Ông “Trùm” nha đam

“Có những loài cây sống gần nhau thân mới thẳng…”. Và cũng có những loài cây mang sẵn trong mình giá trị, sống bên cạnh con người để gia tăng giá trị bản thân. Trong mối tương quan này, cây nha đam và doanh nhân Nguyễn Văn Thứ, Giám đốc Công ty GC Food đã “sống gần nhau” để mang lại giá trị cho nhau. Ông “trùm” nha đam Nguyễn Văn Thứ cũng chính là người chuyên cung cấp nguyên liệu nha đam cho các công ty sản xuất sữa và nước giải khát lớn của Việt Nam.

 

Ông Nguyễn Văn Thứ –  Giám đốc Công ty GC Food

Câu chuyện người và cây

Nghe ông Thứ say sưa nói về sự hữu dụng của cây nha đam, giống như đang nghe ông kể về một người bạn thân thiết đã thấu hiểu về nhau từ rất lâu. Theo ông, nha đam là một loài cây cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu.
“Cây có khả năng tự bảo vệ mình trước sự tấn công của sâu bệnh bằng cách tự tạo ra chất axit ở lớp bên ngoài của bẹ lá và thân cây, sâu bệnh không thể xâm hại được. Cây nha đam còn đem lại giá trị cho cuộc sống rất cao như làm mát cơ thể, chữa bệnh và có công dụng làm đẹp…làm trong lành không khí. Cây chịu được khô cằn, nhu cầu về thổ nhưỡng rất thấp, không phải bón phân nhiều. Chính vì thế, tôi đã chọn phát triển vùng nguyên liệu nha đam tại Phan Rang (Ninh Thuận), nơi đất khô cằn và khí hậu thuộc dạng khắc nghiệt nhất Việt Nam”, ông Thứ chia sẻ.
Hiện tại, GC Food đang hướng dẫn các hộ gia đình trồng nha đam theo một quy trình chặt chẽ để có được nguyên liệu đạt chất lượng chuẩn từ khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch. Nha đam trồng từ 6 tháng đến 1 năm là có thể thu hoạch, kéo dài trong thời gian 5 – 6 năm. Một tháng thu hoạch một lần, mỗi sào thu được khoảng 3 tấn (bán trên dưới 1 triệu đồng/tấn). Theo ông Thứ, mỗi hộ trồng từ 3 – 5 sào nên đảm bảo thu nhập khá ổn định.
Tuy nhiên, thời gian đầu, nông dân từ chối cung cấp hàng cho GC Food vì chê thu mua ít mà đòi hỏi nhiều. “Tôi phải đến tận nơi đặt hàng và hướng dẫn nông dân trồng nha đam theo quy trình mới, ít bón phân và không phun thuốc nhưng vẫn đạt năng suất cao. Nhờ vậy, GC Food đã phát triển được vùng nguyên liệu hơn 30 ha nha đam theo quy trình VietGAP. Các hộ nông dân cũng đã tin vào doanh nghiệp, tin vào khả năng của một loài cây, gắn bó với cây nha đam và đảm bảo cho doanh nghiệp không bao giờ đứt nguồn nguyên liệu”, ông Thứ nói.
Thực tế, mối dây liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn không ít vấn đề. Chẳng hạn như tình trạng nông dân đốt mía, đổ sữa ra đường, hay đem thanh long và dưa hấu cho bò ăn… Với nha đam, ông Thứ đang cố gắng để không rơi vào những vết xe đổ như thế.
Hiện tại, GC Food kết hợp cùng nông dân tạo ra nguồn nguyên liệu khoảng 1.000 tấn nha đam/tháng. Ðây là thứ nguyên liệu có tiền muốn mua nhiều, trên thị trường cũng không có để bán. Để có nguyên liệu nha đam, phải được chuẩn bị trước ít nhất là 6 tháng. Trước tiên, GC Food sẽ làm việc với khách hàng. Sau khi có đơn hàng, Công ty làm việc với các hộ gia đình để phát triển thêm vùng nguyên liệu cho phù hợp với nhu cầu nhằm đảm bảo đầu ra cho nông dân. “Tôi không thể đặt người nông dân vào tình trạng dứt tình với cây trồng vật nuôi được”, ông Thứ khẳng định.
Theo vị đại diện GC Food, nhờ làm việc theo quy trình cụ thể với hộ gia đình về kế hoạch sản xuất bám sát kế hoạch của doanh nghiệp nên mối quan hệ doanh nghiệp – nông dân ngày càng gắn bó. Không chỉ có vậy, dù thị trường chưa có đơn vị nào chế biến nha đam số lượng lớn như GC Food, nhưng không vì thế mà Công ty ép nông dân về giá.
”Phải đảm bảo đời sống cho nông dân. Quan điểm của tôi phải là xem họ như nhân viên trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp và nông dân bàn chuyện làm ăn lâu dài trên cơ sở phát triển sản phẩm nông nghiệp bền vững, thì tình người và cây sẽ bền chặt và mãi nở hoa cho đời”, ông chiêm nghiệm.

Bí quyết nâng giá trị

Lợi thế cạnh tranh của GC Food không chỉ đến từ việc tổ chức được vùng nguyên liệu, mà còn nhờ vào hiệu quả của quy trình sản xuất. Ông Thứ tính toán, 1 bẹ nha đam nguyên liệu bị gãy thì tỷ lệ khấu hao tăng, công nhân cũng phải thao tác gấp đôi. Chính vì vậy, ở mọi công đoạn từ kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến các khâu chế biến đều phải xây dựng thành quy trình chặt chẽ. GC Food cũng đưa ra phương châm “Hãy làm việc thông minh hơn thay vì làm việc vất vả hơn” và luôn tính toán đến từng chi tiết nhỏ để công nhân không có thao tác thừa trong suốt quá trình sản xuất.
Theo ông Thứ, nhà máy của GC Food luôn mở rộng cửa cho khách hàng đến tham quan, tìm hiểu về chất lượng sản phẩm. Ðó cũng là dịp để các tập đoàn, công ty lớn đặt ra những yêu cầu hơn cho GC Food, giúp Công ty tự hoàn thiện. “Ở đây, sự chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công nhân lao động đóng vai trò rất quan trọng. GC Food cũng đầu tư rất nhiều cho đội ngũ cán bộ học về quản lý sản xuất tinh gọn”, ông tiết lộ.
Mỗi ngày, GC Food sản xuất khoảng 50 tấn nguyên liệu nha đam, xuất khẩu và cung cấp cho các công ty sữa – nước giải khát như Vinamilk, Dalatmilk… Hiện nay, sản phẩm nước giải khát nha đam của GC Food do Công ty Cổ phần Fesdy chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu và tổ chức hệ thống phân phối. Sản phẩm nước giải khát nha đam Fesdy đã có mặt tại một số hệ thống siêu thị và xây dựng được mạng lưới tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Hiện tại, GC Food đã xuất khẩu sang một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Đây tuy đều là những thị trường khó tính, nhưng lại rất chuộng dòng sản phẩm từ nha đam.
Tại Việt Nam, GC Food hiện là nguồn cung lớn nhất về nha đam tinh chế; có nguồn nguyên liệu lớn nhất và quy trình chế biến quy mô, hiện đại. Ngoài ra, theo ông Thứ, người tiêu dùng ngày càng biết được giá trị của nha đam nên việc sử dụng trong đời sống hàng ngày sẽ phổ biến. “Ðó là cơ hội lớn nhất mà GC Food đang nắm trong tay”, ông nói.
Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Trồng nha đam trong thùng xốp kiếm nửa triệu đồng/ngày

Từ những thùng xốp cũ các hộ dân ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã tận dụng để trồng nha đam quanh nhà. Nhờ vậy, sau gần 1 năm trồng nha nhiều hộ đã bắt đầu thu hoạch, trong đó có hộ kiếm nửa triệu đồng/ngày.

Từ vài bụi nha đam làm kiểng trước nhà, nhưng chị Trần Thị Mộng Tuyền ở ấp Phú Khởi, xã Thạnh Hòa đã nhân giống lên với số lượng hàng chục thùng, vì chị nhận thấy được hiệu quả kinh tế từ loài cây này.

Trồng nha đam trong thùng xốp có hiệu quả khá cao

Đang thu hoạch những bẹ nha đam xanh mướt giao cho thương lái, chị Tuyền cho biết: “Thu gom những thùng xốp đã qua sử dụng nhiều lần, sau đó mang đi đục lỗ phía dưới, cho đất nhuyễn, phân hữu cơ, bã dừa vào trong, rồi trồng 2 – 3 cây con vào. Sau khoảng hơn 10 tháng chăm sóc nha đam sẽ cho thu hoạch”.

Lý giải về việc trồng nha đam trong thùng xốp thay vì trồng trực tiếp xuống đất chị Tuyền nói: “Trồng nha đam trong thùng xốp sẽ nhẹ được công tưới nước và làm cỏ, chất lượng cao hơn so với trồng ngoài đất, đặc biệt trồng trong thùng sẽ không bị xảy ra tình trạng ngập úng, ít sâu bệnh nên lượng phân, thuốc giảm đáng kể, đặc biệt là tận dụng được diện tích quanh nhà, giá bán cao hơn từ 3.000 – 4.000 đồng, vì chất lượng thịt nha đam ngon”.

Được biết, hiện tại 30 thùng nha đam được chị Tuyền được thu hoạch mỗi ngày giao cho thương lái với giá từ 10.000 – 15.000 đồng/kg. Mỗi bụi cắt được từ 2 – 3 bẹ với trọng lượng từ 2kg, như vậy chị Tuyền có nguồn thu nhập từ khoảng hơn 150.000 – 200.000 đồng/lần thu hoạch. Thấy việc trồng nha đam nhẹ nhàng nhưng thu nhập cao nên chị Tuyền đang thu mua các thùng xốp cũ để chuẩn bị nâng cao số lượng thùng lên với số lượng hàng trăm.

Cách nhà chị Tuyền không xa là gia đình của ông Trịnh Văn Mỹ và bà Trần Thị Phương, nhận thấy được sự hút hàng từ nước uống nha đam nên vợ chồng ông Mỹ đã đầu tư mua hẳn máy xay và máy đóng nắp để tự chế biến nước uống nha đam.

Thu nhập khoảng 600.000 đồng/ngày với diện tích 500m² nha đam

Ông Mỹ cho biết: “Hơn một năm trước nhận thấy được nhu cầu từ nước uống nha đam, nên tôi quyết cất công tìm đến hội chợ ở TP. Hồ Chí Minh để mua cây giống về trồng. Sau gần 1 năm trồng và nhân rộng thì số lượng thùng nha đam đặt trên diện tích 500m2, cho thu nhập khoảng 600.000 đồng/ngày”.

Để cung ứng cho thị trường, sau khi nha đam được thu hoạch thì vợ chồng ông Mỹ tiến hành rửa, làm sạch vỏ, xay ra, sau đó nấu cùng với đường phèn và nước sạch, để nguội cho vào lon rồi đóng nắp, rồi đi giao hàng cho các căn tin trên địa bàn.

Nói về kinh tế từ nha đam mang lại, bà Phương (vợ ông Mỹ) chia sẻ: “Mỗi ngày, sau khi bán quần áo ở chợ xong, vợ chồng lại nấu nước và đóng nắp trên 200 lon nước nha đam, sau đó mang đi bỏ sỉ với giá 3.000 đồng/lon, sau khi trừ đi chi phí tiền đường, lon… khoảng 100.000 đồng thì lợi nhuận còn lại là 500.000 đồng/ngày”.

Ông Mỹ cho biết thêm, tới đây ông sẽ tăng thêm diện tích gieo trồng cũng như mở rộng quy mô sản xuất sẽ lớn hơn để đủ cung ứng cho thị trường và mong muốn sẽ trở thành những hộ nông dân đầu tiên của địa phương thành công với mô hình trồng nha đam trong thùng xốp. Vì ông cho rằng, đây là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, trồng một lần là thu hoạch lâu dài không cần phải ươm lại cây giống.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng nha đam ngày càng tăng, ngoài việc làm thức uống, nha đam còn được dùng trong việc chăm sóc sắc đẹp và là một dược liệu quý trong điều trị rất nhiều bệnh như: Gan, bệnh ngoài da, mỏi mắt…Rõ ràng, cây nha đam là một hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp giảm nghèo nên được nhiều nông dân ở Hậu Giang nhân rộng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Nhân giống cây lô hội bằng nuôi cấy mô tế bào

Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc vừa ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân rộng cây lô hội – một dược liệu quý ở địa phương.

Qua 16 công thức thí nghiệm, Trung tâm đã tìm ra được một công thức nhân giống đạt hiệu quả cao nhất: Ngay trong ống nghiệm các chồi đã có chiều cao 3 cm, tỷ lệ ra rễ phát triển 100%, số rễ trung bình từ 5,1-5,3 rễ/chồi.

Sau khi đem trồng ở môi trường tự nhiên, tỷ lệ cây sống đạt trên 81%, chiều cao cây giống sau ống nghiệm đạt 10,5 cm, trọng lượng đạt 16 g, cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, thích hợp với mọi môi trường sống.

Với phương pháp cũ như tách chồi thụ động hoặc giâm cành, mỗi năm một cây chỉ cho từ 10-15 chồi, chu kỳ cây con dài, sau 3 tháng tách khỏi mẹ mới trở thành cây sinh trưởng độc lập.

Mỗi cây lô hội giống sản xuất bằng phương nuôi cây mô tế bào có giá trên 800 đồng, không cao hơn nhiều so với giống sản xuất bằng phương pháp truyền thống.

Lô hội là một loài cây có tác dụng chữa vết thương, tiêu nhanh mụn nhọt, làm thuốc tiêu độc, nhuận tràng; đồng thời lại là loại thực phẩm bổ dưỡng, dưỡng da, tẩy mụn nhọt. Vì thế, việc nhân nhanh giống cây sạch bệnh và đồng đều bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào, đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa ở địa phương.

Việc ứng dụng thành công công nghề nuôi cây mô tế bào cây lô hội còn giúp cho ngành dược nước ta vừa lưu giữ và nhân nhanh nguồn gene quý.

Hiện nay, Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đang mở rộng quy mô nhân giống, giảm giá thành, cung cấp cho nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách trồng nha đam tại nhà

Chuẩn bị giống trước khi trồng cây nha đam

Không giống như nhiều loại cây trồng tại nhà khác phải trồng từ hạt hay từ cây nguyên rễ, nha đam là một loại cây rất dễ sống và hoàn toàn có thể phát triển từ một chiếc lá. Do đó, bạn không phải tìm mua hạt giống về ươm làm gì cho mất công sức nhé. Thay vào đó, bạn chỉ cần hỏi nhà nào có cây nha đam đang phát triển tốt rồi xin lấy một lá từ thân cây chính và mang về trồng.

Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng

  • Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước và có đường kính miệng khoảng 35-40cm, cao 40-45cm.

  • Đất Trồng

Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.

Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

Cách trồng nha đam

Đặt ngang lá nha đam trên nền đất, dùng tay vun một chút đất để che khoảng một nửa lá. Tiếp đó đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng (tránh bị mưa hắt quá nhiều). Sau đó tưới nước cho ẩm hết đất xung quanh lô hội. Hàng ngày, theo dõi nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cho cây.

cây nha đam

Đào cây con đã ươm ( lưu ý: Khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: Cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 80cm.

Cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm nên để trong mát khoảng 2-3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

Nha đam rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Chăm sóc

Cây Nha đam chịu được nắng hạn, nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Nên tưới 3-5 ngày/1 lần để cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.

Sau khi cấy cây nha đam con được khoảng 10 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… cho su su. Cứ 15-20 ngày bón phân cho cây 1 lần.

Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 6 tháng, cây nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần.

Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bạn có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nha đam

Tác dụng chữa bệnh của nha đam

  1. Thanh nhiệt: Nha đam là liều thuốc tự nhiên để giải độc cho cơ thể. Nếu lịch học và làm việc khiến bạn phải kết thân một cách bất đắc dĩ với những hàng quán bán thức ăn ngoài đường hay những tiệm fast food thì bạn nên bổ sung nước hoặc chè nha đam đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn.
  2. Hỗ trợ tiêu hóa: Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh phải đảm bảo nhiệm vụ hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ các món ăn mà teen măm vào mỗi ngày.

Nha đam nấu chung với đậu xanh sẽ là món chè giải nhiệt hoàn hảo, giúp thải độc tố trong cơ thể, đồng thời làm mát và dịu da. Bạn có thể dùng món chè này như một phương thuốc làm đẹp da vừa công hiệu lại cực kì…ngon!

  1. Tăng cường sức đề kháng:Uống nước nha đam thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì mức cân nặng khoẻ mạnh, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Nha đam không hề làm bạn béo lên mà lại giúp bạn duy trì nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chăm sóc da:Chất nhầy trong gel (phần thịt) của nha đam có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da, giúp da dễ đàn hồi và giảm các nếp nhăn. Gel của chúng còn có tác dụng kích thích sự tổng hợp các collagen và sợi elastin, giúp ngăn chặn sự hủy hoại của da khi bị lão hóa. Trong quá trình chăm sóc da, chất gel này có tác dụng se lỗ chân lông, giảm mụn một cách hiệu quả.

Trong dân gian, nha đam là phương thuốc làm lành da tự nhiên rất hữu hiệu. Khi thoa một lớp gel lên da, các vết thương do bị bỏng, phồng rộp, côn trùng cắn và mẩn ngứa sẽ nhanh chóng được hồi phục.

Nếu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, da sẽ trở nên bỏng rát, khó chịu. Chỉ với một chút dịch của lô hội sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại cảm giác mát mẻ cho làn da.

  1. Chống mỏi mắt: Nếu mắt của bạn mỏi, có quầng thâm, mi mắt nặng, hãy sử dụng lô hội để chữa trị. Rất đơn giản, dùng một nhánh lô hội, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài rồi đắp phần thịt lên mắt, nằm thư giãn trong vòng 15 phút.

Dịch trong lá của lô hội có tác dụng làm mắt dịu mát, dễ chịu. Sau một thời gian, vùng thâm quanh mắt sẽ giảm hẳn. Bạn nên sử dụng chất gel này mỗi tối trước khi đi ngủ để chống mệt mỏi cho vùng mắt.

  1. Tác dụng kháng khuẩn:Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gel nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu. Làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích. Nhũ dịch được bào chế từ nha đam dùng để chế các loại thuốc trị Eczema hay các mụn chốc lở, làm mau kéo da non ở vết thương. Dịch tươi nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).
  2. Tác dụng xổ, nhuận trường:Thời xa xưa. Từ Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đã biết đến đặc tính nhuận trường, nhuận gan, điều kinh của Nha đam.
    – Liều thấp: 20-50mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
    – Liều vừa: 100mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.
    – Liều cao: 200-500mg (10-20 lá): xổ mạnh.
  3.  Trị viêm loét dạ dày:Uống gel tươi của lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400mg gel tươi/ngày).
  4.  Trị bệnh ngoài da: Dịch nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi gel tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn…
  5.  Phòng ngừa sỏi niệu: Các Anthraquinon sẽ kết hợp các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu         Công dụng tuyệt vời cuả nha đam

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam