Kỹ thuật trồng củ đậu bằng chậu tại nhà đơn giản, ăn giải nhiệt và bổ dưỡng

Kỹ thuật trồng củ đậu trong chậu tưởng chừng khó sống và cho ít củ nhưng thực chất phương pháp này lại khá hiệu quả nếu biết cách chăm sóc khoa học.

Củ đậu còn gọi là củ sắn là loại củ có thể sử dụng để chế biến thức ăn vừa có thể dùng tươi như trái cây rất mát, củ đậu có vị ngọt thanh mát rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng. Củ đậu được trồng ở khá nhiều nơi cho hiệu quả kinh tế cao. Nhưng để áp dụng kỹ thuật trồng cây củ đậu trong chậu tại nhà thì chắc chắn ít ai thực hiện và thực hiện thành công dù đơn giản.

Dưới đây là một vài bước kỹ thuật trồng cây củ đậu trong chậu tại nhà cơ bản nhất cho những ai muốn tự mình trổ tài trồng củ đậu tham khảo.

Kỹ thuật trồng củ đậu tại nhà bằng cách gieo hạt hay trồng hom giống đều được.

Thời vụ trồng củ đậu

Củ đậu là cây dễ sống nên có thể trồng quanh năm vào tháng 2 – 3, tháng 6 -7 hoặc tháng 7 – 8 đều được.

Điều kiện nhiệt độ trồng củ đậu

Vi là cây ưa sáng nên khi trồng cần lưu ý đặt những nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát, hoặc đất không bị trũng nước hay quá khô cằn.

Cách chọn chậu trồng củ đậu

Trồng củ đậu trong chậu, thùng xốp…thì nên chọn loại chậu có độ sâu và rộng để đảm bảo củ đậu được phát triển tốt nhất.

Đất trồng cây củ đậu

Đất trồng cây củ đậu cần chọn loại đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt. Nếu ở phố không có đất bạn có thể có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước khi trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Kỹ thuật trồng cây củ đậu bằng chậu

Kỹ thuật trồng cây củ đậu có 2 phương pháp chính là bằng hom giống, hay trồng bằng hạt. Tuy nhiên thông thường nên trồng bằng hạt giống củ đậu cây cho năng suất cao hơn, đơn giản hơn và đỡ tốn công hơn.

Trước khi gieo hạt giống củ đậu cần làm đất tơi xốp, bón lót vôi trộn với phân chuồng ủ hoại. Sau đó gieo hạt giống củ đậu lên mặt đất, ấn nhẹ hạt dính vào đất để khi tưới nước hạt không bị trôi, hạt giống củ đậu được đặt nằm ngang đều và so le nhau, hạt cách hạt từ 8 – 10cm. Sau đó rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều lên mặt chậu và tưới ẩm.

Cách chăm sóc cây củ đậu

Khi mới trồng củ đậu cần phải tưới đều đặn 1 – 2 lần/ngày, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm. Khoảng 7 – 10 ngày sau gieo củ đậu sẽ nảy mầm và ra lá. Khi hạt mọc được 15 – 20 ngày thì tỉa bớt cây con nếu mọc quá dày.

Cây củ đậu sau khi gieo khoảng 20 ngày nên tưới thúc phân đạm hòa loãng nước để tưới cho cây con giúp cây nhanh phát triển thân lá. Củ đậu không chịu được ngập úng vì vậy cần chú ý lượng nước tưới vừa đủ ẩm cho cây, tránh để đất quá khô hoặc quá ẩm. Cách 2 – 3 tuần tưới nước 1 lần, nhổ cỏ dại.

Kỹ thuật bấm ngọn kích thích củ đậu ra hoa và đậu quả

Cây củ đậu trồng lấy củ nên cần bấm ngọn, cắt tỉa bớt thân lá để cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ. Thời điểm sau trồng khoảng 1 tháng tiến hành bấm ngọn lần đầu, kết hợp bón thúc phân NPK rắc đều trên mặt chậu rồi tưới nước cho phân tan. Sau đó cứ cách 7 – 10 ngày lại tiến hành bấm ngọn một lần cho đến lúc thu hoạch củ đậu.

Cần chú ý trong giai đoạn khi cây bắt đầu bói hoa thì dùng kéo cắt hết nụ hoa, lộc non nhằm giúp cây phát triển củ.

Phòng trị sâu bệnh ở cây củ đậu

Khi trồng củ đậu cần để ý tới các loại sâu như cuốn lá, bệnh lở cổ rễ, đốn lá, cháy lá, rầy rệp,…gây hại. Với những vấn đề này cần có biện pháp khắc phục ngay nếu không củ đậu sẽ còi cọc không cho củ.

Thu hoạch củ đậu

Trồng củ đậu khoảng hơn 3 tháng là cho thu hoạch. Quan sát khi thấy lá vàng và héo dần là lúc có thể thu hoạch được. Củ đậu làm được nhiều món giải nhiệt ngon, bổ dưỡng được rất nhiều người thích. Do đó sở hữu những chậu củ đậu tại nhà chính là cách bạn bảo vệ sức khỏe cho cả nhà trong thời kỳ hoa quả ngâm hóa chất tràn lan ngoài chợ.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Khắc phục cây củ đậu bị teo và bé

Có nhiều nông dân khi trồng củ đậu đã gặp phải trường hợp khi nhổ lên kiểm tra thấy củ đậu bị nhăn, teo và bé. Để khác phục hiện tượng đó, nhà nông cần chú ý những điều sau:

Theo TS Đinh Văn Đức: Cây củ đậu có thể trồng được ở vùng đất phù sa ven sông đến vùng đồi núi trung du. Tuy vậy, để rễ cây phát triển thành củ tốt thì cây thích hợp với đất nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm nhưng không úng nước, nhiều mùn. Những biểu hiện trên là do vườn cây củ đậu nhà bác chưa được chăm sóc đúng yêu cầu sinh trưởng và phát triển cho cây. Cách khắc phục như sau:

– Làm đất kỹ, lên luống rộng 1,3 – 1,5 m. Trên luống đào hố theo 2 hàng dọc cách nhau 1,0 -1,2 m, hố trên hàng cách nhau 0,5 – 0,6 m. Kích thước hố rộng và sâu mỗi chiều khoảng 0,4 m.

– Bón phân lót cho mỗi hố khoảng: 5 kg PHÂN CHUỒNG HOAI MỤC + 100 – 200 g SUPER LÂN, trộn đất bột vừa đủ lấp đầy hốc.

– Bón thúc 2 lần, khi cây có 1 – 2 lá thật và sau đó 2 – 3 tháng. Mỗi lần bón 30 – 50 g URÊ + 30 – 50 g KCl cho 1 gốc.

– Khi cây dài khoảng 15 – 20 cm thì làm giàn cho leo. Giàn cắm hình chữ A hoặc kiểu mái bằng, cao 1,5 – 2,0 m, buộc chắc chắn.

– Khi cây nhỏ, hàng ngày tưới ẩm đều.

– Khi cây lớn, vài ngày tưới một lần tùy độ ẩm đất.

– Kết hợp những lần bón phân thúc thì xới đất vun gốc, trừ cỏ.

– Để thu được củ thương phẩm có năng suất chất lượng cao, cần phải áp dụng kỹ thuật cắt ngọn và chùm hoa nhiều lần cho cây để cây tập trung vào củ.

Kỹ thuật trồng củ đậu

Củ đậu còn gọi là củ sắn là loại củ có thể sử dụng để chế biến thức ăn vừa có thể dùng tươi như trái cây rất mát, củ đậu có vị ngọt thanh mát rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng. Củ đậu được trồng ở khá nhiều nơi cho hiệu quả kinh tế cao.

Một số điều cần biết khi trồng củ đậu, củ sắn

Củ đậu được trồng vào nhiều thời vụ quanh năm vào tháng 2 – 3, tháng 6 -7 hoặc tháng 7 – 8, trồng củ đậu hay củ sắn vào những tháng này sẽ cho năng suất cao, củ đậu nhiều nước, thanh ngọt. Trồng củ đậu, củ sắn có thể kết hợp trồng xen canh với các loại rau màu ngắn ngày khác để tăng thu nhập như cải xanh, cải ngọt, củ cải,..

Địa điểm trồng củ đậu phải ở nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát, vùng đất không bị trũng nước hay quá khô cằn. Đất trồng cây củ đậu cần chọn loại đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt.

Nếu trồng củ đâu, củ sắn trong xô chậu hoặc thùng xốp thì phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng để đảm bảo củ đậu được phát triển tốt nhất.

Cách làm đất ươm hạt giống và trồng cây đã được hướng dẫn cụ thể tại bài viết này, bạn hãy tham khảo để làm đất trồng củ đậu nhé:

Củ đậu hay củ sắn vừa để nấu các món xào, nấu canh vừa ăn tươi như trái cây giòn ngọt

Gieo hạt giống củ đậu

Cây củ đậu, củ sắn có thể trồng bằng hom giống, tuy nhiên thông thường thì nên trồng bằng hạt giống củ đậu thì cây cho năng suất cao hơn.

Trước khi gieo hạt giống củ đậu cần làm đất tơi xốp, cày bừa đất bón lót vôi trộn với phân chuồng ủ hoại, phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó làm tơi đất và lên luống cao 0,7m và rộng 1,2 – 1,5m, mỗi hàng cách nhau 8 – 10cm, rãnh rộng 0,5m. Phun thuốc diệt cỏ Dual lên mặt luống trước khi gieo hạt khoảng 2 ngày để hạn chế cỏ mọc khi cây nảy mầm.

Tiến hành lên luống, rạch hàng, bón lót lần 2 bằng phân chuồng ủ hoại xuống từng luống rồi lấp phân bằng đất nhỏ. Sau lên luống làm hàng thì tưới nước vừa đủ ẩm

Gieo hạt giống củ đậu lên mặt đất, ấn nhẹ hạt dính vào đất để khi tưới nước hạt không bị trôi, hạt giống củ đậu được đặt nằm ngang đều và so le nhau, hạt cách hạt từ 8 – 10cm. Sau đó rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm.

Chú ý cần phải tưới đều đặn 1 – 2 lần/ngày, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm. Khoảng 7 – 10 ngày sau gieo củ đậu sẽ nảy mầm và ra lá. Khi hạt mọc được 15 – 20 ngày thì tỉa bớt cây con nếu mọc quá dày.

Chăm sóc củ đậu

Cây củ đậu sau khi gieo khoảng 20 ngày nên tưới thúc phân đạm hòa loãng nước để tưới cho cây con giúp cây nhanh phát triển thân lá. Củ đậu không chịu được ngập úng vì vậy cần chú ý lượng nước tưới vừa đủ ẩm cho cây, tránh để đất quá khô hoặc quá ẩm. Cách 2 – 3 tuần tưới nước 1 lần, nhổ cỏ dại.

Cây củ đậu trồng lấy củ nên cần bấm ngọn, cắt tỉa bớt thân lá để cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ. Thời điểm sau trồng khoảng 1 tháng thì tiến hành bấm ngọn lần đầu, kết hợp bón thúc phân NPK rắc đều trên mặt luống rồi tưới nước cho phân tan. Sau đó cứ cách 7 – 10 ngày lại tiến hành bấm ngọn một lần cho đến lúc thu hoạch củ đậu. Giai đoạn khi cây bắt đầu bói hoa thì dùng kéo cắt hết nụ hoa, lộc non nhằm giúp cây phát triển củ.

Củ đậu sau khi trồng đươc 2 tháng tiến hành bón thúc phân chuồng ủ hoại hoặc phân NPK lần 2, cách 1 tháng sau lại tiếp tục bón thúc lần 3.

Phòng trị sâu bệnh ở cây củ đậu

Củ đậu, củ sắn thường bị sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ, đốn lá, cháy lá, rầy rệp,…gây hại. Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh như các loại cây khác.

Thu hoạch củ đậu, củ sắn

Cây củ đậu sau khi trồng khoảng 4 – 5 tháng sẽ cho thu hoạch củ. Thời điểm thu hoạch củ đậu cây sẽ rụng gần hết lá và lá sẽ chuyển sang màu vàng nhạt.

Cây củ đậu nấu được rất nhiều món ăn ngon vừa ăn tươi như trái cây rất thanh mát cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Kinh nghiệm trồng củ đậu xen canh gối vụ

Củ đậu là loại rau ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư chăm sóc, ít sâu bệnh, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhất là dùng làm cây trồng gối vụ…

Củ đậu là loại rau ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư chăm sóc, ít sâu bệnh, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhất là dùng làm cây trồng gối vụ giữa vụ xuân sang vụ mùa hoặc ngược lại hiện được nông dân nhiều nơi áp dụng đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Theo kinh nghiệm ở Lộc Bình (Lạng Sơn) và Kim Thành (Hải Dương), ngoài trồng chính vụ bà con còn trồng củ đậu vụ trái bán được giá cao, cho lãi lớn. Bình thường mỗi sào củ đậu trồng vụ chính cho thu nhập 700-800.000 đồng, trong khi trồng vụ trái cho thu tới 1,5-1,7 triệu đồng/sào. Nhiều hộ còn tranh thủ trồng xen với cải củ, cải ngọt, cải xanh, su hào ngắn ngày vào giai đoạn đầu hoặc để bán vào dịp Tết Nguyên đán nên mức thu nhập còn có thể cao hơn, tới 2-3 triệu đồng/sào. NNVN giới thiệu kinh nghiệm trồng xen canh gối vụ của nông dân xã Đồng Gia, huyện Kim Thành, Hải Dương để bà con các nơi tham khảo, áp dụng.

Giống và thời vụ:- Hiện có các giống củ đậu địa phương và các giống củ đậu lai nhập nội từ Trung Quốc. Giống của ta do bà con nông dân tự để giống, củ nhỏ, năng suất thấp (800-1.200kg/sào) nhưng chất lượng tốt, ăn ngọt, mát được nhiều người ưa chuộng tìm mua, bán được giá cao hơn củ đậu lai. Giống củ đậu lai của Trung Quốc sinh trưởng khoẻ, cho củ to, năng suất cao (1,5-2 tấn/sào) nhưng chất lượng thấp, ăn nhạt, không ngon như củ đậu ta. Là giống lai F1 nên không tự để giống được, hàng năm bà con vẫn phải mua hạt giống ở các công ty, cửa hàng bán giống rau.

– Có thể trồng nhiều vụ trong năm : vụ xuân trồng tháng 2-3, thu hoạch tháng 5-6; vụ hè trồng tháng 4-5, thu hoạch tháng 7-8; vụ thu và thu đông trồng tháng 7-8-9, thu hoạch từ tháng 10 cho đến sau Tết nguyên đán. Tuy nhiên có 2 vụ chính cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn cả là vụ xuân và thu đông.

Chọn và làm đất: Củ đậu ưa đất cát pha, thịt nhẹ, tơi xốp, có đủ độ ẩm, dễ thoát nước, độ pH từ 5,5-7, nếu thấp hơn thì bón cho mỗi sào 30kg vôi bột để khử bớt chua. Cày bừa kỹ, nhặt hết cỏ dại và lên luống rộng từ 1,5-1,8m, cao 50-60cm theo hình mui luyện cho dễ thoát nước.

Lượng phân và cách bón: Trồng củ đậu không cần nhiều phân hoá học mà nên bón lót nhiều phân chuồng đã được ủ hoai mục hoặc nhiều rơm, rạ mục là tốt nhất. Lượng phân đầu tư cho 1 sào Bắc bộ (360m2) gồm: 500-600kg phân chuồng + 4-5kg urê +10-12kg lân + 5-6kg phân kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân rác, lân trước khi lên luống. Khi củ đậu đã mọc được từ 30-45 ngày tiến hành bón thúc đợt 1 bằng 3kg đạm + 3kg phân kali nhằm giúp cây phát triển nhanh thân lá. Khi cây bắt đầu vào thời kỳ xuống củ (bói hoa) thì bón nốt số đạm và kali còn lại giúp cây cho củ to, tăng năng suất và chất lượng củ.

Gieo hạt: Gieo đều hạt trên mặt luống với khoảng cách: hàng cách hàng 20cm, hạt cách hạt trên hàng 15-18cm. Có thể gieo theo hàng ngang mặt luống cho dễ chăm sóc. Hạt giống chỉ cần ấn nhẹ xuống mặt luống, không cần lấp đất. Dùng rạ phủ kín mặt luống nhằm giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại và chống rửa trôi phân bón, hạt giống.

Chăm sóc: – Khi cây đã mọc đều, tỉa bớt những cây mọc yếu, dặm lại những chỗ thưa nhằm đảm bảo mật độ sẽ cho năng suất cao sau này. Kết hợp với bón phân đợt 1 là xới xáo mặt luống, làm sạch cỏ và thường xuyên tưới đủ ẩm (65-70%) cho cây sinh trưởng khoẻ. Cách tưới tốt nhất là dẫn nước theo rãnh cho ngấm dần vào luống hoặc té nước lên mặt luống, khi thấy đất chuyển màu nâu thẫm thì rút hết nước ra khỏi rãnh.

– Khi thấy cây bắt đầu bói hoa thì dùng dao, kéo cắt hết hoa, nụ, lộc non vươn dài khỏi mặt luống nhằm giúp cây chuyển nhanh từ giai đoạn sinh trưởng thân lá sang phát triển củ, tăng trọng củ, nâng cao chất lượng củ.

– Nếu thấy cây hơi cằn, lá hơi vàng thì cần phun bổ sung thêm các loại phân bón qua lá như Thiên nông, Humate 7-10 ngày/lần giúp cây sinh trưởng nhanh, cho củ to và chất lượng tốt.

Nếu kết hợp trồng xen canh để tăng thu nhập thì nên chọn các loại cây ngắn ngày (khoảng 30-45 ngày) như cải canh, cải ngọt, củ cải để gieo đồng thời với củ đậu và nên thu hoạch sớm để không làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển củ của cây củ đậu.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Trồng củ đậu thu đông

Giống và thời vụ: Dùng các giống củ đậu lai F1 có thời gian sinh trưởng ngắn 95-110 ngày, năng suất cao 15-20 tạ/sào. Vụ thu đông trồng tháng 8-9, đầu tháng 10; thu hoạch tháng 12 đến tháng 1 năm sau, vụ này cũng cho năng suất, chất lượng khá.

Cách trồng: Chọn đất cát pha, thịt nhẹ thoát nước, độ pH: 5,5-7,0, nếu đất chua cần bón 20-25kg vôi bột/sào khi cày bừa, để hả đất 7-10 ngày sau mới trồng.

Lượng phân bón cho 1 sào: Phân chuồng hoai mục 5-6 tạ; rơm, rạ 2-3 tạ. Phân khoáng: tốt nhất dùng phân tổng hợp NPK (5:10:3) Lâm Thao 40-50kg; đạm urê 2-3kg; kali clorua 5-6kg.

Cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, cày định luống, rộng 1,5-1,8m theo hướng đông – tây hay theo chiều thoát nước của ruộng. Bón lót toàn bộ rơm, rạ xuống dưới cùng cho xốp đất, phân chuồng hoai mục, phân tổng hợp NPK và 1/2 lượng kali trộn đều rắc lên trên, sau đó dùng cuốc vét đất lấp phân dày 4-5cm, luống cao 60-70cm, mặt luống khum hình mai rùa.

Tra hạt: Hạt củ đậu nếu gieo xen với hạt cải củ cho hiệu quả kinh tế cao. Sau khi vun luống xong thì rắc đều một lớp hạt cải củ lên trên bề mặt và hai bên luống rồi mới gieo hạt củ đậu. Hạt củ đậu được rắc thành 6-7 hàng theo chiều dọc luống, hàng nọ cách hàng kia 8-10cm, hạt nọ cách hàng kia 6-8cm, hạt chỉ ấn nhẹ vào luống, không cần lấp sâu. Gieo hạt xong thì tiến hành đậy rạ. Rạ được vuốt thẳng theo chiều từ trên đỉnh xuống chân luống, một lớp mỏng vừa phải để chống cỏ dại mọc, giữ ẩm và chống xói, lở trôi hạt giống khi gặp mưa to.

Sau khoảng 7-10 ngày hạt cải, hạt củ đậu đều mọc. Khi hạt mọc được 15-20 ngày, tỉa bớt rau cải củ đem bán, tưới thúc 2-3kg đạm cho cải củ và củ đậu phát triển nhanh thân lá.

Khi mọc được 40-45 ngày nhổ bán hết cải củ, tưới thúc nốt lượng kali còn lại cho củ đậu phát triển nhanh.

Lúc củ đậu bói hoa, dùng dao, kéo cắt hết hoa, nụ và lộc non vươn dài, tạo điều kiện cho các chất vận chuyển từ thân lá vào củ thuận lợi.

Tưới đủ ẩm cho củ đậu phát triển thuận lợi, năng suất cao.

Thu hoạch: Sau khi mọc được 95-110 ngày, có khoảng 50-70% số lá ngả màu vàng là lúc cần phải thu hoạch.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam