Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng đơn giản và cho năng suất cao

Cây Đinh lăng có tên khoa học là polyscias fruticosa, là cây thuộc họa ngũ gia bì, cây trồng khá dễ, cây thường được trồng để lấy lá, rể, thân, lá cây có thể được dùng làm thuốc trị bệnh hoặc làm gia vị các món ăn gỏi cá, thịt chó và nhiều món ăn khác.
Ngoài giá trị kinh tế cao cây Đinh lăng còn được biết đến là một loài cây thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả và được ví như nhân sâm Việt. Chính vì như vậy mà cây Đinh lăng hiện nay được rất nhiều bà con áp dụng và nhân rộng thành nhiều mô hình trang trại vô cùng hiệu quả.
Thực tế, trồng cây Đinh lăng không phải khó nhưng cũng không dễ nếu không biết cách áp dụng các bước kỹ thuật trồng cây khoa học như phải đảm bảo về mọi mặt từ giống, thời vụ trồng và nhất là hiểu đặc điểm của cây để tìm ra hướng chăm sóc sao cho phù hợp nhất.

Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng cho năng suất cao không phải dễ. Ảnh minh họa
Cách chọn giống
Đinh lăng có 2 loại chính là Đinh lăng tẻ và Đinh lăng nếp. Cây Đinh lăng tẻ là loại có lá to, vỏ sần, củ nhỏ, rễ ra ít, cứng và có vỏ bì mỏng nên khả năng phát triển không cao. Ngược lại, Đinh lăng nếp có lả nhỏ và xoăn, vỏ cây nhẵn, củ to, rễ mềm, vỏ bì dày và phát triển mạnh nên cho chất lượng và năng xuất cao. Đây là loại Đinh lăng tốt, mạnh nên lựa chọn trong việc gieo trồng. Vì vậy khi chọn giống Đinh lăng không nên chọn cây quá già hoặc quá non. Để có được nhiều giống và dễ chăm sóc sau này, nên chặt cành ra thành nhiều đoạn, có độ dài khoảng 25-30cm, tránh làm dập 2 đầu của các đoạn.
Chọn đất
Đinh lăng là loài cây ưa ẩm không chịu được khô hạn nên chọn đất trồng phải tơi xốp, thoáng và giữ ẩm tốt. Vì vậy phải đảm bảo được yếu tố này cây mới thực sự phát triển nhanh.
Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng
Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng có thể áp dụng bằng cách giâm trực tiếp vào các bầu đất nilong hoặc cấy trên đất cát vàng đều có thể sinh trưởng được. Trước khi tiến hành trồng cần loại bỏ hết các tạp chất như đá, hạt cỏ, trộn chung với 9% phân chuồng u hoai cùng 1% supe lân tính theo trọng lượng của bầu.

Để có được những cây Đinh lăng tươi, tốt nhiều nhánh cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây và chăm sóc. Ảnh minh họa
Bầu cần đóng đầy đất, chặt đất rồi xếp bầu vào luống rộng khoảng 0,8 đến 1 m. Trong trường hợp trồng cây Đinh lăng với số lượng lớn, thì nên cày cho đất tơi xốp, luống cao 20-50 cm và rạch sâu 15 cm, khoảng cách giữa các hố trồng là 50 cm, đặt hom giống theo chiều luống, nên bón lót bằng phân chuồng (4kg/sào), phân NPK (20kg), sau đó lấp hom và cho đầu hom hở khoàng 5 cm.
Chăm sóc
Sau khi trồng được một thời gian dài thì bạn nên chú ý khi cây bắt đầu xuất hiện một số bệnh và sâu hại cây. Do đó cần thường xuyên cắt tỉa những cành già và bỏ đi để cho cây thông thoáng hơn. Khi trồng được 6 tháng tuổi, tiến hành bón thúc bằng phân Ure (8kg/sào). Trồng được 2 năm tuổi trở đi, nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa vào khoảng tháng 4 và tháng 9 hằng năm. Sau tỉa lần đầu, bón thêm 15kg phân NPK, 4kg phần Kali và bón thêm phân chuồng (300 kg/sào).
Thu hoạch
Trồng cây Đinh lăng phải sau 3 năm gieo trồng mới có thể thu hoạch. Nhìn chung, hầu hết các bộ phận của cây dược liệu Đinh lăng đều có tác dụng y học. Thân, lá và rễ có tác dụng tăng lực. Khi thu vỏ rễ, vỏ thân, người thu nên thu hoạch lá trước. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất, cuối cùng sấy cho thật khô và đem bảo quản.
Thân và lá dùng làm thuốc bổ tăng cân, tăng co bóp tử cung và tăng tiết niệu có tác dụng an thần, ít độc. Nước sắc Đinh lăng có tác dụng đối kháng với trùng roi, trị lỵ amip cấp. Rễ dùng làm thuốc bổ tăng lực, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau sinh ít sữa, chữa ho ra máu, kiết lỵ, đau tử cung, giúp lợi tiểu. Lá của cây Đinh lăng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng.
Nhân giống
Kỹ thuật nhân giống cây Đinh lăng hơi phức tạp. Bà con cần sử dụng dao sắc để chặt hai đầu của cành giâm hom, nên chặt từng đoạn với chiều cao khoảng từ 15 đến 20 cm, trên cành có khoảng từ 3- 4 mắt lá. Tránh làm dập 2 đầu của bầu để rễ dễ phát triển hơn.
Khi tỉa hom cần để lại khoảng từ 3 đến 4 lá, mỗi lá cần tỉa nhỏ lại, chỉ nên để khoảng 1/3 phiến lá. Phần phía dưới cần tỉa sạch lá để khi cắm vào bầu thì không bị chôn vùi trong đất nếu không những lá này sẽ bị thối. Bà con nên chọn cách cắt vát khoảng 45 độ, cắt gọn và dùng dao sắc để lá không bị giập.
Sau khi cắt xong cần được nhúng vào dung dịch Benlat nồng độ 100-200 ppm, khoảng 100- 200 mg Benlat thì pha với một lít nước. Nhúng cành hom vào dung dịch trong khoảng 12 phút để phòng trừ nấm bệnh là có thể đem hom đi giâm. Chú ý sau khi giâm không nên rửa lại cành với nước lã, nếu có thể thì nhúng vào dung dịch thuốc tím với nồng độ 0,1% để phòng trừ nấm rồi cắm vào trong bầu.

Nguồn: An Dương được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật canh tác Cỏ Ba lá – Trifolium repens

Cỏ ba lá có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi bởi đây là giống cỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nó có một hàm lượng protein, và phong phú. Hạt và hoa của chúng cũng có ích cho con người.

Đất và canh tác

Cỏ ba lá có sức đề kháng mạnh, khả năng thích ứng rộng, không yêu cầu nghiêm ngặt về đất, miễn là lượng mưa đầy đủ, nóng ẩm, thoát nước tốt, không thích hợp với đất mặn tuy nhiên vẫn có thể phát triển bình thường, thậm chí trong vườn có thể được trồng được . Hạt giống cỏ ba lá nhỏ màu trắng, cây giống thường yếu, tăng trưởng cây giống là rất chậm, cho nên việc bảo tồn cây giống chuẩn bị phải tốt, cho dù mùa xuân hoặc mùa thu, chúng ta phải tiến chuẩn bị ánh sáng, dọn sạch rác rến. Cứ 10 đến 15 ngày, lại cày bừa, san lấp mặt bằng, nghiền nhỏ và làm tơi xốp đất gieo hạt giống.

Phì nhiêu

Kết hợp với cày sâu đủ phân bón cơ bản, phân bón hữu cơ cho 0,4ha là 1500-2000 kg, trộn với 15-20 kg supe lân, ủ từ 20 đến 30 ngày để xảy ra quá trình lên men trong môi trường ẩm ướt tích lũy vật chất dinh dưỡng , sau đó trước khi gieo trồng bón thêm 5 ~ 8 kg/0.4 ha ammonium nitrate, để thúc đẩy tăng trưởng cây giống.

Gieo

Vì hạt giống cỏ ba lá tương đối cứng nên trước khi gieo ta cần sử dụng các biện pháp cơ học nhằm làm xước vỏ hạt hoặc ngâm vào axit sulfuric để ăn mòn vỏ hạt.

Phương pháp sử dụng axit Sulfuric là: ngâm 20-30 phút, loại bỏ và rửa sạch bằng nước, gieo hạt khô.

Mật độ gieo sạ 0,2-0,25 kg/0.4 ha. Độ sâu từ 1 đến 2 cm. Gieo hạt quá sâu thường khó mọc. Độ sâu gieo hạt phụ thuộc theo kết cấu đất và điều kiện độ ẩm để làm chủ.

Thời gian gieo sạ: mùa xuân, mùa hè, mùa thu có thể được, nhưng các khu vực cao hơn lạnh, trồng mùa xuân và mùa hè là tốt, chẳng hạn như hàng mùa thu, nên cây giống gieo vào đầu có thể phát triển theo thời gian có vào tháng Giêng để tạo thuận lợi cho mùa đông .

Quản lý

Sau khi gieo, nếu đất bị nén quá chặt, bạn nên kịp thời cào xới, taọ điều kiện cho hạt giống nảy mầm. Cây giống phát triển chậm nên để ngăn ngừa cỏ dại, cần làm cỏ 1-2 lần, phát hiện sâu bệnh để phòng và trị kịp thời.

Cỏ cần 2 năm để phát triển hoàn thiện, vào mùa xuân và mùa thu trước khi cỏ chuyển màu, cần cắt và tiến hành bừa xới, kết hợp bón phân làm tới xốp đất . Lượng phân bón: photphoric 20-25 kg/0.4 ha  canxi hoặc amoni phốt pho 5-8 kg/0.4 ha. Phân bón lúc này rất cần thiết, bởi sau một thời gian sinh trưởng, đất đã cạn dinh dưỡng. Lượng phân bón này giúp cho rễ mới của cỏ mọc ra nhanh chóng.

Nguồn: Bách khoa toàn thư Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Vài nét là cỏ Ba lá – Trifolium Repens

Bộ Bộ Đậu (Fabales)
Họ Họ Đậu (Fabaceae)
Chi Chi Cỏ Ba Lá (Trifolium)
Loài Loài T. Repens
Tên khác Cỏ chìa ba, Ðậu chẻ ba hoa trắng
Tên khoa học Trifolium Repens L
Cây Cỏ Bạc Đầu – Kyllinga Nemoralis
Cây Xăng Sê – Sanchezia Speciosa Leonard

Mô tả: Cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng. Thân mềm, dài 30-60cm. Lá kép chân vịt, có 3 lá chét, hình trái xoan ngược, mép có răng, lá kèm hình mũi dùi. Chùm hoa ở nách lá; hoa nhỏ màu trắng phớt hồng, xếp sít vào nhau. Quả nhỏ, có mỏ nhọn, chứa 3-4 hạt.

Ra hoa tháng 5 đến tháng 10.

Cây Cỏ Ba Lá – Trifolium Repens
Thành Phần Cây Cỏ Ba Lá – Trifolium Repens
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Trifolii Repentis.

Nơi sống và thu hái: Cây được nhập trồng và cũng gặp mọc hoang ở Sapa, tỉnh Lào Cai.

Thành phần hoá học: Trong cây có glucosid cyanogenetic với hàm lượng 6%, bao gồm lotaustralin và pinitol. Còn có các chất oestrogenic.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Là loại cỏ dùng làm thức ăn giàu protein cho gia súc. Ở Ấn Độ, người ta cho biết cỏ này độc đối với ngựa.

Cỏ 3 lá là một loại thảo dược quý, có thể được dùng như một loại thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, do thành phần dinh dưỡng chứa nhiều đạm (protein – nhiều hơn cả trong đậu tương), nên loại thảo dược này được khuyến cáo là không nên ăn sống, sẽ gây khó tiêu. Cách ăn tốt nhất là nên luộc kỹ từ 5 – 10 phút. Toàn thân đều được dùng làm thuốc. Thân lá hoa phơi khô nghiền nhỏ được coi là loại bột giàu dinh dưỡng, dùng bổ sung cho trẻ em, người già, người ốm dậy. Hoa khô hãm uống như chè, có tác dụng thải độc, dưỡng da rất tốt.

Về tác dụng dược lý thì loài cỏ 3 lá hoa đỏ được coi là tốt nhất, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ vì có chứa thành phần phytoestrogen – một loại hormone tự nhiên. Bởi vậy, cỏ 3 lá hoa đỏ có tác dụng cải thiện tâm trạng, ngăn chặn phát hỏa, cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa loãng xương, tăng cường sức khỏe cho tim mạch và ham muốn tình dục cho phụ nữ tiền mãn kinh. Các tác dụng dược lý khác của cỏ 3 lá hoa đỏ còn có thể kể đến: Hỗ trợ phòng chống loãng xương, làm đẹp da, nở ngực, đặc biệt, hỗ trợ phòng ngừa ung thư vú, ung thư da.

Nguồn: Y dược Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.