Thanh long ‘nữ hoàng’ trên đất Thủ đô tạo ra ‘tiếng vang’ bất ngờ

Với giá bán bình quân hiện nay là 25.000 đồng/kg, 1ha thanh long trồng trên đất Thủ đô sẽ cho doanh thu khoảng 300 – 400 triệu đồng trong đó lãi được khoảng 1/2.

Gần đây tại các cuộc triển lãm hay hội chợ hàng nông sản của Hà Nội, mỗi khi xuất hiện loại thanh long ruột đỏ hay còn gọi là thanh long nữ hoàng thì đều nhanh chóng thu hút được sự chú ý của khách thăm quan không phải chỉ bởi độ ngon ngọt hiếm có của nó mà còn bởi được đảm bảo về độ an toàn chuẩn VietGAP.

Tại sao một loại cây tưởng chừng là đặc sản đã xuất hiện ở Việt Nam nhiều năm nay, được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Tiền Giang, Tây Ninh lại gây được tiếng vang lớn đến thế khi được di thực ra Bắc, trồng ngay ở giữa Thủ đô?

Năm 2010, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì lần đầu tiên trồng thử nghiệm thanh long ruột đỏ và thành công. Sau đó, nhằm đưa cây thanh long ruột đỏ trở thành một trong những cây có hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất đồi gò của Hà Nội, từng bước tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất đã triển khai mô hình trồng theo hướng sản xuất an toàn tại xã Yên Bình.

Diện tích quy mô ban đầu khá khiêm tốn chỉ 2ha với số hộ tham gia là 5 hộ nhưng do điều kiện khó khăn về kinh tế nên các hộ này cũng không thể thực hiện hết diện tích theo kế hoạch.

Chỉ sau năm thứ 3 cho thu hoạch, thấy quả thanh long ruột đỏ trồng trên đất đồi Yên Bình ăn ngon, bán được giá, bà con trong và ngoài vùng mới đến tham quan học tập trực tiếp. Chính họ là những người đánh giá chi tiết nhất hiệu quả kinh tế của thanh long ruột đỏ so với các cây ăn quả khác, chủ động học hỏi trau dồi kiến thức để tự đầu tư trồng và nhân rộng diện tích.

Cho đến thời điểm hiện tại có tới hàng trăm hộ trên địa bàn xã Yên Bình nói riêng và các xã trong huyện nói chung tham gia trồng thanh long với tổng diện tích đạt trên 30ha.

Điều đáng mừng là tốc độ tiêu thụ sản phẩm rất tốt bởi nông dân áp dụng đúng theo quy trình sản xuất sạch. Cụ thể, hàng năm toàn bộ các hộ trên địa bàn huyện được Trạm Khuyến nông thông báo tập huấn kỹ thuật khâu chăm sóc sau khi thu hoạch đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn VietGAP. Khi theo dõi thấy xuất hiện một số loại sinh vật hại và bệnh chính trên thanh long như kiến đỏ, ốc sên, thối thân, đốm nâu, nám cành… đơn vị đã chỉ đạo các hộ dùng các biện pháp thủ công để bắt ốc sên và dùng các loại thuốc trong danh mục như Regent 800WP, Ridomil phun trừ và cách ly an toàn đầy đủ.

Do cây thanh long là cây lâu năm, năm thứ 2 mới cho quả bói, từ năm thứ 3 bắt đầu cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha, có những hộ thâm canh tốt còn đạt tới trên 20 tấn. Thanh long ruột đỏ khi trồng ở miền Bắc cho thu hoạch từ tháng 4 – 10 âm lịch, quả chín có thể giữ lại trên cây 15 – 20 ngày, khi thu hái vẫn bảo quản được 7 – 10 ngày nên rất tiện lợi cho vận chuyển và tiêu thụ.

Hơn thế nữa do đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt nên thanh long ruột đỏ miền Bắc tuy nhỏ quả nhưng ăn đậm đà và ngọt hơn hẳn thanh long ruột đỏ miền Nam nên rất được thị trường ưa chuộng.

Ngoài bán tươi ngay tại vườn, sản phẩm chủ yếu được phân phối tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch cũng như các siêu thị lớn trên địa bàn Thủ đô và một số tỉnh, thành phố lân cận. Hiệu quả về kinh tế và môi trường cho địa phương sản xuất thì đã rõ ràng bởi làm thay đổi nhận thức của người dân vùng đồi gò, nâng cao thu nhập, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp. Còn hiệu quả nữa là tạo cho xã hội một sản phẩm sạch với gốc gác Thủ đô.

Với giá bán bình quân hiện nay là 25.000 đồng/kg, 1ha thanh long sẽ cho doanh thu khoảng 300 – 400 triệu đồng trong đó lãi được khoảng 1/2.

Nguồn: Báo Nông Nghiệp, duyệt bởi Farmtech VietNam

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Bó Xôi

Phần I. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh:

  1. Đặc điểm thực vật học: Cây bó xôi có tên khoa học Spinach oleraceac, lá hình Oval hoặc hình lưỡi mác tùy thuộc từng loại giống, dựa trên hình dạng lá đó mà kích thước cũng khác nhau, chiều dài lá trưởng thành khoảng 20-30cm và rộng 7-15cm. Rễ ăn nông, thuộc rễ cọc, có hệ thống rễ phụ phát triển mạnh. Hoa có màu vàng xanh lá cây, đường kính hoa 3-4mm, cứng, khô, sần.
  2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Cây bó xôi thích hợp với khí hậu ôn đới, nhiệt độ từ 10-20oC, là loại cây ngắn ngày, dễ trồng. Thời gian thu hoạch từ 35-40 ngày đối với cây ươm, với cây gieo hạt thời gian thu hoạch muộn hơn 15-20 ngày. Cây bó xôi phát triển tốt nhất ở loại đất giàu chất hữu cơ, độ thông thoáng cao, pH thích hợp là 6-7. Bó xôi trồng được quanh năm ở Đà Lạt.

Phần II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

  1. Giống: Có các giống bó xôi đang được gieo trồng gồm VL-84, Dash, Ba chữ tàu (Takii’s). Trong đó, giống sử dụng chủ yếu hiện nay là giống Dash.

Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:

Giống

Độ tuổi

(ngày)

Chiều cao

cây (cm)

Đường kính

cổ rễ (mm)

 

Số lá

thật

Tình trạng cây

 

Bó xôi

 

 

16-18

 

 

8 – 10

 

 

1,5-2,0

 

 

4 – 6

 

Cây khoẻ mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh

 

  1. Chuẩn bị đất: Chọn đất canh tác cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy, … (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.

Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch các tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi, tưới nước trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất.

Cày xới độ sâu 25-30cm, xới kỹ; lên luống rộng 1,2m, rãnh rộng 20cm cao 10-15cm và mùa mưa 15-20cm.

Sau khi lên luống xử lý bằng chế phẩm Trichoderma lượng 40-60 kg/ha tăng khả năng đối kháng với một số loại nấm bệnh trong đất như: Rhizoctonia Solani, Pythium, Fusarium,….. phòng trừ tuyến trùng, chết cây con và các loại vi sinh vật có hại trong đất.

  1. Trồng và chăm sóc:

– Kỹ thuật trồng, khoảng cách trồng: cây x cây 15-18cm, hàng x hàng 20cm, mật độ 180.000-200.000 cây/ha, sau khi trồng cần tưới đủ ẩm để cây con nhanh chóng phục hồi;

Xử lý cây con trước khi trồng để hạn chế một số bệnh lỡ cổ rễ ngay từ đầu vụ bằng dung dịch thuốc Kasugacin 2L, Validan 5DD (Validamycin) và thuốc sinh học BT trừ ấu trùng trứng ruồi có trong vườn ươm.

– Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

Mùa nắng, tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mát 1 lần/ngày đảm bảo ẩm độ 70-75%, mùa mưa tưới 1 lần/ngày hoặc không tưới, trừ khi mưa to bắn đất trên đọt phải tưởi rửa. Làm hệ thống rảnh thoát nước thông thoáng tránh bị ngập úng vàng lá. Tưới nước sau khi mưa to rửa đất bám trên đọt non, lá hạn chế nguồn bệnh phát sinh và lây lan, đặc biệt sau cơn mưa đầu mùa (mưa axít). Sau khi bón phân tưới vừa đủ đảm bảo phân tan.

Làm sạch cỏ trên luống, rãnh và xung quanh vườn sản xuất, làm cỏ trước khi bón phân kết hợp xăm xới tạo đất thoáng khí.

  1. Phân bón và cách bón phân:

4.1. Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1 ha/vụ như sau:

Phân chuồng hoai: 25-30m3; Phân hữu cơ vi sinh: 1.000; Vôi bột: 1.000kg.

– Phân hóa học (lượng nguyên chất): 70kg N – 110kg P2O5 – 100kg K2O; MgSO4: 20kg

Lưu ý: Chuyển lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương

Cách 1: Ure: 152 kg; super lân: 688kg; KCl: 167kg.

Cách 2: NPK 15-15-15: 467 kg; super lân: 250kg; KCl: 50kg.

* Bón theo cách 1:

 

 

Hạng mục

 

 

Tổng số

 

 

 

Bón lót

 

Bón thúc

 

Lần 1

10 NST

Lần 2

20 NST

 

Phân chuồng hoai 25-30 m3

 

25-30 m3

 

Vôi 1.000 kg

 

1.000 kg

 

Phân hữu cơ vi sinh

 

1.000-1.200 kg

 

1.000-1.200 kg

 

Ure 152 kg

 

52 kg

 

20 kg

 

80 kg

 

Super lân

 

688 kg

 

688 kg

 

KCl

 

167kg

 

87 kg

 

30 kg

 

50 kg

 

MgSO4

 

20 kg

 

10 kg

 

5 kg

 

5 kg

 

 * Bón theo cách 2:

 

 

Hạng mục

 

 

 

Tổng số

 

 

 

Bón lót

 

Bón thúc

 

Lần 1

10 NST

Lần 2

20 NST

 

Phân chuồng hoai

 

25-30 m3

 

25-30 m3

 

Vôi

 

1.000 kg

 

1.000 kg

 

Phân hữu cơ vi sinh

 

1.000-1.200 kg

 

1.000-1.200 kg

 

KCL

 

11 kg

 

11kg

 

Super lân

 

544 kg

 

544 kg

 

MgSO4

 

20kg

 

10 kg

 

5 kg

 

5 kg

 

NPK: 15-15-15

 

467 kg

 

167 kg

 

100 kg

 

200 kg

 

Ghi chú: Có thể sử dụng các loại phân bón lá, phun theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Phần III. Sâu hại và biện pháp phòng trừ:

  1. Sâu xám (sâu đất) (Agrotis ypsilon)

– Triệu chứng: Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Trứng đẻ rời rạc thành từng quả trên mặt đất. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất.

– Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh cỏ dại trong ruộng và xung quanh bờ. Cày bừa, xới, phơi đất để diệt sâu nhộng trước khi xuống giống. Sử dụng hoạt chấtPermethrin.

  1. Sâu xanh:

– Gây hại từ khi cây con đến khi thu hoạch.

– Biện pháp phòng trừ: dùng thuốc Vertimec 1.8 EC hoặc Visher.

  1. Sên, nhớt:

– Gây hại cả giai đoạn cây con và cây lớn làm ảnh hưởng đến năng suất và mẫu mã sản phẩm lây lan mầm bệnh.

– Biện pháp phòng trừ: rải Helix 10% liều lượng 5 kg/ha với 10kg cám gạo rang và chất tạo mùi thơm như vani rải từng nhúm xuống rãnh từ 1-1,5m.

  1. Ruồi hại lá/dòi đục lá:

Ruồi hại lá/dòi đục lá là đối tượng dịch hại quan trọng nhất thường xuyên gây hại trên rau bố xôi, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Con cái trưởng thành dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên mặt lá.

Vòng đời của ruồi hại lá trung bình từ 20-28 ngày. Mỗi con cái có thể đẻ 250 quả trứng/vòng đời, sau 4-6 ngày thì trứng nở. Khi sâu non bắt đầu ăn thì mặt trên của lá xuất hiện đường đục ngoằn nghèo. Sâu non sẽ hoá nhộng trong thời gian từ 1-3 tuần lễ, phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ của môi trường. Trong quá trình này chúng phá hại biểu bì lá (là thức ăn chính của sâu non). Nhộng của ruồi đục lá có màu đen hoặc màu vàng, chúng có thể hoá nhộng trong đường đục hoặc rớt xuống đất.

– Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây trồng và các cây ký chủ phụ là biện pháp tích cực để làm giảm mật độ ruồi trưởng thành.Đặc tính của ruồi trưởng thành thích màu vàng, vì vậy có thể dùng bẫy dính màu vàng để diệt trừ ruồi trưởng thành.

– Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng luân phiên một số loại thuốc Trigard 100SL, Vimatrine 0.6L, Vertimec 1,8EC, có thời gian cách ly ngắn, liều lượng sử dụng như khuyến cáo. Phun vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm là thời gian ruồi trưởng thành hoạt động mạnh. Ngừng phun thuốc trước khi thu họach theo thời gian khuyến cáo.

Phần IV. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ:

  1. Bệnh chết rạp cây con: (Fusarium Oxysporium)

– Bệnh chết cây con do nấm Rhizoctonia solani:

Triệu chứng: Nấm tấn công vào mạch dẫn, thối gốc, đen gốc dẫn đến chết cây con.

Triệu chứng: Héo lá vàng, thối nhũn, mạch dẫn đen nâu,

– Chết cây con do nấm Pythium Spp,…

Triệu chứng: Lá nhăn, teo, các rể con thối hoàn toàn, rễ cọc bị thối

– Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng các loại thuốc Validacin 3L, Kasugacin 2L; Sử dụng các loại Trichoderma 4-6 kg/100m 2 bổ sung sớm vào đất để tăng sức cạnh tranh.

Hạn chế tưới vào buổi chiều tránh độ ẩm đất quá cao, luân canh cây trồng và dọn sạch tàn dư thực vật.

  1. Bệnh Đốm lá (Cladosporium Variabile)

– Đốm lá do nấm Cladosporium Variabile: Xuất hiện những đốm nhỏ trên lá, lõm xuống như vết ruồi đục. Nấm tấn công vào giữa lá.

– Đốm lá do nấm: Stemphylium Botryosum: Xuất hiện những đốm lớn 1 – 2cm trên mặt lá tạo thành những vòng lớn, lõm xuống, nỗi gân và lá biến dạng. Nấm tấn công mạnh ở mép lá.

  1. Bệnh thán thư (gọi lông chuột): (Colletotrichum Dematium)

Chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa, xuất hiện vào giai đoạn từ 25 ngày đến thu hoạch, nấm tạo thành những vết dưới mặt lá, ẩm ướt, xuất hiện các lông tơ của sợi nấm màu xám giống lông chuột. Bện tấn công từ giữa lá, an thủng lá.

  1. Bệnh thối nhũn: Do nấm Fusarium oxysporum, làm cho phần thân gốc, rễ có màu đen và thối nhũn từ lá gốc và lay lan nhanh vào mùa mưa.
  2. Bệnh sương mai: (Peronospora Efusa)

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Trichoderma, Antracol 70WP, Kasuran 50WP, Daconil, Rhidomyl (Metalaxyl + Mancozeb).

* Ghi chú: Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đạt kết quả cao hơn sử dụng đơn lẻ phương pháp hóa học. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Phần V. Phòng trừ dịch hại tổng hợp

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM

  1. Biện pháp canh tác kỹ thuật:

– Vệ sinh đồng ruộng, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy. Luân canh cây trồng khác họ

Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh, chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh

– Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng

  1. Biện pháp sinh học

– Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…

– Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh.

  1. Biện pháp vật lý:

– Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng.

– Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 -1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang

– Dùng bẫy cào đuổi bắt ruồi vào buổi sáng sớm

  1. Biện pháp hóa học:

– Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện

– Chỉ sử dụng thuốc BVTV  khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

+ Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.

+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.

+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)

Phần VI. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:

– Thu hoạch đúng thời gian sinh trưởng và mùa vụ; thời gian cho thu hoạch từ 33 đến 38 ngày.

– Trước khi thu hoạch 2 ngày tưới rửa bớt đất, cát bám trên cây và phun nước vôi 1% (vôi hòa tan trong nước, để lắng lấy nước trong) trên cây để trung hòa dư lượng nông dược còn lại và diệt bớt một số vi khuẩn. Một ngày trước khi thu hoạch tưới rửa lại bằng nước sạch

– Cắt tỉa là già, lá nhiễm sâu, bệnh và đóng gói sản phẩm thu hoạch theo yêu cầu khách hàng.

Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu

Giống ớt sừng thường có 2 loại trái: ớt trắng và ớt xanh (trái già có màu xanh đến xanh đen). Nên chọn giống ớt xanh cho năng suất và chất lượng tốt hơn ớt trắng.

1. Chuẩn bị đất ươm cây ớt con.

  • Chuẩn bị đất tơi xốp, thoát nước tốt, phối trộn một ít phân chuồng hoai mục gieo ớt giống.
  • Dùng ngón tay hay que nhỏ vạch từng hàng rồi đặt hạt ớt vào sau đó lắp nhẹ lại.
  • Nên gieo cạn (1cm) và phủ nhẹ một lớp sơ dừa, rấu hoặc rơm mục để giữ ẩm bề mặt đồng thời đễ nhổ cây con đem trồng sau này.
  • Cần chú ý xử lý kiến trong giai đoạn này vì hạt ớt khá nhỏ nên bị kiến tha mất hạt.

2. Hướng dẫn cách tưới nước cây ớt sừng

  • Tưới nước đủ ẩm, sau 25 ngày có thể đem cây con ra đồng trồng được.
  • Cây cao khoảng 10 – 12 cm trồng là thích hợp nhất.
  • Nên trồng vào lúc chiều mát, và tưới đẫm ngay sau khi trồng để hạt đất tan ra và bám được lên rễ cây con. Nếu trồng gặp trời nắng gắt nên che chắn cho cây

3. Mật độ trồng cây ớt sừng

  • Mật độ trồng khoảng 18.000 – 20.000 cây/1000m2; luống trồng có thể trải màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ hoặc không.

4. Cách bón phân cho cây ớt sừng

  • Sau khi trồng 10 ngày tiến hành bón thúc cho cây con. Tuỳ vào quá trình phát triển và lượng phân bón lót mà chế độ bón thúc cho khác nhau.
  • Với những vùng trồng có sử dụng màng phủ nông nghiệp thì việc bón thúc là rất quan trọng vì khi phủ rồi rất khó bó phân và tốn công.
  • Còn với vùng trồng không dùng màng phủ thì có thể để ớt bén rễ (10 ngày sau khi trồng) thì tiến hành bón phân. Lượng phân chuồng với trồng ớt là rất quan trọng. Nó quyết định đến thời gian thu hoạch sau này. Nếu lượng phân chuồng ít thì thời gian ớt cho thu hoạch sẽ ngắn lại. Quy trình chung cho giai đoạn này là dùng phân DAP liều 1kg/1 lần bón/1.000m2 ngâm rồi tưới trực tiếp vào gốc cây vào chiều mát. Nếu diện tích trồng lớn có thể bón trước lượng phân này trong quá trình làm đất và tưới đủ ẩm để hạn chế phân bay hơi (bốc phân). Nếu dùng DAP liều như trên bón liên tục trong 10 ngày đầu (2 ngày/lần) là rất tốt cho cây con. Lúc này hệ thống rễ và cây đẻ nhánh nhiều. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của câu trồng.

Chú ý: không dùng phân đạm (UREA) cho cây ớt để hạn chế bệnh ở cây. Chúng ta có thể bổ sung định kỳ 2 tuần/lần phân Canxi Nitrate với liều 2kg/1.000m2 để tăng sức đề kháng và giảm hiện tượng rụng hoa, rụng trái sau này. Lượng phân bón dùng cho 1.000m2 ớt như sau:

  • Vôi 100kg
  • Phân chuồng: 2.100 – 3.000kg (3 khối)
  • Lân 100kg
  • NPK 100kg
  • DAP 50kg
  • Canxi Nitrate 15kg

Chia đều ra các lần bón; bón càng nhiều lần càng tốt; tuỳ vào điều kiện phát triển của cây mà có thể giảm bớt lượng NPK

5. Các biện phát phòng trừ một số sâu bệnh trên cây ớt sừng

Ớt có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Sâu, rầy, bọ trĩ dùng các thuốc trị sâu, rầy bọ trĩ thông thường như Actara, Karate, Masasal, Confidor, Ba Đăng, Rholam,… liều dùng theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Bệnh đốm lá, thán thư có thể dùng các thuốc như Mancozeb; Zineb; Antracol; Anvil; Daconil dạng nước,… liều dùng theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Ngoài ra, với những vùng trồng ớt thường xuyên chúng ta có thể gặp các bệnh do vi khuẩn gây ra như héo xanh, thối thân,… Những trường hợp này gần như không có thuốc đặc trị hiệu quả. Phương pháp tốt cho trường hợp này là phòng bệnh. Chúng ta có thể sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ trong phân chuồng hoặc cung cấp trực tiếp vào đất (đất phải đủ ẩm). Biện pháp này là phương án phòng hiệu quả với cả 2 bệnh trên.
  • Thuốc có thể dùng kèm theo trong trường hợp vườn ớt đã bị bệnh là Phytoside liều 2g/l phun liên tục trong 2 tuần (3 ngày/lần). Thuốc này không có tác dụng làm cây bệnh hết mà chỉ có tác dụng không lây lan sang cây khác.

Tuy nhiên, nếu dùng đúng lịch trình phân bón thì bệnh  hại gần như giảm đáng kể nhất là triệu chứ rụng trái, thối trái do thán thư.

Nguồn: Tiếp Thị Nông Nghiệp Việt Nam, Kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt ngọt

Phần I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh:

Đặc điểm thực vật học: Ớt ngọt trồng nhiều ở châu Âu, châu Mỹ. Vài năm gần đây có nhiều giống du nhập và trồng khá phổ biến tại Lâm Đồng. Ớt ngọt là cây hàng năm, từ một gốc có thể phát triển thành bụi cây nhỏ gọn thẳng, có thể đạt chiều cao tối đa là 4m. Trái được hình thành từ một bông hoa duy nhất phát triển trong góc giữa lá và thân cây. Tùy giống ớt ngọt khác nhau về hình dạng và màu sắc, ớt ngọt dùng để ăn sống, nấu chín hoặc chế biến. Không phải tất cả các giống ớt ngọt nhẹ hương vị, một số có thể là cay nóng.

  1. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây là 25-28oC vào ban ngày và 18-20oC vào ban đêm, tối thích cho sinh trưởng là 18-28oC. Yêu cầu ánh sáng nhiều, nhất là thời điểm ra hoa, thiếu ánh sáng giảm tỷ lệ đậu quả. Ớt ngọt có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như đất sét nhẹ, đất bazan, đất feralit vàng đỏ,… pH tối thích 5.5-6.5. Trong điều kiện nhà che nylon ớt ngọt có thể trồng được quanh năm.
  2. Yêu cầu dinh dưỡng: Ớt là cây trồng cần phân bón Kali để hình thành quả, nếu thiếu Kali, quả ớt sẽ không rắn, chắc và không đạt độ bóng đẹp.

Phần II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.

  1. Giống: Tại Lâm Đồng đang sử dụng phổ biến các giống ớt ngọt nhập từ Hà Lan có nhiều màu như ớt xanh, ớt đỏ (Pasarella), ớt vàng (Baschata)… của công ty Rijk Zwaan. Hạt ươm trong vỉ xốp cho đến đem ra vườn trồng.

Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:

Giống Độ tuổi

(ngày)

Chiều

cao cây (cm)

Đường kính cổ rễ (mm) Số lá thật Tình trạng cây
Ớt ngọt 30-45 12-15 2,5-3,5 4-6 Cây khoẻ mạnh, cân đối, không dị hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh
  1. Chuẩn bị đất: Chọn đất canh tác:Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).

Vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật, cày xới và bón vôi bổ sung để nâng pH lên 5.5-6.6, phơi ải đất từ 1-2 tuần để tiêu diệt một số sâu bệnh hại, sau đó lên luống để bón lót và trồng. Phân bón lót được rải đều trên bề mặt luống, dùng cuốc xăm đều sau đó phủ 1 lớp đất lên bề mặt luống và tưới ẩm đều và tiến hành phủ bạt. Đục lỗ bón phân và lỗ trồng cây.

  1. Trồng và chăm sóc: Mỗi luống trồng 2 hàng, khoảng cách hàng x hàng 50cm, cây x cây 45-50cm. Mật độ trồng 30.000-35.000 cây/ha, trồng theo kiểu nanh sấu, sau khi trồng tưới nước giữ ẩm để cây nhanh phục hồi.

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

Tuần đầu tưới nhẹ từ 1-2 lần/ngày, sau đó mỗi ngày tưới 1 lần, nếu trồng vụ mưa tưới ít hơn.

Cắm chói: Sau khi trồng khoảng 2 tuần, cây đã bén rễ, tiến hành cắm choái, mỗi cây cắm một chói và cột cố định cây vào, khi cắm tránh làm long gốc sẽ ảnh hưởng đến cây trồng. Khi cây cao hơn 35 cm thì bắt đầu cắm chói cao và đan dây nylon để giữ cho cây không bị ngã đổ vì mang trái nặng.

Chăm sóc: Thường xuyên loại bỏ lá già, lá bị bệnh dưới gốc. Thực hiện khâu tỉa cành trước lúc ra hoa. Mỗi cây để 4-5 cành.

  1. Phân bón và cách bón phân:

Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1ha/vụ như sau:

Phân chuồng hoai: 40-50 m3, phân hữu cơ vi sinh: 1.000kg, vôi bột: 800-1200kg, tùy pH của đất trồng.

Phân hóa học (lượng nguyên chất): 160kg N- 95kg P2O– 175kg K2SO4.

Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn hoặc NPK tương đương:

Cách 1: Ure: 348 kg; super lân: 594 kg; KCL: 292 kg.

Cách 2: NPK 15-5-20: 875 kg; Ure: 63 kg; super lân: 320 kg

Bón theo cách 1:

Hạng mục Tổng số Bón lót Bón thúc
Lần 1: 25 NST Lần 2: 45 NST Lần 3: 70 NST
Phân chuồng hoai 40-50 m3 40-50 m3      
Vôi 800 -1.200kg 800-1.200kg      
Hữu cơ vi sinh 1.000 kg 1.000 kg      
Ure 348kg 98kg 40 kg 90 kg 120 kg
Super lân 594kg 594 kg      
KCL 292 kg 122 kg   50 kg 120 kg

Bón theo cách 2:

Hạng mục Tổng số Bón lót Bón thúc
Lần 1: 25 NST Lần 2: 45 NST Lần 3: 70 NST
Phân chuồng hoai 40-50 m3 40-50 m3      
Vôi 800 -1.200kg 800-1.200kg      
Hữu cơ vi sinh 1.000 kg 1.000 kg      
Ure 348kg 98kg 40 kg 90 kg 120 kg
Super lân 594kg 594 kg      
NPK 15-5-20 875 kg 275kg 50 kg 200 kg 350 kg

* Ghi chú: Sử dụng phân bón lá theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Bón thúc các lần sau: khoảng 1 tháng một lần với lượng phân bón tương tự thúc lần 2 hoặc lần 3.

Phần III. Sâu hại và biện pháp phòng trừ:

Chú ý đến 03 loại côn trùng gây hại nghiêm trọng là: Rệp (Aphid gossypii  Myzus persicae); Bọ trĩ (Thrips palmi); Nhện đỏ (Tetranychus sp).

Kiểm tra vườn trồng để phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời, dùng các loại thuốc lưu dẫn có tác dụng kéo dài và hiệu quả cao để phòng trừ kịp thời.

+ Bọ trĩ: Sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc: Abamectin (Silsau 1.8, 3.6 EC); Imidacloprid (Admire 200 OD)

+ Nhện đỏ: Sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc: Azadirachtin (Agiaza 0.03 EC, 4.5 EC); Abamectin (Silsau 1.8, 3.6 EC); Rotenone (Limater 7.5 EC)

+ Rệp: Sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc: Imidacloprid (Admire 200 OD); Rotenone (Limater 7.5 EC)

Phòng trừ sâu ăn lá:

– Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IBM) như vệ sinh đồng ruộng, hạn chế ký chủ xung quanh ruộng, dùng bẫy vàng, cắt bỏ lá bị nhiễm ruồi nặng, phun thuốc phòng trừ 10-15 ngày một lần.

Hiện nay, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ sâu ăn lá trên cây ớt. Có thể tham khảo một số loại thuốc phòng trừ sâu ăn lá trên cây cà chua như: Abamectin (Reasgant 5 EC, Tungatin 1.8 EC, Anb40 Super 6.0 EC). Trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Phần IV. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ:

  1. Bệnh Thán thư(Colletotricum spp.):

Là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm (tháng 5,6,7,8). Bệnh lan truyền do nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng của vụ trước, do đó khi trồng ớt phải tuân thủ luân canh nghiêm ngặt.

Triệu chứng bệnh: Đầu tiên có vết ướt trên quả, sau đó lan rộng biến thành màu tối, vết bệnh thường có dạng vòng, trung tâm vết bệnh có màu đen. Nếu gặp thời tiết ẩm ướt trên vết bệnh có lớp bào tử màu hồng cam. Khi bệnh xuất hiện nên hạn chế tưới phun lên cây, vì tưới sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lây lan nhanh chóng.

Có thể dùng thuốc: Thiophanate-Methyl (Thio-M 500FL); Chlorothalonil (Daconil 75 WP); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750 WG).

  1. Bệnh Héo vàng do nấm (Fusarium oxysporum):

Xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển hình thường thấy ở phần thân gần gốc, có những vết nấm đốm thành mảng trên bề mặt, nấm bệnh làm hư hại bó mạch dẫn của cây, do vậy cây héo xanh và chết. Nấm phát triển nhanh ở nhiệt độ 25-300C. Ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều.

– Biện pháp phòng trừ: Chọn giống sạch bệnh; Luân canh với các cây trồng khác họ; Không tưới nước quá ẩm. Trồng cây trên những chân đất cao ráo, dễ thoát nước. Vệ sinh đồng ruộng, xử lý bằng Sunfat đồng (3kg/1000m2). Biện pháp hóa học:

Hiện nay, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ bệnh héo vàng trên cây ớt. Có thể tham khảo một số loại thuốc phòng trừ bệnh héo vàng trên trên cây cà chua như: Chaetomium sp  1.5 x 10cfu/ml + Tricoderma sp 1.2 x 104 cfu/ml ( Mocabi SL); Cucuminoid 5% + Gingerol 0.5% (Stifano 5.5SL); Trichoderma viride(Biobus 1.00 WP). Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

  1. Bệnh héo xanh do vi khuẩn (Pseudomonas solanaceaerum):

Nguyên nhân: Đất bị nhiễm khuẩn héo xanh hoặc do giống kháng bệnh héo xanh kém, vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C, tồn tại rất lâu trong đất và lan truyền qua hạt giống, cây bệnh và dụng cụ lao động. Triệu chứng điển hình là cây đang phát triển tốt nhưng vào giữa trưa nắng có một số cây bị héo rũ, đến chiều lại hồi phục, hiện tượng này diễn ra trong một thời gian ngắn sau đó cây héo luôn. Khi cắt đoạn thân gần gốc đặt vào ly nước sẽ thấy dịch trắng loang ra, đó chính là dịch vi khuẩn. Khi bệnh xuất hiện cần nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy xa nơi trồng. Trước khi trồng ớt nên tiến hành khử đất thật kỹ để giảm hiện tượng cây héo xanh do vi khuẩn.

– Biện pháp phòng trừ: Sử dụng hạt giống sạch bệnh; Sử dụng đất sạch bệnh làm bầu ươm cây. Việc tỉa cành bấm ngọn chú ý dụng cụ như dao, kéo cần phải khử trùng liên tục nếu trên ruộng đã xuất hiện bệnh. Sử dụng nguồn nước tưới không bị nhiễm bởi những tàn dư cây bệnh. Vườn trồng ớt phải bằng phẳng, hạn chế vi khuẩn sẽ lây lan theo dòng nước trong đất. Thường đất pha cát, nghèo dinh dưỡng bị bệnh nặng hơn các chân đất khác. Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây. Không trồng ớt trên đất đã bị nhiễm bệnh nặng, đảm bảo chế độ luân canh tuyệt đối ít nhất 3-5 vụ với các cây trồng khác không cùng họ với ớt.

– Biện pháp hóa học: Sử dụng các hoạt chất sau: Fugous Proteoglycans (Elcarin 0.5SL); Streptomyces lydicus WYEC 108 (Actinovate 1 SP); Streptomyces lydicus WYEC 108 + Fe + Humic acid ( Actino – Iron 1.3 SP);

  1. Bệnh virus:

Là bệnh hại tương đối nặng đối với các vùng trồng ớt. Do đó trước khi trồng ớt nên luân canh tuyệt đối với các loại cây không cùng họ cà. Tiêu diệt môi giới truyền bệnh là rệp, bọ trĩ, nhện đỏ,…trên vườn, nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời những cây bệnh để không cho bệnh lây lan.

Ngoài ra còn gặp một số bệnh như: Sương mai ( Phytophthora infestans), Bệnh thối xốp vi khuẩn (Erwinia spp...), Đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris), Thối đen (Botrytis spp.) v.v..

Hiện nay Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ các bệnh trên trên cây ớt. Vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc phòng trừ các bệnh trên trên cây cà chua, khoai tây. Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

* Ghi chú: Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đạt kết quả cao hơn sử dụng đơn lẻ phương pháp hóa học. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau tại Việt Nam.

Phần V. Phòng trừ dịch hại tổng hợp

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM

  1. Biện pháp canh tác kỹ thuật:Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinhChăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh

– Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng

  1. Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh.

– Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…

  1. Biện pháp vật lý:

– Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng

– Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 -1,8 m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang

– Dùng bẫy cào đuổi bắt ruồi vào buổi sáng sớm

  1. Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện

– Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

+ Sử dụng các loại thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau tại Việt Nam.

+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người

+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)

Phần VI. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:

Sau trồng khoảng 3 tháng cho thu hoạch quả lần đầu tiên, khi trái đạt kích thước tối đa, màu sắc chuyển từ màu xanh sang vàng hay đỏ được hơn hai phần trái thì có thể thu hoạch. Ớt cho thu hoạch liên tục 5-6 tháng. Khi thu tránh để trầy xước sẽ làm hỏng và mất phẩm chất của trái.

Thu hoạch tiến hành sau khi ớt đã được cách ly thuốc bảo vệ thực vật, tùy từng loại thuốc có thể từ 7-10 ngày hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

 Sản phẩm thu hoạch không bị dính đất, cát, đưa vào két nhựa hoặc giỏ tre theo yêu cầu khách hàng

Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Trồng ớt ngọt lãi 600 triệu đồng/ha

Ớt ngọt trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, có độ pH: 5,5 – 6,5, đất phải thoát nước tốt…

Những năm gần đây có nhiều giống ớt ngọt (của Mỹ và Đài Loan) được du nhập vào Lâm Đồng, cho năng suất cao được bà con nông dân chọn trồng khá phổ biến. Mới đây Hội Nông dân thị trấn Nam Ban phối hợp với Phòng NN- PTNT huyện Lâm Hà, xây dựng và chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt trong nhà che plastic, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình được giao cho hộ anh Chử Văn Thành, thị trấn Nam Ban. Anh Thành vui vẻ nói: “Trước đây tôi chủ yếu trồng cây cà phê, các anh biết đấy, giá cả cũng bấp bênh lắm. Từ khi được đi học, tập huấn quy trình kỹ thuật rồi chuyển qua trồng ớt ngọt trong nhà che plastic, kết quả cho thấy năng suất ớt đạt ngoài sự mong đợi. Giá cả rất cao, thu hoạch ớt xong, mối tới tận nhà để cân, chẳng phải mang đi đâu cả, cứ 1 tuần cắt bán ớt 1 lần. Nếu so với trồng cà phê thì trồng cây ớt giống mới này hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần”.

Anh Thành cho biết: Ớt ngọt trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, có độ pH: 5,5 – 6,5, đất phải thoát nước tốt, không nên trồng ớt trên đất vụ trước đã trồng cây thuốc lá, hoặc cây cà chua (cây họ cà). Đất được cày tơi xốp, làm sạch cỏ, bón vôi bổ sung và cày trộn đều trong đất, phơi ải từ 1 – 2 tuần để tiêu diệt một số bệnh hại. Có thể xử lý đất bằng chế phẩm Mocap, hoặc Sincosin, sau đó lên luống cao 15 – 20 cm để bón lót và chuẩn bị trồng cây.

Bón lót phân bò hoai mục đã xử lý nấm Trichoderma (8 khối phân bò cho 1.000m2), rải phân đều trên mặt luống, dùng cuốc xăm đều sau đó phủ một lớp đất mỏng trên bề mặt luống và tưới ẩm đều, tiến hành phủ màng nilon ngay sau khi bón lót, để hạn chế cỏ dại, tránh hao hụt phân bón và giảm lượng nước tưới.

 

                                                Nguồn: Báo Nông Nghiệp, kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Khởi nghiệp thành công từ nấm bào ngư sạch

Trang trại nấm bào ngư của anh Chung nằm nép mình dưới những tán cao su già. Đây là nơi anh đã tự mình ủ phôi, lên men và đưa nấm thành phẩm ra thị trường. Khởi nghiệp từ nấm bào ngư sạch, Chung đã thu lợi nhuận trên 400 triệu đồng/năm.

Đặng Quang Chung (SN 1981) quê ở tỉnh Yên Bái. Cách đây hơn 10 năm, Chung vào Bình Phước lập nghiệp bằng nghề chạy xe tải. Thời gian này, anh quen biết và kết hôn với chị Bùi Thị Hạnh (SN 1986) và quyết định ở lại ấp 7, xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài lập nghiệp. Trải qua thời gian dài liên miên trên các cung đường, đến năm 2011 Chung quyết định “dừng chân” với nghề trồng nấm bào ngư sạch. Đây là bước khởi động thành công, giúp anh ổn định cuộc sống gia đình.

Anh Đặng Quang Chung thành công với mô hình trồng nấm bào ngư 

Kể về những ngày đầu quyết định đến với nghề trồng nấm, anh Chung tâm sự: “Khi vợ sinh con đầu lòng, mình vẫn tất tả với nghề chạy xe đường dài. Nhiều đêm trên những chặng đường, phải căng mắt chống chọi với những cơn buồn ngủ, mình mong đổi nghề để được ở gần vợ con”.

Sau một thời gian “kiếm vốn”, Chung bàn với vợ mua 2 sào đất ở hiện tại. Nhờ gia đình chị Hạnh từng có kinh nghiệm trồng nấm, anh bàn với vợ chuyển hướng sang trồng các loại nấm linh chi, nấm mèo, nấm bào ngư. Nghĩ là làm, Chung xây dựng một trại nấm với đầy đủ công đoạn: Nghiền bột, lên men, ủ phôi, vô meo, bán phôi và dựng trại trồng cả nấm thành phẩm. Với công việc này, vợ chồng anh phải mướn thêm 6 nhân công.

Đưa chúng tôi đi thăm các công đoạn làm nấm, anh Chung kể, trồng nấm phải có bí quyết. Điều quan trọng với người làm kinh doanh nông nghiệp là phải uy tín, đảm bảo chất lượng và ưu đãi về giá cả cho người nông dân. “Nếu mình làm đúng, làm chuẩn thì bà con mình mới có nhiều nấm thành phẩm. Từ thu nhập của bà con, uy tín của mình mới tăng lên, nhờ đó lượng hàng bán ra của mình ngày càng nhiều hơn”, anh Chung cho biết.

Để đảm bảo chất lượng phôi, Chung tự mình kiểm tra tất cả các khâu. Đầu tiên là khâu chọn bột gỗ. Sau đó là các khâu vô men, ủ phôi, vô meo, lên dàn nấm. Các khâu kia đều có bí kíp, tỷ lệ riêng. Riêng bột trồng nấm bào ngư nhất định là bột cao su, vì theo kinh nghiệm của anh Chung, nấm bào ngư “ưa” nhất là loại gỗ trắng, mủ trắng.

Hiện tại, trại nấm của anh Chung cung cấp ra thị trường từ 40.000 – 50.000 bịch phôi nấm các loại. Mỗi bịch phôi hiện tại có giá 3.500 đồng. Ngoài bán nấm phôi, anh Chung còn cung cấp ra thị trường thành phẩm hàng tạ nấm báo ngư trắng. Thương lái đến tận trại thu mua với giá mối 25.000 đồng/kg.

“Vừa làm phôi nấm, vừa làm trại nấm thành phẩm giúp mình theo dõi được chi tiết quá trình phát triển đầy đủ sản phẩm của chính mình. Đây chính là kinh nghiệm thực tiễn, để mình có thể cung cấp ra thị trường những bịch phôi chất lượng”, chị Hạnh vợ anh chia sẻ.

Trước đây, vợ chồng anh từng làm cả nấm linh chi, nấm mèo. Nay do điều kiện thị trường nên anh chị chỉ tập trung vào nấm bào ngư xám. Anh Chung cho biết loại nấm này tuyệt đối sạch, đáp ứng với nhu cầu thực tế của thị trường. Để trại nấm của mình phát triển đầy đủ, anh lắp đặt giàn phun sương tự động. Với hệ thống này, nhà nấm của anh luôn đáp ứng đủ độ ẩm để nấm phát triển. “Hầu như đêm nào mình cũng có nấm bán ra thị trường. Lứa nọ so le lứa kia, mỗi ngày như vậy ít nhất mình cũng có 100kg nấm”, chị Hạnh cho biết.

Quy trình của một phôi nấm kéo dài 5 – 6 tháng. Mỗi bịch phôi trung bình thu được từ 2 – 3 lạng nấm tươi. Quá trình nuôi, thu hoạch phụ thuộc vào kỹ thuật của từng người trồng. Chính vì vậy, khi bán phôi ra thị trường, anh Chung còn chia sẻ cho nông dân cách dựng trại, vô hàng, tạo độ ẩm cho phôi.

Mỗi bịch nấm có trọng lượng từ 40 – 80 gram

Theo kinh nghiệm của anh Chung, người trồng nấm nên đầu tư giàn phun sương tự động vừa đỡ tốn công, vừa đảm bảo độ ẩm cho nấm phát triển tốt nhất. Với trại nấm thành phẩm của mình, sau khi bán nấm tươi, anh sẽ tận dụng xác phôi bán ra thị trường để người dân trồng nấm rơm. “Tuy nhiên chuyện này chỉ là phụ thôi. Việc chính của mình là cung cấp phôi cho thị trường”, anh Chung chia sẻ.

Nấm bào ngư xám thường mắc bệnh mốc xanh. Bệnh này gây hại cho phôi, tiêu diệt phôi khiến phôi nấm không thể ra tai. Tuy nhiên bệnh không lây nhiễm. Nếu phát hiện bệnh mốc xanh, bịch phôi ấy sẽ phải bỏ. Anh Chung cung cấp ra thị trường đảm bảo nguyên tắc 100% ra phôi trọn vẹn. Trang trại của anh chịu hoàn toàn trách nhiệm về bệnh mốc xanh trong phôi trước khách hàng. Nhờ làm đúng quy trình, kỹ thuật và giữ uy tín nên phôi nấm của anh được thị trường ưa chuộng. Trừ các chi phí sản xuất, anh Chung thu lợi ít nhất 400 triệu đồng/năm.

Theo nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Trồng rau sạch bằng smartphone

Với một chiếc điện thoại di động kết nối Internet, bất kỳ ai cũng có thể tạo dựng và chăm sóc hệ thống trồng rau sạch ngay tại nhà hoặc quản lý nông sản cho năng suất cao gấp hai đến ba lần so với trồng rau thông thường.

Duyên số với nông nghiệp

Xuất phát điểm là dân công nghệ thông tin- sinh viên của Đại học Bách Khoa Hà Nội, khi ngồi trên ghế nhà trường, Đặng Xuân Trường- Nhà sáng lập, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ cao Hachi Việt Nam chưa từng nghĩ sẽ “kết duyên” với nông nghiệp. “Cuối năm 2015, mình có cơ hội tiếp xúc với một vài bạn sinh viên nông nghiệp, nhận thấy tiềm năng của nó rất lớn nếu được ứng dụng CNTT. Hơn nữa tại thời điểm đó, tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, tivi đài, báo, đưa tin hàng ngày nên mình quyết tâm sẽ làm gì đó có thể ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp để giải bài toán thực phẩm tại các thành phố lớn” – Xuân Trường chia sẻ về lý do thôi thúc chàng sinh viên công nghệ chọn ngã rẽ khá bất ngờ.

Đặng Xuân Trường- Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ cao Hachi Việt Nam

Hachi thực chất là phương pháp trồng cây theo hình thức thủy canh, có sử dụng hệ thống đèn LED để chiếu sáng thay thế ánh sáng mặt trời. Hiện nay, Hachi triển khai hai loại sản phẩm là thủy canh nhà phố và thủy canh trang trại. Hệ thống tự động giám sát các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thông qua ứng dụng trên smartphone. Hệ thống sẽ tự động tải dữ liệu của từng loại cây trên server của Hachi về để kích hoạt chế độ chăm sóc thông qua mạng Wifi. Việc ứng dụng giải pháp của Hachi có thể giúp tăng 30% đến 50% tốc độ sinh trưởng của cây, đảm bảo sạch, cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài và trồng được những loại cây trái vụ, khó trồng ở điều kiện tự nhiên.

Đối với sản phẩm nhà phố, Hachi tận dụng được những khoảng không gian tối ưu tại ban công, sân thượng. Đó là xây dựng hệ thống tự động chăm sóc, người sử dụng không cần phải có mặt ở nhà mà vẫn có thể chăm sóc được giàn rau. Tận dụng được khoảng không gian, có được nguồn thực phẩm sạch ngay tại nhà, có thêm không gian xanh cho những người ở nhà phố.

Về trang trại thuỷ canh Hachi, có thể thấy trang trại thủy canh cho năng suất cây trồng cao hơn từ 50 đến 200%, tiết kiệm đến 95% lượng nước và phân bón sử dụng, tiết kiệm 75% chi phí nhân công bằng hệ thống tự động.

Giám đốc Hachi Việt Nam cho biết: “Tiềm năng ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp tại Việt Nam là vô cùng to lớn, 70% dân số Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp. Nhu cầu sử dụng thực phẩm, đặc biệt là các loại rau sạch, rõ nguồn gốc của cư dân đô thị ngày càng tăng. Và để có nguồn rau sạch, rõ nguồn gốc thì rõ ràng là phải ứng dụng công nghệ cao để làm được điều này.”

Khó khăn và những thành quả

Chia sẻ về những thử thách từng gặp phải, Xuân Trường cho hay: Mặc dù không gặp vướng mắc trong quá trình xây dựng sản phẩm, nhưng Hachi lại gặp rất nhiều khó khăn khi phát triển dự án. Khó khăn đầu tiên của Hachi là về vốn vì việc start-up một dự án về nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi khá nhiều chi phí cho việc phát triển phần cứng, mua sắm các thiết bị nông nghiệp và phát triển ứng dụng trên di động. Ngoài ra sau khi hoàn thiện phiên bản mẫu của sản phẩm thì nhóm lại gặp khó khăn trong việc hoàn thiện và thương mại hoá chính thức sản phẩm do thiếu kinh nghiệm. Nhận thấy những khó khăn sẽ gặp phải ngay từ ban đầu nên Hachi đã chủ động tìm kiếm một vườn ươm khởi nghiệp là Vietnam Silicon Valley do Bộ Khoa học công nghệ hỗ trợ. Vườn ươm hỗ trợ Hachi một khoản vốn ban đầu đủ để hoàn thiện sản phẩm mẫu cũng như cố vấn về kinh nghiệm phát triển và bán sản phẩm.

Hachi dự kiến trong 1 năm tới sẽ trở thành một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, cụ thể là mô hình trồng rau thuỷ canh công nghệ cao. Ngoài ra Hachi cũng đang lên kế hoạch để hợp tác giúp bao tiêu đầu ra cho những trang trại mà Hachi đã thi công.

Rau sạch được trồng với ứng dụng công nghệ cao

Những kết quả ban đầu của “đàn ong” Hachi cũng đã được đền đáp xứng đáng bằng những giải thưởng đáng tự hào: Giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp Việt Đức 2015 do Đại học Bách Khoa tổ chức, giải Dự án nông nghiệp xuất sắc nhất cuộc thi startup wheel 2016 do BSSC và thành đoàn HCM tổ chức, giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp Lotte do tập đoàn Lotte, Bkholding, và Vietnam Silicon Valley tổ chức, Giải nhất cuộc thi Techfest 2016 giành vé đi đến Silicon Valley, California, USA và Giải Startup triển vọng cuộc thi Nhân tài Đất Việt.

Hachi đến nay đã mở rộng sang những dự án quy mô trang trại với diện tích từ 500m² đến 2.000m². Các trang trại Hachi đã triển khai có mặt ở nhiều nơi bao gồm: Bắc Ninh (trang trại Delco Eco Farm, trang trại thuỷ canh tại Trung tâm thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bắc Ninh), Hà Nội (Biệt thự An Viên), Đà Lạt (trang trại Hokkaido Suchi), Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh…

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Làm giàu từ nông nghiệp: 8X du học ở Mỹ, về quê làm…giống cấy mô

Có bố mẹ là doanh nhân kinh doanh vàng bạc nổi tiếng ở đất cảng Hải Phòng, lại học thạc sĩ về quản trị kinh doanh ở 1 trường đại học có tên tuổi ở Mỹ, những tưởng chàng trai 8X Nguyễn Mạnh Hiếu sẽ lao vào khởi nghiệp một ngành gì đó tương đồng. Ai dè, Hiếu đứng ra lập Công ty CP Công nghệ sinh học Hoa Việt, chuyên sản xuất và phân phối các loại giống cây trồng nuôi cấy mô.

Duyên với cây giống mô

Từ quận 10, TP.HCM, chúng tôi mất gần 2 tiếng đồng hồ để đến Nhà máy sản xuất cây giống công nghệ sinh học ở ấp Rừng Sến, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa (Long An). Đây là “đại bản doanh” sản xuất giống cây trồng cấy mô của Công ty Hoa Việt. Trên xe có Hiếu và thạc sĩ Tô Thị Nhã Trầm – Giám đốc kỹ thuật của công ty. Đường khá xa, thỉnh thoảng lại kẹt xe nhưng câu chuyện khởi nghiệp đầy thú vị của 2 bạn trẻ đã làm cho thời gian gần như rút ngắn lại.

Giám đốc Nguyễn Minh Hiếu và Thạc sĩ Tô Thị Nhã Trầm trong phòng nuôi cấy mô của Công ty Hoa Việt. 

Cả Hiếu và Trầm đều có chung niềm đam mê với cây giống cấy mô, nhưng con đường đến với nghề này của cả 2 lại khác nhau. Hiếu kể, cậu học ở Mỹ về, nhận bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Trường đại học Winconsin. Về Việt Nam,  không biết run rủi thế nào, Hiếu lại gặp cậu bạn đang ấp ủ ý định khởi nghiệp với loại giống cây nuôi cấy mô – lĩnh vực vô cùng tiềm năng nhưng vẫn còn  rất mới mẻ với những người trẻ như Hiếu. Nghe bạn say sưa câu chuyện đó, Hiếu  thử tìm tài liệu đọc và mê lúc nào không biết.

Đúng lúc đó, Hiếu gặp Trầm – cô thạc sĩ đã có hơn 10 năm nghiên cứu trong lĩnh vực nhân giống vô tính các loại cây trồng. Hiếu lập tức mời Trầm cùng cộng tác. Cũng dễ hiểu vì sao Trầm lại có “sức hút” với Hiếu như vậy. Trầm xuất thân từ gia đình làm nông ở Bình Thuận. Từ nhỏ, máu làm nông đã ăn vào da thịt cô, nên hễ có điều kiện là cô lại mày mò nghiên cứu các loại giống. Đến khi vào học Đại học Nông lâm TP.HCM và sau này là giảng viên của trường, Trầm càng có cơ hội được nghiên cứu về giống cây trồng. Có lần, khi Trầm đề xuất với thầy chủ nhiệm khoa làm đề tài nghiên cứu về cây chè đột biến ở xứ Lâm Đồng, không ít người đã cho rằng đầu óc cô “có vấn đề”. Nào ngờ Trầm làm thật và thành công.

 Nhờ sự sáng tạo, say mê nghiên cứu, Trầm đã gặt hái được hàng loạt các giải thưởng uy tín, như Giải thưởng VIFOTEX 2007; Giải Quả cầu Vàng toàn quốc 2011; Giải Eureka toàn quốc 2007, Giải thưởng Lương Định Của 2013…Có niềm đam mê chung, thế là cả 2 cùng bắt tay vào câu chuyện khởi nghiệp mà không ai nghĩ sẽ gắn bó lâu dài với mình: Sản xuất các loại giống nuôi cấy mô cho thị trường.

Mải nói chuyện, xe đến Nhà máy sản xuất cây giống của công ty lúc nào không hay. Trông bề ngoài, nhà máy thật khiêm tốn, nhưng vào trong mới thấy quy mô bế thế của nó. Phòng lad rộng hơn 1.000m2 với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại; vườn ươm giống 20.000m2; vườn thuần 4.000m2…Làm việc tại công ty, lúc cao điểm có 60 công nhân viên. Dưới sự chỉ huy của Hiếu, Trầm, họ chính là những người duy trì sản xuất giống cây nuôi cấy mô và phân phối đi khắp nơi.

Những giống tiêu, chuối…sạch bệnh 

Phòng nuôi cấy mô của Công ty Hoa Việt.

Theo lời kể của Hiếu, khi bắt đầu khởi nghiệp, Hoa Việt cũng gặp rất nhiều khó khăn, lý do chính thời điểm đó chưa định vị được sản phẩm chính của công ty. Lúc này, khách hàng đặt mua giống gì là Trầm và nhóm kỹ sư của công ty lại bắt tay vào nuôi cấy mô và nhân giống. Cây nào cũng làm. Nhưng qua một thời gian, lãnh đạo công ty và Trầm nhận thấy nếu làm thế sẽ đặt công ty vào thế bị động, phải chạy theo khách hàng và quan trọng là Hoa Việt sẽ không có sản phẩm tiêu biểu để định vị thương hiệu.

 Nghĩ vậy, Hoa Việt định hướng đi vào 3 loại giống chính: Chuối, tiêu và đinh lăng. Vì sao vậy? Trầm cho biết: Cây chuối mấy năm nay rất phát triển, nhiều nước đã nhập khẩu loại quả này của Việt Nam. Tuy nhiên, yếu thế của ta là phải nhập giống từ nước ngoài hoặc sử dụng giống trong nước nhưng chất lượng không đồng đều. Trong khi đó, nếu nuôi cấy mô giống chuối  sẽ tạo được chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất trong nước.

Còn cây tiêu, đường đến với nó phức tạp hơn. Trầm chia sẻ, cây tiêu là “vàng đen”, cho thu nhập lớn nhưng  rủi ro vì dịch bệnh luôn tiềm ẩn xuất hiện. Thực tế là từ thủ phủ cây tiêu ở Chư Sê (Gia Lai), xuống các huyện của Đồng Nai, rồi ra tận miền Trung, nông dân đã bao lần lao đao, tán gia, bại sản vì dịch bệnh.  “Nếu Hoa Việt có sản phẩm tốt, sạch bệnh và nguồn gốc rõ ràng thì không lý gì chúng tôi không định hướng lại sản xuất cho người dân”- Trầm khẳng định.  Những năm qua, Trầm và các đồng nghiệp đã nghiên cứu và phát triển ra loại tiêu Sri Lanka và tiêu Vĩnh Linh sạch bệnh, ngoài cung cấp cho các hộ nông dân còn đủ sức phục vụ cho những dự án quốc gia. Với 2 giống tiêu này, Hoa Việt đặt tham vọng sẽ khôi phục nền nông nghiệp hồ tiêu sạch và khoẻ, giảm thiểu chi phí và đạt giá trị thương phẩm cao.

Để có một sản phẩm cây giống mô ra thị trường, câu chuyện về quy trình sản xuất của nó không hề đơn giản. Lấy ví dụ từ sản xuất giống chuối, các kỹ sư ở đây đã phải áp dụng quy trình tuyển chọn nguồn giống khắt khe và ứng dụng dây chuyền sản xuất giống công nghệ cao. Giai đoạn cây chuối cấy mô được chăm sóc trong nhà lưới  khoảng 1 tuần. Yêu cầu độ thoáng cao, nhiệt độ lý tưởng từ 25 – 30 độ C, cung cấp độ ẩm cho không khí và cho cây bằng cách tưới phun sương. Suốt quá trình này, các kỹ sư  phải kiểm tra sự thích nghi của cây chuối với môi trường sống, độ cứng cáp của cây và khả năng tiếp nạp dinh dưỡng của rễ.

“Hiện, hàng trăm nghìn cây chuối giống mô, với các chủng loại như chuối cau, chuối tiêu Nam Mỹ, chuối Laba, chuối Xiêm, chuối đỏ… của chúng tôi đã được đưa đến khắp mọi miền Tổ quốc và xuống giống thành công. Tỷ lệ cây giống sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh luôn đạt ngưỡng trên 95%” –  Trầm khẳng định.

Sứ mệnh thay đổi nền nông nghiệp

Sau khi thăm khu nuôi cấy mô, rồi vườn ươm, khu làm giống, chúng tôi đến một khu vườn chuối được cấy mô tế bào khá đẹp. Những cây chuối  cao chừng 1m, đều tăm tắp, được trồng trên những luống đất được cày xới thẳng hàng, vuông vức. Phía trên là những màng lưới để che nắng cũng như để giữ độ ẩm cây. Cùng với đó là hệ thống tưới nhỏ giọt luôn đủ cung cấp nước cho chuối. Hóa ra, đây là vườn chuối cấy mô của ông Út Huy (ông Võ Quan Huy- vua chuối ở Long An) được công ty Hoa Việt ươm thử nghiệm mấy tháng nay. Theo lời Hiếu, “vua” chuối út Huy hiện là đơn vị xuất khẩu chuối lớn (thị trường chính là Nhật Bản),  nhưng cơ sở  này  chưa chủ động được nguồn giống, nên hàng năm  phải nhập khẩu từ nước ngoài, do đó chi phí và an toàn dịch bệnh không được đảm bảo.

 Chính vì thế, Hiếu đã có sáng kiến xuống tận vườn của ông Út Huy, tuyển lựa các cây giống đầu nguồn tốt nhất rồi cho tiến hành nuôi cấy mô. “Chỉ năm sau thôi là chúng tôi có thể chủ động được nguồn giống cho ông Út Huy. Lúc đó, cơ sở này không còn lo chuyện nhập khẩu giống nữa. Giống chuối này đảm bảo năng suất như giống chuối nhập khẩu, sạch bệnh và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật mà đối tác đặt hàng”- Hiếu khẳng định.

Nghe Hiếu kể chuyện, tôi bấm máy gọi điện luôn cho ông Út Huy. Đầu dây bên kia, giọng ông Út Huy  nghe sang sảng: “Bọn nó được lắm chú ơi. Anh em nó xuống đây lấy giống đầu nguồn về làm mô suốt, làm rất tốt,  có tâm. Có Hoa Việt, anh cũng khỏe”. Nghe ông nói thế, tôi cũng mừng. Cùng với cấp giống chuối cho ông Út Huy, hiện Hoa Việt mỗi năm có thể đưa ra thị trường 3 triệu cây giống mô  các loại, đương nhiên chủ yếu vẫn là các loại chuối, tiêu, đinh lăng.

Kết thúc chuyến thăm trung tâm cũng là lúc mặt trời bắt đầu đứng bóng. Chúng tôi lên xe về lại thành phố. Đi cả buổi cũng khá mệt, nhưng Hiếu vẫn râm ran  chuyện làm nông, làm giống. Đại thể,  Hiếu cho rằng, Việt Nam sở hữu một nền nông nghiệp có quá nhiều lợi thế, về tự nhiên, khí hậu, nhưng quá trình trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch lại gặp quá nhiều bất lợi như cây trồng kém chất lượng, sâu bệnh hại và một số biến đổi bất lợi về sinh thái.  Chính vì thế, mục tiêu của Hoa Việt là phải tạo ra được những loại giống  nuôi cấy In vitro với khả năng chống chọi dịch bệnh, sinh trưởng mạnh và mang lại hiệu quả cao. Muốn làm được vậy, cây giống của Hoa Việt phải tạo ra nhiều sự khác biệt, trong đó giống được tuyển chọn nuôi cấy mô phải là giống đầu dòng, được kiểm tra virus và kiểm tra di chuyền qua 3 thế hệ.  Trên cơ sở này, các kỹ sư của Hoa Việt sẽ sử dụng công nghệ nuôi cấy mô để sản xuất cây giống đồng đều cả về số lượng, chất lượng. Cây giống đảm bảo sự tăng trưởng tốt, khả năng chống chịu, khả năng kháng sâu bệnh tốt…

“Làm tốt các yêu cầu trên, chúng tôi tin rằng mình sẽ góp phần giúp nền nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới. Lúc đó, thương hiệu nông sản Việt Nam không chỉ được tin yêu bởi chính người Việt mà còn vươn xa ra thế giới. Và cuộc hành trình này nhất định phải bắt đầu từ một chuẩn cây giống chất lượng”.

Nghe Hiếu chốt câu chuyện một cách quả quyết như vậy, tôi hoàn toàn tin  điều chàng trai này nói  sớm  muộn rồi cũng sẽ trở thành hiện thực. Và lúc đó, người  nông dân, khách hàng của Hiếu, của Trầm sẽ tin Hoa Việt chính là tinh hoa về giống của nền nông nghiệp nước nhà như cái cách mà 2 bạn trẻ này đặt tên cho công ty của mình.

Nguồn: Dân Việt được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Hướng đến sản xuất nông nghiệp hiện đại

Nhờ các cảm biến ghi nhận dữ liệu tự động và cập nhật qua internet, các trang trại nuôi tôm sẽ không cần loay hoay đo độ pH, oxy hòa tan… mỗi ngày. Chỉ cần cầm trên tay một chiếc smartphone, chủ trang trại có thể cập nhật nhanh chóng tình hình ao nuôi dù đang ở bất cứ nơi nào.

Chiều 14-10, vòng chung kết cuộc thi IoT Startup 2017 đã diễn ra tại TPHCM với sự tham dự của 10 dự án tập trung vào giải pháp thiết kế hệ thống quản lý vận hành trên nền tảng công nghệ Internet of Things (Internet kết nối vạn vật-IoT). Trong số các dự án này, có khá nhiều giải pháp hướng tới việc ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa việc quản lý các hệ thống sản xuất, chiếu sáng, môi trường…

Theo Ban tổ chức, các dự án này sau giai đoạn phát triển ý tưởng, xây dựng sản phẩm… đều phải trải qua thời gian triển khai giải pháp trong thực tế mới đủ điều kiện tham gia vòng chung kết. Tại vòng chung kết, các dự án đã cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, trình diễn kết quả thử nghiệm trong thực tế và thuyết trình về chiến lược kinh doanh sản phẩm, giải pháp.

Các dự án tham gia vòng chung kết IoT Startup 2017 đã đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn của ngành nông nghiệp, giao thông, môi trường.

Giải thưởng cao nhất thuộc về dự án chuyên giám sát, quản lý ao nuôi trồng thủy sản bằng các thiết bị IoT cũng đã triển khai mô hình thực tế ở các hộ nuôi thủy sản. Các ao nuôi thủy sản thay vì hàng ngày phải đo các chỉ số môi trường theo hình thức thủ công; thông qua giải pháp này cùng với cảm biến (gắn dưới ao) sẽ tự động đo các chỉ số và gửi dữ liệu tới máy tính hoặc điện thoại thông minh (smartphone).

Farmtech Vietnam đạt giải thưởng cao nhất trong cuộc thi IoT Startup 2017

IoT Startup 2017 là cuộc thi thường niên do Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao (SHTP-IC) tổ chức. Mục tiêu của cuộc thi là kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng khởi nghiệp, xã hội với các nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trên nền tảng IoT (Internet of Things) cũng như ươm tạo và hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Theo TBKTSG Online & Farmtech Vietnam

Tầm bóp từ rau dại trở thành loài cây trồng đầy hứa hẹn

Một cô gái cùng cộng sự ở Lâm Đồng đang thực hiện dự án trồng cây tầm bóp và dự tính thu cả tỷ đồng lợi nhuận/năm trong bối cảnh dư luận đang xôn xao về loại cây dại này.

Vừa qua, mạng xã hội gây xôn xao câu chuyện một loài cây dại ở Việt Nam nhưng lại có giá bán đắt đỏ ở Nhật Bản (700.000 đồng/ kg) và Đức (300.000-700.000 đồng/kg).

Quả tầm bóp được bày bán trong siêu thị ở Nhật Bản

Quả tầm bóp có vị chua giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu đờm và trị nhiều bệnh như: nôn, ho nhiều đờm, cẩm sốt, yết hầu sưng, nấc… Những người hay lênh đênh sông nước nên ăn quả này thường xuyên vì lượng vitamin C và B1, tiền vitamin A trong quả tầm bóp rất cao nên rất tốt cho cơ thể, có thể chữa bệnh Scorbut (một bệnh do thiếu hụt vitamin C) vì trên biển không có hoa quả. Ngoài ra, lá và rễ của chúng còn có công dụng chữa nhiều bệnh khác.

Trái cây tầm bóp khi chín

Đặc biệt, trên thế giới, tầm bóp được bán rất nhiều dưới dạng tinh dầu, bột, trái tươi… với giá trên trời. Với hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe, chúng được sử dụng như một món ăn sống, làm mứt, thạch, ăn kèm bánh nướng và làm kem.

Mứt và bánh ngọt từ trái tầm bóp

Trong một cuộc thi về khởi nghiệp tại TP HCM cuối tháng 9/ 2017 đã xuất hiện loại cây này. Chủ dự án là bạn Bùi Thị Nga, sinh năm 1989, cựu sinh viên Nông Lâm. Nga cùng cộng sự đang trong quá trình thực hiện dự án trồng cây tầm bóp để bán cho các cửa hàng rau quả, các công ty hương liệu, xuất khẩu trái cây.

Cây tầm bóp

Dự án của cô gái Lâm Đồng hiện đang thực hiện ở giai đoạn thứ 2 trong 4 giai đoạn mà cô trình bày với ban giám khảo. Cô cùng cộng sự đang ươm 500 cây tại Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Những trái tầm bóp vừa mới thu hoạch được Nga đưa đến cuộc thi

Theo tính toán của nhóm, khi trồng thương mại trên diện tích khoảng 1 hecta, tức đến tháng 4/2019, nhóm sẽ bán ra khoảng 1.200 kg/tháng. Giá bán sỉ ước tính là 150.000 đồng/kg và bán lẻ là 250.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy, mỗi năm dự án sẽ có doanh thu khoảng 2 tỷ đồng, trừ chi phí 1 tỷ đồng ra, lợi nhuận sẽ là khoảng 1 tỷ đồng.

Nga cho rằng nhiều người có ý tưởng kinh doanh từ tầm bóp nhưng theo hiểu biết của cô thì cô chưa thấy ai “làm tới”. Phía Bắc có Hoa Ban Food đã bán trái tầm bóp nhưng họ chỉ đi thu mua loại quả dại, chưa đầu tư vào trồng. Đây hứa hẹn là một loài cây mới, đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.