Một số điều chú ý để trồng lựu ra trái to

Ngày nay vào dịp tết ngoài đào, mai, quất thì người ta còn có những chậu phật thủ vàng ươm hay chậu thạch lựu có hoa, trái đỏ rực. Để lựu ra nhiều hoa và trái to cần kỹ thuật gì? Dưới đây là những điều chú ý cho những người trồng lựu cảnh chơi tết.

Quả lựu

Cây Lựu, là giống cây nhỏ, thường được ở nơi thoáng mát và khô ráo. Cây lựu có khi phát triển tốt thường có chiều cao từ ba đến bốn mét. Ở Việt Nam có hai giống lựu phổ biến là lựu cho quả đỏ và quả trắng, hay còn gọi là lựu đỏ và bạch lựu. Ngoài hai giống lựu cho quả ra thì còn giống lựu chỉ cho hoa đỏ, mà một số nhà trồng làm cảnh. Quả lựu mọng hình cầu có vỏ dày, đầu quả còn 4 – 5 lá đài tồn tại; vỏ quả dày, khi chín màu vàng, đỏ. Trong quả có vách ngang chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt 5 cạnh, có vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng.

Công dụng của trái lựu:

Quả lựu là một trái cây có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nước ép quả lựu rất giàu polyphenol và chất chống oxy hóa cùng với chất xơ và các hợp chất có giá trị khác có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim.Thúc đẩy lưu lượng máu lưu thông tốt hơn: Giảm nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.

Lựu là một trong những loại cây thích ứng tốt với hoàn cảnh và môi trường nên chúng dễ sinh trưởng và phát triển tại nhiều vùng đất.

Kỹ thuật trồng lựu:

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Tuy nhiên, trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao.

Cây Lựu dễ trồng và chăm sóc lại cho hiệu suất cao, để cây mọc tốt nên chọn nơi có nhiều nắng, cây lựu không chịu nước nên trồng nơi đất thoát nước, phòng ngập úng.

Lựu là loại cây cần chăm sóc thường xuyên, tuy nhiên lại không được bón quá nhiều phân. Chỉ tập trung bón vào đợt cây trổ hoa, loại phân nên bón là phân hữu cơ, vi sinh. Chu kỳ từ 15-20 ngày một lần bổ sung mùn cưa hay các loại phân hút nước để chống úng nước. Hơn nữa dịp cây ra hoa nên bón thêm NPK , chọn loại P và K cao để thúc đẩy sự kết trái, cho năng suất cao hơn.

Ánh sáng phải đầy đủ:

Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

Bón phân hợp lý:

Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây, các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

Những quả lựu non trông rất đẹp mắt

Tỉa cành vừa phải:

Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

Để lựu ra trái to không nên để quá nhiều trái vì chất dinh dưỡng sẽ không được tập chung, và cần chăm sóc cẩn thận bạn sẽ được cây lựu ra trá ưng ý.

Chúc bạn thành công!

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng cây lựu cho trái to

Cây Lựu, là giống cây nhỏ, thường được ở nơi thoáng mát và khô ráo. Cây lựu có khi phát triển tốt thường có chiều cao từ ba đến bốn mét. Ở Việt Nam có hai giống lựu phổ biến là lựu cho quả đỏ và quả trắng, hay còn gọi là lựu đỏ và bạch lựu.

Ngoài hai giống lựu cho quả ra thì còn giống lựu chỉ cho hoa đỏ, mà một số nhà trồng làm cảnh. Quả lựu mọng hình cầu có vỏ dày, đầu quả còn 4 – 5 lá đài tồn tại; vỏ quả dày, khi chín màu vàng, đỏ. Trong quả có vách ngang chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt 5 cạnh, có vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng.

Công dụng của trái lựu:

Quả lựu là một trái cây có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nước ép quả lựu rất giàu polyphenol và chất chống oxy hóa cùng với chất xơ và các hợp chất có giá trị khác có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim.Thúc đẩy lưu lượng máu lưu thông tốt hơn: Giảm nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.

Lựu là một trong những loại cây thích ứng tốt với hoàn cảnh và môi trường nên chúng dễ sinh trưởng và phát triển tại nhiều vùng đất.

Kỹ thuật trồng lựu:

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Tuy nhiên, trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao.

Cây Lựu dễ trồng và chăm sóc lại cho hiệu suất cao, để cây mọc tốt nên chọn nơi có nhiều nắng, cây lựu không chịu nước nên trồng nơi đất thoát nước, phòng ngập úng.

Lựu là loại cây cần chăm sóc thường xuyên, tuy nhiên lại không được bón quá nhiều phân. Chỉ tập trung bón vào đợt cây trổ hoa, loại phân nên bón là phân hữu cơ, vi sinh. Chu kỳ từ 15-20 ngày một lần bổ sung mùn cưa hay các loại phân hút nước để chống úng nước. Hơn nữa dịp cây ra hoa nên bón thêm NPK , chọn loại P và K cao để thúc đẩy sự kết trái, cho năng suất cao hơn.

Trồng lựu ra trái cần chú ý:

Ánh sáng phải đầy đủ: Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

Bón phân hợp lý: Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây, các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

Tỉa cành vừa phải: Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

Để lựu ra trái to không nên để quá nhiều trái vì chất dinh dưỡng sẽ không được tập chung, và cần chăm sóc cẩn thận bạn sẽ được cây lựu ra trá ưng ý.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật chiết cành cây Lựu

Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà. Chậu lựu kiểng với những chùm hoa đỏ, hoa cam rực rỡ mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, vận xui, rước niềm vui, hân hoan, tài lộc, may mắn vào nhà, được nhiều người dân yêu thích mua về trang trí nhà cửa dịp xuân về. Cùng tìm hiểu các kỹ thuật trồng cây nhân giống và biện pháp chăm sóc để cây ra nhiều hoa, trĩu quả.

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Nếu trồng bằng hạt cây sẽ mất 2 năm mới có thể ra hoa quả được. Đồng thời cách chọn giống này không làm đồng đều cho vườn lựu. Trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Sau đay nghề nông xin chia sẻ đến mọi người kĩ thuật chiết cành lựu đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.

1. Đặc tính của cây lựu

Lựu là loại cây ăn quả, dạng thân gỗ nhỏ có chiều cao 5-8m. Thân cây già màu xám có tiết diện tròn, thân non màu xám hơi đỏ, tiết diện vuông có 4 cạnh. Thân có ít gai và ngọn cành thường biến đổi thành gai. Cây phân cành nhánh từ gốc thành bụi dày, cành non thường vươn dài, lá xanh bóng mượt mọc đối xứng.

Lá dạng đơn, mọc đối, mép nguyên hình thuôn dài hơi uốn lượn, ngọn lá nhọn, gốc lá hình chót buồm, có cuống ngắn, hai mặt lá nhẵn màu xanh, mặt trên bóng hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ mặt dưới có màu đỏ. Cuống lá cũng màu đỏ, hình lòng máng có cánh ở 2 bên, dài 0,5-0,7cm.

Hoa thuộc dạng lưỡng tính, có thể mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 bông ở ngọn cành hay nách lá. Hoa to có 5-6 cánh màu đỏ tươi hoặc màu đỏ tía, đều nhau, 5-6 lá đài hợp ở gốc, rất nhiều nhị bầu, nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau.

Quả mọng to có hình cầu với đường kính 8-10cm, đầu quả có 4 – 5 lá đài, vỏ dày và cứng có màu xanh loang đỏ, khi chín chuyển sang màu vàng hoặc đỏ tía. Trong quả có vách ngăn chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt hình khối đa giác, vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng hoặc màu hồng ăn rất ngon.

Lựu là loại cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao, chịu úng nước. Vì vậy, cần chú ý trồng cây ở những có đầy đủ ánh nắng (nắng buổi sáng là tốt nhất). Nhiệt độ dưới 15oC thì cây lựu sẽ chết, do đó, không trồng được ở những nơi khí hậu lạnh. Là cây chịu úng, sợ đất khô khan nên cần chú ý độ ẩm của đất và thường xuyên cung ứng nước tưới cho cây.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Dao chiết cành cây

3. Thời vụ chiết cành lựu

Thời vụ chiết cành lựu tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao, nhanh ra rễ.

4. Kỹ thuật chiết cành lựu

– Chọn ly nhựa. Dùng kéo xẻ dọc ly nhựa và khoét 1 lỗ ( kích thước gần bằng đường kính cành muốn chiết) chính giữa của đáy ly.

– Đục hai lỗ ngang bằng với nhau ở hai bên của đường cắt phía dưới và phía trên. tổng cộng 4 lỗ

– Chọn cành chiết

– Đất trồng dùng để bỏ vào ly. Thành phần gồm pumice( đá núi lửa trắng nhỏ), vỏ cây thông xay nhỏ, peat moss với tỉ lệ 1:4:1

– Dùng dao thật sắc để lấy đi một khoanh vỏ, với chiều dài bằng 1,5 với đường kính của cành được chiết. Chú ý phải dùng dao thật sắc để cắt cho ngọt thì rễ mới dễ dàng ra được.

Cắt gọt theo hình VVVV để cho tăng chiều dài của phần cắt này đến rễ dễ dàng ra và ra nhiều hơn là nếu chỉ cắt thẳng hàng. dùng dao để làm sần xùi lên chỗ phần cành đã được lóc vỏ. Mục đích là để làm cắt đường dẫn từ hệ thống rễ lên phần cành phía ngọn của nơi chiết . Đường cắt phía dưới chỗ chiết thì không cần cắt gọt theo hình VVV vì rễ sẽ không mọc ra từ đây.

– Ly nhựa đã cho vào vị trí. Khi cho ly vào, để ý sao cho phần bị lột vỏ sẽ nằm khoảng giữa của chiều sâu tính từu đáy ly lên đến mặt của chất trồng. Dây đồng nhỏ đã được luồn qua 4 cái lỗ nhỏ để giữ thành ly hai bên đường cắt lại với nhau.
Chất trồng đã được đổ vào gần đầy tới miệng ly

– Hình tổng quan sau khi kết thúc chiết cành

5. Chú ý

Khuyến khích nên dùng ly nhựa hơn là bao nilon như các cây khác vì

+ Thời gian hoàn tất thao tác nhanh hơn là dùng bao nylon.

+ Có thể tưới nước vào bầu chiết một cách dễ dàng khi nhận thấy bầu chiết kho. Trong trường hợp dùng bao nylon thì phải mất thời gian tìm một ống chích, phải mở dây cột miệng phía trên của bầu chiết mà cho nước vào việc này khá tốn thời gian

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

 

Phương pháp trồng Lựu đỏ

Cây lựu đỏ giống được nhân giống từ hạt hoặc từ cây chiết Cây giống có chiều cao từ 35-40 cm, lá tròn đều không sâu bệnh cây giống được tuyển chọn từ những cây bố mẹ khỏe mạnh Cây lựu giống hiện được bán tại vườn với giá 25 000 đồng/cây

1. Lựu trồng bằng hạt:

Bước 1. Tách bỏ phần hột với phần hạt mọng nước, sau đó rửa sạch và để ráo.

Bước 2. Đặt những hột lựu vừa để ráo lên một tấm khăn giấy ẩm và cuộn lại.

Bước 3. Đặt các cuộn giấy ẩm có chứa hạt giống lựu vào trong những túi bóng và để chúng ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải.

Bước 4. Kiểm tra độ nảy mầm của những túi hạt giống sau khi để khoảng 10 ngày.

Bước 5. Đặt những hạt giống đã nảy mầm vào khay đựng sẵn đất, tạo những lỗ nhỏ và đặt các hạt mầm xuống đó. Dùng đất phủ kín bề mặt hạt. Thường xuyên tưới nước và luôn giữ ẩm cho đất để cây lựu có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Lưu ý: Đặt khay chứa hạt mầm dưới ánh sáng đèn sưởi hoặc để ra nơi cửa sổ để đảm bảo cây có đầy đủ ánh sáng để phát triển.

Sau 6 tuần cây bắt đầu phát triển đạt từ 8 đến 10 cm. Sau 3 tháng kể từ khi gieo hạt, cây sẽ đạt chiều cao khoảng 15 đến 20 cm

Cây lớn lên đòi hỏi phải được chuyển sang chậu lớn hơn

Thời điểm cây sẽ đủ tiêu chuẩn để bạn nên cho chúng sống ở một nơi rộng rãi hơn như chậu lớn hay trồng ra hẳn ngoài vườn.

Với những người thích trồng cây lựu trong chậu để làm cảnh, bày chơi trong nhà thì nên chọn loại chậu không lớn. Bạn có thể cắt tỉa, tạo dáng đẹp cho cây theo sở thích của mình, loại bỏ những cành khó có khả năng ra trái.

Tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối, khoảng 1 lần/tháng bón cho cây một ít phân bón hữu cơ. Bị hạn chế về khoảng đất trồng trong chậu nên cây sẽ ra quả nhỏ, chỉ để ngắm chứ ăn sẽ không ngon.

Với những người muốn trồng lựu để lấy trái ăn thì tốt nhất trồng cây con xuống đất vườn ngay sau khi cây đạt chiều cao khoảng 30 – 40 cm. Cây nên trồng ở nơi có nhiều nắng, thoát nước tốt. Cứ nửa tháng lại bón cho cây bằng phân hữu cơ.

2.Cây lựu có thể trồng bằng chiết cành:

Cây Lựu thuộc cây tiểu mộc, nếu trồng dưới đất thì có thể cao từ 3-4m, hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng. Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…

Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bỏ nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quả ngay. Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây Lựu nẩy rất nhiều con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lựu

– Thời vụ và mật độ trồng: Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà, trồng ngoài vườn, ruộng thì mật độ 3 m x 3m

– Làm đất và đào hố trồng: Cây Lựu nói chung rất dễ trồng và chăm sóc, khi trồng chậu hay trồng vào bồn cần để ý đến việc giúp thoát nước cho cây mọc tốt, cây Lựu phải trồng nơi có đầy đủ ánh nắng ( nắng buổi sáng là tốt nhất) đồng thời thường xuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây Lựu nhất là phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm NPK, phân vi lượng, cây Lựu sẽ cho hoa trái quanh năm.

– Phân bón lót: Cây Lựu là loài cây cảnh dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục.

– Kỹ thuật trồng cây lựu: Cây lựu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng, cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi. Nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây lựu sẽ sinh trưởng kém vì vậy cây lựu không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.

– Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

  • Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
  • Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to.
  • Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

– Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình: Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

– Kỹ thuật bón phân cho cây Lựu: Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây ( 15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

– Phòng trừ sâu bệnh cho cây Lựu: Lựu dễ bị rầy mềm, rệp sáp tấn công. Có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên (không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tiến hành tưới nước rửa lại, rầy rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.

– Thu hoạch và bảo quản: Lựu bạch khi chín có màu vàng, lựu đỏ khi chín có màu hồng. Do vậy khi thấy vỏ có màu vàng hay hồng là hái. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế. Hái xong bỏ lựu vào các thùng mạt cưa để dành lâu ngày, và khi chuyên chở thì gói giấy lụa, sắp cẩn thận để đừng hư giập. Việc thu hái và bảo quản phải được làm cẩn thận vì cây lựu là cây cho loại quả được xem là có giá trên thị trường, một loại quả được ưa chuộng vì ngon và bổ dưỡng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Lão nông nghiên cứu thành công giống lựu không hạt

Ông Yirmiyahu Zamir (69 tuổi, Israel) được cấp bằng sáng chế vì nghiên cứu thành công giống lựu không hạt, có thể ăn tươi, ép nước, ủ rượu… mà không cần tách hạt.

Ông cho biết, giống lựu này khắc phục được tất cả nhược điểm của các giống lựu khác. Nó có vị ngon ngọt và được loại bỏ hoàn toàn vị chát. Không chỉ ngon mà mẫu mã của chúng cũng rất đẹp.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam