Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hẹ trong thùng xốp dùng quanh năm

Theo các sách cổ để lại thì cây hẹ không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu mà còn là vị thuốc quý dễ sử dụng lại lành tính. Cây hẹ có khả năng chữa nhức răng, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, trị táo bón, chữa ho trẻ em do cảm lạnh, tiểu đường…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao nilon, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hẹ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Hẹ ưa phát triển ở đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt, thịt pha cát, đất phải chủ động được hệ thống tưới và tiêu nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Chọn giống

Hẹ có thể trồng bằng hạt hoặc thân. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản. Hẹ trồng bằng thân bạn có thể xin giống về trồng.

2. Cách trồng

Trồng bằng thân: Chọn kỹ các nhánh củ khỏe, chuẩn bị đất trồng tơi xốp cho vào trong dụng cụ trồng. Trồng từng nhánh hẹ vào đất cách nhau 8 – 10cm, lấp đất vừa kín nhánh, dùng tay ấn đất cho chặt, sau đó phủ rơm rạ mục, tưới nước. Sau 5 – 7 ngày nhánh hẹ sẽ mọc mầm.

Trồng bằng hạt: Hạt cây hẹ trước khi gieo nên xử lý bằng cách ngâm vào nước ấm 35 – 37 độ C (hoặc pha nước theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh trong 4 – 5 giờ). Sau khi gieo rải nhẹ một lớp đất mặt, ủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên, tưới đủ ẩm. Sau khi cây hẹ mọc 5 – 10 ngày nên bón thêm urê. Khi cây hẹ cao 10 – 15cm thì nhổ mang đi trồng.

3. Chăm sóc

Sau khi trồng hẹ được khoảng 7 – 10 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ khoảng 15 – 20 ngày thì bón đợt tiếp theo.

Chăm sóc hẹ đúng cách để có được chất lượng tốt

Trong quá trình chăm sóc nên chú ý nhổ tỉa cây mọc quá dày trồng dặm vào chỗ thưa.Thường xuyên xới xáo đất, vun nhẹ gốc và nhổ cỏ.

Thời gian đầu mới trồng, tưới nước mỗi ngày 3 lần, đến khi cây hẹ đã bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần, tránh tưới vào buổi trưa.

4. Chăm sóc

Cây hẹ có khả năng tái sinh cao nên có thể cắt lá để dùng, chừa lại 2 – 3cm cách mặt đất, tưới phân thúc cây hẹ phát triển lá và củ.

Bạn có thể áp dụng lịch thu hoạch như sau:

– Đợt 1: 55 – 60 ngày sau khi trồng.

– Đợt 2: 30 – 35 ngày sau khi thu hoạch đợt 1.

– Đợt 3, 4, 5, 6…: cách nhau 30 – 35 ngày.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Cách làm giàu từ chăn nuôi do Bill Gates khuyến cáo

Sáng lập gia của hãng Microsoft, tỷ phú hàng đầu thế giới Bill Gates với khối tài sản lên tới 92,1 tỷ USD đặt ra giả định rằng nếu một ngày phải sống dưới 2 USD thì ông sẽ nuôi gà để thoát nghèo.

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học 

Sống dưới 2 USD mỗi ngày ấy là chuẩn của mức nghèo và cùng cực, hiện trên thế giới có gần 1 tỷ người như vậy. Vị tỷ phú nổi tiếng tin rằng nuôi gà có thể giúp cho gần 1 tỷ người này thoát nghèo.

Ông lập luận gà và trứng là nguồn dinh dưỡng quan trọng với các gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn đồng thời cũng là loại thực phẩm có nhu cầu cao ở mọi vùng miền nên có thể tiêu thụ sản phẩm một cách khá dễ dàng. Với giá trung bình của một con gà được 5 USD, bán một vài con là người dân có thể đủ để sinh hoạt hằng ngày hay phòng thân trong những trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên, vị tỷ phú chỉ chuyên kiếm tiền từ lĩnh vực tin học không hề biết những ngóc ngách của nghề nuôi gia cầm vốn rủi ro khá cao.

Thứ nhất là tiêu tốn nhiều tiền cho thức ăn. Khác với các gia súc như trâu, bò, dê, cừu hay nhiều loại thủy sản ăn cỏ, ăn lá nếu không có tiền mua thức ăn thì người dân đi kiếm cỏ, lá cây cho ăn, nuôi gia cầm ở nhiều thời điểm thị trường xuống thấp sẽ là “Một tiền gà ba tiền thóc”.

Không chỉ có thế, gia cầm còn có thể dễ dàng bị mắc những bệnh truyền nhiễm gây chết một cách rất nhanh chóng. Bởi vậy, muốn thành công từ vật nuôi mà Bill Gates khuyến cáo, ngoài nhanh nhạy về thị trường còn phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc an toàn sinh học theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.

1. Quy định về việc cách ly

Người và phương tiện nếu không có nhiệm vụ không được vào khu chuồng trại chăn nuôi. Cán bộ kỹ thuật, công nhân vào làm việc trong khu chuồng nuôi phải tắm gội, thay quần áo bảo hộ đã được giặt sạch và xông khử trùng. Tất cả mọi người đều phải đi ủng qua hố sát trùng trước khi vào chuồng nuôi. Cán bộ kỹ thuật, công nhân không được đi từ khu chuồng này sang khu chuồng khác khi chưa tắm gội thay bảo hộ mới hoặc sát trùng. Chuồng trại chăn nuôi gà cần được xây dựng biệt lập cách xa khu dân cư, nhà kho, trạm ấp trứng… và xử lý phân phải cách xa chuồng nuôi và phải ở cuối hướng gió, xa nguồn nước.

Có hàng rào hoặc tường bao chắn xung quanh khu vực chăn nuôi, cổng ra vào có hố sát trùng, có nhà tắm thay quần áo bảo hộ trước khi vào khu chăn nuôi. Xe chuyên chở dụng cụ chăn nuôi, xe chở thức ăn và nguyên liệu thức ăn từ bên ngoài vào phải được phun thuốc sát trùng bên ngoài và bên trong toàn bộ phương tiện trước khi vào khu chăn nuôi.

2. Vệ sinh khử trùng và để trống chuồng

Vệ sinh khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, trang thiết bị dụng cụ chăn nuôi là rất cần thiết để đảm bảo phòng chống dịch bệnh cho đàn giống, làm giảm sự lây nhiễm chéo và khả năng phát sinh bệnh tật, giúp tăng năng suất. Chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Khi kết thúc một chu kỳ nuôi, để đảm bảo điều kiện nuôi dưỡng cho đàn được nuôi tiếp theo cần phải thực hiện những bước sau đây:

– Phun sát trùng bằng dung dịch thuốc sát trùng lên chất độn chuồng, khu vực xung quanh chuồng và dụng cụ chăn nuôi ngay sau khi chuyển hoặc loại thải đàn.

– Đưa toàn bộ dụng cụ chăn nuôi máng ăn, máng uống, ổ đẻ và các vật dụng khác ra ngoài và được xử lý ngâm trong dung dịch chất tẩy rửa sạch vài giờ, cọ rửa tráng nước sạch và để ráo trước khi cho vào kho.

– Chuyển toàn bộ chất độn chuồng ra ngoài khu chứa phân để xử lý theo quy định.

– Vệ sinh phun rửa toàn bộ nền, tường, trần nhà bằng vòi phun cao áp. Sát trùng bằng nước nóng hoặc dung dịch thuốc sát trùng với nồng độ phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Thực hiện chương trình diệt chuột, côn trùng theo kế hoạch bên trong và bên ngoài khu chuồng nuôi.

– Vệ sinh xung quanh chuồng nuôi, dọn cỏ, phát quang cây cối bụi rậm, khơi thông cống rãnh thoát nước, hành lang, rắc vôi bột định kỳ. Phun khử trùng toàn bộ khu vực xung quanh chuồng nuôi.

Thời gian để chống chuồng tối thiểu 2 – 3 tuần sau khi hoàn tất các bước trên mới đưa đàn gà khác vào nuôi.

3. Vệ sinh thú y trước mỗi đợt nuôi

Trước khi nuôi gà phải tẩy rửa vệ sinh toàn bộ khu vực chăn nuôi, phun thuốc sát trùng (có thể dùng: formol 2%, Virkon 0,5%, BKA 0,3%…) quét vôi tường, nền và hành lang chuồng nuôi. Để khô và phun thuốc sát trùng trước khi thả gà vào nuôi 1 ngày. Phải có thời gian để trống chuồng ít nhất là 2 tuần (Sau khi đã dọn rửa phun khử trùng và quét vôi) mới đưa gà vào nuôi.

Các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, cót quay… phải được rửa lại, phun thuốc sát trùng và phơi nắng. Chất độn chuồng phải khô, không mốc được phun hoặc xông sát trùng bằng thuốc tím và formol.

Chuẩn bị quây úm: Rải chất độn chuồng, bật thiết bị sưởi, đặt máng ăn, máng uống có nước ấm ở trong quay trước khi thả đàn mới nở vào nuôi. Xung quanh chuồng cần chuẩn bị hệ thống bạt che, các bạt này cũng phải được phun khử trùng hoặc xông thuốc tím và formol trước khi đưa vào sử dụng.

Lối ra vào chuồng nuôi phải có hố hoặc khay đựng thuốc sát trùng như Crezin 3%, formol 2% hoặc vôi bột để sát trùng phương tiện trước khi vào chuồng nuôi.

Phát quang cây cối xung quanh khu vực chăn nuôi để hạn chế sự tập trung chim hoang dã, vệ sinh cỏ, rác, khơi thông cống rãnh và rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi. Diệt chuột và các loại côn trùng khu vực xung quanh và chuồng nuôi.

4. Vệ sinh thú y

Nước cho gà uống phải là nước sạch, không cho uống nước ao hồ chưa qua lọc. Không được cho gà ăn những thức ăn ôi mốc, không đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật, nấm mốc, kim loại nặng. Làm sạch máng ăn trước khi cho gà ăn.

Định kỳ phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi và các khu vực xung quanh. Thường xuyên quét mạng nhện, bụi bẩn bám vào chuồng nuôi. Có kế hoạch diệt chuột, côn trùng ở khu vực chăn nuôi, làm cỏ, phát quang cây cối quanh khu vực chuồng nuôi để hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài vào cho đàn gia cầm.

Định kỳ dọn phân và bổ sung chất độn mới, nếu chuồng trại ẩm ướt thì phải dọn phân ngay, đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo. Cuốc đất, phun sát trùng, rắc vôi các khu vực xung quanh trại định kỳ 2 – 3 tháng 1 lần.

Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho người chăn nuôi, vật nuôi sẽ đạt được năng suất đúng bản chất của giống, giảm chi phí sản xuất, đồng thời cũng giảm thiểu những rủi ro dịch bệnh, hạn chế việc lây lan bệnh từ vùng này sang vùng khác, từ trại này sang trại khác và cuối cùng là tạo ra được những sản phẩm từ chăn nuôi an toàn cho người tiêu dùng.

5. Kiểm tra sức khỏe đàn gà

Thường xuyên kiểm tra đàn gà vào đầu giờ sáng hàng ngày, quan sát dáng đi, tiếng kêu, mắt, mũi, trạng thái phân dưới nền chuồng, tình trạng ăn uống. Cách ly kịp thời những con có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết. Thực hiện nghiêm túc lịch phòng bệnh bằng vaccine cho đàn gà. Phải có sổ ghi chép đầy đủ về đầu con, thức ăn, các loại thuốc và vaccine đã sử dụng, thời gian, ngày, giờ sử dụng các loại vaccine.

6. Xử lý gia cầm ốm, chết

Nếu có gà bị ốm, chết không được bán hoặc ăn thịt mà phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở. Khi chôn gà chết phải vùi sâu, trước khi lấp đất phải rắc vôi bột lên trên. Thường xuyên phun thuốc sát trùng khu vực này, không được sử dụng thức ăn thừa của những đàn gà bị bệnh cho đàn gà khác.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 27/3 – 2/4)

Tại các tỉnh phía Bắc, bệnh đạo ôn tiếp tục tăng trên những diện tích xanh tốt, bón thừa đạm; trên các giống nhiễm; những diện tích đã bị nhiễm bệnh chưa được phòng trừ…

Những dịch bệnh hại cần chú ý 

1. Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc: Chuột hại tăng trên lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến đứng cái, phân hóa đòng. Bệnh lùn sọc đen rải rác trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh. Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá gây hại tăng. Ốc bươu vàng, ruồi đục nõn, bọ xít đen, tuyến trùng, bệnh nghẹt rễ tiếp tục hại.

Các tỉnh Bắc Trung bộ: Do điều kiện thời tiết thuận lợi nên bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh, gây hại tăng tại các tỉnh trong vùng, đặc biệt là tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng trên lúa trà sớm ở giai đoạn đứng cái làm đòng. Bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại tăng. Chuột gây hại tăng trên lúa trà sớm ở giai đoạn đứng cái làm đòng, trên lúa trà muộn ở giai đoạn đẻ nhánh, hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi.

Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đen lép hạt, bệnh khô vằn… hại lúa giai đoạn đòng trỗ đến chắc xanh, nặng cục bộ trên các giống lúa nhiễm bệnh. Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá phát sinh, gây hại tăng trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Chuột gia tăng gây hại trên các trà lúa ĐX ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước.

Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Trên lúa HT 2018 giai đoạn đẻ nhánh lưu ý bệnh đạo ôn lá và bệnh bạc lá. Rầy nâu phổ biến tuổi 5 đến trưởng thành, hại ở mức độ nhẹ đến trung bình, hại nặng cục bộ một số diện tích. Hướng dẫn nông dân thăm đồng thường xuyên, quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ nhằm hạn chế thấp nhất khả năng lan truyền bệnh VL, LXL do rầy nâu gây ra cho vụ lúa HT.

2. Trên cây trồng khác

– Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại.

– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, ốc sên tiếp tục gây hại.

– Cây có múi: Bệnh greening tiếp tục gây hại.

– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại.

– Cây điều: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi và bệnh thán thư tiếp tục gây hại.

– Cây dừa: Diện tích nhiễm bọ cánh cứng và bọ vòi voi tiếp tục gây hại.

– Cây cà phê: Bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt tiếp tục gây hại.

– Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Cây Ca Cao – đối tượng trồng xen canh cho hiệu quả cao

Cây ca cao sau nhiều năm thử nghiệm ít được người trồng chú ý. Tuy nhiên, gần đây loại cây này đã được nhiều người chú ý đến bởi giá trị kinh tế mang lại của loại cây này. Các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông đã đưa loại cây này vào cánh đồng liên kết. Trong khi đó, những người trồng ca cao ở Bến Tre đang tiếc vì lâu nay mình không mấy mặn mà với loại cây này.

Ca cao

Đối tượng trồng xen canh chủ lực

Do Ca cao thích hợp với bóng râm, không ưa ánh sáng nên nó là đối tượng trồng xem canh với cây điều ở vùng điều; dừa ở vùng trọng điểm dừa như Bến Tre.

Hiện tại ở Đồng Nai, đã xây dựng nhiều tổ hợp tác trồng ca cao xen canh với cây điều. Ông Nguyễn Thanh Lập, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất ca cao Trung Hòa, huyện Trảng Bom, trồng ca cao xen canh trong vườn điều chỉ sau 5 năm, mỗi hét ta ca cao cho thu hoạch ít nhất 10 tấn trái tươi/năm. Với giá bán 6.300 đồng/kg như hiện nay, nông dân đã thu về 63 triệu đồng.

Tại đây HTXNN An Viễn, đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất cánh đồng lớn ca cao xen điều cho rằng, nông dân an tâm nhất khi trồng ca cao xen điều là đầu ra cho sản phẩm vì hiện hạt điều vẫn chủ yếu tiêu thụ qua thương lái nên rất bấp bênh. Còn cây ca cao nằm trong chuỗi liên kết của dự án cánh đồng lớn nên được các công ty cam kết bao tiêu đầu ra. Hiện tại giá thu mua ca cao tươi từ 6.000 đồng/kg. Với giá này, người trồng lãi trên 70 triệu đồng/ha/năm.

Trong khi đó tại Bến Tre, dự án trồng ca cao xen canh với cây dừa, có thời điểm lên đến 10.000 ha vào năm 2012. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đến nay diện tích giảm còn trên 5.000 ha. Nguyên nhân chủ yếu là người dân chăm sóc chưa tốt, giá chưa hấp dẫn so với các loại cây khác.

Trên thực tế, ở tỉnh Bến Tre có nhiều mô hình trồng ca cao xen trong vườn dừa nếu được chăm sóc hợp lý đã giúp người dân tăng thêm thu nhập không nhỏ trên cùng diện tích. Mô hình ca cao trồng xen trong vườn dừa của anh Nguyễn Văn Thanh ở ấp Vĩnh Hòa, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam là một điển hình.

Trong 2 năm 2007 và 2008, anh Thanh mua 500 cây ca cao về trồng xen trong 1 héc-ta vườn dừa 4 năm tuổi. Nhờ áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc ca cao theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, loại cây trồng xen này sau 2 năm đã có thu hoạch. Năm 2014, nhờ giá ca cao tăng bình quân 5.000 đồng/kg và anh sơ chế bán hạt tươi trực tiếp cho Công ty Puratos Grand – Place nên giá tăng lên tương đương 6.500 đồng/kg trái tươi. Với năng suất thu hoạch khoảng 8 tấn, cây ca cao đem về thu nhập cho anh Thanh trên 50 triệu đồng.

Chăm sóc không mấy khó

Kinh nghiệm của người trồng ca cao bón phân phối trộn các loại phân đơn gồm đạm, lân, kali theo tỷ lệ 1-2-1 hoặc 1-1-1, tùy theo thời điểm cây ra hoa và nuôi trái. Với cách bón phân này, vừa giảm tỷ lệ phân bị thất thoát vừa giúp tôi tiết kiệm gần 40% so với mua phân hỗn hợp bón cho cây trồng.

Theo kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho ca cao của các kỹ sư Cty Cổ phần Bình Điền, lượng bón tuỳ theo tuổi cây như sau: Năm thứ nhất : 0,2-0,3kg/cây. Năm thứ hai : 0,5-0,6kg/cây Năm thứ ba : 0,6-0,8kg/cây. Lượng phân này chia làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô. Đối với cây ca cao kinh doanh nên cắt tỉa cành vượt, cành sà, đồng thời cắt bỏ những cành yếu, cành khô, cành sâu bệnh mỗi năm 3 lần.

Bón phân cho cây ca cao kinh doanh: Ca cao kinh doanh có nhu cầu kali cao nhất, đến đạm, lân và trung vi lượng. Lượng bón thay đổi tùy theo loại đất, tuổi cây và năng suất. Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao ăn nông (80% rễ tập trung ở tầng 0-30cm) nên cần bón phân trong lớp đất mặt. Rải phân bằng cách theo đường chiếu của vanh tán rồi vùi lấp để giảm bớt thất thoát do bay hơi, rửa trôi. Vào thời kỳ kinh doanh, cây đã giao tán, có thể chịu hạn và cho năng suất khá.

Ngoài ra, ca cao cũng có một số loại sâu bệnh thông thường. Tuy nhiên, không đáng ngại bởi tất cả đã được cán bộ kỹ thuật tại địa phương đều biết cách phòng trừ.

Đối tượng trồng xen canh cho thu nhập ồn định 60 triệu đồng/ha bên cạnh các cây chủ lực khác là điều để người trồng lựa chọn. Bởi thị trường tiêu thụ ca cao hiện nay rất ổn định, giá có thể xuống thấp trong thời gian tới.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phân bón thật – phân bón giả (P2)

Một số kinh nghiệm giúp phân biệt, lựạ chọn được phân thật như sau:

Phân hỗn hợp NPK là phân đa yếu tố vì ngoài thành phần dinh dưỡng chính là đạm-lân-kali  còn có các chất trung lượng và vi lượng. Phân bón có  hàm lượng dinh dưỡng cao 99%. Như vậy, gần 100% là chất dinh dưỡng nên giảm chi phí vận chuyển và không chứa hóa chất độc hại.

Mua phân bón phù hợp với cây trồng và đất

 

So với việc sản xuất bằng phương pháp trộn thông thường, công nghệ hóa lỏng Ure có thể nén hàm lượng đạm và tổng hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng cao hơn gấp đôi, lại dễ dàng đưa các hoạt chất chống thất thoát đạm, tăng cường hiệu quả sử dụng lân vào viên phân. Từ đó giúp phân tan nhanh giúp cây trồng dễ hấp thụ phân bón, giảm thất thoát dinh dưỡng do điều kiện thời tiết gây ra. Ngoài ra, với công nghệ này còn giúp làm giảm hàm lượng lưu huỳnh trong phân nhằm làm giảm độ chua của đất.

Ngoài ra, dây chuyền sản xuất phân bón NPK dạng một hạt Urê hoá lỏng, phun sương tạo hạt còn giúp các hợp chất sẽ hoà hợp đều nhau và những hạt phân đồng đều, ổn định về chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Với dây chuyền hóa lỏng Urê, sản phẩm được thông qua 2 máy sấy, một máy làm nguội và phối hợp với các kết cấu trong dây chuyền, cũng như công nghệ tiên tiến, như vậy sản phẩm được tạo ra từ công nghệ này sẽ không dễ bị vón cục và cường độ hạt phân cũng tốt hơn, không dễ bị vỡ từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Thành phần các chất dinh dưỡng được ghi cụ thể trên bao bì từng chất chiếm bao nhiêu % rất rõ ràng, không mập mờ. Để tránh mua phải phân bón giả cần chú ý: Không ham rẻ, không ham khuyến mại cao vì đã là doanh nghiệp họ đều cần lợi nhuận. Nếu rẻ mà lại khuyến mại lớn chỉ có thể là phân giả, phân kém chất lượng. Không mua phân vón cục, đóng rắn, cứng ngắc hoặc chảy nước vì đã bị biến đổi chất lượng. Không sính ngoại, dinh dưỡng ngoại hay nội đều giống nhau, trong khi phân bón ngoại đắt hơn.

Chọn mua phân của các doanh nghiệp lớn, uy tín và có bề dày lịch sử. Chọn loại phân chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau bởi cây trồng cần nhiều các chất dinh dưỡng trung và vi lượng khác ngoài NPK. Chọn mua phân bón chậm tan trong đất để tăng hiệu quả sử dụng phân bón cũng như hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Mua phân bón phù hợp với mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây bởi mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Mua phân bón phù hợp với cây trồng và đất: đất chua phải dùng loại phân kiềm. Mua phân phù hợp với đối tượng cây trồng và đất.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phân bón thật – phân bón giả (P1)

Phân bón quyết định 40% năng suất và chiếm 60 – 70% chi phí sản xuất trồng trọt. Tuy nhiên do sự quản lý lỏng lẻo là nguyên nhân chính khiến tình trạng phân bón giả, phân kém chất lượng lộng hành….

Phân bón giả (bên trái) và phân bón thật (bên phải)

Nông dân hoang mang với nạn phân giả, khó phân biệt đâu là phân giả, đâu là phân thật, nhất là phân Kali và các loại phân hỗn hợp NPK.

Theo phản ánh của nhiều bà con, phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang có chiều hướng gia tăng.

Thời gian qua, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý rất nhiều cơ sở kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng nhưng tình trạng vẫn còn tiếp diễn.

Ông Nguyễn Văn Năm ở An Giang cho biết: vừa qua ông có mua phân NPK để bón cho cây ăn trái, nhưng bón xong thấy cây không phát triển, hạt phân không tan trong nước và bị vón cục.

Lợi dụng sự thiếu cập nhật thông tin của bà con nông dân, sự hám lợi của các đại lý, phân bón kém chất lượng mới có cơ hội thâm nhập vào từng nhà nông, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm cho bà con nông dân tốn kém chi phí và không tin tưởng vào các công ty cung cấp phân bón chất lượng.  Hậu quả, nông dân “tiền mất, tật mang” mà không biết kêu ai.

Ở Đak Nông, nhiều hộ nông dân mua nhầm phân kém chất lượng nên cây cà phê bị héo lá, trái không chín, cây không nhiều hạt. Sau một thời gian vất vả chăm sóc, tốn kinh phí đầu tư, mua phải phân dỏm, người nông dân tay trắng, mất mùa.

Qua những lần mua phải phân bón kém chất lượng như vậy, niềm tin của người dân dành cho các công ty cung cấp phân bón chân chính giảm sút, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, thương hiệu của các nhà sản xuất, kinh doanh phân bón khác dẫn đến rối loạn thị trường.

Cách phân biệt phân bón thật – phân bón giả

Để giúp cho nông dân tự bảo vệ mình, Phân Bón Hà Lan giới thiệu một số kinh nghiệm được tổng hợp từ các chuyên gia trong lĩnh vực phân bón.

Phân hóa học là loại phân bón chủ lực, cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O) cho cây trồng, là những yếu tố dinh dưỡng quyết định tới năng suất và chất lượng cây trồng.

Phân hóa học đang lưu thông trên thị trường gồm hai nhóm chính là: phân đơn chất và phân đa chất. 
I. Phân hóa học đơn chất: là nhóm phân bón chứa một loại dưỡng chất đa lượng chủ yếu, gồm có ba loại chính là:
Phân chứa đạm: thành phần chính là Urê chứa 46% nitơ (N), Sun-phat A-môn (S.A) chứa 20-21%N. Loại phân này chủ yếu là nhập khẩu. SA, clorua amon, supe lân và lân nung chảy là khó làm giả hơn vì tương đối dễ nhận biết do công nghệ sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư lớn hoặc giá trị thấp, việc làm giả không mang lại lợi nhuận cao.

Phân chứa lân gồm supe lân và lân nung chảy và phân chứa kali khó làm giả do đòi hỏi công nghệ sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư lớn nên việc làm giả không mang lại lợi nhuận cao.

II. Phân hỗn hợp là nhóm phân bón có chứa từ 02 yếu tố dinh dưỡng đa lượng, nguyên tố trung vi lượng khác như sau:

  1. Phân chứa Đạm và Lân, có các loại như Mô-nô A-mô-ni-um Phốt-phát (MAP) chứa từ 10-11% Ni-tơ và 49-50% ô-xít Phốt-pho và Di A-mô-ni-um Phốt-phát (DAP) chứa 16-18% Ni-tơ và 44-46% ô-xít Phốt-pho chủ yếu phải nhập khẩu.
  2. Phân chứa Đạm và Ka-li có tên gọi chung là phân hỗn hợp KNS, NKS, NK, chủ yếu sản xuất trong nước từ nguyên liệu là 2 loại phân đơn S.A và MOP có trộn thêm một số phụ gia khác như phẩm màu, bột sét đỏ nhưng được chia ra nhiều loại khác nhau do tỷ lệ thành phần 2 dưỡng chất khác nhau và tên gọi thương mại khác nhau tuỳ theo từng cơ sở sản xuất.
  3. Phân chứa Đạm, Lân và Kali là phân hỗn hợp NPK, gồm hàng ngàn loại khác nhau do tỷ lệ thành phần các dưỡng chất khác nhau.

Phân hỗn hợp NPK rất dễ làm giả, làm nhái, làm kém chất lượng do công nghệ sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp, việc làm nhái, làm giả mang lại lợi nhuận lớn do chênh lệch giá cao. Việc xác định hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng chỉ xác định được chính xác bằng máy móc phân tích mà khó phân biệt được bằng cảm quan.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phân biệt phân bón thật và giả

Cách phân biệt phân bón thật – giả

Phân biệt phân bón thật – giả

Phân Ka-li clo-rua (KCl) chứa 60% K2O

Màu sắc đặc trưng: đỏ hồng, hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng. Đây là loại phân chứa Ka-li phổ biến nhất, và cũng là loại phân bị lợi dụng làm giả, làm nhái nhiều nhất, gây tổn thất nặng nề nhất cho người nông dân do chênh lệch giá giữa hàng thật-hàng giả rất lớn, lại dễ làm giả.

Nông dân dễ bị mua phải phân Ka-li giả do trên thị trường có các loại phân NKS, KNS, NPK… được một số nhà sản xuất cố tình làm rất giống phân Clo-rua Ka-li về mặt hình thức, nhất là màu đỏ đặc trưng của Kali, nhưng thực chất chỉ có từ 10-30 % là Ô-xit Ka-li, còn lại là phân SA, muối ăn, phẩm màu, bột sét đỏ. Đây là loại phân phải nhập khẩu 100%, do đó khi mua hàng, người nông dân cần yêu cầu đại lý: Bán cho loại phân Ka-li thật, có hàm lượng K2O ≥ 60%, sau đó phải xem bao bì có đúng là hàng nhập khẩu hay không. Các loại phân do các cơ sở trong nước sản xuất, trên bao bì không ghi hàm lượng K2O chiếm 60%thì đều là hàng giả, hàng nhái.

Khi mua hàng nên mang theo một chiếc cốc thủy tinh nhỏ, trắngvà trong suốt cùng một ít nước sạch trong cốc. Thả một nhúm chừng 3-5 gam sảnphẩm vào trong cốc nước có dung tích 50-100 ml để làm thực nghiệm và quan sát kếtquả như sau:

Cách thử: Cho 3-5 gam phân khô ráo vào cốc nước trong.

Phân Kali clorua thật:

– Cốc nước chưa có màu hồng đỏ

– Một phần chìm xuống nước, một phần vẫn nổi trên mặt cốc nước

– Sau khi khoắng mạnh, dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt,không vẩn đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc. Phân tan hết.

Phân Kali clorua kém chất lượng:

– Cốc nước lập tức có màu hồng đỏ

– Toàn bộ phân chìm xuống và tan rất nhanh,

– Sau khi khoắng mạnh, dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục,không có váng đỏ bám quanh thành cốc. Có thể để lại cặn không tan hết.

Phân Ka-li sunfat (K2SO4) chứa 50% K2O:

– Màu trắng, ở dạng hạt nhỏ hoặc bột, cũng là loại phân phảinhập khẩu, số lượng dùng không phổ biến, dễ bị làm giả khi trộn lẫn với bột đávôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng. Cách phân biệt như sau:

Cách thử: Cho 7-10 gam phân vào cốc nước trong.

Phân Sun – phát Ka – li (SOS) thật: Tan hết trong nước, dungdịch có màu trong suốt.

Phân giả: Có thể không tan hết, để lại cặn lắng (bột đá) hoặc dung dịch vẩn đục do huyền phù của vôi hoặc sét trắng.

Phân U-rê:

Có hai loại phân U-rê chính là loại hạt trong và hạt đục, cảhai loại đều có công thức hóa học và hàm lượng ni-tơ như nhau, tối thiểu là 46%.

– Phân U-rê hạt trong: là loại phổ biến nhất, phân rất dễ tan, có màu trắng trong, dạng hạt tròn. Đây là loại phân rất khó làm giả, tuynhiên đã xuất hiện loại kém chất lượng bằng cách trộn phân SA vào phân U-rê theo một tỷ lệ nhất định do phân SA rẻ hơn phân U-rê.

Đặc điểm để nhận biết là phân U-rê thật chỉ có dạng hạttròn, còn nếu có lẫn phân SA thì các hạt phân SA có dạng tinh thể, nhiều góc cạnh.Hiện nay nước ta chỉ có 2 nhà máy sản xuất được U-rê hạt trong là Đạm Hà Bắc vàĐạm Phú Mỹ, còn lại là U-rê nhập khẩu. Do đó, phân U-rê của các cơ sở sản xuấtkhác ở trong nước đều là hàng giả. Vì vậy, bà con nông dân nên chọn mua 2 loạiU-rê Hà Bắc và Phú Mỹ, hoặc U-rê trên bao bì có ghi rõ ràng nguồn gốc nhập khẩu.

– Phân U-rê hạt đục: đây là loại phân rất tốt, phân có dạng hạt to, đường kính hạt 2- 4mm, cứng, màu trắng đục như sữa. Đây là loại phân phải nhập khẩu 100%, rất khó làm giả hoặc việc làm giả không đem lại lợi ích đáng kể.Bà con nông dân có thể an tâm khi mua và sử dụng loại phân này.

Đối với các loại phân hỗn hợp NPK nói chung rất khó phân biệt được thật – giả và xác định được mức chất lượng bằng cảm quan thông thường mà phải dựa trên kết quả phân tích của các trung tâm phân tích. Kinh nghiệm chung để mua được đúng chủng loại và chất lượng các loại phân NPK là chọn mua sản phẩm của các công ty lớn, có uy tín trên thị trường, mua tại các đại lý bán hàng chính thức của các công ty đó.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Xác định nguyên nhân Tôm Hùm chết ở Vịnh Xuân Đài – Sông Cầu, Phú Yên

Nguyên nhân tôm hùm chết được xác định là do môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm và tôm hùm bị nhiễm bệnh sữa.

Tôm Hùm

Tính đến thời điểm này, số lượng nuôi tôm hết ở Phường Xuân Yên và xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã lên trên 523.000 con với tổng thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Nguyên nhân tôm hùm chết được xác định là do môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm và tôm hùm bị nhiễm bệnh sữa.

Kết quả phân tích mẫu nước của Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên cho thấy: Thành phần tảo giáp chiếm ưu thế, mật độ tế bào tảo rất cao. Các chỉ tiêu NH3, PO4 vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản, chỉ tiêu oxy hòa tan trong nước quá thấp.

Trong khi đó, kết quả phân tích mẫu bệnh do Cơ quan Thú y vùng 4 thực hiện cho thấy tôm hùm bị nhiễm bệnh sữa.Từ những kết quả này, Sở Nông nghiệp và Phát nông thôn Phú Yên nhận định nguyên nhân tôm hùm chết là do mật độ nuôi quá dày cả về số lượng lồng nuôi và số con/lồng nuôi. Thức ăn dư thừa, chất thải từ hoạt động nuôi tích tụ, gây ô nhiễm nguồn nước tại khu vực nuôi.

Một yếu tố khác là thời tiết thay đổi đột ngột, có mưa dông đã làm nước có hiện tượng phân tầng, tầng đáy rất lạnh nhưng bề mặt có ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao làm quá trình phân hủy hữu cơ ở tầng đáy diễn ra mạnh và tảo phát triển quá mức gây hiện tượng thiếu oxy cục bộ làm các loài thủy sản nuôi và sống trong tự nhiên bị chết ngạt.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phú Yên: Khuyến cáo về môi trường nuôi Tôm Hùm chưa cải thiện

Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản tỉnh Phú Yên khuyến cáo người nuôi tôm hùm bằng lồng bè ở vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu) về môi trường nuôi chưa được cải thiện.

Tôm Hùm tại Vịnh Xuân Đài

Theo đó, hàm lượng oxy hòa tan tại các vùng nuôi vẫn còn ở mức thấp. Tôm hùm nuôi và cá ngoài tự nhiên vẫn còn bị chết rải rác.

Địa phương đã khuyến cáo, hộ nuôi nên di dời lồng đến vùng có mực nước sâu hơn, nơi nước được lưu thông tốt. Đồng thời, nên nâng lồng nuôi cách tầng đáy từ 2 – 2,5m và cách tầng mặt 1,5m, không đặt lồng nuôi theo hình thức găm chìm.

Bên cạnh đó, người nuôi tôm hùm cần thường xuyên lặn, kiểm tra tình hình sức khỏe tôm hùm, vị trí đặt lồng nuôi, thường xuyên thu gom vỏ tôm lột, các loài thủy sản đã chết và vỏ nhuyễn thể làm thức ăn cho tôm hùm, đưa vào đất liền chôn lấp, không được xả thải trong vịnh Xuân Đài. Người nuôi lựa chọn thức ăn tươi đảm bảo chất lượng, bổ sung chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất định kỳ nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm hùm….

Theo thống kê chưa đầy đủ của UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 24/5 – 6/6, đã có trên 16 triệu con tôm hùm của 693 hộ nuôi thuộc xã Xuân Phương và phường Xuân Yên bị chết, ước thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Giải pháp thay thế kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi

Kháng sinh đã không còn được phép sử dụng làm chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Có những giải pháp nào để giúp vật nuôi vẫn tăng trưởng tốt?

Một trang trại heo ở Trảng Bom (Đồng Nai) đang thử nghiệm B-safe

Nhiều giải pháp thay thế

Theo quy định trong Nghị định 39/2017, kể từ ngày 1/1/2018, kháng sinh dùng làm chất kích thích tăng trưởng không còn được phép trong TĂCN.

Tuy nhiên, quy định nói trên khiến cho nhiều chủ trang trại, hộ chăn nuôi lo lắng về khả năng tăng trưởng cùng như phòng chống dịch bệnh của vật nuôi so với khi còn được sử dụng TĂCN có kháng sinh làm chất kích thích tăng trưởng.

Thông tin từ các chuyên gia ngành chăn nuôi, cho hay, hiện đã có nhiều giải pháp tốt để thay thế kháng sinh trong TĂCN. Chẳng hạn, theo TS Dương Duy Đồng (ĐH Nông Lâm TP HCM), để đảm bảo an toàn dịch bệnh (ATDB) trong bối cảnh không sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng trong TĂCN, về dinh dưỡng, có thể thực hiện nhiều giải pháp.

Trước hết, cần điều chỉnh không chỉ các chỉ tiêu dưỡng chất mà xem xét đến cả các thành phần nguyên liệu và chất bổ sung sử dụng trong công thức.

Các giải pháp cần cân nhắc: Giảm nguy cơ từ các vi khuẩn có hại bằng cách điều chỉnh hợp lý mức đạm thô, acid amin thiết yếu, hạn chế sử dụng nguyên liệu nguồn gốc động vật; tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của vật nuôi với các chế phẩm enzyme (NSP enzyme, phytase, protease), chất nhũ hóa kết hợp với xử lý nguyên liệu hợp lý hơn.

Các nhóm chế phẩm sinh học có tác động duy trì sức khỏe và gián tiếp hỗ trợ tăng năng suất vật nuôi, gồm: Probiotics, vi khuẩn hoặc nấm men sống; chiết xuất thực vật; acid hữu cơ; prebiotics, vách tế bào nấm men; oligosaccharides; các peptides. Ở EU, các chế phẩm sinh học đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc thay thế kháng sinh trong TĂCN.

TS Dương Duy Đồng cho rằng, để sử dụng có hiệu quả các chế phẩm nêu trên, cần hiểu biết sâu sắc tính năng của từng loại, điều kiện ứng dụng (đối tượng vật nuôi, nguy cơ sức khỏe, các tác động qua lại của môi trường chăn nuôi) và khả năng sử dụng đơn lẻ hay phối hợp các nhóm chế phẩm hoặc một vài sản phẩm khác nhau trong cùng một nhóm chế phẩm.

Giải pháp B-safe

Để thay thế việc sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng trong TĂCN, mới đây, tại TP HCM, Wisium (thương hiệu quốc tế chuyên về lĩnh vực premix và các dịch vụ tư vấn của Neovia) đã giới thiệu giải pháp B-safe.

B-safe là sự kết hợp giữa khoáng sét (zeolite) và đồng sunfate, với hàm lượng đồng thấp. Đồng chủ yếu được định vị trên bề mặt khoáng sét nên có tính phân tán cao. Các hạt khoáng sét rất mỏng, làm gia tăng đáng kể diện tích tiếp xúc của đồng với những mầm bệnh tiềm tàng. Do đó, sử dụng B-safe trong TĂCN sẽ giảm áp lực về môi trường nhờ giảm sự bài tiết đồng của vật nuôi.

B-safe được Wisium nghiên cứu và phát triển từ 15 năm qua. B-safe đã được kiểm chứng qua hơn 60 lượt thử nghiệm trên heo, gia cầm tại Mỹ, Canada, Mexico, Pháp, Hà Lan, Thái Lan và Malaysia, trong môi trường nghiên cứu R&D và trong điều kiện trang trại, với hơn 80% thử nghiệm đạt kết quả tốt. Ở Việt Nam, B-safe đã được thử nghiệm tại một số trang trại và có hiệu quả tích cực.

Các thử nghiệm cho thấy B-safe đã chứng minh có tác dụng trên vi khuẩn và có lợi đối với sức khỏe đường ruột. Các tác dụng cụ thể của B-safe gồm: Kiểm soát các khuẩn gây bệnh, hỗ trợ các khuẩn cộng sinh; đảm bảo sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột; bảo vệ quá trình tiêu hóa; giúp hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng; cải thiện hiệu quả tăng trưởng cho vật nuôi.

Với những đặc tính và tác dụng như trên, B-safe được coi là giải pháp đột phá thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng trong TĂCN.

Qua nhiều thử nghiệm thực tiễn, B-safe đã chứng minh là một giải pháp hoàn hảo từ thiên nhiên để thay thế các loại kháng sinh kích thích tăng trưởng.

Khi sử dụng B-safe kết hợp với các chất bổ sung hiệu quả khác cùng với việc lưa chọn con giống tốt, có thểlàm giảm hoặc ngừng sử dụng kháng sinh cho mục đích điều trị.

Ở EU, B-safe hiện đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thay thế kháng sinh (các sản phẩm của Wisium đã tham gia vào việc thay thế kháng sinh trong TĂCN tại châu Âu từ 12 năm nay).

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.