Trồng ổi lê Đài Loan cho quả quanh năm, ăn giòn ngọt, không lo ế

Mô hình chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng ổi lê Đài Loan của anh Lê Thanh Phú, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) cho thu nhập khá.

Đến xã Tứ Quận, hình ảnh ấn tượng đầu tiên là vườn ổi được trồng thẳng hàng, phát triển xanh tốt; điểm xen lẫn trên cành là những túi bọc quả màu trắng treo lẫn trong tán cây.

Anh Lê Thanh Phú ở thôn Bình Ca 2 cho biết, đầu năm 2014, có anh bạn quê ở Hoài Đức (Hà Nội) lên chơi. Thấy vợ chồng anh lao động vất vả với cây rau màu ngắn ngày, bạn có lời khuyên nên trồng ổi (giống ổi lê Đài Loan) sẽ cho thu nhập rất tốt.

Anh Phú tiến hành bọc quả ổi bằng túi chuyên dụng.

Nghe theo lời khuyên của bạn, anh bàn với vợ rồi quyết định trồng thử. Đầu tiên anh đặt mua 20 cây ổi (chiết cành) mang về trồng ở bãi đất ven suối gần nhà. Sau hơn 3 tháng chăm sóc, cây ổi phát triển rất tốt và bắt đầu ra hoa kết trái.

Cuối năm 2014 anh chị thu hoạch lứa quả đầu tiên, do là giống ổi mới và được chăm sóc tốt nên quả to, có mã đẹp, chất lượng ăn giòn, ngọt lại cho quả trái vụ nên bán được giá từ 30 – 40 nghìn đồng/kg, mang lại thu nhập gấp nhiều lần trồng rau.

Nhận thấy thấy ổi là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, anh bàn với chị chuyển hướng trồng thâm canh ổi. Để mở rộng diện tích trồng ổi, cần phải có diện tích đất canh tác đủ rộng, thuận lợi cho việc tưới và tiêu nước sau này.

Rất may bên cạnh vườn nhà anh có mấy mảnh ruộng ven suối của một số hộ trong thôn sử dụng trồng cây ngắn ngày nhưng cho hiệu quả kinh tế không cao do thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa.

Anh đã dành thời gian đi đến từng nhà có đất ruộng liền kề để vận động chuyển đổi nhằm thuận lợi cho việc canh tác lâu dài. Qua nhiều lần kiên trì thuyết phục, cuối cùng các hộ đã đồng ý đổi nhượng cho anh, cộng với diện tích đất của gia đình gộp lại anh đã có một thửa đất rộng 2.500 m2 .

Năm 2015, gia đình làm đơn gửi chính quyền địa phương đề nghị cho phép cải tạo, nâng cao mặt bằng đất ruộng để chống ngập úng vào mùa mưa; đồng thời xin chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm để phát triển kinh tế vườn.

Có mặt bằng đủ rộng và không còn bị ngập khi mùa mưa đến, anh tiến hành lên luống, đào hố với mật độ 3 m x 3 m để trồng mới 250 gốc ổi.

Sau khi trồng, cây ổi bén rễ và bước vào giai đoạn phát triển, cả gia đình tập trung chăm sóc, tỉa cành tạo bộ khung tán hợp lý chuẩn bị cho chu kỳ ra hoa đậu quả.

Miệt mài chăm sóc, cuối năm 2015 vườn ổi cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, cân đối tiền bán ổi vừa đủ cho đầu tư chi phí cải tạo đất và trồng mới.

Bước sang năm 2016 với 270 gốc ổi cho quả quanh năm, anh chị thu lợi trên 100 triệu đồng; năm 2017 cho thu nhập khoảng 200 triệu; đặc biệt năm 2018 thu từ bán ổi quả 310 triệu và 30 triệu tiền bán cành ổi giống cho tổng thu nhập 340 triệu, trừ chi phí đầu tư phân bón, túi bọc quả, lợi nhuận thu về 300 triệu.

“Để đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, được thị trường tiêu dùng ưa chuộng, thì chất lượng quả ổi phải sạch, an toàn không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; quả to, có dáng mã đẹp, chất lượng ăn giòn, ngọt”, anh Phú chia sẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng ổi anh Phú cho biết, để cây ổi ra hoa đậu quả quanh năm, chất lượng quả thơm, giòn và ngọt phải thường xuyên tỉa cành, bấm ngọn tạo chồi mới cho ổi ra hoa.

Sau khi cánh hoa rụng, quả ổi to gần bằng đầu ngón tay cái phải dùng túi chuyên dụng bọc bảo vệ quả để tránh côn trùng (bọ xít muỗi, rệp sáp) gây hại.

Định kỳ bón phân hữu cơ (phân gà ủ hoai mục sau 6 tháng), bón đủ lân, giảm lượng phân đạm vô cơ và bón tăng lượng kali sun phát. Khi cần dùng thuốc hóa học phun trừ sâu bệnh gây hại phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc “4 đúng”.

Tổng hợp và duyệt bởi Farmtech Việt Nam

Kỹ thuật trồng Ổi Nữ Hoàng

Ổi Nữ Hoàng có dạng trái hình cầu, có gân dọc theo trái. Trọng lượng trung bình 350- 400g/trái. Đây là giống cây rất dễ ra hoa và đậu trái. Năng suất rất cao đến 80tấn/ha. Ruột rất nhỏ có ít hạt. Thịt trái rất giòn, ngọt và thơm. Là giống cây có chất lượng vượt trội nên được mệnh danh là Nữ Hoàng của loài ổi. ổi Nữ Hoàng trong những năm tới đây sẽ được người tiêu dùng tôn vinh đúng như tên gọi của nó. Trái ổi Nữ Hoàng có chất lượng ngon nhất hiện nay. Trái chủ yếu dùng để ăn tươi, hay làm mứt, sấy khô, chế biến nước giải khát, thạch jelly… Đây là loại trái nhiều chất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá, giàu Vitamine C nhưng nghèo năng lượng nên là loại trái cây rất tốt cho người không muốn tăng cân hay cần giảm cân. Với nữ giới ăn ổi thường xuyên sẽ giúp cho làn da mịn màng và xinh đẹp hơn. Kỹ thuật trồng đơn giản, nếu trồng độc canh khoảng 150 cây – 180 cây/360m2( có thể trồng xen canh với các cây khác như: cam, bưởi, chanh…).

1. Tiêu chuẩn chọn giống:

Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần đây có một số giống mới không hạt như: ổi Phugi, ổi không hạt MT1, … trong đó ổi không hạt Đài Loan có nhiều ưu điểm và đang được phát triển rộng rãi Cây giống ghép mắt, chiều cao cây giống: 30 – 50 cm . Đường kính bầu 10 – 15cm . Cây giống khỏe không bị sâu bệnh .Cây trồng sau 1, 5 năm thi bắt đầu cho thu hoạch. Là cây trồng lâu năm nên hiệu quả kinh tế cao.

2. Thời vụ và mật độ trồng:

Thời gian trồng thích hợp với loài cây này ở vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6). Thực hiện việc trồng kép 2 cây ở một gốc, mật độ trồng: 100 – 105 gốc/1.000 m2 điều này mang lại lợi nhuận kép khi vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa tăng năng suất thành phẩm. Người trồng phải tuân thủ nghiêm túc theo quy cách thực hiện trồng về kỹ thuật. Theo đó, hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3,5m x 4,5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m.

3. Làm đất và đào hố trồng:

– Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon.

– Đào hố: hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3,5m x 4,5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, lân sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 – 30cm.

4. Phân bón lót:

Người chăm nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5 – 1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10 – 15 cm.

5. Kỹ thuật trồng ổi nữ hoàng:

Khi trồng, đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dận chặn, tưới nước. Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.

6. Kỹ thuật chăm sóc:

a) Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh, … để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 – 2 và vụ thu tháng 8 – 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2 – 3 lần.

b) Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình:

– Việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 – 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch. Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 – 1 m.

– Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này. Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 tược mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ.

– Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán. Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 – 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2 m là vừa. Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 – 2 cặp nụ hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 – 4 cành cấp I, 8 – 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng.

– Tiến hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho trái. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên.

c) Kỹ thuật bón phân:

– Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.

– Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây.

– Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm bón 2.000g cho 1 cây.

– Những năm sau, ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều. Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 ổi đã có sản lượng kinh tế và những sản lượng 30 – 50 tấn/ha trên diện tích lớn năm thứ 6, 7 khá phổ biến. Mặc dù mọc khỏe, khi trồng thâm canh, đặc biệt với những giống đã được cải tiến, ổi không ít sâu bệnh, nhất là về mùa mưa và bao giờ cũng phải trừ cỏ.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đương lớn ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi. Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả. Những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc có đồng. Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước. Sâu ổi khá nhiều.

– Tháng 6, 7 những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín.

– Thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác cũng bị con ruồi này phá hại (đu đủ, cam, xoài, …) là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời, dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion, …

– Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri. Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang rệp tới đôi khi cũng phải trị. Phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên.

8. Thu hoạch và bảo quản:

– Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng 4 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móng cắm phập vào là quả sắp chín.

– Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ. Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở miền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém. Tuy nhiên có thể có ổi chín quanh năm.

– Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt 20 tấn/ha, vào năm thứ 6 – 7: 50 tấn/ha và hơn. Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số hóa chất như GA3 có thể giữ được lâu hơn. Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 15 oC, độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ.

9. Kinh nghiệm và thị trường:

Vườn ổi tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.

Tổng hợp và kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Kỹ thuật trồng ổi trong chậu cho nhiều trái, ít tốn công chăm sóc

Ổi là loại quả không chỉ ngon mà nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh và làm đẹp hữu hiệu mà nhiều người chưa biết tới. Ổi giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, chống lão hóa, cải thiện các chức năng nội tiết, giảm cân…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng ổi. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng phải có đường kính từ 40cm trở lên và cao trên 40cm (chậu càng to cây càng phát triển mạnh).

Đất trồng

Ổi không quá kén đất, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt nhất khi trồng ở đất tơi xốp và dễ thoát nước.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Ổi giống

Nên chọn giống cây ổi Đài Loan, ổi nữ hoàng hoặc ổi lê để trồng chậu hoặc thùng xốp do các giống này có sức sinh trưởng khá mạnh và dễ chăm sóc bón phân. Bạn có thể chiết cành hoặc mua giống ở các vựa giống. Tuy nhiên, phương pháp chiết cành không được khuyến khích bởi tuổi thọ của nó không được lâu.

2. Trồng cây

Cho đất trồng cây vào 2/3 chậu, sau đó nhớ tháo bỏ lớp nilon bao rễ, trồng cây ổi giống vào, dùng tay chèn nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay khi tưới. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

3. Chăm sóc

Hàng ngày, tưới nước đều 2 lần và sáng sớm và chiều tối.

Khoảng 15 – 20 ngày là cây ổi vừa trồng trong chậu sẽ ra rễ và đâm lá mới. Khi thấy lá non đã già thì bắt đầu bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ khoảng 20 ngày bón phân 1 đợt.

Để cây ổi tập trung dinh dưỡng nuôi trái thì cần thiết phải ngắt bỏ bớt khi quả vừa tượng hình, chỉ chừa lại một quả trên một nhánh (ưu tiên để trái gần thân chính nhất). Nếu cây ổi đã lớn có gốc to thì có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn.

Cây ổi trồng chậu được một năm thì bắt đầu tỉa cành tạo tán cho cây khỏe. Để cây ổi ra nhiều quả thì phải tỉa cành tạo tán cho cây khỏe có nhiều nhánh nhất, lúc đó cây ổi đủ sức mang nhiều trái.

Khi thấy cây ổi bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì tỉa bỏ bớt trái để dưỡng cho trái ổi còn lại mau lớn, mỗi cành chỉ để 1 – 2 trái phía trong gần thân chính, ngắt bỏ trái phía ngoài ngọn.

Trái ổi con

Cắt bỏ những cành khô sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để làm thông thoáng tán cây và đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp.

Sau mỗi đợt thu hoach trái thì tiến hành bón phân gốc và tỉa cành thu gọn tán cây ổi, không cắt vào phân cành cấp 2, chỉ bấm phân cành cấp 3.

4. Thu hoạch

Nếu chăm sóc tốt, sau khoảng 4 – 6 tháng là ổi bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, dùng ngón tay bấm vào là có thể thu hoạch.

Những chậu ổi sai nặng trĩu khi được chăm sóc tốt

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng và chăm sóc cây ổi: Tưới và tiêu nước cho ổi

Nước hòa tan các chất khoáng (dinh dưỡng cây trồng) cung cấp cho cây trồng qua rễ cây. Cây hấp thụ nước qua rễ cùng với các chất dinh dưỡng đi lên lá cây. Sự chuyển đổi hóa học các chất hữu cơ trong tế bào dưới sự giúp đỡ của nước. Nước tham gia trực tiếp vào nuôi dưỡng cây và đi vào mọi phần của cây, đồng thời giữ các tế bào trong trạng thái kéo căng nở. Khi không đủ nước trong đất cây sẽ héo và kém phát triển, thiếu nước kéo dài chúng sẽ khô héo hoàn toàn.

1. Xác định nhu cầu nước của cây ổi

Cây ăn quả nói chung và cây ổi nói riêng hấp thụ nước trong đất theo bộ rễ, nước trong đất nằm trong các khe rỗng. Rễ cây hô hấp (hấp thụ không khí) cũng qua khe rỗng. Như vậy để cây ổi phát triển bình thường, thì trong khe rỗng của đất phải có cả nước và không khí.

Cây ổi cần một lượng mưa từ 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Nếu lượng mưa không đáp ứng được đầy đủ đặc biệt trong mùa khô cần có sự hỗ trợ thêm của các biện pháp canh tác như tưới nước vào mùa khô, che tủ đất…

– Khi cây còn nhỏ, chưa ra hoa kết quả:

+ Cần tưới đủ ẩm cho cây.

+ Thiếu nước, cây có thể chết héo.

+ Thừa nước rễ không phát triển được, có thể bị thối và chết.

Vào giai đoạn này nhu cầu về ẩm độ của cây ổi là 65 – 80% độ ẩm tối đa.

Ở giai đoạn mới trồng nếu tưới kịp thời và đầy đủ, cây con sẽ nhanh bén rễ, phát triển xanh tốt .

– Khi cây ra hoa, kết quả: Yêu cầu nước cao hơn, nếu thiếu nước trong thời gian này cành và lá phát triển yếu, hoa ra chậm, chóng tàn, quả nhỏ, chín sớm và chóng rụng. Trong trường hợp độ ẩm quá thừa, nước đẩy hết không khí thoát ra ngoài làm cho rễ cây thiếu khí thở, rễ cây bị phồng và thối nát, còn quả phát triển chậm, lá rụng, cây héo và chết dần.

Mặc dù nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm với lượng mưa từ 1500 – 2000 mm/năm nhưng lượng mưa này không được phân phối đều ở tất cả các tháng trong năm mà chủ yếu tập trung vào mùa mưa, những tháng còn lại mưa rất ít thậm chí có thể không mưa vào đỉnh điểm mùa khô nên vẫn không đủ cung cấp ẩm độ theo nhu cầu của cây mà ta phải cung cấp thêm cho cây bằng việc tưới nước.

Như vậy, tưới nước là công việc không thể thiếu của người làm vườn và việc xác định khi nào tưới, tưới như thế nào, tưới bao nhiêu thì đủ là rất cần thiết.

Các cách để kiểm tra độ ẩm đất

– Dùng máy đo độ ẩm hoặc dùng tay kiểm tra độ ẩm đất trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ổi

Máy đo độ ẩm đất

– Hoặc quan sát tầng đất mặt và độ cương nước của cành lá, nhất là ở các bộ phận non.

Dễ quan sát nhất là thời gian giữa trưa, khi cây thoát hơi nước nhiều nhất và nếu đất thiếu ẩm thì lá dễ héo.

Nếu độ ẩm đất nhỏ hơn yêu cầu của cây thì phải tiến hành tưới nước, nếu độ ẩm vượt quá cao thì phải tiêu nước.

2. Tưới nước cho cây ổi

2.1 Phương pháp tưới nước cho cây ổi

Phương pháp tưới bằng những dụng cụ đơn giản: Dùng thùng, xô … tưới nước cho từng gốc ổi.

– Ưu điểm: Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần cho nước vào hệ thống mương trong vườn và dùng những dụng cụ đơn giản như xô, thùng tưới hay dụng cụ tự chế để tưới đủ ẩm cho ổi.

– Nhược điểm: Thời gian tưới lâu, khó áp dụng trên diện tích lớn

Tưới bằng bình tưới vòi sen

Phương pháp tưới phun

Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt nước lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay được với góc 360o, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5-1,0m (dưới dạng phun sương hay phun mù) thường áp dụng tưới cho cây con trong vườn ươm hoặc vòi phun hạt to di động cầm tay dùng để tưới vào những ngày nắng nóng (phun vào 16-18 giờ chiều) để tăng ẩm độ không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt.

Sơ đồ hệ thống thiết bị phun

Tưới phun cho vườn ổi

– Ưu điểm:

+ Khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, độ ẩm không khí thấp) bảo đảm năng suất, chất lượng quả và bảo đảm yêu cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con (ươm, giâm cây giống).

+ Tiết kiệm được nhiều lượng nước tưới (có thể giảm 40 – 50% lượng nước so với tưới ngập thông thường), các tổn thất do thấm sâu và chảy tràn được giảm thiểu khá nhiều. Do vậy, hiệu quả sử dụng nước tưới cao.

+ Phương pháp tưới này có thể áp dụng cho hầu hết mọi dạng địa hình cao thấp khác nhau, không cần phải làm phẳng mặt ruộng.

+ Tưới phun còn giảm thiểu chi phí xây dựng kênh mương nội đồng, do vậy có thể gia tăng diện tích canh tác.

+ Cách tưới này có thể kết hợp với việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh bằng cách hoà tan các chất này vào nước.

+ Tưới phun mưa còn tạo cảnh quan đẹp, góp phần gia tăng độ ẩm và giảm nhiệt độ không khí khu vực. Năng suất cây trồng trong phạm vi tưới thường được nâng cao.

– Nhược điểm:

+ Chi phí lắp đặt thiết bị tưới ban đầu thường lớn.

+ Người vận hành hệ thống tưới phải có kỹ thuật điều khiển hoạt động.

+ Hệ thống phải thường xuyên được theo dõi, điều chỉnh tốc độ phun hoặc di chuyển theo hướng gió. Gió mạnh gây khó khăn trong điều chỉnh lưu lượng phun mưa.

+ Các đầu phun thường hay bị nghẽn nếu nguồn nước có nhiều chất bùn cặn.

+ Nếu tưới nhiều bằng vòi phun cầm tay di động hạt nước to mặt đất cũng bị ghí chặt, phá vỡ kết cấu mặt đất, chất dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước chảy trên mặt đất.

+ Ngoài ra, việc bố trí đường ống có thể làm hạn chế cơ giới hóa và một số hoạt động canh tác khác.

Phương pháp tưới phun mưa bằng cơ giới: Đây là phương pháp tưới rất phổ biến tại nhiều nơi của Việt Nam và tưới cho nhiều loại cây trồng.

– Ưu điểm:

+ Có thể cơ động trên những địa hình khác nhau, nhờ đó giúp người dân chủ động và sử dụng hiệu quả;

+ Tiết kiệm kinh phí đầu tư ban đầu cho việc thiết kế và xây dựng, bảo quản;

+ Giảm được nhiệt độ vùng tiểu khí hậu khu vực cây trồng nơi tưới;

+ Thao tác dễ dàng;

– Nhược điểm

+ Mỗi lần tưới phải kéo ống dây xa và tốn công tưới;

+ Không pha chung được với phân bón;

Phương pháp tưới nhỏ giọt
Đây là phương pháp tưới hiện đại, thường được áp dụng đối với những vườn cây ăn trái đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới.

Bố trí tưới nhỏ giọt và các đường ống dẫn nước

– Ưu điểm:

+ Cách tưới này tiết kiệm lượng nước tối đa.

+ Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.

– Nhược điểm: Phương pháp này yêu cầu đầu tư lớn nhất, khó áp dụng trong sản xuất đại trà.

Tưới nhỏ giọt cho ổi

Phương pháp tưới rãnh: Là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.

Sơ đồ tưới rãnh (Hình thức tưới rãnh cho cây trồng)

– Ưu điểm:

+ Tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị gí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.

+ Giảm được tổn thất nước do bốc hơi nên cho hiệu quả tưới cao hơn.

+ Nước đi vào cây qua hệ thống rễ, không làm ướt lá nên có thể tránh được một số bệnh cho cây.

Rãnh tưới nước cho ổi

– Nhược điểm:

+ Chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc <50).

+ Lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới.

+ Gặp khó khăn trong việc vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh.

+ Chi phí khá lớn nhân công và thời gian cho việc cải tạo các rãnh nước.

Trong các phương pháp trên thì tưới rãnh và tưới phun bằng cơ giới được nông dân áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên hiện nay với những vùng trồng chuyên canh, nông dân đã bắt đầu áp dụng hình thức tưới phun mưa sử dụng đầu phun tự động và tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân giúp giảm chi phí nhân công đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.2. Tưới nước cho ổi

– Tưới sau khi trồng: Sau khi trồng cây rất cần nước, do vậy phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục. Tùy chân đất thấp hay cao, loại đất mà ta có thể tưới để đảm bảo độ ẩm đất cho cây con phát triển. Nên tưới nước cho ổi thường xuyên ngày 2 lần cho tới khi cây đã ra được 2 đợt tược mới thì giảm xuống 1 lần/ngày.

– Mặc dù ổi chịu hạn khá tốt nhưng việc tưới cho cây vào mùa nắng sẽ giúp cây phát triển khỏe. Tưới nước vào lúc cây cho trái giúp tăng năng suất và kích thước trái. Lượng nước tưới và thời gian tưới thay đổi tùy theo tuổi cây và mùa trong năm.Tùy vào điều kiện tự nhiên và kinh tế từng vùng để chọn phương pháp tưới thích hợp.

3. Tiêu nước cho cây ổi

3.1 Tác hại của sự ngập úng đối với cây ổi

Tình trạng ngập úng là nguyên nhân làm đất bị thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các độc chất khác, rễ bị “nghẹt” và sau đó bị thối. Hậu quả này làm các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophtthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây trồng trong và sau mùa lũ. Hiện tượng nghẹt rễ cũng làm cho cây bị “stress”, tổng hợp ethylenne bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng và rụng.

Quan sát tình hình mặt đất, bộ rễ và màu sắc của cây trồng, ta có thể biết được tình trạng úng ngập trong đất và phải nhanh chóng thoát thủy. Các dấu hiệu thông thường là:

Trên mặt đất: đất trở nên nhão nhẹt, nước đọng thành vũng không rút xuống được. Màu đất trở nên xám hoặc có nhiều đốm xám do thiếu sự hiện hiện của oxy hoặc các acid hữu cơ độc hại (ví dụ H2S).

Xuất hiện các loại thực vật ưa nước: như cỏ lông chồn, cỏ lác, rêu, nấm cây, …

Côn trùng: các loại muỗi, bù mắt, sên xuất hiện.

Trên cây: lá cây bị đxoài màu vàng, xám hoặc đen. Thân cây trở nên mềm, dễ đổ ngã, rễ cây cạn, có màu đen, …

Vườn ổi bị ngập úng

3.2 Các phương pháp tiêu nước cho ổi

Có hai hệ thống tiêu chính:

– Hệ thống tiêu mặt: Áp dụng để tiêu thoát nước khi có lượng mưa quá lớn hoặc lũ/triều tràn sông gây úng ngập trên mặt vườn. Thông thường áp dụng biện pháp tiêu theo trọng lực, nước sẽ tự chảy đi theo hướng chảy từ nơi cao xuống nơi thấp (mương thoát nước). Nếu nước nguồn quá lớn phải có đê bao và dùng bơm để thoát nước.

Hệ thống tiêu mặt cho ổi

– Hệ thống tiêu ngầm: Khi mực nước ngầm dâng cao (do mưa, lũ, triều) gây úng bộ rễ cây trồng. Đối với hệ thống tiêu ngầm, phổ biến là hình thức dùng các ống cống chôn ngầm dưới lớp rễ cây và cho nước tập trung vào đường ống rồi dẫn ra ngoài bằng bơm hoặc tự chảy. Tiêu ngầm có thể có lợi thế là ít bị xói mòn hơn tiêu mặt nhưng chi phí đầu tư và bảo trì sẽ lớn hơn.

Hệ thống tiêu ngầm

Một số lưu ý khi bố trí kênh tiêu:

+ Tuyến kênh tiêu phải nằm ở vị trí địa hình thấp để có thể dễ tập trung nước bằng hình thức tự chảy theo trọng lực;

+ Tuyến kênh tiêu phải ngắn để nhanh chóng thoát nước ra khỏi khu vực cần tiêu và giảm khối lượng thi công;

+ Tránh để đường kênh tiêu đi qua các vùng đất nhiều chứng ngại vật, công trình và khu vực có nền đất không ổn định.

+ Triệt để lợi dụng các sông rạnh tự nhiên để làm kênh tiêu; nếu cần có thể nạo vét các mương rạch để làm nơi nhận nước tiêu;

+ Có thể kết hợp kênh tiêu nước với kênh – rạch giao thông.

3.3. Tiêu nước cho vườn ổi

a. Tiêu nước cho vườn ổi
Để tiêu nước cho cây ổi cần thực hiện tốt các công việc sau:

– Tạo hệ thống rãnh xung quanh vườn cây. Đối với vùng ĐBSCL thì cần đào mương lên líp, còn đối với các vùng đất cao cần đào rãnh thoát nước xung quanh khu vực trồng.

– Vét rãnh xung quanh vườn cây

– Tiêu nước cho vườn cây:

Phương châm tiêu nước là sự tổng hợp của “Rải nước – Chôn nước – Tháo nước”:

+ Rải nước: Chia nhỏ các khu tiêu nước riêng biệt nhằm phân tán lượng nước cần tiêu theo yếu tố địa hình. Nghĩa là, nước ở tiểu vùng nào thì tiêu ngay ở chỗ đó.

+ Chôn nước: Cho nước lắng rút xuống tại chỗ ở những nơi trũng hoặc trữ tạm ở các ao, đìa, kênh tiêu để trữ tạm thời.

+ Tháo nước: Dùng biện pháp tiêu thoát nhanh tại những nơi có thể rút tháo nước thuận lợi. Đôi khi tháo nước cần có những biện pháp hỗ trợ như dùng bơm để bơm nước ra ngoài khu vườn.

Sử dụng máy bơm có công suất cao bơm thoát nước cho vườn

Bơm thoát nước cho vườn

b. Để hạn chế tác hại do ngập lụt cần xử lý vườn cây trước mùa mưa lũ

– Tôn cao đất liếp, gia cố đê bao chắc chắn.

– Dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp sau đó rải phân nhằm giúp phân bón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn, hạn chế gây tổn thương rễ cây.

– Tu sửa lại mương máng, cống thoát nước để thoát nước nhanh khi mưa to, đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m. Chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống úng.

– Khi mưa liên tục cần thiết phải đào rãnh phụ sâu 40 cm để dẫn nước mưa thoát nhanh từ liếp ra mương.

– Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập.

– Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.

– Không nên bón nhiều phân đạm, vì phân đạm sẽ kích thích cây ra đọt non.

– Không nên bón phân hữu cơ cho vườn cây vì phân hữu cơ sẽ làm tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng thì rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.

– Để tránh hiện tượng rửa trôi thì cắt bớt cỏ chỉ giữ lại gốc. Có thể chọn loại cỏ họ hoà bản như cỏ sả hay cỏ rusi để vừa kết hợp cho đất liếp vườn được tốt vừa tận dụng cho chăn nuôi.

– Có thể bồi sình trả lại lớp đất mặt cho liếp làm hàng năm hoặc hai năm một lần nhưng nên chú ý đến tầng phèn nếu bỏ lên trên mặt liếp thì chắc chắn mặt liếp sẽ bị phèn. Bề dày của lớp sình bồi phải vừa phải (khoảng 5 phân).

– Cần bón thêm vôi để hạ phèn và làm giảm đi mầm bệnh trong đất (Bệnh xì mủ gốc xoài thường dễ xảy ra nếu trên vườn không có hệ thống thoát nước tốt).

– Mùa mưa cỏ dại phát triển mạnh, để hạn chế cỏ nên dùng thuốc Gramoxone làm cháy bộ lá, giữ lại phần gốc làm thảm thực vật cho vườn cây được êm hơn.

c. Một số giải pháp khắc phục hiện tượng nghẹt rễ sau khi ổi bị ngập úng:
– Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (dài 8 – 10cm) để phá váng, giúp đất được thông thoáng.

– Bón DAP (2/3) và Clorua kali (1/3) với liều lượng 0,2 – 1kg hỗn hợp/cây (tuỳ loại và tuổi cây) để kích thích cây hồi phục mọc rễ mới. Việc thực hiện cùng với xới phá váng.

– Cung cấp các dưỡng chất qua lá chứa đường, NPK, Cytokinin… để tăng cường khả năng hồi phục của cây.

– Khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương (dựa vào triều kém hoặc bơm thoát nước) để hạ nhanh mực thuỷ cấp trong liếp, giúp rễ mau thông thoáng hơn.

Chú ý trị các loại bệnh do nấm tấn công ở vùng gốc và rễ cây bằng các loại thuốc thích hợp.

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc ổi – Bộ NN&PT NT được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng và chăm sóc cây ổi: Bón phân cho cây ổi

Để cây ổi sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta cần có biện pháp bón phân thích hợp.

1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây ổi

Cây ổi hút dinh dưỡng một phần từ đất, một phần từ phân bón. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lượng chất dinh dưỡng cây trồng cây ổi cần là K>N>P>S>Mg = Ca và các vi lượng khác Mn>Fe>Zn>Cu>B.

1.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng đạm

Đạm là chất dinh dưỡng đa lượng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh. Theo một số nghiên cứu, để tạo ra 1 kg chất khô cây ổi cần cung cấp 9,8g Nitơ.

Thiếu N trên cây ổi, lá vẫn có hình dạng bình thường, nhưng phiến lá và gân lá chuyển sang màu vàng nhạt làm giảm khả năng quang hợp. Thiếu N cũng làm giảm kích thước quả, trọng lượng và số quả trên cây, năng suất thấp.

Triệu chứng thiếu đạm trên lá ổi (từ lá non đến lá trưởng thành)

1.2. Xác định nhu cầu dinh dưỡng Lân

Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng ra chung quanh làm cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây chống chịu hạn và ít đổ ngã.

Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Để tạo ra một 1 kg chất khô cây ổi cần 1,2 kg P.

Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, mặt trên của lá có màu đỏ tươi, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong, nếu thiếu P nghiêm trọng lá chuyển sang màu huyết dụ.

Triệu chứng thiếu Lân trên lá ổi và Lá ổi bị thiếu lân (bên trái), lá ổi bình thường (bên phải)

1.3 Xác định nhu cầu dinh dưỡng Kali

Kali là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và quan trọng trong việc nâng cao sản lượng trong sản xuất nông nghiệp.

Kali thường được nhắc đến như là một nhân tố tác động đến chất lượng của trái.

Đối với một số giống ổi bón Kali với liều lượng từ 160g đến 320g K2O/ làm cho cây cao hơn, tăng hàm lượng đường, kích thước trái và hàm lượng acid Ascorbic so với các nghiệm thức không bón Kali.

Thiếu Kali, lá ổi xuất hiện các đốm với hình dạng khác nhau, đốm xuất hện trên toàn lá, bắt đầu từ phiến lá sau đó lan dần tới gân lá.

Triệu chứng Thiếu Kali trên lá ổi

1.4 Xác định nhu cầu dinh dưỡng vi lượng

– Canxi (Ca): Canxi ảnh hưởng đến độ săn chắc của quả, giảm hàm lượng vitamin C, tăng nhanh quá trình chín, giảm thời gian bảo quản quả. Để tạo ra 1 kg chất khô, cây ổi cần 0,8g canxi.

Thiếu canxi thân cây mềm yếu, hoa rụng, nếu thiếu nặng thì đỉnh chồi có thể bị khô, các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết.

Triệu chứng thiếu Canxi trên lá ổi

– Mg (Magiê): Thiếu Mg lá ổi sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên, thiếu nặng cây có thể bị chết khô. Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục.

Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già. Để tạo ra 1kg chất khô, cây cần 0,8g Magiê. Nếu dư thừa magiê sẽ làm thiếu kali.

– Fe (sắt): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây, là thành phần chủ yếu của nhiều enzim, đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hoá diệp lục tố.

– Theo các nghiên cứu cho thấy để tạo ra 1kg chất khô, cây ổi cần được cung cấp 15mg sắt.

– Thiếu Sắt gây ra hiện tượng màu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ ràng giữa những gân lá màu xanh và khoảng giữa màu vàng. Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt.

Triệu chứng thiếu sắt trên lá ổi

– Vì Sắt không được vận chuyển giữa các bộ phận trong cây nên biểu hiện thiếu trước tiên xuất hiện ở các lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây.

Triệu chứng thiếu sắt trên lá non

Sự thiếu sắt có thể xảy ra do sự thiếu cân bằng với các kim loại khác như Molipden, Đồng hay Mangan. Một số yếu tố khác cũng có thể gây thiếu sắt như quá thừa Lân trong đất; do pH cao kết hợp với giầu Canxi, đất lạnh và hàm lượng Carbonat cao; thiếu sắt do di truyền của cây; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.

– B (Bo): Bo ảnh hưởng tới đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.

Để tạo ra 1kg sản phẩm khô cây ổi cần được cung cấp 6mg Bo.

Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên, khi thiếu nặng sẽ làm hoại tử phần lõi quả.

Triệu chứng thiếu Bo – lõi qủa bị đen do thiếu Bo trên trái ổi

2. Xác định loại phân bón cho cây ổi

2.1. Xác định các loại phân bón cho ổi

Ổi yêu cầu nhiều phân, do đó cần cung cấp liên tục cho cây từ khi trồng đến khi cho trái. Lượng phân bón cung cấp cần gia tăng dần khi cây lớn.

Tùy vào điều kiện đất đai, địa hình, tuổi sinh trưởng của cây… mà lựa chọn các loại phân bón khác nhau, tuy nhiên phân bón trên cây ổi gồm các loại chủ yếu sau:

– Bón lót cho cây ổi: để bón lót cho ổi thường sử dụng các loại phân sau: Phân hữu cơ đã hoai mục, phân lân, vôi bột.

– Bón thúc cho cây ổi: Bón thúc cho cây ổi nên chọn các loại phân: NPK 16-16-8, KCl, Urê…

– Các loại phân bón lá khác có thể sử dụng: HVP TĐT – siêu ra hoa tăng đậu trái, HVP siêu canxi siêu BO, HVP 1001.S …

2.2. Tính lượng phân bón cho cây ổi

Lượng phân bón tùy theo độ màu mỡ của đất vườn và tình trạng sinh trưởng của cây. Theo khuyến cáo để cây ổi cho năng suất cao, chất lượng tốt thì cần bón nhiều phân.

Lượng phân bón được khuyến cáo như sau:

Bón lót cho cây ổi: Phân hữu cơ đã hoai mục (15 tấn/ha) Phân lân (750 kg/ha),Vôi bột (300 kg/ha), cách bón: trộn đều với đất giúp.

Bón phân cho cây ổi giai đoạn kiến thiết cơ bản:

+ Phân hữu cơ: Lượng phân chuồng: 50-100kg/cây, đào rãnh bón.. Ngoài ra có thể dùng nước thải từ hầm biogas pha với 70% nước rồi tưới thường xuyên 2-3 lần/tuần kể từkhi cây có nụ.

+ Năm thứ nhất. Lượng phân bón cần cho một gốc ổi là: 200g phân NPK(16:16:8), 50g urê, 50g KCl.

Bón phân cho cây ổi giai đoạn kinh doanh:

+ Năm thứ 2. Lượng phân bón cho một gốc: 400-500g phân NPK (16-16-8), 100g urê, 100g KCl. Chia thành 4 lần để bón trong 1 năm.

+ Năm thứ 3. khi cây cho quả ổn định. Tiến hành bón phân thành nhiều lần.

Bón thúc ra hoa: 200-300g phân NPK (16-16-8), 100g urê. Bón rải quanh gốc. Bón xong vun đất lấp.

Bón nuôi quả: 1-1,5 tháng sau khi bón nuôi hoa. Tiếp tục bón 15 ngày 1 lần kết hợp với bấm ngọn để kích thích ra chồi và nuôi quả. Bón tất cả khoảng 10 lần.

Lượng bón cho một cây : 100-200g NPK (16-16-8), 100g urê, 100g KCl, 20-30kg phân hữu cơ.

Cách bón: xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7 -1,0m. Bón phân xong lấp đất kín.

Sử dụng phân bón lá cho cây ổi

+ Thời kỳ ra nụ chuẩn bị nở hoa có thể dùng một số loại phân bón lá giúp tăng khả năng đậu trái như: HVP…

+ Thời kỳ mang trái để hạn chế rụng có thể dùng phân chứa Bo để phun.

+ Trước khi thu hoạch 20 ngày có thể phun các phân như: HVP 1001.S (0 – 25 – 25)…giúp tăng chất lượng trái thu hoạch.

Liệu lượng pha theo hướng dẫn trên bao bì.

4. Bón phân cho ổi

4.1. Chuẩn bị phân bón và các dụng cụ bón phân

– Chuẩn bị phân bón và cân phân bón: Cân đúng lượng phân cần bón theo quy trình.

– Vận chuyển phân bón đến vị trí bón: có thể dùng xe rùa, hoặc xe cơ giới nhỏ nếu như vườn bằng phẳng.

– Chuẩn bị các dụng cụ dùng để bón phân bao gồm: đồ bảo hộ lao động, cuốc , xẻng, thùng đựng hoặc để hòa phân….

4.2. Bón phân cho ổi giai đoạn kiến thiết cơ bản

– Phân chuồng: Cách gốc 50-100cm, đào một rãnh xung quanh gốc có bề rộng 20cm, sâu 30cm, rải đều phân vào rãnh rồi lấp đất lên, dùng cỏ khô phủ lên trên mặt rãnh sau đó tưới nước.

Bón phân theo rãnh

Các phân vô cơ được hoà vào nước để tưới vào gốc.

– Hòa phân với 1 lượng nước vừa phải. Đổ phân và nước vào thùng

Hòa phân bón

– Dùng que khuấy đều phân trước khi đem đi tưới.

Khuấy đều phân bón

4.3. Bón phân cho cây ổi giai đoạn kinh doanh

Cách bón:

– Xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7-1,0 m. Kích thước rãnh: bề rộng 20cm, sâu 30cm

Đào rãnh theo đường kính tán

– Rải đều phân vào rãnh rồi lấp đất lên.

Rải phân vào rãnh

– Bón phân xong lấp đất kín, tưới nước và phủ rơm rạ cỏ khô lên.

Lấp đất sau khi bón

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc ổi – Bộ NN&PT NT được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật chăm sóc cây ổi: Tỉa cành, tạo tán cho ổi

Nhờ hiệu quả kinh tế lớn và có công dụng về y học nên cây ổi được trồng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, để thu về được lượng ổi lớn và chất lượng, người nông cần cần tìm hiểu kỹ thuật trồng cây.

1. Mục đích của việc tỉa cành tạo tán cho cây ổi

Khi cây bắt đầu trồng đến khi ra hoa quả, hoạt động chủ yếu là tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành lá. Tuy nhiên, nếu để cây tự phát triển thì các cành không đều nhau, cành khỏe, cành yếu. Cành yếu bị che khuất nên không có quả, còn cành khỏe lại mang quá nhiều quả vừa bị kiệt sức, ảnh hưởng chất lượng vừa dễ bị gẫy đặc biệt khi gió to.

Bên cạnh đó, theo thời gian một số bộ phận cành lá đã già che lấp các bộ phận cành lá non, hoặc những cành bị sâu bệnh, giảm hoặc không còn khả năng cho quả nữa nếu không được cắt tỉa thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây và chất lượng của quả.

Mục đích tạo hình, tỉa tán là làm cho bộ khung cây vững chắc, tạo ra nhiều cành, nhánh hữu hiệu, tạo không gian mở giúp cho cây phát triển tốt. Cắt tỉa bớt các cành vô hiệu, cành sâu bệnh sẽ tạo cho vườn cây thông thoáng, giúp nhà vườn dễ chăm sóc, thu hoạch, hạn chế được sâu bệnh hại. Thông qua tạo hình, tỉa tán chúng ta không chế được chiều cao, đường kính tán và mật độ phù hợp để giúp cây sinh trường, phát triển tốt.

Hàng năm, nếu thiếu việc xén và tỉa cành, thì các thân, cành, tượt sẽ mọc đầy, làm cho lòng tán cây bị thiếu ánh sáng, các chồi cho trái không phát triển được. Do đó, sau vài năm trái chỉ cho ở phía trên và phía ngoài tán, nơi có ánh sáng, còn trong lòng tán thì không.

– Việc xén và tỉa cành nên thực hiện vào lúc sau khi thu hoạch trái và trước khi ta bón phân cho cây ổi

Tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng vụ sau. Năng suất thực vật nói chung và cây ăn quả nói riêng được hình thành từ bộ lá để tiến hành quang hợp chuyển năng lượng mặt trời thành các vật chất hữu cơ.

Cây muốn có năng suất thì diện tích lá phải lớn và giảm thiểu được việc các lá che lẫn nhau, muốn vậy phải bằng mọi cách kích thích cây ra chồi, lá mới mà tạo cành tỉa tán là cách làm không thể thiếu, tuy nhiên với mỗi loại cây, tuổi cây nên có các cách tỉa cành tạo tán phù hợp.

Ngoài ra, việc tỉa cành tạo tán còn tùy thuộc vào tuổi cây, thông thường cứ 3 năm tỉa lại có 1 năm tỉa đau để định hình lại tán làm sao cho tán phù hợp với sự phát triển bộ rễ.

Việc tỉa cành, tạo tán còn phụ thuộc vào thời điểm sau thu hoạch, nếu cây thu hoạch vào mùa khô thì việc tỉa cành, tạo tán sẽ dễ hơn vì sau khi cắt tỉa chỉ cần châm phân, tưới nước thì chồi và đọt non sẽ bật ra ngay; còn nếu thu hoạch trễ, vào mùa mưa thì lúc này nhiệt độ không khí và đất đã giảm nên việc đâm cành lá mới khó khăn hơn.

2. Định hình tán cây ổi

Ổi thuộc loại cây trung bình, cao 5-10m, một cây có thể phân nhiều cành. Cành khi non hình vuông có nhiều lông mềm, khi già hình trụ và nhẵn. Cây ổi ra hoa quả ở cành non, khi đốn cành non ra nhiều, có thể chọn vị trí cho ra hoa quả. Nếu không đốn tỉa, thân chính mọc thẳng, các cành bên không phát triển, ổi cho ít trái. Chính vì vậy, để cho cây ổi có quả tốt và thuận tiện cho thu hái quả sau này thì cần cắt bỏ ngọn chính khi cây đạt chiều cao 60-80 cm để cho cành nhánh phát triển.

Để dễ chăm sóc và thu hoạch quả, nhất là các vườn trồng ổi chuyên canh thì cần khống chế chiều cao cây. Chiều cao cây 3 – 4 năm tuổi nên khoảng 1,5m; 5 – 6 năm tuổi cao 1,6 – 1,7m và 7 – 8 năm tuổi cao 2m.

Đối với cây ổi nên tạo dạng tán hình cầu hay hình nấm để cây nhận được nhiều ánh sáng.

Tán cây hình nấm

3. Hướng dẫn tỉa cành ổi

3.1. Xác định cành cần tỉa

+ Cành vượt mọc đứng, cành bên trong tán

+ Cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh; cành khô

+ Cành mọc quá gần mặt đất

+ Cành mọc đan chéo nhau;

+ Cành già không còn khả năng cho quả;

+ Cành ở ngoài tán…

+ Các ngọn cành ở độ cao 1m

+ Các cành ngọn 5-10cm

3.2. Chuẩn bị dụng cụ cắt cành

– Kéo cắt cành loại nhỏ: Chuyên dùng cho cắt cành, sạch sẽ, không rỉ sét, lưỡi cong, có tay cầm, có lò xo trợ lực để cắt các cành nhỏ, gần vị trí đứng thao tác.

Kéo cắt cành loại nhỏ

– Cưa cầm tay: Dùng cắt cành lớn. Yêu cầu lưỡi cưa phải sắc, sạch (không bị han gỉ), răng cưa đều, dùng để cắt những cành mà kéo không cắt được. Nếu cắt thân lớn, dùng cưa có răng lớn, đường mở răng rộng để dễ dàng thao tác.

Cưa cắt cành

– Kéo cắt cành loại cán dài: Dùng để cắt những cành ở trên cao.

Kéo cắt cành loại cán dài

– Thang: Dùng để cắt hoặc kéo những cành quá cao

Thang dùng để cắt cành

3.3. Chọn phương pháp cắt cành

Trên cây ổi có các loại cành:

– Cành cấp 1: mọc ra từ thân chính

– Cành cấp 2: mọc ra từ cành cấp 1

– Cành cấp 3: mọc ra từ cành cấp 2

Các loại cành trên cây ổi

Mức độ tỉa cành tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng, tuổi cây và mùa vụ để quyết định đốn đau hay cắt nhẹ, cụ thể như sau:

– Cắt cành cấp 3:

Cách tỉa cành này nhằm giữ lại các cành cấp 2, cắt bỏ 5-10 cm ngọn cành.

Mục đích của việc cắt tỉa nhẹ là để loại bỏ những cành không có quả, các cành sâu bệnh, giảm các cành và nụ hoa mới ra để tập trung dinh dưỡng nuôi quả đảm bảo cho cây có thể cho trái quanh năm.

Cắt cành cấp 3

– Cắt tỉa cành cấp 2: Cách tỉa cành này nhằm giữ lại các cành cấp 1 và thường áp dụng khi tỉa cành xử lý cho ra quả trái vụ từ tháng 10 đến tháng 4.

Cắt tỉa cành cấp 2

– Cắt tỉa nặng (đốn đau): Cánh cắt tỉa này áp dụng để trẻ hóa cây với những vườn cây đã già, thời gian cho trái trên 10 năm. Tiến hành cắt hết cành nhánh và đốn bỏ một phần thân chính.

Cắt tỉa nặng (đốn đau)

3.4. Tiến hành cắt cành

– Sau khi thu hoạch cắt các cành sau:

+ Cắt bỏ những cành mọc xà, cành mọc ở dưới không cho trái hoặc trái nhỏ.

+ Cắt bỏ những cành la, cành vượt không cho trái, những cành mọc cao quá cũng cần bỏ.

+ Tỉa bỏ những cành mọc chồng chéo lên nhau tạo tán cây thông thoáng và sử dụng tốt ánh sáng mặt trời.

+ Tỉa bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh.

Cành cần tỉa bỏ

– Cắt tỉa cành xử lý ra hoa:

Ổi có thể ra hoa trái quanh năm, tuy nhiên trong sản xuất để có sản lượng tập trung vào thời điểm nhất định, hạn chế sâu bệnh phá hại cũng như bán được giá cao, ổi được xử lý ra hoa đồng loạt.

– Trường hợp nhánh ổi chưa ra hoa, dùng kéo bấm bỏ đọt sao cho trên nhánh đó chỉ còn mang 3 cặp lá kép.

Tỉa cành trước khi ra hoa

– Đối với nhánh ổi đã ra hoa, nếu thấy mới có 1 cặp hoa (nụ) thì bấm bỏ đọt nhưng chừa phía trên cặp hoa đó một cặp lá để có thể ra thêm một cặp nụ mới từ cặp lá đó.

Cành ổi ra hoa – tỉa cành ổi sau khi ra 1 cặp hoa

– Sau khi trên nhánh ổi có đủ 2 cặp nụ thì cắt đọt hết, không chừa cặp lá nào phía trên cặp nụ trên cùng nữa để nhánh ổi có thể tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

– Việc bấm đọt được tiến hành thường xuyên 1-2 tuần/lần.

Tỉa cành ổi sau khi ra 2 cặp hoa

– Đốn đau: Để trẻ hóa những vườn cây đã già, dùng kéo hoặc cưa cắt hết các loại cành.

Chỉ để lại một đoạn gốc của cành lớn ra trong năm trước

Cành lớn được giữ lại

Sau khi đốn đau sẽ phát sinh nhiều cành

Nếu là các cành vượt thì ta nâng được tán cây cao dần lên. Còn những cây đã lớn, tán quá rộng, có hình dù thì đốn cụt, có tác dụng thu hẹp tán lại bằng những cành mới.

– Sau khi cành mọc lại tiến hành tỉa cành, tạo tán như bình thường, cây sẽ tiếp tục cho trái

Các cành mới phát sinh sau khi cắt

Bộ tán mới sau khi cắt

– Tỉa nụ, hoa và quả

Những hoa và quả nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái nên cần được tỉa bỏ thường xuyên.

– Với những cụm hoa mọc đôi nên giữ lại một hoa. Trong trường hợp hoa mọc ba nên giữ lại hoa nằm ở giữa, chỉ nên giữ lại 2-4 hoa trên 1 cành mang quả.

Tỉa bỏ bớt hoa

– Tỉa quả: Sau khi đậu trái, thì tỉa bỏ những trái nhỏ, trái mọc sát nhau chỉ nên giữ lại 1-2 quả tốt nhất.

Quả mọc sát nhau cần – Tỉa bỏ bớt trái tỉa bỏ

– Để giữ cho cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao thì trong 10 tháng đầu tiên cần tỉa bỏ nụ và quả ra lứa đầu tiên.

Tỉa bỏ trái khi dưới 1 tháng

3.5 Chăm sóc, kiểm tra sau khi cắt tỉa

– Sau khi cắt cành xong cần kiểm tra gọt nhẵn vết cắt. Kiểm tra các vết cắt không đúng kỹ thuật để xử lý ngay.

Gọt nhẵn vết cắt

Kiểm tra vết cắt

– Quét sơn, vôi hoặc một loại thuốc trừ nấm cho vết cắt có đường kính ≥ 1cm. Hoặc có thể dùng băng keo nilon cuốn vết cắt cành lại cho nước và sâu bệnh không tấn công vào vết thương.

Nếu cắt ngọn để khống chế chiều cao cây: Quét hỗn hợp Agri-fos + Mancozeb để phòng bệnh và dùng vỏ chai thuốc cắt đôi rồi úp lên vết cắt.

– Sau khi đốn tỉa cành cần kết hợp vệ sinh làm cỏ, thu gom những cành vừa đốn đem đốt bỏ để giảm nguồn sâu, bệnh lây lan cho vụ sau.

– Cây sau cắt tỉa rất dễ bị bệnh xì mủ thân, thối rễ gây chết cây, nên xịt thuốc để phòng bệnh xảy ra.

– Bón phân và tưới nước giúp cây nhanh hồi phục, có thể dùng phân bón gốc hoặc phân bón lá.

– Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại sớm cũng như các cành mới mọc ra sai vị trí thì tiếp tục cắt tỉa.

4. Tạo tán cho cây ổi

– Để có bộ tán đẹp và cân đối thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch thì khi cây khoảng 4-6 tháng tuổi, tiến hành cắt ngang thân chính ở độ cao 60- 80cm từ mặt đất.

Cắt ngọn ở vị trí 60 cm

– Giữ lại 3-4 cành mọc theo các hướng khác nhau để làm bộ khung chính cho cây những cành này gọi là cành cấp 1.

Cắt giữ lại 3 cành

– Khi cành cấp 1 cao 45-60cm tiến hành bấm ngọn.

Cành cấp 2 khống chế chiều dài khoảng 30-45cm là thích hợp nhất.

Trên mỗi cành cấp 1 đầu tiên chỉ nên giữ lại 3 cành cấp 2 luân phiên nhau trên cành.

Các cành cấp 1 còn lại cũng để lại các cành mang quả luân phiên nhau.

Các vị trí cắt tạo cành

Để có bộ khung đều cần sử dụng dây và tre cột giữ cành và uốn ngọn những cành mọc vượt xuống thấp tạo với thân chính một góc 45-60º

Cành cấp 1 tạo với thân chính góc 45-60º

– Sau khi tạo tán cây ổi có bộ tán tròn đều.

Bộ tán cây ổi tròn đều

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc ổi – Bộ NN&PT NT được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Bao trái cho cây ăn trái

Thực hiện kĩ thuật bao trái khi trồng cây ăn trái giúp trái cây cũng không bị côn trùng, sâu (sâu đục cuống, bọ xít, ruồi đục quả, bệnh thán thư, đốm nâu…) cắn, chính và làm vỏ trái cây màu sắc đậm, nhạt đẹp theo ý muốn, không có các vết rám do sâu bệnh hoặc bị sém nắng, không làm thay đổi chất lượng trái. Bao trái cũng làm giảm quả rụng do bị sâu bệnh gây, giảm số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng.

Nên bao trái sau 30-40 ngày sau đậu trái đối với chôm chôm, cam quýt. Sau 45 ngày sau đậu trái đối với nhãn, xoài, sầu riêng.

Trước khi bao trái cắt tỉa những dé hoa còn sót không đậu quả, cắt bỏ các cành tăm, lá vô hiệu và những quả nhỏ đối với các giống trái chùm và phun thuốc trừ sâu bệnh 1 lượt để diệt hết trứng, sâu non và nấm bệnh có sẵn trên mặt trái.

Dùng bao to bao nguyên chùm: chuối, nho, nhãn, vải, chôm chôm, cam quýt, xoài chùm… Dùng bao nhỏ có kích thước phù hợp bao từng trái: xoài cát Hoà Lộc, bưởi, lê, ổi…

Dùng giấy có màu khác nhau để bao trái sẽ thu được những trái chín có màu đậm nhạt khác nhau.

Nếu bao bằng túi nilon màu trắng trong, màu sắc tự nhiên của quả không thay đổi giống như khi không bao trái. Bên trong nilong có thể lót giấy báo để bao trái làm cho trái khi chín sẽ có vỏ màu sáng.

Cách bao trái

Lồng bao bên ngoài trái hoặc chùm trái theo chiều từ dưới lên, buộc miệng túi phía trên bằng dây mềm. Đầu dưới túi để hở tự nhiên (túi thủng 2 đầu) hoặc đục lỗ (nếu dùng túi hở 1 đầu) để thoát nước, tản nhiệt.

Một số loại bao chuyên dụng được sản xuất có sẵn dây cột miệng túi.

Đối với ổi

Dùng bao nylon có kích thước 15 x 20 cm, đục mỗi bao 10 – 15 lỗ nhỏ, trong đó có một số lỗ ở đáy bao để thoát nước đọng khi mưa hoặc tưới. Khi ổi ra trái được 15 – 20 ngày (trái cỡ 2 cm), phun xịt một đợt thuốc trừ sâu, chờ 3-5 ngày sau thì bao trái.

Cách bao trái ổi

Đối với bưởi

Khi thu hoạch bưởi thường có trọng lượng từ 0,7 – 4 kg.

Khi quả bưởi lớn tới kích cỡ 2 – 3cm, dùng túi nilon có đường kính 20 – 40cm, dài 30 – 60cm để bao trái.

Dùng giấy sẫm màu lót bên trong nilon thì khi chín, bưởi sẽ cho trái màu vàng nhạt rất đẹp.

Cách bao quả bưởi

Đối với xoài

Nếu trái thu hoạch có trọng lượng 200 – 300g thì dùng túi kích cỡ 10 – 15cm x 20 – 30cm

Nếu trái thu hoạch có trọng lượng 0,5 – 1,5kg thì dùng túi kích cỡ 15 – 20cm x 50 – 60cm

Khi quả xoài đạt kích cỡ 2cm, dùng túi nilon để bao trái.

Có thể dùng giấy craft (loại giấy bao xi măng) lót thêm lớp giấy đen ở phía trong để bao loại xoài vỏ vàng.

Dùng giấy trắng bao các giống xoài có vỏ màu đỏ khi chín.

Bao buồng chuối

Khi các hoa chuối vừa nở hết, cắt phần hoa không có khả năng đậu quả sau, để vài ngày cho khô nhựa.

Cách bao buồng chuối

Tùy số nải có trong buồng chuối, mỗi nải chuối cần khoảng 20cm chiều dài túi, dùng túi nilon dài 1,8 – 2,5 m để bao trái.

Theo nhanong.com.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.