Vài nét về cá Ali mũ đỏ

Cá Ali Mũ Đỏ – Lethrinops Red Cap làm chúng ta liên tưởng tới “cô bé quàng khăn đỏ”. Một tấm thân nuột nà nhỏ nhắn với cái trán đỏ tươi chính là những gì mà mọi người thường nghĩ về chúng.

Tên thông dụng: Lethrinops Red Cap

Tên khoa học: Lethrinops sp. ‘Red Cap’ Mdoka

Kích thước trung bình: 15 cm

Thiết lập bể cá: Phong cách đá đặc trưng của hồ Malawi với nhiều không gian bơi lội

Kích thước bể cá tối thiểu: 300 lít

Khả năng tương thích: Thích hợp thả cùng với các loại cá ali hồ Malawi như Hap hoặc Aulonocara (peacock)

Điều kiện nước: Nhiệt độ 25 – 28 độ C, PH 7,6 – 8,6

Nuôi dưỡng: Những con cá ali Mũ Đỏ ăn khá tạp, tuy nhiên trong môi trường bể nuôi, bạn nên lựa chọn thức ăn chuyên dụng cho các dòng cá ali châu Phi.

Phân biệt giới tính: Cá ali Mũ Đỏ đực lớn hơn và nhiều màu sắc hơn khi trưởng thành. Cá nhỏ rất khó để phân biệt đực cái.

Nuôi dưỡng: Cá ali Mũ Đỏ – Lethrinops Red Cap là loài sinh sản ngậm trứng giống hầu hết các loại cá ali Châu Phi khác. Con đực sẽ tán tỉnh và bắt cặp với một con cái, sau khi nó đẻ trứng, cá đực sẽ thụ tinh. Quá trình cứ thế tiếp diễn khi tất cả trứng được thụ tinh. Con cái sẽ giữ trong miệng từ 3-4 tuần, trong thời gian này chúng sẽ không ăn uống.

Thông tin bổ sung: Đây là một trong những loài cá ali hồ Malawi ít xuất hiện trong các bể cá người chơi. Ngay cả những đơn vị kinh doanh cũng không thường xuyên nhập về dòng cá này. Đây là mộ dòng cá khá ngoan hiền, bạn nên tránh thả với các dòng cá côn đồ hung hãn như Mbuna. Những con cá hiền lành và ít hung hăng như Peacock và Hap rất được hoan nghênh thả cùng.

Nguồn: Tropicalfish được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Giới thiệu vài nét về cá Ali vỏ ốc

Thú chơi cá Ali nói chung và các tình yêu hồ Tanganyika nói riêng đang phần nào tìm lại thời phát triển rực rỡ.

Tuy không bộp chộp và nóng vội như thời mới yêu hồi đầu thập niên, phong trào hiện nay phát triển bền vững và chững chạc bởi những người chơi tâm huyết và có kiến thức. Fman xin cập nhật thông tin về một chủng cá hồ Tanganyika có tập tính ăn đáy và hình dạng như cá bống, mà nói đúng ra thì chúng chính là cá bống của hồ Tanganyika.

Kích thước bể cá tối thiểu: 30 gallon

Mức độ chăm sóc: Dễ dàng

Tính cách: Bán tích cực

Điều kiện nước: 72-82 ◦ F, KH 10-20, pH 7,8 -9,0

Kích thước tối đa: 6 cm

Màu sắc: Xanh, vàng

Chế độ ăn uống: Ăn thịt

Khả năng tương thích: Xem biểu đồ

Xuất xứ: Hồ Tanganyika

Họ: Cichlidae

Cá Vỏ Ốc – Gold Ocellatus Cichlid sống lang thang trong những vỏ ốc quanh bờ hồ Tanganyika, Châu Phi. Kích thước khiêm tốn của chúng thuộc loại gần như nhỏ nhất so với các cá thể Cichlidae khác. Cá Ali Vỏ Ốc có màu sắc chủ đạo và hơi xanh kim loại, với vây lưng và vây bụng to quá khổ, khi chúng sung lên tạo nên một dáng vẻ ấn tượng và độc đáo, và đây cũng chính là một phần giá trị quan trọng trong việc chúng được ưa chuộng trong các bể ali hồ Tang.

Vẻ đẹp của cá ali Vỏ Ốc

Bạn nên nuôi những bé ali Vỏ Ốc này trong một bể cá có kích thước từ 30 gallon trở lên để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cùng với một vài cá thể nhỏ bé của hồ Tanganyika nữa là tuyệt vời. Kết hợp thêm đá, nền cát và vài cái vỏ ốc, thì đấy chính là thiên đường cho chúng rồi đấy.

Cá Ali Vỏ Ốc để trứng, và việc nhân giống cũng khó khăn hơn bình thường rất nhiều, các cá thể cũng phát triển rất chậm, phải mất vài năm để chúng có thể trưởng thành về mặt giới tính. Ở độ tuổi trưởng thành, con đực thường lớn hơn con cái. Để ép đẻ, bạn nên trang bị cho chúng nhiều vỏ ốc vào nhé, sau 3,4 ngày trứng sẽ nở, để an toàn thì bạn nên di chuyển những thiên thần bé nhỏ này sang một bể khác. Cho các bé ăn tôm tươi và thức ăn nghiền nhỏ.

Chế độ ăn uống của những chú bống bé nhỏ này nên là thịt, tôm ngâm nước muối, và một số thức ăn chuyên dụng khác.

Nguồn: Live Aquaria được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Một số loại cá Ali đẹp

Thời gian gần đây, số lượng người biết đến cá ali tăng lên rất nhanh, những người quan tâm đến ali cũng ngày một nhiều hơn.

Cá Ali thường được phân loại theo màu sắc hình dạng

+ Cá ali xanh vằn

Tên khoa học: Maylandia zebra

Tên tiếng Anh: Zebra Malawi Cichlid

Tên tiếng Việt: Cá Ali xanh vằn; Cá Huyết trung cấp hồng

+ Cá Ali vàng

– Tên tiếng Anh: Yellow princes

– Tên tiếng Việt: Cá Ali vàng; Cá Hoàng tử Phi

– Nguồn cá: Sản xuất nội địa

+ Cá Ali Sao – Tropheus Duboisi Cichlid

Họ: Cichlidae

Kích thước tối đa: 13 cm

Màu sắc: Đen, xanh, trắng, vàng

Chế độ ăn uống: Ăn rong, tảo

+ Cá Ali Venustus – Venustus Cichlid

Mức độ chăm sóc: Dễ dàng

Điều kiệnnhiệt độ : 24 – 28 (C)

Kích thước tối đa: 25 ( cm )

Màu sắc: Xanh, trắng

Chế độ ăn uống: Ăn tạp

Xuất xứ: Châu Phi

+ Cá Ali đỏ

Cũng có đặc điểm giống các loại Ali trên

+ Cá Ali- Pseudotropheus Demasoni

Có tên là tiếng anh là Benga Peacock hoặc New Yellow Regal

cá có nguồn gốc từ Tanzania

+ Cá Ali- Aulonocara Baenschi

Tên thường gọi: Benga Peacock hoặc New Yellow Regal

Rất nhiều loài cichlids chỉ thích ăn một loại thức ăn nhưng Ali Aulonocara có thể ăn đa dạng các loại thức ăn.

+ Ngoài ra còn nhiều loại Ali khác : Như Ali trắng mắt đỏ, Ali xanh ……

Ali gấu trúc

Ali heo xanh

Ali trắng mắt đỏ

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Bố cục đá đẹp cho bể cá Ali

Phong trào chơi cá Ali ngày càng nở rộ, bắt đầu phát triển mạnh từ 3 năm trở lại đây, cá ali đang là một trong những thú chơi đầy cá tính và đam mê của người chơi cá cảnh Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Đối với bể cá ali, mỗi người chơi lại có những sở thích riêng trong việc sắp xếp bố cục cho bể. Có người thích một nền cát trắng với một Background 3D hoặc Tranh 3D dán phía sau. Có người lại thích một bể cá ali với bố cục đá hoành tráng, với những tảng đá lớn trong bể. Có người lại thích sử dụng những loại đá đặc biệt để làm giả cảnh một bể cá nước mặn, hay sử dụng cây nhựa để tạo nên màu xanh trong bể cá.

Dưới đây là những bố cục bể cá Ali đẹp mà cá cảnh Thái Hòa sưu tập được, hi vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho những người mới chơi đang có ý định setup một bể cá ali cho riêng mình.

Dưới đây là một số hình ảnh về thiết kế bể cá Ali đẹp:

Cách nuôi cá Ali cảnh theo chuẩn kĩ thuật nhất

Là một trong những loài thuộc họ thủy sinh, cá cảnh Ali đã khiến nhiều người chơi say mê bới những màu sắc thực sự nổi bật. Kỹ thuật nuôi cá Ali cũng không quá phức tạp nếu bạn tuân thủ đúng những quy tắc dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé !

Cá Ali là loài thuộc dòng thủy sinh nên cũng tương đối dễ nuôi

1. Đặc điểm sinh học trong cách nuôi cá Ali

– Chiều dài cá (cm): 20

– Nhiệt độ nước (C): 24 – 28. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho cá cảnh Ali sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, nhiệt độ còn giúp quản lý tính hung dữ của cá vì nhiệt độ cao thì vòng sinh học nhanh hơn, cá ăn nhiều, mau lớn nhưng cũng mạnh mẽ và hiếu chiến hơn. Nhiệt độ thấp thì ngược lại. Do vậy khi bạn muốn “bón thúc” cho cá mau lớn thì có thể cho thêm máy sưởi và khi chúng đã lớn có thể giảm nhiệt xuống ở mức độ trên.

– Độ cứng nước (dH): 10 – 25

– Độ pH: 7,6 – 8,8

– Tính ăn: Ăn động vật

– Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

– Tầng nước ở: Giữa – đá

– Sinh sản: Tỉ lệ đực cái khi tham gia sinh sản là 1:3. Cá cái đẻ trứng lên giá thể cứng trong bể, cá đực thụ tinh ngoài, sau đó cá cái gắp trứng lên miệng để ấp. Thời gian cá cái ấp trứng và giữ con trong khoang miệng khoảng 3 tuần.

2. Cách nuôi cá Ali chuẩn kĩ thuật

– Chọn giống: Mặc dù cá Ali là loại cá khoẻ, dễ thích nghi, nhưng để giảm thiểu nguy cơ thất thoát cá trong quá trình nuôi vẫn cần lưu ý một số vấn đề. Khi chọn cá, bạn nên nghiên cứu kích thước tối đa của cá để tránh trường hợp bể trở nên quá chật chội về sau, lúc đó xử lý lại cũng rất khó. Khi chọn cá, cố gắng chọn cá cùng một hồ. Ở Hà Nội thì cá Ali phổ thông chủ yếu là Malawi. Vì mặc dù cá Ali dễ thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài, nhưng nếu chúng ta tạo được môi trường gần nhất với môi trường tự nhiên thì chúng sẽ phát triển mạnh mẽ nhất.

– Kích thước bể cá: Cá Ali được cho là sinh động, hấp dẫn nhất khi chúng rượt bơi lôi, rượt đuổi nhau ở gần các đồ vật trang trí trong bể. Do vậy, với cùng một thể tích nước, các bạn cần cân đối các chiều với nhau, đặc biệt là chiều cao. Ví dụ, với kích thước ba chiều là 100x40x60, nếu là CxDxR thì rõ ràng không phù hợp, vì cá có rất ít không gian để di chuyển. Cũng với kích thước đó, nếu là DxRxC thì sẽ tốt hơn, bể bạn có đủ chiều dài cho cá rượt đuổi nhau. Nhưng bạn cũng đừng quên xem xét khả năng tuyệt vời hơn là DxCxR, khi đó bể cá có độ dài, tăng chiều sâu và độ cao vừa phải để bạn trang trí thêm các đồ trang trí…

Trong cách nuôi cá Ali, bạn cần chú ý cách chọn giống và kích thước bể

– Phông nền: Phông nền bạn nên chọn phông đồng nhất một màu hoặc ít nhất là có một mầu chủ đạo. Đừng chọn màu nào quá chói (đỏ, cam, vàng chanh) vì như vậy khi ngắm cá sẽ có cảm giác nhức mắt. Cũng không nên chọn phông phong cảnh quá phức tạp (dải san hô), cá sẽ bị lẫn vào phông nền, giảm bớt sự thích thú khi quan sát.. Nhiều người thường chọn màu xanh nước biển, dịu mắt và cũng làm nổi các đồ vật trang trí trong bể. Ngoài ra nếu tìm được những phông theo kiểu 3D và phù hợp với đồ vật trang trí trong bể của bạn thì cũng rất đẹp nhưng hơi kì công.

– Nền: Đặc tính của cá Ali là đặc biệt thích đào nền nên bạn có thể cho nền bằng cát, sỏi…nhưng cần phải lưu ý kích thước. Kích thước tối đa của sỏi không nên to quá miệng của cá vì thông thường cá đào nền bằng cách ngậm vào và thổi ra chỗ khác. Lưu ý nền càng nhỏ, càng khít thì càng đỡ được hiện tượng chất bẩn lọt xuống và lưu giữ ở bên dưới.

Màu của nền cũng ảnh hưởng đến màu của cá. Màu sáng khiến cho màu của cá có cảm giác bị bợt đi, màu tối giúp màu của cá sặc sỡ hơn. Do vậy bạn nên chọn màu sao cho tương phản với màu của đại đa số cá trong bể, lúc đó nhìn cá sẽ nổi bật trên màu nền. Có một lưu ý nhỏ nhỏ là trước khi rải nền các bạn nên có vật liệu lót ở dưới. Bạn nên thiết kế nền bể cá dày bởi cá Ali là loài đào bới rất khỏe

– Đèn: Với cá ali, vai trò của ánh sáng trong quá trình sinh trưởng không quan trọng tuyệt đối như quá trình lên màu của cá rồng hay cây thủy sinh do vậy chọn đèn chủ yếu để tăng thêm vẻ đẹp cho bể cá. Loại đèn phổ biến thường dùng là xanh và trắng vì đèn trắng bên trong để sáng bể, đèn xanh bên ngoài tạo cảm giác về màu. Đối với màu xanh có loại đèn actinic blue trông ánh sáng rất lung linh tuy nhiên giá cả cũng cao hơn chút. Một số tài liệu còn nói rằng nên kết hợp xanh và tím/hồng vì như vậy cá sẽ nổi bật còn bể sẽ có độ sâu.

– Đồ vật trang trí: Cá ali sống trong nước cứng, độ pH tương đối cao. Do vậy vật trang trí phù hợp nhất vẫn là đá và cũng phù hợp với môi trường tự nhiên của nó. Lũa cũng có khi được sử dụng vì đặc tính tạo nhiều hang hốc và nhẹ, nhưng lũa có thể làm giảm pH (do tiết ra acid hoà tan trong nước). Đá và lũa chính là hai loại đồ trang trí phổ biến nhất trong bể Ali.

Một số người thích sử dụng san hô (loại khối to) để mô phỏng cảnh biển cho giống hơn. Đây cũng là một ý tưởng hay vì với màu sắc sẵn có và sự lanh lợi của cá Ali, nếu kết hợp với san hô khối và ánh sáng phù hợp thì cảnh sắc sẽ không hề thua kém cảnh biển. Tuy nhiên lưu ý một điều là cá Ali rượt đuổi, chui rúc, liếc mình trên bề mặt khác rất nhiều nên nếu khối đá san hô quá gai góc thì có thể làm cá bị trầy xước khi bơi lội hoặc khi gặm rêu, từ đó dễ bị nấm và chết. Đối với những loại đồ vật trang trí nặng như đá lớn, cũng không nên đặt trực tiếp lên đáy bể mà nên có lớp lót để phân tán lực ra cho đều. Lớp lót này cũng nên chọn màu dễ nguỵ trang, vì trong quá trình nuôi thì trường hợp cá đào đến lộ cả lớp lót này là tương đối nhiều.

– Yêu cầu sục khí: Trung bình.

Cá Ali là loại cá phàm ăn nên bạn cần đầu tư hệ thống lọc tương đối một chút, ví như có một cái lọc tràn trên, vật liệu lọc sử dụng luôn san hô nếu được để giữ pH cao. Cá ali không thích luồng nước quá mạnh nên hãy cố gắng tìm cách xử lý luồng nước vào bể cho nhẹ nhàng.

– Yêu cầu lọc nước: Ít.

– Thức ăn: Cá Ali chủ yếu là ăn động vật như cá con, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, thức ăn viên …

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.