kích thích sinh trưởng đã pha sẵn, quét lên thành mép khoanh vỏ phía trên của cây chiết khi khoanh vỏ. Chất kích thích sinh trưởng là NAA hay IBA, dùng riêng rẽ hay tốt nhất là phối hợp IBA + NAA. Khi nhìn qua túi bầu thấy rễ cành chiết đã dầy đặc và có màu vàng nâu là có thể cưa xuống.

Không đem trồng ngay mà dùng bùn rơm quấn thêm ngoài bầu một lớp mỏng (sau khi đã bóc lớp vỏ bọc bằng giấy nilông) đặt cành chiết dưới giàn che, phủ cát kín bầu chiết và tưới ẩm, giữ thêm khoảng 1 – 1,5 tháng cho bộ rễ phát triển hoàn chỉnh và đủ độ già mới đem đi trồng, như vậy tỷ lệ cây sống sẽ khá hơn là cắt xuống đem trồng ngay. Nếu phải đem đi xa nên tỉa bớt lá cho đỡ cồng kềnh và giảm bớt sự thoát hơi nước.

Hồng xiêm ra quả quanh năm nên có nhu cầu phân bón cao. Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc phân ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/10 – 1/13. Khi cây lớn cho nhiều quả có thể bón 50-100 kg phân chuồng, 0,6-1,0 kg urê, 0,1-1,0 kg supe lân và 0,6-1,0 kg sulfat kali cho một cây. Đào rãnh theo hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh.

Thời gian bón tháng 2-3 và tháng 6-7. Hồng xiêm được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau:

– Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.

– Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.

– Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở. – Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa. – Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả, phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.

Nguồn:VietQ.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồng Xiêm

Cây Hồng xiêm là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao vì được nhiều người ưa chuộng. Để trồng cây hồng xiêm, cần lưu ý những kỹ thuật sau:

1. Thời vụ trồng:

Hồng xiêm có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thuận lợi nhất là vào tháng 2-3 hoặc tháng 8-9.

2. Kỹ thuật trồng

*Đào hố trồng: Đào hố rộng 60cm, sâu 30-40cm. Đào hố trước khi trồng 30 ngày. Mật độ trồng(mật độ đào hố): 7x7m hoặc 8x8m.

*Bón phân lót: Bón 10-15kg phân chuồng hoai mục + 1-1,5 kg supe lân + 0,1-0,15kg Ure + 0,1kg Kali. Hoặc bón 2-2,5kg NPK cho mỗi hố. Phân bón lót trộn đều với đất bột, có thể thêm tro trấu, tro bếp. Bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày.

Lưu ý: Phân chuồng cần được ủ hoai mục từ 2-3 tháng.

*Cách trồng: Đặt cây vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang mặt hố, lấp kín chủ động tưới ẩm cho cây đặc biệt trong 2-3 tháng đầu.

3.Chăm sóc

Chống gió bão cho cây: Rễ hồng xiêm ăn nông, nên hằng năm cần đắp thêm bùn ao vào gốc để tầng rễ phát triển dày và cây cứng cáp. Mùa mưa bão cần cố định các cành chính và thân chính, tỉa bớt cành dày và cành ngoài tán.

4.Bón phân cho hồng xiêm

*Nguyên tắc bón phân: Rễ cây hồng xiêm thường ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt nên rễ thường phân bố cách gốc khoảng 1/2 tán cây. Vì vậy bón phân cho hồng xiêm không nên bón xa gốc và bón quá sâu.

*Kỹ thuật bón phân cho Hồng xiêm như sau:

+ Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc phân ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/15 – 1/10.

+ Ngoài ra có thể kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để phun bổ sung cho cây trong giai đoạn đầu với mục đích tăng cường khả năng sinh trưởng cho cây, tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chịu tốt với sâu bệnh, với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như: chống hạn, chống úng.. đồng thời giúp cây nhanh khép tán, nhanh bước vào thời kỳ kinh doanh(cho quả).

4.1 Bón phân cho cây Hồng Xiêm thời kỳ Kiến thiết cơ bản

Bón phân hóa học cho hồng xiêm:

  • Lượng phân bón hóa học cho một cây/năm là: 100-150g urê + 100-150g DAP + 50-100g KCl. Lượng phân trên được chia thành 3-4 lần bón vào các tháng 2,6,10. Kết hợp với tưới nước cho cây.
  • Hoặc có thể dùng phân NPK 16-16-8 thay thế cho các loại phân đơn trên: mỗi cây bón 1,5-2kg NPK chia làm 3-4 lần bón trong năm.
  • Đào rãnh theo hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh.

    Sử dụng chế phẩm sinh học VST cho Hồng Xiêm:

  • Dùng chế phẩm VST để phun lên tán lá cây: sau khi trồng được 10-15 ngày dùng 100ml chế phẩm VST pha với 200-240 lít nước sạch phun lên tán lá của cây(dùng 5ml chế phẩm VST pha với 10-12 lít nước). Phun 4-6 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. Sau khi trồng 3-4 tháng thì 25-30 ngày phun 1 lần. Lưu ý: Khi phun chế phẩm VST chỉ nên phun lướt và phun đều 2 mặt lá của cây.
  • Dùng chế phẩm VST để tưới gốc: có tác dụng cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây để phát triển bộ rễ còn non yếu đồng thời cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp hơn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây. Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 80-100 lít nước, mỗi gốc tưới 1-2 lít, cứ 1-1,5 tháng tưới 1 lần.

4.2 Bón phân cho cây Hồng Xiêm thời kỳ Kinh doanh

Bón phân hữu cơ: khi cây bước vào thời kỳ kinh doanh cho nhiều quả có thể sử dụng 40-80kg phân hữu cơ/cây/năm. Bón vào thời điểm sau khi thu hoạch hoặc vào đầu vụ

 Bón phân hóa học:

  • Lượng phân bón được tăng dần qua các năm trong phạm vi lượng phân nêu dưới đây và tăng trong thời gian cây đến 10 tuổi, sau đó ổn định ở mức cao nhất. Lượng phân bón cho một cây 1 năm là : urê là 0,5-2 kg; DAP là 0,5-1,5 kg; KCl là 0,3-0,5 kg. Nếu bón phân NPK (16:16:8) thì dùng 1,5-4,5kg/cây/năm.
  • Lượng phân trên được chia thành 2-4 lần để bón vào các tháng 2,5,7,10.
  • Khi bón phân cuốc thành rãnh 1/2 vòng tròn hoặc đào từng hố nhỏ vòng quanh tán. Rải phân xong, lấp đất lại. Năm sau lại bón phân vào 1/2 tán bên kia.

Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho cây Hồng Xiêm qua các thời kỳ:

+ Thời kỳ sau thu hoạch: Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày
+ Thời kỳ trước khi ra hóa 30 ngày: Phun 1 lần
+ Thời kỳ đậu quả – quả nhỏ: Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày
+ Thời kỳ nuôi quả(phát triển quả): 25-30 ngày phun 1 lần cho đến khi quả già-chín(cách thời điểm thu hoạch khoảng 25-30 ngày).

Liều lượng pha: 1ml chế phẩm sinh học VST + 2-3 lít nước, phun đều 2 mặt lá.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Hồng xiêm được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau:

– Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.

– Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.

– Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở.

– Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.

– Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả, phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa một số bệnh trên cây hồng xiêm

1. Sâu đục trái

Cách gây hại:

Sâu  phá từ lúc trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch, gây thiệt hại trầm trọng, có thể làm rụng trái 30% và giảm phẩm chất trái 60%.

Biện pháp phòng trừ:

– Hái tiêu huỷ tất cả các trái bị sâu mùa trước còn sót lại, tránh lây lan cho mùa sau.

– Dùng 1 trong các loại thuốc sau: Karate, Cyper  Alpha… phun định kỳ 2 lần/ngày

2. Bọ đục cành

Cách gây hại:

Bù xè đục thành đường dưới vỏ và đục vào trong gỗ thân chính, hoặc các cành lớn làm cho cành gãy khi có gió mạnh. Cành cây bị chảy mủ từng đoạn và phân gỗ trắng đổ ra rơi trên mặt đất

cây hồng xiêm

Biện pháp phòng trừ:

– Tìm đường đục trên cây rồi dùng bông gòn tẩm thuốc trừ sâu (Karate, Basudin…) nhét vào rồi bơm nước cho thuốc thấm vào để diệt.

– Tránh gây thương tích trên thân và cành tạo đường xâm nhập cho bù xè.

3. Ruồi đục trái

Cách gây hại:

Khi trái chín, ruồi đẻ trứng và dòi đục vào ăn bên trong trái, làm trái thối, gây thiệt hại đáng kể.

Biện pháp phòng trừ:

– Thu hoạch khi trái vừa chín.

– Dùng chất dẫn dụ  Metyleugenol trộn với thuốc sát trùng hoặc dùng chất Vizubon D để diệt ruồi.

4. Rệp sáp và rầy mềm

Cách gây hại:

Tấn công đọt non, lá và trái, làm giảm phẩm chất của trái.

Biện pháp phòng trừ:

Đây là đối tượng khó phòng trừ nên phun xịt định kỳ 5-7 ngày/lần, bằng các loại thuốc Trebon, Applaurd, Fenbis, Karate.

5. Bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia versicolor Speg)

Triệu chứng:

Trên lá có nhiều đốm bệnh, lúc đầu nhỏ, có màu nâu đỏ. Đốm bệnh lớn dần có hình tròn, đường kính 1-3 mm, có tâm xám trắng viền màu nâu sậm hay nâu đỏ. Nấm sẽ hình thành ổ nấm là những vết đen, nhỏ bằng đầu kim ở tâm đốm bệnh.

Biện pháp phòng trừ:

Phun các loại thuốc thông thường như hỗn hợp  Bordeaux, Copper zine, Copper B,  Zineb hay Benomyl ở nồng độ 2/1.000.

6. Bệnh thán thư (do nấm Glomerella cingulata)

Triệu chứng:

Trên cả 2 mặt lá có các đốm bất dạng, màu vàng. Đốm bệnh sau đó biến sang màu xám trắng hay nâu nhạt và tạo nhiều ổ nấm đen trên đó. Nhiễm nặng, lá sẽ bị vàng.

Biện pháp phòng trừ:

Phun ngừa định kỳ hằng tháng bằng Zineb nồng độ 2/1.000.

7- Bệnh đốm lá (do nấm Phaeophleosporaindica Chim)

Triệu chứng:

Trên lá có nhiều đốm tròn, nhỏ màu đỏ hay nâu đỏ, tâm màu xám trắng. Lá bệnh bị rụng sớm. Do lá bị rụng nhiều nên năng suất giảm.

Biện pháp phòng trừ:

Phun ngừa định kỳ hằng tháng bằng Zineb (2/1.000) hay Copper – Zinc (3/1.000).

8- Bệnh đốm rong (do  rong  Cephaleuros virescens)

Triệu chứng:

Lá có các đốm tròn đường kính khoảng 0,5-1 cm; màu nâu trên có rêu phủ màu rỉ sắt như lớp nhung. Mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt.

Biện pháp phòng trừ:

Phun bằng các loại thuốc gốc đồng như: Bordeaur 1%, Copper – Zinc ở nồng độ 2-3/1.000.

9- Bệnh cháy bìa lá (do nấm Fusicoccum sapoticola Chim Rao)

Triệu chứng:

Dọc theo bìa lá có các vết bất dạng, nhỏ, màu nâu. Sau đó các nhóm liên kết làm lá cháy từng mảng bất dạng.

Biện pháp phòng trừ: Phun zineb, Maneb, Benomyl ở nồng độ 2/1.000.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam