Nông dân Lục Yên nuôi gà sống thiến phục vụ Tết

Thời điểm này, các hộ chăn nuôi gà sống thiến tại huyện Lục Yên (Yên Bái) đang tất bật chuẩn bị nguồn hàng “đặc sản” để cung cấp cho thị trường Tết.

Gà sống thiến được lựa chọn và chăm sóc kỹ càng phục vụ Tết Nguyên đán.

Để chuẩn bị cho thị trường Tết đang tới gần, gia đình ông Hoàng Văn Sao- thôn Sơn Bắc, xã Mai Sơn đã tích cực chăm sóc đàn gà sống thiến của gia đình.

Để đàn gà sống thiến gần 100 con khỏe mạnh không mắc các dịch bệnh thì ngoài việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ, gia đình ông Sao còn tăng cường nguồn thức ăn cho gà như ngô, thóc…, bổ sung vitamin và thường xuyên khử trùng chuồng trại.

Để đảm bảo có nguồn thực phẩm “đặc sản” phục vụ Tết Nguyên đán gia đình đã nuôi từ đầu năm, hiện nay đàn gà sống thiến của ông đang chuẩn bị cho bán ra thị trường.

Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng vào dịp cuối năm thường mua gà sống thiến để làm quà biếu Tết, gia đình bà Hoàng Thị Ất, thôn Sơn Bắc đã chuẩn bị trên 100 con gà sống thiến xuất bán dịp Tết.

Để có nguồn gà ngon, bán được giá ngoài việc cung cấp thức ăn bằng thóc, ngô và rau xanh cho đàn gà, gia đình bà thường xuyên vệ sinh chuồng trại không để đàn gà bị đói rét hoặc bị nhiễm bệnh.

Gà đủ tiêu chuẩn bán là gà có đuôi dài, mã đẹp, lông cổ gà phải xổ đủ và đạt trọng lượng từ 1,8 đến 2kg một con, giá bán vào dịp Tết thường đạt 180 đến 200 nghìn đồng/kg.

Tuy nhiên, gà sống thiến khó nuôi do sức đề kháng kém, không ưa ăn thức ăn công nghiệp nên để có gà xuất bán vào đúng dịp Tết gia đình bà Ất đã áp dụng nhiều biện pháp chăn nuôi để chăm sóc đàn gà.

Để tạo điều kiện cho hộ chăn nuôi gà sống thiến và các thương lái mua bán gà phục vụ dịp tết được thuận lợi, huyện Lục Yên tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan như Đội Quản lý thị trường, Công an, … giám sát việc vận chuyển, ra vào; đối với gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ trà trộn làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thương hiệu gà sống thiến Lục Yên. Chính quyền địa phương đã tuyên truyền đến các hộ dân, nhất là các hộ nuôi quy mô lớn triển khai đầy đủ các biện pháp chăm sóc, phòng chống dịch bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi phát triển tốt.

Từ nay đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 dự báo sẽ có nhiều đợt rét đậm, do vậy các hộ chăn nuôi gà sống thiến trên địa bàn huyện Lục Yên cần tiếp tục tập trung chăm sóc, kiểm soát dịch bệnh để gà phát triển tốt và có chất lượng phục vụ cho khách hàng trong và ngoài huyện.

Nguồn: Tổng hợp và được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

 

Nuôi vịt trời – một vốn bốn lời.

Suốt 30 năm làm nghề nuôi vịt thịt, ông vua “vịt” Nguyễn Thanh Tuyền (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) thấy nếu cứ mãi “cắm đầu” vào con vịt thịt, thì hệ số lãi suất không cao, nên đã ném cả chục tỷ đồng để lập trang trại vịt trời.

Vịt trời vào trang trại

Tiếp tôi tại bộ bàn đá đặt cạnh ao thả vịt trời, ông Tuyền thở phào: “Tôi vừa lên xã xin lập dự án nuôi vịt trời. Cán bộ xã bảo phải lập dự án mới vay tiền ngân hàng được. Ngày trước làm theo kiểu nông dân, thấy gì làm nấy, đâu cần làm dự án. Bây giờ thiếu tiền mới làm dự án để vay ngân hàng”. Ý định của ông Tuyền là sẽ vay ngân hàng vài ba tỷ đồng để mở rộng quy mô nuôi vịt trời.

Ông Nguyễn Thanh Tuyền cho đàn vịt trời 5 ngày tuổi ăn. Đây là số vịt trời giống ông triển khai cho siêu dự án vịt trời.

Nói về cái nghiệp nuôi vịt của mình, ông Tuyền nhớ lại: “Thuở thiếu thời tôi sống ở miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long nên không lạ gì con vịt trời. Thậm chí, tôi còn cùng chúng bạn rủ nhau đi săn vịt trời ngoài đồng ruộng, nên đã sớm ấp ủ tham vọng sẽ phải thuần hóa và nuôi bằng được loài vịt này”. Nhìn đàn vịt trời bố mẹ tới 1.500 con ông Tuyền đang thả trong ao, thi thoảng từng tốp bỗng đập cánh bay vù vù, tôi hỏi ông Tuyền: Nếu cả đàn vịt kia “sổ lồng” bay đi mất thì sao? Ông Tuyền cười lớn rồi nói: “Chúng đã được tôi thuần hóa hết rồi, thi thoảng mới có 5-10 con bay lạc mất thôi, chứ đã nuôi giống này mà lúc nào cũng lo nó bay đi mất thì hơi sức đâu mà lo”.

Để có chỗ nuôi giữ đàn vịt trời “khủng” trên, ông Tuyền đã “đổ” vào đây cả chục tỷ đồng để biến đầm lầy rộng 5ha thành trang trại.

Thấy tôi thắc mắc, thuần hóa được vịt trời đã đành, nhưng quan trọng lấy giống đâu để mà nuôi nhiều thế, ông Tuyền cười nói: “Đúng là thời gian đầu phải nói nôm na là đi nhặt nhạnh về nuôi. Tôi lần mò vô những xã vùng sâu, vùng xa của Long An, Đồng Tháp… mua mỗi lúc vài con vịt trời trong dân về làm giống. Họ bắt vịt trời Hoang dã từ đồng về cắt ngắn lông cánh để vịt không bay rồi nuôi như vịt nhà”.

Thấy cách tìm giống như thế “phiêu” quá, ông đã bắt xe ra ngoài Bắc, tìm về Bắc Giang rồi “tậu” một lúc hàng trăm con vịt trời giống. Theo ông Tuyền, nếu bình quân mỗi con bố mẹ có giá 1 triệu đồng như hiện nay, chỉ riêng đàn vịt trời giống của ông đã phải bỏ ra gần 2 tỷ đồng. Ngoài đàn vịt giống này, ông còn có hơn 15.000 vịt trời đang nuôi bán thịt. Hiện trong trang trại vịt trời của ông Tuyền luôn có 20 công nhân lo chăm sóc, ăn uống, xử lý nước cho đàn vịt trời với mức lương 3 triệu đồng/tháng.

Một vốn, bốn lời

Gần 30 năm nuôi vịt thịt, cuối cùng ông Tuyền cũng gác lại để chuyển sang đầu tư nuôi vịt trời. Đâu là nguyên nhân để vua “vịt” bám đuôi con vịt trời? Lý do, theo ông Tuyền là do giá cả vịt thịt thất thường lại hay bị dịch Bệnh nên nghề nuôi vịt khó phát triển, mà đầu tư nuôi vịt trời lại siêu lợi nhuận, dễ nuôi, nên ông đã chuyển đổi mô hình chăn nuôi để có hiệu quả hơn.

Để minh chứng cho tôi thấy lợi nhuận của nghề nuôi vịt trời, ông Tuyền đã phác thảo cho tôi vài con số. Theo ông Tuyền, nuôi một con vịt siêu thịt cùng một thời gian nuôi ăn thức ăn bằng 4 – 5 con vịt trời. Trong khi đó, khi bán một con vịt trời giá gấp 2 – 3 lần con vịt siêu thịt. “Vịt trời khá dễ nuôi. Thịt thơm, ngon, ngọt, xương nhuyễn hơn vịt thịt nên hiện thị trường rất ưa thích” – ông Tuyền chia sẻ.

Bình thường, để nuôi vịt trời, ông Tuyền thường chọn mua những con giống vài ba tuần tuổi, sau khi nuôi khoảng 3 -4 tháng, trọng lượng vịt trời có thể đạt hơn 1,3kg. Lúc này vịt có thể xuất chuồng với giá hiện thời là 250.000 – 300.000 đồng/con tại các nhà hàng, tiệm ăn. Trung bình, cứ 5 ngày trang trại của ông Tuyền có thể bán ra 3.000 con vịt trời, tương đương với số tiền thu về từ 750 – 900 triệu đồng. Như vậy mỗi tháng trang trại nhà ông Tuyền thu về trên dưới 4 tỷ đồng. Mặc dù bán được số lượng vịt lớn như vậy, nhưng ông Tuyền vẫn chưa hài lòng, vì theo ông, lượng vịt bán ra phải cao hơn nữa mới đạt yêu cầu về quy mô của trang trại. Được biết, với mỗi con vịt trời bán ra, chỉ cần với giá 100.000 đồng là đã hòa vốn, bởi tuy giá giống đắt, nhưng bù lại tiền thức ăn lại ít hơn hẳn so với vịt thịt.

Sau một thời gian tiếp cận thị trường Tây Ninh, Đồng nai… đến nay, ông Tuyền đang tìm cách bán vịt trời cho thị trường trọng điểm TP.HCM. Bởi theo ông, đây là thị trường chủ lực để triển khai một “siêu” dự án nuôi vịt trời lớn nhất Việt Nam sắp tới.

Siêu dự án vịt trời

Đến thời điểm này, ông Tuyền đang có 3 trại nuôi vịt trời. Theo dự tính, ngay sau Tết Nguyên đán, ông sẽ tăng đàn vịt trời lên khoảng 50.000 con. Tuy nhiên, đó không phải là “siêu” dự án mà ông đang dự tính triển khai. Bằng chứng là ông đang cho ương đàn vịt giống lên cả 100.000 con với 200 chuồng ương giống.

Trong khu vực ương vịt trời giống, hàng ngàn con vịt con từ vài ngày cho đến chục ngày tuổi lúc nhúc trong những chuồng ương. Những đàn vịt trời này một phần giúp ông thực hiện một dự án “khủng” nuôi vịt trời lớn nhất Việt Nam ở đất phương Nam. “Trước khi cho đám vịt con này tiếp nước, tiếp đất tôi phải cho tiêm ngừa đầy đủ” – ông Tuyền nói.

Theo kế hoạch ông sẽ hợp tác với 3 nông dân triển khai một dự án nuôi vịt trời rộng 1.000ha. “Chúng tôi đã thống nhất kế hoạch triển khai dự án này rồi. Trang trại sẽ có diện tích 1.000ha tại khu vực cạnh hồ Dầu Tiếng. Trong khu đất này có khá nhiều hố bom, những thung lũng có thể chứa nước nuôi vịt trời, kết hợp thả nuôi cá” – ông Tuyền cho biết. Bên cạnh đó, cũng theo ông Tuyền, sắp tới sẽ triển khai nuôi vịt trời bằng thảo dược chứ không nuôi bằng thức ăn thường như hiện nay. “Nhu cầu ăn chơi của người dân ngày càng đòi hỏi không những ngon mà còn độc đáo, nên tôi cũng phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng sản phẩm vịt trời của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường” – ông nói.

Để manh nha thực hiện “siêu” dự án vịt trời, từ lâu trong trang trại vịt trời của ông Tuyền lúc nào cũng có một chuyên gia người Đài Loan chuyên xử lý nước và các vấn đề liên quan đến kỹ thuật với mức lương “khủng”. Tham vọng của ông Tuyền là sẽ chinh phục thị trường vịt trời cho toàn bộ các tỉnh miền Nam.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn được kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Vĩnh Long: hiệu quả mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học.

Để tăng thêm thu nhập cho nông dân các xã thuộc vùng khó khăn của tỉnh giai đoạn 2017-2020, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long đã xây dựng dự án nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả.

Gà giai đoạn 3 tháng tuổi.

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại 02 xã khó khăn: xã Loan Mỹ (huyện Tam Bình) và xã Tân Mỹ (huyện Trà Ôn) với qui mô 3.900 con/13 hộ. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% con giống gà nòi lai (gà lông màu) 1 ngày tuổi (300 con/mô hình), 30% thức ăn và 2 kg chế phẩm sinh học/mô hình.

Trong quá trình nuôi, các hộ tham gia mô hình nhận thấy gà thích nghi tốt với chất đệm chuồng, đặc biệt gà con trong giai đoạn úm luôn ấm nhờ đệm lót sinh học lên men sinh nhiệt làm cho gà con khỏe mạnh, tỉ lệ nuôi sống đến xuất bán 94% (yêu cầu mô hình là 90%), tiêu tốn thức ăn trên kg tăng trọng là 2,7 kg, khối lượng cơ thể bình quân đạt 1,5 kg/con sau 3,5 tháng nuôi. Với giá bán 80.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi mô hình thu lãi 8,7 triệu đồng. Như vậy, ước tổng lợi nhuận thu được từ 13 hộ khoảng 113.100.000 đồng.

So với các hộ nuôi thả tự nhiên thì mô hình nuôi gà an toàn sinh học hạn chế được dịch bệnh do mô hình đáp ứng đủ các điều kiện từ khâu chọn giống tốt, tiêm ngừa dịch bệnh, chăm sóc. Sau 02 năm thực hiện mô hình đã có khoảng 10 hộ ngoài mô hình áp dụng nuôi với quy mô 100-500 con. Nhiều và con nông dân cũng chia sẻ sẽ chọn lựa nuôi gà an toàn sinh học là hướng sản xuất nông nghiệp của gia đình .

Tổng hợp và kiểm duyệt bởi FarmTech VietNam.

Cách làm giàu từ chăn nuôi do Bill Gates khuyến cáo

Sáng lập gia của hãng Microsoft, tỷ phú hàng đầu thế giới Bill Gates với khối tài sản lên tới 92,1 tỷ USD đặt ra giả định rằng nếu một ngày phải sống dưới 2 USD thì ông sẽ nuôi gà để thoát nghèo.

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học 

Sống dưới 2 USD mỗi ngày ấy là chuẩn của mức nghèo và cùng cực, hiện trên thế giới có gần 1 tỷ người như vậy. Vị tỷ phú nổi tiếng tin rằng nuôi gà có thể giúp cho gần 1 tỷ người này thoát nghèo.

Ông lập luận gà và trứng là nguồn dinh dưỡng quan trọng với các gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn đồng thời cũng là loại thực phẩm có nhu cầu cao ở mọi vùng miền nên có thể tiêu thụ sản phẩm một cách khá dễ dàng. Với giá trung bình của một con gà được 5 USD, bán một vài con là người dân có thể đủ để sinh hoạt hằng ngày hay phòng thân trong những trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên, vị tỷ phú chỉ chuyên kiếm tiền từ lĩnh vực tin học không hề biết những ngóc ngách của nghề nuôi gia cầm vốn rủi ro khá cao.

Thứ nhất là tiêu tốn nhiều tiền cho thức ăn. Khác với các gia súc như trâu, bò, dê, cừu hay nhiều loại thủy sản ăn cỏ, ăn lá nếu không có tiền mua thức ăn thì người dân đi kiếm cỏ, lá cây cho ăn, nuôi gia cầm ở nhiều thời điểm thị trường xuống thấp sẽ là “Một tiền gà ba tiền thóc”.

Không chỉ có thế, gia cầm còn có thể dễ dàng bị mắc những bệnh truyền nhiễm gây chết một cách rất nhanh chóng. Bởi vậy, muốn thành công từ vật nuôi mà Bill Gates khuyến cáo, ngoài nhanh nhạy về thị trường còn phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc an toàn sinh học theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.

1. Quy định về việc cách ly

Người và phương tiện nếu không có nhiệm vụ không được vào khu chuồng trại chăn nuôi. Cán bộ kỹ thuật, công nhân vào làm việc trong khu chuồng nuôi phải tắm gội, thay quần áo bảo hộ đã được giặt sạch và xông khử trùng. Tất cả mọi người đều phải đi ủng qua hố sát trùng trước khi vào chuồng nuôi. Cán bộ kỹ thuật, công nhân không được đi từ khu chuồng này sang khu chuồng khác khi chưa tắm gội thay bảo hộ mới hoặc sát trùng. Chuồng trại chăn nuôi gà cần được xây dựng biệt lập cách xa khu dân cư, nhà kho, trạm ấp trứng… và xử lý phân phải cách xa chuồng nuôi và phải ở cuối hướng gió, xa nguồn nước.

Có hàng rào hoặc tường bao chắn xung quanh khu vực chăn nuôi, cổng ra vào có hố sát trùng, có nhà tắm thay quần áo bảo hộ trước khi vào khu chăn nuôi. Xe chuyên chở dụng cụ chăn nuôi, xe chở thức ăn và nguyên liệu thức ăn từ bên ngoài vào phải được phun thuốc sát trùng bên ngoài và bên trong toàn bộ phương tiện trước khi vào khu chăn nuôi.

2. Vệ sinh khử trùng và để trống chuồng

Vệ sinh khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, trang thiết bị dụng cụ chăn nuôi là rất cần thiết để đảm bảo phòng chống dịch bệnh cho đàn giống, làm giảm sự lây nhiễm chéo và khả năng phát sinh bệnh tật, giúp tăng năng suất. Chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Khi kết thúc một chu kỳ nuôi, để đảm bảo điều kiện nuôi dưỡng cho đàn được nuôi tiếp theo cần phải thực hiện những bước sau đây:

– Phun sát trùng bằng dung dịch thuốc sát trùng lên chất độn chuồng, khu vực xung quanh chuồng và dụng cụ chăn nuôi ngay sau khi chuyển hoặc loại thải đàn.

– Đưa toàn bộ dụng cụ chăn nuôi máng ăn, máng uống, ổ đẻ và các vật dụng khác ra ngoài và được xử lý ngâm trong dung dịch chất tẩy rửa sạch vài giờ, cọ rửa tráng nước sạch và để ráo trước khi cho vào kho.

– Chuyển toàn bộ chất độn chuồng ra ngoài khu chứa phân để xử lý theo quy định.

– Vệ sinh phun rửa toàn bộ nền, tường, trần nhà bằng vòi phun cao áp. Sát trùng bằng nước nóng hoặc dung dịch thuốc sát trùng với nồng độ phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Thực hiện chương trình diệt chuột, côn trùng theo kế hoạch bên trong và bên ngoài khu chuồng nuôi.

– Vệ sinh xung quanh chuồng nuôi, dọn cỏ, phát quang cây cối bụi rậm, khơi thông cống rãnh thoát nước, hành lang, rắc vôi bột định kỳ. Phun khử trùng toàn bộ khu vực xung quanh chuồng nuôi.

Thời gian để chống chuồng tối thiểu 2 – 3 tuần sau khi hoàn tất các bước trên mới đưa đàn gà khác vào nuôi.

3. Vệ sinh thú y trước mỗi đợt nuôi

Trước khi nuôi gà phải tẩy rửa vệ sinh toàn bộ khu vực chăn nuôi, phun thuốc sát trùng (có thể dùng: formol 2%, Virkon 0,5%, BKA 0,3%…) quét vôi tường, nền và hành lang chuồng nuôi. Để khô và phun thuốc sát trùng trước khi thả gà vào nuôi 1 ngày. Phải có thời gian để trống chuồng ít nhất là 2 tuần (Sau khi đã dọn rửa phun khử trùng và quét vôi) mới đưa gà vào nuôi.

Các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, cót quay… phải được rửa lại, phun thuốc sát trùng và phơi nắng. Chất độn chuồng phải khô, không mốc được phun hoặc xông sát trùng bằng thuốc tím và formol.

Chuẩn bị quây úm: Rải chất độn chuồng, bật thiết bị sưởi, đặt máng ăn, máng uống có nước ấm ở trong quay trước khi thả đàn mới nở vào nuôi. Xung quanh chuồng cần chuẩn bị hệ thống bạt che, các bạt này cũng phải được phun khử trùng hoặc xông thuốc tím và formol trước khi đưa vào sử dụng.

Lối ra vào chuồng nuôi phải có hố hoặc khay đựng thuốc sát trùng như Crezin 3%, formol 2% hoặc vôi bột để sát trùng phương tiện trước khi vào chuồng nuôi.

Phát quang cây cối xung quanh khu vực chăn nuôi để hạn chế sự tập trung chim hoang dã, vệ sinh cỏ, rác, khơi thông cống rãnh và rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi. Diệt chuột và các loại côn trùng khu vực xung quanh và chuồng nuôi.

4. Vệ sinh thú y

Nước cho gà uống phải là nước sạch, không cho uống nước ao hồ chưa qua lọc. Không được cho gà ăn những thức ăn ôi mốc, không đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật, nấm mốc, kim loại nặng. Làm sạch máng ăn trước khi cho gà ăn.

Định kỳ phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi và các khu vực xung quanh. Thường xuyên quét mạng nhện, bụi bẩn bám vào chuồng nuôi. Có kế hoạch diệt chuột, côn trùng ở khu vực chăn nuôi, làm cỏ, phát quang cây cối quanh khu vực chuồng nuôi để hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài vào cho đàn gia cầm.

Định kỳ dọn phân và bổ sung chất độn mới, nếu chuồng trại ẩm ướt thì phải dọn phân ngay, đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo. Cuốc đất, phun sát trùng, rắc vôi các khu vực xung quanh trại định kỳ 2 – 3 tháng 1 lần.

Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho người chăn nuôi, vật nuôi sẽ đạt được năng suất đúng bản chất của giống, giảm chi phí sản xuất, đồng thời cũng giảm thiểu những rủi ro dịch bệnh, hạn chế việc lây lan bệnh từ vùng này sang vùng khác, từ trại này sang trại khác và cuối cùng là tạo ra được những sản phẩm từ chăn nuôi an toàn cho người tiêu dùng.

5. Kiểm tra sức khỏe đàn gà

Thường xuyên kiểm tra đàn gà vào đầu giờ sáng hàng ngày, quan sát dáng đi, tiếng kêu, mắt, mũi, trạng thái phân dưới nền chuồng, tình trạng ăn uống. Cách ly kịp thời những con có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết. Thực hiện nghiêm túc lịch phòng bệnh bằng vaccine cho đàn gà. Phải có sổ ghi chép đầy đủ về đầu con, thức ăn, các loại thuốc và vaccine đã sử dụng, thời gian, ngày, giờ sử dụng các loại vaccine.

6. Xử lý gia cầm ốm, chết

Nếu có gà bị ốm, chết không được bán hoặc ăn thịt mà phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở. Khi chôn gà chết phải vùi sâu, trước khi lấp đất phải rắc vôi bột lên trên. Thường xuyên phun thuốc sát trùng khu vực này, không được sử dụng thức ăn thừa của những đàn gà bị bệnh cho đàn gà khác.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi

Ngành chăn nuôi từng bước chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, quảng canh sang chăn nuôi tập trung với quy mô phù hợp và phát huy những lợi thế của từng vùng, miền, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân.

Nuôi gà thịt lông màu an toàn sinh học

Hàng năm, bằng nguồn kinh phí trung ương và địa phương, hệ thống khuyến nông các tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng được khoảng 450 – 500 điểm trình diễn khuyến nông lĩnh vực chăn nuôi cho khoảng 9.188 hộ nông dân tham gia và hưởng lợi từ các dự án, mô hình này.

Ngoài ra, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp cũng tổ chức hàng trăm điểm trình diễn để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi.

Dưới đây là một số mô hình tiêu biểu có hiệu quả, sức lan tỏa tốt góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

1.  Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các vùng chăn nuôi chính”

Dự án chuyển giao với quy mô 1.025 bò được vỗ béo và 616 bò cái nền được thụ tinh nhân tạo (TTNT). Địa bàn triển khai tại 8 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn và Thái Nguyên.

Mô hình cải tạo đàn bò bằng kỹ thuật TTNT: Phương pháp nhân giống bằng TTNT đã cải thiện được năng suất, chất lượng con lai. Dự án đã góp phần tăng tỷ lệ bò lai trong cả nước nói chung và tại các địa phương triển khai mô hình dự án nói riêng lên 10,25%.

Do đã lựa chọn bò cái nền ở độ tuổi từ 3 – 5 lứa đẻ và chọn tinh bò nhập ngoại có năng suất chất lượng cao (BBB, Drouhtmaster, Brahman), hướng dẫn các hộ cách phát hiện bò động dục để cho tỷ lệ thụ thai cao nên tỷ lệ phối chửa lần 1 khá cao, bình quân đạt 75,3%, khối lượng bê sơ sinh 22,1kg/con. Mỗi con bò lai có giá trị cao hơn bò nội khoảng 3 – 5 triệu đồng. Mặt khác, do không phải chi phí nuôi bò đực giống nên hiệu quả mang lại so với chăn nuôi bò địa phương đạt trên 15%.

Mô hình bò vỗ béo: Bò được tiêm tẩy nội ngoại ký sinh trùng trước khi vỗ béo và cho ăn thức ăn tinh kết hợp với thức ăn xanh một cách hợp lý nên có khả năng tăng trọng nhanh, bình quân đạt 740 gram/con/ngày, vượt so với yêu cầu 40 gram/con/ngày (tương ứng 5,7%). Bò tăng trọng nhanh, lại có giá bán cao hơn bò nội nên hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia dự án tăng 14,8% so với chăn nuôi truyền thống. Đến tháng 12/2017 dự án đã có sự tham gia của 184 hộ với quy mô 674 con.

2. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung – Tây Nguyên”

Dự án đã chuyển giao với quy mô 1.640 đàn ong, trong đó 600 đàn ong ngoại và 1.040 đàn ong nội tại Đắk Lắk, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La. Năng suất ong ngoại đạt bình quân 41,5kg/đàn, ong nội đạt bình quân 18,3kg/đàn. Sản phẩm mật ong có chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia dự án tăng 13,8%. Đến nay, dự án đã nhân rộng được trên 1.000 đàn ong mới, thu nhập bán giống và mật đạt doanh thu ban đầu từ 15 – 35 triệu đồng/hộ.

3. Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu”

Năm 2017 đã có 72 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh được công nhận, trong đó 14 cơ sở chăn nuôi lợn và 58 cơ sở chăn nuôi gà với quy mô 1.167.000 con gia súc, gia cầm.

Kết quả của dự án đã góp phần hình thành nên các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nam Định và Thái Bình.

Dự án đã kiện toàn và thành lập mới 10 tổ hợp tác chăn nuôi. Tỷ lệ tiêm phòng tại các cơ sở chăn nuôi tham gia mô hình đạt 100%. Mô hình của dự án đã trở thành những điểm tham quan học tập của người chăn nuôi trên địa bàn.

4. Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo và các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sinh sản tại nông hộ”

Dự án đã xây dựng 6 mô hình với 12 điểm trình diễn tại Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long với quy mô 24 lợn đực giống và 120 lợn nái. Dự án chuyển giao lợn đực giống có năng suất cao như giống Duroc, YL, Pidu… thông qua công tác TTNT, tỷ lệ thụ tinh đạt từ 80 – 86% đã tạo ra đàn lợn có năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, năng suất các mô hình trong dự án cao hơn lợn nái đang chăn nuôi tại địa phương.

Số con sơ sinh/nái lứa đầu đạt 11,28 – 12 con. Khối lượng lợn con sơ sinh đạt 1,23 – 1,25kg/con. Hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia dự án tăng từ 15 – 18%. Dự án đã góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn và bền vững.

5. Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu có năng suất, chất lượng, an toàn sinh học”

Dự án đã xây dựng được 6 mô hình trình diễn với quy mô 40.740 con gà Lương Phượng lai, gà Ri vàng rơm lai thương phẩm. Đây là các giống được công nhận tiến bộ kỹ thuật, đưa vào sản xuất chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng gà thịt trong chăn nuôi nông hộ. Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng đạt 94,5%, khối lượng cơ thể 2kg/con.Dự án đã giúp nâng cao nhận thức, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình và các hộ trong địa bàn triển khai.

Thông qua hoạt động của các dự án khuyến nông chăn nuôi, hàng nghìn nông dân đã được học tập kinh nghiệm chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm,… góp phần phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện thành công nhiệm vụ tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nguồn: nognghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Một số lưu ý khi úm gia cầm trong mùa lạnh

Gia cầm non dễ bị tổn thương, đặc biệt thời tiết lạnh làm chậm hoặc không tiêu túi lòng đỏ, gây viêm, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm sức đề kháng, kế phát nhiều bệnh gây tăng tỷ lệ chết, giảm năng suất, chất lượng đàn gia cầm. Vì vậy để hạn chế các tác động có hại đến gia cầm non, khi úm cần chú ý một số vấn đề sau đây:

1. Quây úm

Để tập trung nguồn nhiệt, tránh gió lùa, trong thời gian úm nên sử dụng các tấm cót quây với chiều cao 50 cm, thường quây hình tròn hoặc hình ê-líp để nguồn nhiệt tỏa đều trong quây. Mỗi quây có đường kính 1,5 – 2 (m) nuôi úm 120 – 200 con. Chất độn chuồng nên đổ dày đều 5 – 7 cm để giữ ấm cho gia cầm. Từ ngày thứ 5 tăng diện tích quây để gà có thể di chuyển dễ dàng đến máng ăn, máng uống. Gia cầm non cần được đưa vào khu vực nuôi úm ngay sau khi xuống chuồng, phân bổ số lượng gia cầm đồng đều vào các quây úm.

Gia cầm non cần được đưa vào khu vực nuôi úm ngay sau khi xuống chuồng

2. Nhiệt độ chuồng nuôi úm

Việc giữ ấm cho gia cầm con theo nhu cầu sinh lý trong các tuần tuổi đầu (đặc biệt là 2 tuần đầu) mới xuống chuồng rất quan trọng. Nếu không đảm bảo đủ nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng sẽ bị ảnh hưởng các bệnh hô hấp, tiêu hoá dễ phát sinh.

Từ ngày 22 – 28 cần chú ý đến tốc độ mọc lông ở gia cầm để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp.

Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của gia cầm đối với nhiệt độ:

+ Nếu gia cầm tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ gia cầm bị lạnh.

+ Nếu gia cầm tản xa nguồn nhiệt nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.

+ Nếu gia cầm tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm cần phải che kín hướng gió thổi.

+ Khi đủ nhiệt gia cầm vận động ăn uống bình thường ngủ, nghỉ tản đều.

Cần quan sát kỹ các biểu hiện của gia cầm trong giai đoạn nuôi úm bởi vì đây là chỉ dẫn tốt nhất về nhiệt độ hợp lý.

Thiết bị sưởi ấm: có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại ở những nơi có điện hoặc đèn thắp sáng, lò ủ trấu, đốt củi khô ở vùng sâu vùng xa (có ống thoát khói cao, không để khói ảnh hưởng đến gia cầm). Vị trí đặt thiết bị sưởi ấm trong quây hay trong ô chuồng cao hay thấp tuỳ thuộc vào yêu cầu về nhiệt độ ở từng giai đoạn.Chú ý khi dùng bóng hồng ngoại để sưởi ấm, nếu để bóng thấp, nhiệt độ quây úm cao dễ gây khô chân, khô niêm mạc của gia cầm.

Yêu cầu về nhiệt độ (0C) đối với gà:

Ngày tuổi

Nhiệt độ tại quây úm

Nhiệt độ chuồng nuôi

0-3

37

31 – 32

4-7

35

31 – 32

8-14

32

29 – 30

15-21

29

28 – 29

22-35

21 – 28

Yêu cầu về nhiệt độ (0C) đối với vịt, ngan:

+ Ngày tuổi 1 – 3: 32 – 33oC

+ Ngày tuổi 4 – 5: 29 – 31oC

+ Ngày tuổi 6 – 14: 25 – 28oC

+ Từ 15 ngày tuổi: 24 – 25oC

3. Độ thông thoáng

Gia cầm non cần phải được nuôi dưỡng trong điều kiện nhiệt độ phù hợp có đủ không khí sạch. Tuy nhiên chuồng úm gia cầm 1 ngày tuổi phải che kín, sự thay đổi không khí gần như bằng không nhưng vần đủ không khí cung cấp cho gà.

Khoảng 3 ngày sau cần phải thay đổi không khí với tốc độ 0,2 m/giây để tránh bị ẩm thấp, ngột ngạt làm gia cầm chậm phát triển. Điều kiện ngột ngạt, ẩm thấp có thể làm cho bệnh tật phát sinh, các bệnh ký sinh trùng, bệnh cầu trùng và nhiều bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh. Gia cầm càng lớn, lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ càng nhiều, lượng chất thải lớn do đó không khí chuồng nuôi chứa nhiều khí độc như NH3, H2S, nếu không đủ thông thoáng dễ phát sinh các bệnh đường hô hấp….

4. Mật độ

Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng nuôi, thời tiết, khí hậu mà quyết định mật độ nuôi. Trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là thích hợp thì mật độ phù hợp sẽ cho khả năng tăng trưởng càng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh càng thấp.

Mật độ nuôi vận dụng cho nuôi nền sử dụng chất độn:

Gà lông màu: 20 – 40 con/ m2

Mật độ nuôi vận dụng trên sàn:

Gà lông màu: 25-50 con/ m2

Ngan, vịt siêu thịt 1 tuần tuổi: 15 – 20 con/m2 nền chuồng, 2 tuần tuổi: 8 – 10 con/m2 nền chuồng, từ 3 – 8 tuần tuổi: 6 – 8 con/m2 nền chuồng. Từ 9 – 25 tuần tuổi: 5 – 6 con/m2 nền chuồng.

5. Chăm sóc nuôi dưỡng:

– Kỹ thuật cho uống:

Nước là nhu cầu đầu tiên của gia cầm khi mới xuống chuồng. Nước cung cấp cho gia cầm uống phải đảm bảo vệ sinh, không được lạnh, tốt nhất là hơi ấm trong 2 ngày đầu. Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu có thể pha vào nước vitamin C hoặc vitamin tổng hợp, liều theo hướng dẫn sử dụng.

Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho gia cầm con dễ tiếp cận không bị máng ăn che khuất.

Chú ý đặt máng uống cân và độ cao phù hợp để gia cầm non dễ uống nhưng không nhảy vào máng hoặc vảy nước làm ướt nền chuồng sẽ gây ướt lông làm gia cầm bị lạnh.

– Thức ăn và kỹ thuật cho ăn:

Thức ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của từng giống gia cầm.

+ Máng ăn: 1-3 ngày đầu có thể dùng giấy xi măng, giấy báo cũ trải lên chất độn chuồng để gia cầm dễ ăn. Trong 1-3 tuần đầu sử dụng khay ăn bằng tôn, nhựa với kích thước 3 x 50 x 80 cm cho 100 gia cầm con. Sau 3 tuần nên thay máng ăn dài hoặc máng P50 cho hợp vệ sinh.

Khi dùng máng treo cần phải thường xuyên điều chỉnh độ cao ngang vai gia cầm để ăn dễ dàng và tránh bị rơi vãi thức ăn.

+ Kiểm soát thức ăn

Thức ăn nuôi gia cầm con phải được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Sử dụng các nguyên liệu mới, chất lượng tốt, không nấm mốc.

+ Kỹ thuật cho ăn

Sau khi gia cầm đã được uống nước thì cho chúng ăn.

Đối với gia cầm con: Cần cho gia cầm ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn luôn được mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm ăn của gia cầm. Mỗi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng để tận dụng cám cũ.

Chỉ nên cung cấp một lượng thức ăn nhỏ và sẽ cấp bổ sung khi gia cầm ăn hết thức ăn. Tránh cấp lượng thức ăn lớn gia cầm không ăn hết dẫn đến ẩm, hôi làm mất tính thèm ăn của gia cầm. Hơn nữa thức ăn cho nhiều dẫn đến rơi vãi lẫn với chất độn chuồng, gây nấm mốc, khi gia cầm ăn vào sẽ độc hại, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng hoặc hít bào tử nấm vào phổi sẽ gây nấm phổi.

6. Thú y phòng bệnh

+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh: đảm bảo yếu tố cách ly, vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng nuôi và môi trường xung quanh. Thường xuyên quan sát, theo dõi sức khỏe đàn gia cầm.

+ Dùng vắc-xin phòng bệnh: Thực hiện tốt lịch phòng bệnh cho gia cầm bằng vắc-xin, tuy nhiên, với những ngày quá lạnh, nên tiêm hoặc nhỏ vắc-xin cho gia cầm vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, thao tác phải nhanh, đảm bảo nhiệt độ quây úm duy trì ổn định. Trước và sau khi dùng vắc-xin 2-3 ngày, bổ sung vitamin tổng hợp để tăng sức khỏe cho gia cầm và đáp ứng miễn dịch tốt hơn.

Với những ngày quá lạnh, nên tiêm hoặc nhỏ vắc-xin cho gia cầm vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Cầu kỳ trang trại nuôi Gà hướng tới đẻ trứng Omega 3

Cơ thể con người không thể tự sản xuất ra Omega 3 mà phải nhờ nguồn thực phẩm bên ngoài bổ sung vào. Đây cũng chính là lý do và mục tiêu mà HTX Chăn nuôi tổng hợp Thạch Tiến hướng tới nuôi gà đẻ trứng Omega 3.

Chuồng nuôi giống gà Brown Nick đẻ trứng Omega 3

Được thành lập năm 2015, HTX Chăn nuôi tổng hợp xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh có tổng diện tích đất SX 4.500 m2 được quy hoạch 3 khu chuồng trại nuôi gà tập trung.

Đến cuối năm 2015, HTX nuôi tổng cộng 19.000 con gà, trong đó có gần 10.000 gà Ai Cập đẻ trứng, còn lại là gà ri lai thương phẩm và gà con. Mỗi ngày HTX thu được 6.000 – 7.000 quả trứng, đưa về nguồn thu gần 10 triệu đồng/ngày, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 6 lao động.

Có được kết quả đó, HTX đã đầu tư trên 5 tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại theo tiêu chuẩn VietGAP đồng thời đào tạo đội ngũ kỹ thuật, công nhân bài bản.

Không chỉ dừng lại ở đó, giữa năm 2016, sau khi tìm hiểu thị trường về trứng gà Omega 3, chị Lê Thị Hiền, Giám đốc HTX quyết định đầu tư nuôi 5.000 con gà Brown Nick, là giống có nguồn gốc từ dòng gà trứng cao sản của Mỹ được nhập về Việt Nam từ năm 1993. Bằng việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng qua đường thức ăn của gà mái kết hợp công nghệ nuôi tiên tiến chính là cách mà HTX Chăn nuôi tổng hợp Thạch Tiến đã áp dụng đối với gà Brown Nick để hướng tới gà đẻ trứng Omega 3.

Đầu tiên phải kể đến chế độ dinh dưỡng của gà đẻ trứng Omega 3, khá cầu kỳ và tốn kém. Khẩu phần thức ăn của gà chứa loại axit béo này gồm những nguyên liệu cơ bản được phối trộn với nhau theo tỷ lệ thích hợp, có thêm thảo dược, tảo biển, dầu cá…

Điều khác biệt nữa là HTX không sử dụng chất kháng sinh, thay vào đó là cho gà uống vitamin C để tăng sức đề kháng. Ngoài chế độ ăn cám như gà đẻ trứng thông thường, chị Hiền cho công nhân đi lấy bèo tây về, xay nhỏ, trộn thêm mật mía và men vi sinh. Sau khi trộn đều, đem ủ hỗn hợp trên 4 – 5 ngày rồi mới cho gà ăn.

Xay bèo tây ủ mềm làm thức ăn cho gà

Khi cho gà ăn, trộn thêm dầu cá biển, tảo biển vào để mùi vị hấp dẫn. Với thức ăn chế biến thêm này, gà được ăn 1 ngày 1 lần vào buổi trưa. Cho ăn như vậy để vừa tăng thêm chất xơ cho gà, tiêu hóa tốt, phân không hôi và quan trọng nhất là tăng thêm hàm lượng Omega 3 trong trứng gà.

Bên cạnh đó, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng cũng quyết định bởi điều kiện sinh sống của gà mái. Để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, dãy chuồng được HTX thiết kế hệ thống hút đẩy không khí tuần hoàn luân chuyển khiến chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ giữ ổn định ở mức 25 – 26 độ C, sử dụng bóng điện thắp sáng thường xuyên. Phân gà thải ra được tưới thêm men vi sinh, mỗi tuần dọn một lần nên phân khô và không hôi thối.

Theo anh Nguyễn Thái Học, kỹ sư phụ trách kỹ thuật của HTX: “Một tháng trung bình một con gà đẻ khoảng 20 – 24 trứng gà. Thông thường, gà đẻ suốt một năm khoảng hơn 250 quả, có sổ ghi chép theo dõi vì nếu con nào một tuần đẻ từ 5 – 6 trứng nhưng giảm còn khoảng 3 – 4 trứng sẽ bị loại”.

Sau khi thu hoạch, trứng gà Omega 3 được làm sạch, đóng dấu và đóng vỉ. Do cách bảo quản phải theo đúng quy trình kỹ thuật như vậy nên HTX chỉ sản xuất cung cấp cho siêu thị Metro tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và một số cửa hàng thực phẩm sạch chứ không bán ra thị trường chợ, tránh tình trạng bị trứng thường trà trộn hoặc không bảo đảm chất lượng do cách bảo quản kém.

Thu hoạch trứng gà

Vì áp dụng quy trình chăn nuôi phức tạp và chi phí đầu vào cao nên giá trứng gà Omega 3 bán đắt hơn so với trứng thường, trứng gà bình thường được nhập với giá 3.000 – 3.500đ/quả, trứng gà Omega 3 nhập với giá 4.500 – 5.000đ/quả. Tuy nhiên, nếu so về giá trị dinh dưỡng thì trứng gà Omega 3 không quá đắt vì hàm lượng của nó mang lại gấp 2 – 3 lần so với trứng gà ta. Và chỉ bằng cách đem xét nghiệm mới phân biệt được trứng gà Omega 3 và trứng thường cũng như để biết hàm lượng chất dinh dưỡng trong quả trứng. Theo cảm quan, người mua có thể cảm nhận trứng gà này qua mùi vị ăn thơm, ngon, béo và lượng lòng đỏ trong trứng gà Omega 3 nhiều hơn trứng thường, đặc biệt là khi bể trứng cũng không tanh.

Mô hình nuôi gà đẻ trứng theo hướng Omega 3 của HTX Chăn nuôi tổng hợp Thạch Tiến đã làm phong phú, đa dạng các mô hình sản xuất ở nông thôn, kích thích cho nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư tìm hướng làm ăn mới, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm cho số lao động nông nhàn.

Là HTX nuôi gà tập trung lớn nhất ở Hà Tĩnh áp dụng công nghệ cao để sản xuất ra sản phẩm tiên tiến, trong thời gian tới HTX sẽ không ngừng đầu tư cải tiến kỹ thuật hơn nữa để nâng cao hàm lượng Omega3 trong trứng gà, đảm bảo chất lượng, số lượng cung cấp cho thị trường.

Nguồn: Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị đạt hiệu quả

Nuôi ngan là một nghề khá quen thuộc đối với nông dân lựa chọn mô hình chăn nuôi. Nuôi ngan mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Và để giúp bà con tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc ngan, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến quý bà con bài viết sau đây “Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị đạt hiệu quả”

1. Đặc điểm ngan

Giai đoạn này ngan trống và ngan mái được áp dụng nuôi chế độ ăn hạn chế trong điều kiện tự nhiên nhằm đảm bảo cho ngan không quá béo, không quá gầy, đạt khối lượng chuẩn bước vào thời kỳ đẻ trứng. Đây là giai đoạn khá quan trọng cho suốt quá trình đẻ. Ngan quá béo hay quá gầy hoặc ngan bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sản lượng trứng trong giai đoạn sau.

2. Kỹ thuật chọn ngan hậu bị

Sau khi nuôi hết giai đoạn ngan con, chọn ngan hậu bị phải chọn từ đàn ngan con khoẻ mạnh, không mắc bệnh, đạt tỷ lệ nuôi sống cao (92-95%). Giai đoạn này các con được chọn phải chéo cánh, ngoại hình đẹp, bộ lông mượt, loại bỏ con cánh tiên hay bộ lông mọc không đầy đủ. Khối lượng phải đạt tiêu chuẩn của giống. Ngan mái đạt 1,1-1,9 kg (ngan nội); 1,8-2,2 kg (ngan Pháp) ở 77 ngày tuổi; ngan trống 2,9-3,0 kg với ngan nội; 3,5-4,0 kg với ngan Pháp lúc 88 ngày tuổi. Với con trống, phải chọn những con dáng hùng dũng, có gai giao cấu rõ nêt, lỗ huyệt không viêm. Đối với ngan mái chọn những con nhanh nhẹn, chân vững vàng, lỗ huyệt ướt, bụng mềm, phần hông nở nang. Cần có đủ số lượng ngan giống để áp lực chọn lọc tốt. Thông thường tỷ lệ này là 15% với ngan mái và 55% với ngan trống.

3. Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị khác cho ngan

– Giai đoạn nuôi hậu bị ngan cán có đủ diện tích nhà nuôi và sân chơi, mương nước hoặc ao cho ngan đám, tâm.

– Chuồng và sân choi bảo đảm các yếu tố kỹ thuật để ngan có thể phát triển tốt.

+ Nền chuồng: Có thể là sân xi măng hay sàn gỗ đảm bảo ấm trong mùa đông, mát trong mùa hè. Nền chuồng nên có độ dốc 3-5° thuận tiện trong khâu vệ sinh. Diện tích chuồng nên đảm bảo 6-8 con mái/m2; 5-7 con trống/m2. Nền sân cẩn nhằn, tránh sây sát gan bàn chân.

+ Sân choi: Nên có diện tích sân choi cho ngan vận động tự do hàng ngày. Sân có thể là nền xi măng (nuôi tập trung) hoặc vườn cây, bãi chăn và nên có hàng rào ngăn cách với khu dân cư và ngăn các gia súc khác đi vào. Diện tích cần tối đa: 6-7 con/m2, tối thiểu 4-5 con/m2.

+ Mương hoặc ao hồ cho ngan đầm, tắm: Ngan là loài thuỷ cầm nên rất cần nước trong quá trình sổng để bộ lông sạch, bóng. Ở những nơi không có ao hồ, có thể sử dụng mương nước nhân tạo. Tại hộ gia đình, có thể vỉa hai bên hàng gạch trên nền sân hoặc một mương nước chảy qua độ sâu và rộng (0,3 X 0,8 m).

+ Sân chơi và mương nước cần tiêu độc khử trùng bằng formalin 0,05% và quét vòi nên chuồng trước 1 tuần lễ mới đưa ngan vào nuôi.

+ Chất độn chuồng sử dụng trấu, phôi bào sạch không bị nấm mốc, rải dày từ 2-3 cm.

+ Máng ăn đảm bảo 5cm chiều dài máng cho 1 đầu con.

+ Máng uống sử dụng loại 5 lít cho 25 con.

4. Chế độ chiếu sáng cho ngan

Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong mùa hè.

Vào mùa đông nếu nhốt trong chuồng không có điều kiện chăn thả thì thì cần thắp đèn từ 7-10 giờ/ngày. Đảm bảo 4 w/ma (10-12 lux/m2)

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật ấp trứng ngan

Ấp trứng ngan giống như ấp trứng gà, trứng vịt. Tuy vậy ấp trứng ngan có một số yêu cầu về chế độ ấp riêng, do đặc điểm cấu tạo của trứng ngan có khác chút ít so với trứng gà, trứng vịt đó là vỏ dày hơn, ít lỗ khí hơn, số ngày ấp kéo dài hơn (35 ngày).

Ngan ấp trứng tự nhiên

1. Chọn trứng ấp cho ngan

– Trứng để ấp chọn những quả vỏ sạch sẽ không dính phân, bùn, không dập vỡ. Khối lượng trứng từ 65-75 g.

Trứng ngan không tròn quá cũng như không dài quá. Không đứt giây chằng không loảng lòng. Soi trứng lên không có dị vật, vết máu.

2. Bảo quản trứng ngan

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng bảo quản

+ Nhiệt độ: Cần bảo quản trứng ở nhiệt 15-20°C. Khi nhiệt độ bảo quản lên cao sẽ làm cho phôi phát triển, song nên nhiệt độ không thích hợp sẽ gây chết phôi. Trứng ngan bảo quản trong 7 ngày ở nhiệt độ 28-33°C không ánh hưởng đến kết quả ấp nở. Có thể bảo quản trứng ngan đến 14 ngày ở 18-20°C vẫn cho tỷ lệ nở khá. Cần đảo trứng 1 lần/ngày với góc 180°. Tại các hộ gia đình có thể xếp trứng lên khay (để nằm ngang), nơi thoáng mát không bị hấp thụ nhiệt, không để trứng chồng lên nhau

+ Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp trong bảo quản là 75-82%. Ẩm độ thấp sẽ làm trứng bốc hơi nước, ẩm độ cao sẽ làm cho nấm mốc phát triển.

+ Sự giảm khối lượng trứng trong thời gian bảo quản: Trứng ngan bảo quản ở nhiệt độ 25-33°C trong 1 ngày giảm khối lượng 0,81%. Nếu khối lượng giảm hơn 1% tỷ lệ nở sẽ giảm rõ rệt.

+ Các chú ý khác: Xếp trứng trong thời gian bảo quản.Trứng xếp trong khay, để nghiêng 30° hoặc nằm ngang, buồng khí xếp lên trên (đầu tủ), đầu nhỏ cho xuống dưới.

3. Ấp trứng ngan bằng ngan mái (ấp tự nhiên)

Chọn trứng tươi mới đẻ được 7-10 ngày để ấp, trứng để lâu hơn 10 ngày, tỷ lệ ấp nở sẽ giảm. Nếu có nhiều trứng cũng chỉ xếp từ 20-25 quả một ổ cho 1 mái ấp, Xếp nhiều trứng 1 ổ, ngan mái không phủ kín trứng, nhiệt độ ấp các trứng không đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nở

Trong 10 ngày đầu ngan mái tự sản ra nhiệt độ khoảng 38°5, sau đó khoảng 37°8, giảm dần xuống 37°2.

Trong những ngày đầu, con mái không rời khỏi ổ lúc nào, vì vậy cần cho ngan mẹ ăn uống ngay cạnh ổ. Những ngày sau ngan mẹ rời ổ ngày 1 đến 2 ỉần, rồi tăng số lần rời ổ để xuống ăn uống nhiều hơn.

Trong ấp tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, chỉ cần chăm sóc con mẹ và bảo quản trứng trong ổ ấp.

Trứng ngan ấp 33-35 ngày thì nở. Những ngan con nở từ ngày 36 trở đi thường yếu không nuôi được. Vì vậy đến hết ngày thứ 35 người ta cho xuống ổ để nuôi ngan con. Tỷ lệ nở trên 90% so với trứng có phôi là đạt yêu cầu.

4. Ấp trứng ngan nhân tạo bằng máy

4.1. Xếp trứng

Xếp trứng ngan vào khay ấp bằng gỗ, xếp trứng nghiêng 30°. Tránh rơi trứng trong quá trình đảo trứng.

4.2. Nhiệt độ, độ ẩm trong máy ấp

Ấp trứng ngan nội

Giai đoạn ấp, nở

Ngày ấp

Nhiệt độ

Độ ẩm (%)

Giai đoạn ấp

1-9

38°2-38°3

64-65

Giai đoạn ấp

10-30

37°6-37°7

55-58

Giai đoạn nở

31-35

37°3-37°4

80-85

Ấp trứng ngan Pháp

Giai đoạn ấp, nở

Ngày ấp

Nhiệt độ

Độ ẩm (%)

Giai đoạn ấp

1-11

38°2-38°5

64-65

Giai đoạn ấp

12-25

37°8-38°

55-57

Giai đoạn ấp

26-30

37°6-37°7

55-57

Giai đoạn nở

31-35

37°4-37°5

80-85

 

– Để điều chỉnh chế độ nhiệt và chế độ ẩm có hiệu quả, tiến hành kiểm tra sự giảm khối lượng trứng trong quá trình ấp. Cân tổng thể 50 quả trứng có đánh dấu để 5 ngày sau lại cân số trứng đó, nếu thấy bình quân giảm 0,38g ở giai đoạn 1, 0,47g ở giai đoạn 2 và 0,36g ở giai đoạn 3, tổng cả giai đoạn đến 30 ngày ấp, giảm 13-14% là lý tưởng nhất. Nếu sự giảm lớn hơn 15% hay nhỏ hơn 12% thì tỷ lệ nở sẽ thấp.

4.3. Đảo trứng ngan

Mục đích của việc đảo trứng là tránh cho phôi khỏi sát vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chết được cải thiện và phôi phát triển tốt, nhất là giai đoạn đầu và giai đoạn giữa.

Trứng được đảo một góc 90° nếu xếp nghiêng, đảo 180° nếu xếp nằm ngang, trứng được đảo 2 giờ/lần. Mỗi ngày đảo 10-12 lần. Nếu 6 ngày đầu không đảo, phôi chết, dính vào vỏ và không di động, sau 13 ngày không đảo, túi niệu không khép kín được, lượng albumin nằm bên ngoài túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, mổ vỏ không đúng vị trí, phỏi dị hình ở phần mắt, mỏ và đầu.

4.4. Thông thoáng

Trứng vịt và trứng ngan có khối lượng 70-80 g hấp thụ 9169cm3 (Oz) oxy và thải 6607cm3 cacbonic (CO2), trứng gà hấp thụ 4000cm3 O2 và thải 3536cm3 CO2 Chính vì vậy trong máy ấp luôn phải đảm bảo 21% O2 và không quá 0,04-0,1% khí cacbonic. Nếu khí cacbonic lóm hơn 0,4% sẽ có hại tới sự sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây tỷ lệ chết cao, nồng độ O2 cũng không thể thấp hơn dưới 15%.

Vận tốc gió trong máy ấp 77 cm/giây, tốc độ quạt xấp xỉ 300 vòng/phút với máy ấp. Máy nở vận tốc gió 40-45 cm/giây.

Nếu 8 ngày ấp mà không khí lưu thông không đều sẽ làm phôi phát triển cũng không đều, chỗ nhanh, chỗ chậm. Sau 15 ngày, vị trí phôi không đúng, phôi phát triển không đều và sau 28-30 ngày phôi chết, có hiện tượng xuất huyết. Trong máy ấp, lỗ thông thoáng được mở 1/5 ở những ngày đầu, sau đó nới dần, càng tăng ngày ấp, càng mở rộng. Những ngày cuối, mở toàn bộ đặc biệt là mùa nóng. Mùa đông cần quan tâm đến nhiệt độ môi trường và kiểm tra nhiệt độ máy. Nếu nhiệt độ xuống thấp phải đóng bớt cửa lại. Đối với máy thủ công ngày đầu để hở 3 lồng thoáng, sau đó tháo dần lỗ thoáng ra những ngày cuối mở hết các lỗ thông thoáng.

4.5. Làm mát trứng ngan

Không thể thiếu được chế độ làm mát quá trình ấp trứng thuỷ cầm do cấu trúc vỏ và các thành phần dinh dưỡng bên trong quả trứng.

Quy trình về chế độ làm mát trứng

 

Chế độ quy định

Đơn

vị

Chế độ 1

Chế độ 2

Chế độ 3

Số lần làm mát

Lần

1

2

3

Ngày bắt đầu và kết thúc giai đoạn làm mát

Ngày

thứ

9-31

7-20

21-31

1-14

15-24

25-31

Thời gian làm mát

Phút

9 phút ngày đầu, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở

9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở

9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khí ra nở

Thời gian đưa ra làm mát

Giờ

11 giờ sáng

9 giờ sáng 16 chiều

9 giờ sáng 16 giờ chiều 22 giờ đêm

Chế độ 3 cho tỷ lệ ấp nở cao nhất.

4.6. Kiểm tra sinh vật học

Cẩn kiểm tra sinh vật học thông qua soi trứng trong các giai đoạn ấp để biết khả năng phát triển của phôi và khả năng nở của mỗi lứa ấp. Lần 1 lúc 9 ngày, lần 2 lúc 17 ngày, lần 3 lúc 30 ngày.

+ Mục đích kiểm tra

– Xác định được chất lượng sinh học của trứng.

– Cho phép lập chế độ ấp trong những điều kiện cụ thể.

– Xác định được nguyên nhân các đợt ấp kém.

– Định ra phương hướng để nâng cao kết quả ấp nở.

+ Phương pháp kiểm tra

Dùng đèn soi để kiểm tra, loại những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm chỗ, tránh ô nhiễm và xác định thời điểm phôi chết để có biện pháp cải thiện chế độ áp hay cải thiện chế độ nuôi dưỡng tránh gây thiệt hại không cần thiết, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Góc xếp trứng ngan: xếp nằm ngang (nếu cần diện tích máy có thể xếp nghiêng 30-45°).

Soi trứng kỳ 1: 9 ngày ấp; kỳ 2: 17ngày ấp; kỳ 3: 30 ngày ấp.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi ngan trên sàn

Ngan thuộc loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Thông thường ngan được nuôi theo phương thức chăn thả. Hiện nay nhiều trại chăn nuôi không có chỗ chăn thả do ô nhiễm nguồn nước hoặc hạn chế bãi chăn thả, vì thế để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi và hiệu quả trong sản xuất, nuôi nhốt trên sàn là giải pháp tối ưu.

Chuẩn bị con giống:

Con giống là yếu tố quyết định của thành bại trong chăn nuôi, vì vậy phải chọn con giống khỏe, nhanh nhẹn, không dị tật, không hở rốn.
ngan con 1 tuổi

Chuẩn bị chuồng nuôi:

Tùy theo quy mô chăn nuôi để thiết kế chuồng nuôi cho phù hợp. Diện tích cho sàn nuôi được tính 4 – 5 con/m2 không tính hành lang kỹ thuật, một ô sàn nuôi không nên quá 100 con.

Hệ thống quạt thông gió rất quan trọng đối với nuôi nhốt để khống chế độ ẩm và mùi.
Vì là dòng thủy cầm nên ngan luôn cần nước đủ để uống tự do và phun tắm khi cần thiết.

Nguồn điện luôn chủ động để bảo đảm cho quạt lưu thông gió và duy trì nguồn nước.

Chuẩn bị quây úm:

Khi úm ngan nên sử chất độn chuồng là rơm hoặc dạ băm nhỏ, phun thuốc sát trùng và để khô trước khi sử dụng ngoài ra có thể úm ngan trên sàn nhựa lỗ nhỏ tránh cho ngan lọt chân xuống.


Phun sát trùng chuồng trại, rửa sạch dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống có pha thuốc sát trùng, làm sạch phơi khô trước khi nuôi 2 tuần. Chuồng nuôi phải thoáng mát, đủ ánh sáng, không có gió lùa.

Trước khi đưa ngan con vào phải sưởi ấm chuồng.

Nhiệt độ chuồng nuôi:

Để đảm bảo cho ngan mạnh khoẻ nhiệt độ chuồng nuôi khi ngan:

Từ 1 – 3 ngày tuổi phải đạt 31 – 320 C .

Từ 4 – 8 ngày tuổi phải đạt 29 – 300 C.

Từ 9 – 13 ngày tuổi phải đạt 27 – 280 C.

14 – 28 ngày tuổi phải đạt 25 – 260 C

(Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao ngang đầu ngan).
Trên 28 ngày ngan sống trong điều kiện tự nhiên.

Ẩm độ không khí:

Ẩm độ thích hợp cho ngan con là 60 – 70%, song ở nước ta ẩm độ không khí rất cao có khi lên tới 80 – 90%. Khi độ ẩm cao cần phải đảo chất độn chuồng và cho thêm chất độn chuồng khô hàng ngày để giữ cho ngan ấm chân và sạch lông.
chuẩn bi chuong nuoi

Mật độ và độ lớn của đàn:

Hai yếu tố mật độ và độ lớn của đàn tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu đàn nhỏ có thể tăng mật độ và ngược lại.

Tuần 1, mật độ từ 20 – 25 con/m2

Tuần 2, mật độ từ 10 – 15 con/m2

Tuần 1, mật độ từ 6 – 7 con/m2

Giai đoạn tuổi hình thức nuôi mật độ tối đa 5 con/ m2 (không tính diện tích hỗ trợ kỹ thuật).

Chế độ chiếu sáng:

Tuần thứ 1 chiếu sáng 24/24 giờ.

Tuần thứ 2 chiếu sáng 20/24 giờ.

Tuần thứ 3 chiếu sáng 16/24 giờ.

Từ tuần 4 trở lên ngan sống trong điều kiện ánh sáng tự nhiên.

Không khí:

Lượng cung cấp không khí phụ thuộc vào độ ẩm và quyết định bởi chất độn chuồng.

Lượng không khí trao đổi phải đảm bảo sạch cho những khí thải của phân được đưa ra ngoài và nhiệt độ cần cho ngan ở mức cho phép.

Trong giai đoạn ngan con 1 – 14 ngày tuổi, tốc độ gió không được quá 0,3 m/s

Nước uống:

Đảm bảo sạch và ngan được uống nước tự do, ở tuần tuổi thứ nhất không cho ngan uống nước lạnh dưới 150 C.

Thức ăn và nuôi dưỡng

Thức ăn cho ngan tốt nhất là dùng thức ăn công nghiệp của các công ty có uy tín cung cấp, chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi: Thức ăn đạt 20% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 kcal.

+ Giai đoạn 22 – 56 ngày tuổi: Thức ăn đạt 16% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 Kcal.

Ngan thương phẩm thức ăn đạt 15% đạm tiêu hoá, năng lượng 3.000 kcal.

Kỹ thuật cho ăn

Trước khi cho ngan ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho ngan ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để ngan phát triển đồng đều.

Đối với ngan nuôi thương phẩm cho ngan ăn tự nhiên.

11. Kiểm tra ngan

Trạng thái đàn ngan cho phép đánh giá về sức khoẻ ngan, hàng ngày thường xuyên kiểm tra.

– Ngan con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn ngan khoẻ mạnh, thoải mái, nhiệt độ trong chuồng đạt yêu cầu.

– Ngan con dồn đống là do lạnh, nhiệt độ chuồng nuôi thấp.

– Ngan con nằm há mỏ, cánh dơ lên là do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao.

– Ngan không chơi hoặc nằm ở khu vực nhất định là chắc chắn có gió lùa.

– Ngan bị bết dính là do chuồng ẩm, chế độ nuôi dưỡng kém.

Lịch vaccine

Từ 7 – 10 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan.

Từ 12 – 14 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.

Từ 32 – 35 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.

Từ 42 – 45 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan.

Trước đẻ ngày 3 tuần tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.

Chú ý: Vaccine cúm H5N1 tham khảo ý kiến thú y địa phương.

* Vaccine viêm gan, dịch tả, ngan, vịt: nếu bố mẹ chưa tiêm thì nên tiêm vaccin viêm gan lúc 1 ngày tuổi.

Tiêm, vaccine dịch tả vịt vào 3 – 5 ngày tuổi và nhắc lại sau 2 tuần (loại dùng cho các lứa tuổi vịt).

(Có 2 cách, tiêm dưới da, hoặc bắp ức).

* Vaccine dịch tả vịt: Vịt nuôi đẻ, vaccine dịch tả được tiêm nhắc lại 4 – 5 tháng/lần.

* Có thể tiêm vaccine vào ổ dịch để dập dịch.

* Cần chủ động kiểm soát sức khoẻ vịt khi tiêm vaccine. Làm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Cần nắm vững và làm đúng hướng dẫn của nhà nhà sản xuất thuốc, vaccine.

Nguồn: Nguoichannuoi.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.