Quy trình sản xuất rau sup lơ an toàn

Rau súp lơ là một loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Để nâng cao giá trị cũng như tăng tính an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật sản xuất rau súp lơ an toàn

1.Giống trồng

Nguồn giống: Sử dụng các giống chất lượng cao được cung ứng từ các Công ty có
uy tín và một số giống địa phương trong nước. Nên sử dụng các giống lai F1 để cây khỏe, hoa đều và năng suất cao.

2. Vườn ươm

Gieo hạt trên luống đất: 

– Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Xử lý đất bằng Mocab (20 ml/8 lít) và
Sincosin (30 ml/8 lít) tưới hoặc phun đều trước khi phay đất để hạn chế tuyến trùng. 1ha cải bắp cần 200 – 250 m2 vườn ươm. Lên luống cao 25 – 30 cm, rộng 80 – 100 cm.

– Lượng phân bón lót cho 1 m2 vườn ươm là: 1,5 kg phân chuồng, 150 gam phân
lân super, 100 gam kali.

– Cách bón: Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ
lên mặt luống dày 1,5 – 2,0 cm.

– Lượng hạt cần cho 1 ha là 400 – 600 gam, lượng hạt gieo cho 1 m2 vườn ươm là
1,5 – 2,0 gam.

– Cách gieo hạt: hạt giống nên ngâm trong nước ấm 54 ºC trong thời gian 20 phút
trước khi gieo. Hạt gieo đều trên mặt luống, sau khi gieo phủ 1 lớp trấu hoặc rơm rạ chặt
ngắn 5 – 10 cm, sau đó dùng ô roa tưới đẫm nước. Trong 3 – 5 ngày sau gieo tưới nước 1-2 lần/ngày, khi hạt đã nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1 – 2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần. Khi cây được 2 – 3 lá thật tỉa bỏ cây bệnh, cây dị dạng, để khoảng cách
cây x cây 3 – 4 cm/cây. Tuyệt đối không tưới phân đạm trong giai đoạn vườn ươm.

– Vườn ươm gieo cây con nên có mái che mưa bằng nilon hoặc tốt nhất gieo trong
nhà lưới sáng để giữ cho cây không bị ảnh hưởng bởi mưa hoặc nắng quá.

Gieo hạt vào khay bầu:

– Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều cây,
nên sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với 40
hốc/khay.

– Vật liệu làm bầu: gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân
chuồng mục. Các thành phần trên được trộn đều và đổ đầy các hốc trên khay, ấn nhẹ, rồi xếp khay trên giá cao cách mặt đất ít nhất 50 cm trong nhà lưới có che mái bằng vật liệu sáng.

– Tiêu chuẩn cây giống tốt: phiến lá tròn, đốt ngắn, cây mập, lùn. Cây có 5 – 6 lá
thật thì nhổ trồng. Sau khi gieo hạt 20 – 25 ngày cây con sẽ đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

3 Chuẩn bị đất trồng

– Vị trí đất trồng: Khu vực trồng phải cách ly với khu vực bị ô nhiễm, không bị ảnh
hưởng trực tiếp từ các nguồn chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ, nghĩa trang, đường giao thông lớn.

– Đất trồng nên chọn khu vực đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn nước
tưới, có tầng canh tác dày 20 – 30 cm. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 6- 6,5. Nếu
pH thấp hơn thì dùng vôi bột để tăng pH.

– Ngoài ra, đất phải được xác định hàm lượng một số kim loại nặng trước khi sản
xuất và trong quá trình sản xuất đảm bảo không vượt quá ngưỡng cho phép.

– Nên chọn đất luân canh với cây lúa nước hoặc các cây trồng khác… để tránh sâu
bệnh tồn dư, lây nhiễm…

– Đất trồng cần được cày bừa kỹ, làm nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, nên xử lý sâu
bệnh bằng vôi bột (500 – 1.000 kg/ha)

– Làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng từ 0,9 – 1,0 m (vụ
sớm mặt luống làm kiểu mui rùa để tránh ngập úng khi gặp mưa, chính vụ làm mặt luống bằng phẳng dễ thoát nước).

4. Kỹ thuật trồng

4.1 Thời vụ trồng

– Vụ sớm gieo từ tháng 7 – 8, trồng tháng 8 – 9.

– Chính vụ gieo từ tháng 9 -10, trồng tháng 10 – 11.

– Vụ muộn gieo từ tháng 12, trồng tháng 1 – 2 năm sau.

4.2 Cách trồng

Nhẹ nhàng nhấc cây ra khỏi khay bầu, hoặc nhổ cây tại luống đã tưới nước đủ ẩm.
Đặt cây con vào hốc, vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm gốc để cho chặt gốc.
Trồng hàng ba với khoảng cách 30 x 35 cm, mật độ 55.000 cây/ha, trồng buổi
chiều, trồng xong tưới duy trì đủ ẩm sau khi trồng để cây bén rễ tốt.

4.3 Tưới nước và chăm sóc

– Sau khi trồng, mỗi ngày tưới đủ ẩm 1 lần. Khi cây hồi xanh 2 -3 ngày tưới một
lần; có thể tưới rãnh cho cây, khi đủ ẩm phải tháo hết nước ngay.

– Nếu có điều kiện nên tưới phun mưa vào các buổi chiều tối sẽ có tác dụng rửa trôi
bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng.

– Che đậy hoa: Che hoa là một biện pháp kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ hoa, hạn
chế bệnh. Sau trồng 40 – 50 ngày (giai đoạn nụ hoa có đường kính 4 – 5 cm) có thể bẻ lá già để che hoa.

5 Phân bón

Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước
phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học. Lượng bón và phương pháp bón như sau:

Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 – 14 ngày trước khi
thu hoạch.

6. Phòng trừ sâu bệnh

6.1 Biện pháp canh tác, thủ công, sinh học

– Nên chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác rau họ Thập tự; đối với các
vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh
chuyển tiếp.

– Dùng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp
dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh đem tiêu huỷ.

– Sử dụng bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ từ đầu đến cuối vụ.

6.2 Biện pháp sử dụng thuốc BVTV

Xử lý cây giống trước khi trồng: Nên xử lý cây giống bằng cách phun thuốc hóa học có hiệu lực cao, kéo dài (Regent 800 WG, Rambo 800 WG, Match 50 EC …) lên cây giống trong vườn ươm trước khi nhổ trồng từ 2 – 3 ngày để hạn chế sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, rệp muội…

Giai đoạn đầu vụ (sau trồng – trải lá bàng): 

– Cần chú ý các đối tượng: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ
nhảy sọc cong, rệp, bệnh héo xanh … Riêng đối tượng rệp, bọ nhảy cần kiểm tra và xử lý
triệt để tránh lây lan và phát sinh mạnh ở các giai đoạn sau.

– Sử dụng thuốc BVTV thế hệ mới để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.

+ Sâu tơ: Mật độ 7 – 10 con/m2, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám: > 2
con/m2, có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron; Indoxacarb…

+ Rệp muội: > 20% cây bị cấp 1 – 2 có thể dùng các loại thuốc có hoạt
chất Imidacloprid; Fipronil…

+ Bọ nhảy: Mật độ 15 – 20 con/m2, có thể dùng các loại thuốc có hoạt
chất Acetamiprid; Nereistoxin…

+ Bệnh thối gốc, thối lá: > 15% tỷ lệ cây, lá bị bệnh có thể dùng các loại thuốc có
hoạt chất Metalaxyl; Validamycin…

Giai đoạn giữa vụ (trải lá bàng – nụ nhỏ):

– Chú ý các đối tượng: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và sâu khoang.

– Sử dụng các loại thuốc nguồn gốc sinh học để phòng trừ khi mật sâu bệnh cao
như: sâu tơ > 30 con/m2; sâu xanh, sâu khoang ≥ 4 con/m2 có thể dùng thuốc có hoạt
chất Emamectin benzoate; Abamectin…

Giai đoạn cuối vụ (15 – 20 ngày trước thu hoạch): 

– Chú ý các đối tượng: Sâutơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và bệnh thối hoa.

– Khi mật độ sâu cao (sâu tơ > 60 con/m2; sâu xanh, sâu khoang: > 5con/m2) có thể
dùng thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine, thuốc sinh học Bt và các loại thuốc nguồn gốc sinh học tương tự như giai đoạn giữa vụ để phòng trừ.

– Đối với bệnh thối lá, hoa lơ khi tỷ lệ bệnh phát sinh > 5% có thể dùng các loại
thuốc có hoạt chất Acrylic, Streptomycin sulfate, Validamycin…

Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn
thuốc.

7. Thu hoạch

Khi tuổi hoa lơ được 15 – 20 ngày, xung quanh mặt hoa có hiện tượng rão là thu
hoạch tỉa (cây lớn trước, cây bé sau). Loại bỏ lá gốc chỉ để một số lá sát hoa. Chú ý không rửa, đưa hoa lơ vào bao bì để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Nguồn: tuaf.edu.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Phát triển cây súp lơ xanh Nhật Bản trên vùng đất Măng Đen

Măng Đen (Kon Plông) là vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại rau hoa xứ lạnh, trong đó có cây súp lơ xanh Nhật Bản.

Để giúp người dân từng bước làm quen với các loại rau hoa xứ lạnh, năm nay Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư tỉnh đã hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 21 hộ dân ở thôn Tu Rằng, xã Măng Cành trong vùng quy hoạch phát triển rau hoa xứ lạnh Măng Đen trồng thử nghiệm 1ha súp lơ xanh Nhật Bản.

Theo đánh giá từ các hộ dân tham gia thực hiện mô hình, mặc dù là vùng đất mới được khai hoang, lớp mùn trên bề mặt của đất san ủi không đều, khâu cải tạo nâng cao độ mùn của đất chưa có thời gian hoàn thiện, nhưng cây súp lơ xanh Nhật Bản sinh trưởng và phát triển tốt.

Ông Nguyễn Hoàng Khương – người thực hiện mô hình cho biết, mặc dù mới trồng thử nghiệm, kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng cây súp lơ Nhật Bản đã khẳng định được hiệu quả kinh tế. Theo quy trình kỹ thuật, mật độ trồng 30.000 cây/ha, trừ khoảng 10% cây hao hụt (cây trồng bị chết hoặc sinh trưởng kém), còn lại khoảng 27.000 cây/ha cho thu hoạch. Bình quân mỗi cây súp lơ cho khoảng 0,5kg. Với giá bán từ 20-25 nghìn đồng/kg, tính ra 1ha súp lơ cho thu nhập từ 270-300 triệu đồng/lứa.

Theo các cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư, để trồng súp lơ cho năng suất cao, người trồng cần nắm vững kỹ thuật. Về đặc tính sinh học, súp lơ có bộ rễ ăn nông (ở lớp đất 10 – 15 cm) và ít lan rộng, bán kính hoạt động của bộ rễ chỉ 35 – 50cm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho súp lơ sinh trưởng và phát triển là 150 – 180C. Từ 250C trở lên cây mọc kém, chậm, mau hóa già, hoa súp lơ bé và dễ nở. Nếu độ ẩm không khí thấp, đất lại không đủ ẩm thì hoa súp lơ bé, chóng già, năng suất thấp. Ngược lại, nếu độ ẩm không khí cao (trên 90%) kết hợp với nhiệt độ cao thì hoa dễ thối. Độ ẩm thích hợp để súp lơ sinh trưởng tốt là 50 – 80%. Trồng súp lơ là để thu hoạch bộ phận hoa chưa nở dùng làm thực phẩm. Bộ phận này mềm, xốp ít chịu được mưa nắng.

Cây súp lơ xanh Nhật Bản phát triển tốt trên vùng đất Măng Đen.

Về đất trồng, súp lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ pH = 6,0. Súp lơ cần lượng phân bón gấp đôi so với cây cải bắp, 70 – 75% lượng chất dinh dưỡng tập trung vào thời kỳ làm hoa. Vì thế, bà con coi trọng việc bón thúc cho súp lơ trong thời kỳ súp lơ gần ra hoa.

Cũng theo Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư, thời vụ gieo trồng súp lơ chia làm 2 vụ. Vụ sớm: gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8 – 9. Vụ chính: gieo tháng 10 – tháng 12, trồng tháng 11 – 12. Trước khi đem gieo, bà con ngâm hạt vào nước nóng 500C trong 25 – 30 phút để diệt các nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống, đồng thời tăng tỷ lệ mọc của hạt khi gieo. Lượng hạt gieo trên 1m2 khoảng 3,5 – 4g (1 ha gieo 400g đến 600g). Sau khi gieo hạt phải tưới giữ ẩm từ 65 – 70% (chú ý che mưa nắng cho cây giống). Riêng đối với súp lơ vụ sớm, sau khi cây con mọc được 15 – 18 ngày thì phải đem giâm.

Đất giâm súp lơ vụ sớm cũng làm luống như lúc gieo hạt, cây cách cây 5 – 6 cm theo hình nanh sấu. Cây súp lơ cần giâm vào buổi chiều để cây đỡ héo, mau bén rễ. Giâm xong, tưới nước giữ ẩm ngay. Cây giống giâm được 20 – 25 ngày thì nhổ đem trồng. Vụ sớm làm luống cao; vụ chính làm luống thấp và phẳng. Lượng phân bón lót cho 1 ha súp lơ cần 40 tấn phân chuồng, 50 kg urê, 25 kg lân, 70 kg ka li. Các loại phân trộn đều nhau rồi bón theo hốc trồng. Việc bón thúc dùng phân urê (20 kg/ha) pha loãng/kỳ tưới. Bón thúc kỳ 1 sau khi trồng súp lơ độ 15 ngày; kỳ 2 sau kỳ 1 từ 10 – 12 ngày; kỳ 3 khi cây đã chéo nõn.

Trong quá trình chăm sóc, bón phân và tưới nước bà con cũng có thể lựa chọn các dòng phân bón sinh học để bón qua lá nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí về phân bón hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vật tạo ra dòng nông sản an toàn. Một trong những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đó chính là chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái- được sản xuất theo công nghệ nano tiên tiến kết hợp với công nghệ sinh học hiện đại. Chế phẩm sinh học này được coi là một giải pháp toàn diện cho nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Nguồn: Báo Kontum được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây Súp lơ

Súp lơ ( Brasica cauliflora L.) là loại rau dễ tiêu thụ, giá bán tương đối cao nên được nhiều nông dân chọn trồng trong vụ đông.

Bộ phận của cây súp lơ được làm thực phẩm là toàn bộ phần hoa chưa nở. Bộ phận này mềm, xốp nên không chịu được mưa nắng.  Súp lơ có bộ phận lá rất phát triển so với su hào, nhưng bộ rễ phát triển kém hơn nhiều, ăn nông (ở lớp đất 10 – 15 cm) và ít lan rộng, bán kính hoạt động của bộ rễ chỉ 35 – 50 cm. Vì vậy, cây súp lơ chịu hạn, chịu nước kém.

Để giúp nông dân trồng súp lơ hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc loại rau này.

1. Thời vụ

Súp lơ là loại cây chịu được lạnh, nhiệt độ thích hợp 15 – 180C.

– Vụ sớm: gieo tháng 7 – đầu tháng 8, trồng tháng 8 – 9. Vụ này nên sử dụng các giống chịu nhiệt, chín sớm.

– Vụ chính: gieo tháng 9 – 10, trồng tháng 10 – 11.

– Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng vào tháng 12. Vụ này không dùng giống chín sớm, nên sử dụng các giống chịu rét, chín muộn.

Tuổi cây giống súp lơ đem trồng tốt nhất có 4 – 5 lá thật. Trồng cây giống quá tuổi sẽ cho ngù hoa nhỏ, năng suất thấp.

2. Làm đất và bón phân lót

Sau khi đất đã được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại thì lên luống rộng 0,9-1 m, cao 18-20 cm, rãnh rộng 25-30 cm. Vụ sớm làm luống cao, hình mui luyện; vụ chính và vụ muộn làm luống thấp và phẳng.

Bón phân lót cho 1000m2 như sau:

– Phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01: từ 1,5 – 2 tấn.

– Phân Better NPK 16-12-8-11+TE: 100kg

Trộn đều phân hữu cơ và NPK rồi bón theo hốc trồng là tốt nhất. Bón xong đảo đất cho đều.

3. Mật độ trồng

Trồng hàng kép nanh sấu trên luống với khoảng cách 60 x 50 cm hoặc 40 x 50 cm (mật độ 21.000 – 23.000 cây trên 1 ha). Đối với giống chín sớm và giống trung ngày trồng với mật độ dày hơn. Đối với các giống chín muộn và giống có bọ lá lớn thì mật độ trồng thưa hơn.

Tiêu chuẩn cây giống tốt: có 4-5 lá thật, cây to, mập, lá xanh, gốc đỏ, không bị dị hình.

4. Chăm sóc

– Thời kỳ hồi xanh: Sau khi trồng phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên, tưới 1-2 lần/ngày tùy theo thời tiết. Kiểm tra đồng ruộng để kịp thời cấy dặm những cây bị chết. Sau trồng 10-15 ngày thì xới phá váng, xới sâu, xới rộng giúp đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại.

– Thời kỳ chải lá: Tưới bằng phương pháp tưới rãnh, trung bình 7-10 ngày tưới 1 lần. Xới nông, vun đất vào gốc. Dùng 4-5 kg Better NPK 16-12-8-11+TE hòa nước tưới gốc cho 1000m2, tưới 2-3 lần, cách nhau 4-5 ngày để thúc cho cây nhanh phát triển. Cũng có thể bón khô cách gốc 7-10 cm, sau đó đưa nước vào rãnh, dùng gáo tưới nước hoà tan phân đạm.

– Thời kỳ ra ngù hoa, thu hoạch: Tiếp tục tưới nước, tưới thúc dùng 10kg 12-12-17-9+TE hòa nước tưới gốc khi cây đã có ngù hoa, trước khi thu hoạch ngừng tưới nước 1 tháng; sau đó cách 7-10 ngày, tưới thúc Better NPK 12-12-17-9+TE khoảng 2-3 lần cho tới khi thu hoạch. Chú ý không để phân và nước tưới rơi trên lá và ngù hoa. Khi cây bắt đầu có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay.

Việc che đậy này phải làm cho tới khu thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé, có thể bẻ gập 1-2 lá trong lại để đậy (chú ý không bẻ rời hẳn mà chỉ bẻ gẫy gân chính của lá). Khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Súp lơ thường bị bệnh thối cổ rễ và bệnh thối đen. Bệnh chủ yếu lây lan qua hạt giống và phát triển mạnh khi độ ẩm đất quá cao (trên 90%). Vì vậy, nhất thiết phải xử lý hạt giống trước khi gieo và tránh tưới nước quá ẩm.

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp cho cây (IPM), thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, có chế độ luân canh hợp lý giữa cây trồng cạn và cây trồng nước, giữa các cây trồng khác họ.

Khi cây có hoa chỉ nên dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học.

Ngừng phun thuốc 15 ngày trước khi thu hoạch.

6. Thu hoạch súp lơ

Phải thu hoạch khi hoa còn non, hoa chưa nở mới đảm bảo được năng suất và phẩm chất của hoa lơ. Từ khi ngù hoa xuất hiện đến khi thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày tuỳ theo giống và điều kiện thời tiết. Lúc này mặt hoa lơ bắt đầu gồ ghề, có hiện tượng rão ở xung quanh hoa thì phải thu hoạch ngay.

Dùng dao sắc cắt ngang cây, chỉ để lại 4-5 lá để bảo vệ hoa. Sau khi thu hoạch cần phải tiêu thụ sản phẩm ngay.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Quy trình SX súp lơ xanh an toàn

Trong quy trình SX súp lơ an toàn, khâu làm đất, bón phân khá quan trọng. Sau khi làm kỹ đất, tiến hành bón lót từ 200 – 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, lân 5 kg, vôi bột 12 kg/sào Bắc bộ.

Súp lơ xanh mang lại thu nhập khá cho nông dân Hà Nội

Hiện đang là thời điểm bà con nông dân Thủ đô chuẩn bị vụ trồng súp lơ xanh muộn phục vụ nhu cầu tiêu thụ rau dịp Tết Nguyên đán. Những năm gần đây, nhiều vùng rau của Hà Nội “ăn nên làm ra” nhờ đẩy mạnh phát triển súp lơ xanh.

Theo Quy trình kỹ thuật SX súp lơ xanh an toàn do Sở NN-PTNT Hà Nội ban hành, thời vụ gieo trồng súp lơ xanh như sau: Vụ sớm, gieo từ tháng 7 – 8, trồng tháng 8 – 9; Chính vụ, gieo từ tháng 9 – 10, trồng tháng 10 – 11; Vụ muộn, gieo từ tháng 12, trồng tháng 1 – 2 năm sau.

Nguồn giống được bà con nông dân Thủ đô sử dụng mấy năm gần đây chủ yếu là giống chất lượng cao được NK bởi các DN lớn, uy tín trong nước. Theo đó, cần 550 – 700g hạt giống/ha, cây con cần từ 45.000 – 50.000 cây/ha (1.600 – 1.800 cây/sào).

Trong quy trình SX súp lơ an toàn, khâu làm đất, bón phân khá quan trọng. Sau khi làm kỹ đất, tiến hành bón lót từ 200 – 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, lân 5 kg, vôi bột 12 kg/sào Bắc bộ.

Luống đánh rộng 80 – 100 cm, cao 25 – 30 cm (vụ sớm mặt luống làm kiểu mui rùa để tránh ngập úng khi gặp mưa, chính vụ làm mặt luống bằng phẳng dễ thoát nước), rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống, sau đó gieo hạt, gieo xong phủ một lớp rơm rạ, trấu mỏng trên mặt luống và tuới đẫm.

Sau gieo, tưới nước 1 – 2 lần/ngày trong 3 – 5 ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất cứ 2 ngày tuới một lần. Tỉa bớt cây bị bệnh không đủ tiêu chuẩn kết hợp tưới thúc bằng phân vi sinh (chú ý không tưới đạm urê).

Khi cây được 5 – 6 lá thật thì đem nhổ trồng. Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 – 14 ngày trước khi thu hoạch.

Sau khi trồng được 45 ngày (giống sớm) đến 60 – 70 ngày (giống chính vụ và muộn) thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay. Việc che đậy này phải làm cho tới khu thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé, có thể bẻ gập 1 – 2 lá trong lại để đậy (chú ý không bẻ rời hẳn mà chỉ bẻ gẫy chân chính của lá); khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.
Lưu ý, nên dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật trước khi gieo trồng và trồng cây 2 hàng/luống với khoảng cách 40 x 50 cm.

Nên trồng cây vào các buổi chiều, tưới nước đủ ẩm hàng ngày. Nếu có điều kiện nên tưới phun mưa vào các buổi chiều tối sẽ có tác dụng rửa trôi bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng.

Nên chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác rau họ Thập tự; đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.

Dùng biện pháp thủ công: Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh đem tiêu huỷ.

Chi cục BVTV Hà Nội khuyến khích người nông dân sử dụng bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ, sâu khoang từ đầu đến cuối vụ.

Trong trường hợp mật độ sâu bệnh quá cao mới sử dụng thuốc BVTV, nhưng ưu tiên sử dụng các sản phẩm sinh học và chú ý phải đảm bảo tuyệt đối thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn.

Khi tuổi hoa lơ được 15 – 20 ngày, xung quanh mặt hoa có hiện tượng rão là thu hoạch tỉa (cây lớn trước, cây bé sau). Loại bỏ lá gốc chỉ để một số lá sát hoa. Không nên rửa hoa lơ mà đưa thẳng vào bao bì để vận chuyển đến nơi tiêu thụ sẽ giúp chất lượng, mẫu mã hoa lơ được tốt nhất.

Nguồn: Nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật mới nâng cao chất lượng súp lơ xanh

Súp lơ xanh nổi tiếng là loại “siêu thực phẩm” chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là công dụng chống ung thư. Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Illinois (Mỹ) đã tìm ra một phương pháp tự nhiên và rẻ tiền giúp kéo dài “thời hạn sử dụng” cho súp lơ xanh cũng như tăng cường nguồn dưỡng chất có lợi.

Đầu tiên, các chuyên gia xịt lên thân cây chất methyl jasmonate (MeJA – hợp chất báo hiệu thực vật vô hại) tại thời điểm 4 ngày trước khi thu hoạch. MeJA sẽ giúp tăng cường đặc tính chống ung thư của súp lơ bằng cách kích thích hoạt tính của gene có liên quan đến quá trình tổng hợp hóa sinh glucosinolate.

Kỹ thuật mới nâng cao chất lượng súp lơ xanhKỹ thuật mới nâng cao chất lượng súp lơ xanh

Đây là hợp chất thường có trong mô của súp lơ xanh cũng như thực vật họ cải bắp và đã được công nhận là tác nhân chống ung thư nhờ khả năng kích thích sản xuất các enzyme giải độc (giúp loại bỏ các chất gây ung thư khỏi cơ thể).

Mặc dù MeJA giúp tăng dưỡng chất của súp lơ xanh nhưng nó cũng có thể kích hoạt một mạng lưới gene trong cây giải phóng khí ethylene, khiến rau mau hư hỏng. Do đó, nhóm cũng phát triển thêm chất methylcyclopropene 1 (1-MCP) có đặc tính tương tự hợp chất tự nhiên trong thực vật nhằm tác động vào các protein nhạy cảm với ethylene, nhờ đó ngăn chặn hoặc làm chậm lại tốc độ thối rữa của súp lơ xanh.

Nhận xét về 1-MCP, trưởng nhóm nghiên cứu Jack Juvik cho biết: “Chất này rất rẻ và vô hại. Nó dễ bay hơi và biến mất khỏi sản phẩm sau 10 giờ”. Tuy nhiên, Juvik cũng lưu ý 2 hợp chất mới không phải là thuốc giúp loại bỏ hoặc phục hồi phần mô bị hư hỏng, mà chỉ là giải pháp bảo vệ tăng cường đối với loại rau củ này.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam