Nấm rơm tăng giá lên 60.000đ/kg nhà nông miền tây thêm tiền

Tại nhiều địa phương ở miền Tây như TP. Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang…, giá nấm rơm tăng từ 5.000-15.000 đồng/ký, đạt mức cao 60.000 đồng/ký khiến nhiều hộ làm nghề trồng nấm phấn khởi bởi có thêm khoản tiền.

Giá nấm rơm tăng mạnh khiến người trồng nấm ở các tỉnh miền Tây có thêm thu nhập.

Gần đây, giá nấm rơm trên thị trường đã tăng khoảng 5.000-15.000 đồng/ký so với cách nay 2 tháng. Tại nhiều quận, huyện ở TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận như: An Giang, Đồng Tháp… nấm rơm tròn được nhiều nông dân bán cho thương lái ở mức 50.000-60.000 đồng/ký, còn nấm dài (nấm dù) có giá khoảng 40.000 đồng/ký.

Nấm rơm sản xuất tại ĐBSCL không chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ mà còn tiêu thụ tại thị trường TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong nước.

Giá nấm rơm tăng chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ tăng và ảnh hưởng bởi các chi phí sản xuất đầu vào tăng như: giá rơm nguyên liệu, giá nhân công tăng…

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Thực hư về loại cà chua có giá cả triệu đồng/kg

Cà chua thân gỗ từng là loại quả độc, lạ có giá lên đến 1 triệu đồng/kg nhưng nay giá giảm xuống còn 1/5 vẫn khó bán

Cà chua thân gỗ có nguồn gốc từ Nam Mỹ (Ecuador, Peru,…) từng gây “sốt” ở TP HCM và Hà Nội do quả có hương vị lạ, là sự kết hợp của chanh dây, dâu tây và dứa. Hơn nữa, cây thân gỗ, quả đẹp, khác hẳn với hình dáng các loại cà chua khác nên được nhiều người hiếu kỳ.

Khi đó, quả cà chua thân gỗ chỉ có hàng “xách tay” với số lượng hạn chế nên giá bán lẻ lên đến 1 triệu đồng/kg. Nhiều điểm bán lý giải loại cà chua này hiếm, có công dụng tốt cho sức khỏe, thậm chí ngăn ngừa, phòng tránh ung thư nên giá cao.

Sau đó, người ta phát hiện loại cây này từng được trồng ở Lâm Đồng và phát triển khá tốt nhờ thổ nhưỡng phù hợp. Cây giống loài cây này được săn lùng và có lúc bị đẩy lên đến 500.000 đồng/cây, cao hơn rất nhiều so với các loại giống cây ăn trái thông thường.

 Cây giống cà chua thân gỗ từng ở mức 500.000 đồng/cây

Phải mất hơn 8 tháng, cây cà chua thân gỗ mới ra trái nên thời gian đầu, loại quả này vẫn còn hiếm, khách muốn mua phải đặt trước và giá bán vẫn ở mức cao, từ 200.000 – 500.000 đồng/kg (tùy thời điểm).

Đến nay, giá loại quả này đã giảm nhiều nhưng vẫn còn khá cao so với các loại cà chua khác đang bán trên thị trường. Ngay cả cây giống cũng rớt xuống còn khoảng 100.000 – 200.000 đồng/cây.

Cuối tháng 9 vừa qua, tại cửa hàng nông sản sạch trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1, TP HCM), hộp cà chua thân gỗ xuất hiện tại khu trưng bày sản phẩm mới với giá bán 220.000 đồng/kg.

Nhân viên cửa hàng cho hay, đây là sản phẩm của một hợp tác xã tại Lâm Đồng ký gửi, bán không hết thì hợp tác xã thu về, không phải hàng xách tay như trước. Khi hỏi về sức tiêu thụ mặt hàng này thì nhân viên này trả lời: “Đây là sản phẩm mới, nhiều người thấy lạ thì hỏi nhưng giá còn cao nên rất hiếm người mua”.

Ngày 4-10, phóng viên báo Người Lao Động đã liên hệ với một cửa hàng rau quả trên đường Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận, TP HCM) có trang trại tại Lâm Đồng thì được báo giá sản phẩm này ở mức 180.000 đồng/kg, miễn phí vận chuyển nội thành với đơn hàng tối thiểu 3 kg.

Cà chua thân gỗ được ký gửi tại cửa hàng để giới thiệu với người tiêu dùng TP HCM

Trao đổi với phóng viên, ông N.C.T, đại diện hợp tác xã cung cấp loại cà chua nói trên cho biết mỗi ngày hợp tác xã chỉ đưa ra thị trường khoảng 20 kg cà chua thân gỗ theo kênh phân phối rau sạch của hợp tác xã.

“Cách đây một năm, một số xã viên của chúng tôi thấy cây này lạ nên mua vài cây về trồng thử dọc hàng rào. Cây rất dễ trồng, sinh trưởng tốt, trái nhiều nên không còn quý hiếm như trước. Chính vì vậy, quả này cũng có tốc độ tụt giá nhanh về giá trị thật hơn nhiều loại cây độc, lạ khác do quá dễ trồng. Sắp tới, có khả năng loại quả này xuống dưới 100.000 đồng/kg” – ông T.nhận xét.

Cũng theo ông T., cà chua thân gỗ có vị chua trong khi nhìn chung người tiêu dùng thích trái cây có vị ngọt nên không bán được nhiều. Ngoài ra, loại quả này chỉ mới được dùng như trái cây “ăn cho vui”, không thể dùng trong chế biến nấu ăn trong gia đình nên khó tăng sản lượng.

Anh H.M.T, chủ một điểm cung cấp cây trồng làm kiểng tại TP HCM cho biết vòng đời một sản phẩm “độc, lạ” rất ngắn, chỉ từ 6-12 tháng. Do đó, giới kinh doanh phải nhanh chóng chớp thời cơ để đẩy hàng ở thời điểm giá cao.

“Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi rất nhanh, một số sản phẩm độc, lạ theo phong trào sẽ sớm hạ nhiệt. Thậm chí là biến mất để chạy theo những mặt hàng mới. Cà chua thân gỗ là điển hình trong số đó” – ông T. đúc kết.

Theo tìm hiểu, cà chua thân gỗ ở nước ngoài có tên Tamarillo, được bán với giá quy đổi tiền Việt khoảng 100.000 đồng/kg là cao nhất.

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Nữa triệu một kg cà chua thân gỗ

Trái hình bầu dục, thịt dày, mùi vị đặc trưng nên cà chua thân gỗ trồng ở Đà Lạt dù giá đắt đỏ vẫn khá hút khách.

Chị Hồng, ở quận 3 (TP HCM) vốn chuộng các loại cà chua, nên tỏ ra thích thú khi vừa mua được 2 kg cà chua thân gỗ (hay còn gọi Tamarillo) có hình dáng như trái hồng Đà Lạt. “Tôi mua một kg giá 500.000 đồng, đắt gấp nhiều lần so với cà chua khác nhưng vì hàng lạ nên mua về dùng thử”, chị Hồng nói.

Thường xuyên ăn loại này, chị Hằng ở Bình Thạnh cho hay, nếu cách đây 4 tháng chị mua với giá 200.000 đồng một kg thì nay đã lên 350.000 đồng. Sở dĩ giá tăng là vì loại này hết mùa, chỉ còn một số nhà vườn trồng trái vụ mới có để thu hoạch.

Cà chua thân gỗ vỏ dày, hạt to hơn những loại thông thường.

“Thịt quả cà chua này săn chắc, có nhiều hạt lớn hơn so với hạt cà chua thông thường. Khi ăn, chúng có mùi thơm đặc trưng và và vị chua ngọt. Tôi không chỉ dùng làm salad, nước ép mà còn làm detox để uống cho đẹp da”, chị Hằng nói.

Trồng khoảng 500 cây cà chua thân gỗ, chị Tuyên, ở Lâm Đồng cho biết, loại này được khá nhiều khách chuộng, hàng có bao nhiêu cũng hết, nhưng hiện mỗi tuần vườn chị chỉ có khoảng 20 kg để bán. Hầu hết đầu mối đặt mua ở Hà Nội và TP HCM. “Tôi bán sỉ khoảng 200.000 đồng một kg, nếu là khách quen thì giá sẽ giảm hơn. Mùa này, cây có ít trái nên giá cao hơn so với hồi đầu tháng 6”, chị Tuyên nói và cho hay, cách đây một năm khi loại này lên cơn sốt, chúng còn có giá lên tới một triệu đồng một kg, nhưng nay đã hạ nhiệt.

Theo chị Tuyên, mặc dù giá cao, nhiều người vẫn chấp nhận đặt hàng trước cả tháng. Vì diện tích trồng loại cây này chưa nhiều nên thời gian tới chị dự định mở rộng diện tích để trồng thêm 500 cây.

Cũng trồng 1.000 m2 cà chua thân gỗ, chị Nguyệt ở Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, loại này nhà chị trồng hơn một năm nay. Vì hàng nhà trồng được nên chị bán giá ưu đãi 200.000 đồng một kg.

Theo chị Nguyệt, cây cà chua thân gỗ khá dễ trồng, không cần có kỹ thuật chăm bón đặc biệt vẫn phát triển tốt. Là loài cây thân gỗ, Tamarillo có lá và tán khá lớn, sống khỏe, phát triển nhanh, sức đề kháng tốt. Tuổi thọ của cây lên tới 20 năm với chiều cao khoảng 3m, trồng 3 tháng là cho quả; đặc biệt cành vươn tới đâu, quả tới đó. Mỗi năm cây cho thu hoạch 20 – 25 đợt, mỗi đợt tối đa khoảng 30 kg. Quả có nhiều thịt, hình bầu dục, khi chín có màu cam hoặc đỏ.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, sở dĩ quả này có giá đắt đỏ vì lạ và nguồn cung ít. Tuy nhiên, nếu người dân trồng ồ ạt thì giá sẽ giảm. Điển hình như cà chua đen, trước đây, loại này cũng được bán với giá vài trăm nghìn đồng một kg. Thế nhưng, khi nguồn giống được nhân rộng, mỗi kg cà chua đen giá cũng chỉ còn vài chục nghìn đồng.

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

“Nho tím kỳ lạ” Nhật Bản giá gần 300.000 đồng mỗi quả

Akebi hay còn được gọi là quả “nho tím kỳ lạ” đang được nhập từ Nhật Bản về Việt Nam với giá dao động 250.000 – 290.000 mỗi quả.

Nửa tháng nay, vài cửa hàng trái cây nhập khẩu tại TP HCM, Hà Nội và các cá nhân bán hàng xách tay trên mạng xã hội bắt đầu rao bán quả Akebi, hay còn gọi là quả “nho tím kỳ lạ”. Quả này có hình dáng như củ khoai lang, vỏ màu tím, ruột giống quả chanh dây có màu trắng, hạt đen.

Các cửa hàng cho biết loại quả này được nhập từ Nhật Bản. Do cây Akebi ra trái vào mùa thu nên đây chính là thời điểm thu hoạch loại quả này. Một cửa hàng tại quận 1, TP HCM bán đồng giá 250.000 đồng mỗi quả. Trong khi đó, các cửa hàng trực tuyến bán từ 1,35 triệu đến 1,45 triệu đồng mỗi thùng 5 quả, tương đương 270.000 – 290.000 đồng mỗi quả.

Quả Akebi bên ngoài và bên trong chụp tại một cửa hàng ở Việt Nam.

“Loại quả này tương đối mới nên nhiều khách hàng chưa biết. Ở Nhật thậm chí cũng có người không biết. Akebi là quả đa năng vì ăn nhiều cách như xào, trộn gỏi, nướng, lăn bột chiên hoặc ăn sống như ăn chanh dây đều được”, chị Mỹ Linh – đại diện một cửa hàng cho biết.

Theo một người bán khác tên Hà Ngô, vỏ Akebi có vị hơi cay và đắng nhưng khi nấu lên sẽ loại bỏ được vị cay khỏi vị đắng. Trong khi đó, để ăn phần ruột thì phải bỏ hạt đi.

Akebi là loại cây thân leo, thường được tìm thấy ở vùng núi Tohoku, đảo Honsu, miền Bắc Nhật Bản. Hiện nay, ngoài mọc tự nhiên, cây Akabi cũng được trồng ở Yamagata từ 20 năm trở lại đây nhưng sản lượng ít. Cây ra trái một quãng thời gian ngắn trong năm và nhanh hỏng nên giá cao. Trên trang Rakuten Global Market (Nhật Bản), 5 chậu cây giống Akebi có giá gần 10 USD.

Người Nhật thường ăn ruột quả Akebi tươi và dùng vỏ làm nguyên liệu ẩm thực Trong khi đó, hạt có thể chiết xuất thành tinh dầu và lá dùng làm trà. Người Trung Quốc dùng cả vỏ, hạt, lá để chế biến thành dược liệu. Trên trang Alibaba, giá bán sỉ bột chiết xuất từ Akebi dao động từ 10 đến 100 USD mỗi kg.

Nguồn: Tổng Hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Bí quyết làm giàu: Trồng dừa dứa xen bưởi da xanh

Ngoài giờ lên lớp, thầy Lê Minh Thuận (H.Tam Bình, Vĩnh Long) dành thời gian chăm sóc vườn dừa dứa xen lẫn bưởi da xanh, mang lại lợi nhuận trên 300 triệu đồng mỗi năm.

Cái duyên đến với cây dừa, cây bưởi của thầy Thuận (50 tuổi, ngụ ấp Phú Hòa, xã Phú Ninh, giáo viên Trường THCS – THPT Phú Thịnh) khá tình cờ. Thầy kể đất vườn trước đây chủ yếu trồng cây tạp nên năng suất không cao, thu nhập ít ỏi. Trong khi đó lương giáo viên không đủ trang trải cuộc sống và nuôi con cái ăn học, khiến thầy luôn trăn trở tìm cách tăng thêm nguồn thu cho gia đình. Năm 2012, thông qua sách báo, biết trồng dừa dứa cho thu nhập cao, nhẹ công chăm sóc, phù hợp thổ nhưỡng tại địa phương, có thể vừa dạy học vừa làm kinh tế nên thầy quyết định mua 115 cây dừa dứa giống về trồng.

Bí quyết làm giàu: Trồng dâu tây công nghệ cao Tận dụng các khoảng đất trống giữa các gốc dừa, thầy Thuận trồng xen canh chuối cau, nhằm lấy ngắn nuôi dài. Đến năm 2013, thầy đốn bỏ chuối cau và trồng xen 50 gốc bưởi da xanh. “Theo suy nghĩ của nhiều nhà vườn, trồng xen cây bưởi với dừa trên cùng một diện tích đất thì khó thành công, vì cây bưởi không cạnh tranh lại cây dừa cao có tán bao phủ hết khoảng trống không cho cây bưởi phát triển. Tuy nhiên, giữa cây dừa và bưởi không có sự cạnh tranh về dinh dưỡng. Không những vậy, tán dừa còn làm mát cho bưởi nên cây nào cũng phát triển tốt, trái to, no tròn”, thầy Thuận nói.

Chia sẻ bí quyết thành công, thầy Thuận cho biết vườn cần thiết kế hệ thống mương dẫn nước theo hệ thống hở, cấp nước ở đầu nguồn, thoát nước ở cuối nguồn để tránh bị dồn phèn, mặn, độc chất ở cuối vườn; thiết kế hệ thống bơm tưới chủ động, đảm bảo tưới nước trong mùa nắng tối thiểu khoảng 10 ngày/lần. Bên cạnh đó, cần có hệ thống đê bao chủ động được nước, hạn chế vườn bị úng ngập trong thời kỳ mưa lũ, nhằm tránh dừa bị rụng trái non. Đặc biệt, thầy Thuận cho xẻ rãnh rất nhỏ, khoảng 60 cm để dẫn nước sông vào phục vụ cho hệ thống bơm tưới tự động cho vườn cây trái. Với cách làm này tiết kiệm gần 1.000 m2 đất làm mương để dư ra trồng thêm được cây trái.

Theo thầy Thuận, để dừa dứa đạt năng suất cao, thơm mùi dứa, người trồng phải bón phân, tưới nước đều đặn. Điều quan trọng hàng đầu là phải thường xuyên xịt thuốc trừ bọ cánh cứng chuyên làm hại đọt dừa, nếu không cây sẽ chết. Bên cạnh đó, để bưởi da xanh xen dừa tươi tốt, năng suất cao, thầy Thuận cho biết nên xử lý đất trước khi trồng, sử dụng phân bón hóa học có liều lượng hợp lý, sử dụng nấm đối kháng trộn với phân chuồng vun cho cây 6 tháng/lần (hoặc pha nước với nấm đối kháng tưới dưới gốc cây) vừa giúp cây phát triển tốt nhờ phân hữu cơ, đồng thời tiêu diệt nấm dại để bảo vệ cây bưởi. Bên cạnh đó, kết hợp nhử kiến vàng về cây bưởi để phòng trừ dịch hại trên cây.

Thầy Thuận cho biết dừa dứa sau 2 năm trồng bắt đầu cho trái. Mỗi cây có thể thu hoạch 180 – 200 trái/năm, thương lái từ TP.HCM đến đặt hàng thường xuyên nhưng không đủ để bán. Với giá bán dừa tại vườn vào mùa nắng 18.000 đồng/trái, mùa mưa 10.000 đồng/trái, sau khi trừ hết chi phí chăm sóc, mỗi năm thầy Thuận thu lãi trên 250 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm thầy còn bán trên 1.000 cây dừa dứa giống với giá khoảng 30.000 đồng/cây. Riêng 50 gốc bưởi da xanh, dù mới cho trái đã mang về lợi nhuận cho thầy trên 50 triệu đồng/năm.

Nhận thấy dừa dứa luôn hút hàng nên thầy Thuận đang có kế hoạch mua thêm đất để trồng xen canh bưởi da xanh và dừa dứa. Bên cạnh đó, thầy sẵn sàng hướng dẫn kinh nghiệm cho bà con nhà vườn tại địa phương muốn chuyển đổi sang mô hình xen canh này.

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Khánh Hồng: Trồng Rau Màu Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao.

 Khánh Hồng là một xã thuần nông, thuộc địa bàn huyện Yên Khánh. Thời điểm này, trên những cánh đồng chuyên canh rau màu, người dân địa phương đang tập trung thu hoạch nốt đợt nông sản cuối cùng để chuẩn bị cho việc gieo trồng cây ngắn ngày khác.

Gia đình bà Ngô Thị Đào, xóm 8, xã Khánh Hồng còn hơn 2 sào trồng ớt. Bà Đào cho biết, gia đình bắt đầu gieo trồng ớt từ tháng 11/2017, đến tháng 3/2018 đã bắt đầu cho thu hoạch. Với giá thu mua của lái buôn là 15 nghìn đồng/kg, mỗi lứa thu hoạch, gia đình bà thu về hơn 1 triệu đồng tiền lãi. Ước tính, mỗi sào ớt cho người nông dân thu nhập từ 4-5 triệu đồng mỗi vụ. Ngoài ra, bà còn có 3 sào trồng rau, hiện đang cải tạo để trồng giống dưa hồng trong thời gian sắp tới. Đến khoảng tháng 5/2018, khi đợt thu hoạch ớt kết thúc, diện tích 2 sào này sẽ được cải tạo và trồng dưa lê.

Tại thửa ruộng rộng hơn 3 sào của gia đình bà Nguyễn Thị Sử, xóm 10, xã Khánh Hồng, những cây dưa hồng đang thời kỳ phát triển tốt. Vụ đông năm 2017, gia đình bà Sử dùng toàn bộ diện tích này để trồng các giống rau như cải bắp, súp lơ… Do đó, khi thu hoạch hết toàn bộ diện tích rau, bà Sử cải tạo đất và gieo trồng ngay giống dưa hồng. Bà Sử vui mừng chia sẻ: Năm ngoái, rau vừa được mùa lại vừa được giá. Với 3 sào trồng rau xanh, gia đình tôi thu lãi gần 12 triệu đồng. Nếu so về giá trị kinh tế, gấp từ 5-6 lần trồng lúa. Hiện bà Sử đang tích cực chăm sóc cho lứa dưa hồng mới trồng và rất lạc quan về năng suất, sản lượng khi thu hoạch. Bà cho biết, giống dưa hồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 2 tháng nữa là có thể thu hoạch. Với chất đất tốt và trình độ thâm canh của người dân nơi đây, năng suất dưa hồng luôn đạt trung bình từ 1,6-1,7 tấn/sào. Vụ trước, giá thu mua trung bình là 5 nghìn đồng/kg, ước tính mỗi sào cho thu nhập khoảng 8 triệu đồng.

Được biết, người dân xã Khánh Hồng đã có truyền thống canh tác rau màu lâu đời, tuy nhiên thời gian gần đây, với sự năng nổ, tích cực của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, việc trồng rau màu tại đây mới phát triển mạnh mẽ đến vậy. Hiện nay, tại xã Khánh Hồng có 2 HTX, đó là HTX Yên Lạc và HTX Khánh Hồng. Xét về diện tích trồng rau màu, HTX Yên Lạc có phần vượt trội hơn so với HTX Khánh Hồng. Ông Tống Mạnh Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Yên Lạc cho biết: Tính riêng vụ đông năm 2017, HTX Yên Lạc có tổng số 126ha trồng cây rau màu. Trong năm, HTX luôn giữ diện tích trồng rau màu đạt khoảng 70ha, đây chính là diện tích chuyên canh sản xuất. Nhiều giống cây trồng cho giá trị kinh tế cao như cây dưa với diện tích 15ha, giá trị đạt trên 250 triệu đồng/ha; cây rau các loại là 35ha, giá trị đạt từ 150 – 180 triệu đồng/ha. Để góp phần đẩy mạnh việc sản xuất cây rau màu, HTX Yên Lạc đã ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với Công ty cổ phần Giống cây trồng – nông sản xuất khẩu Kiên Giang (đặt tại tỉnh Hải Dương). Theo đó, công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản lượng khoai tây của người nông dân, giá thu mua được thương lượng, thỏa thuận đến khi đạt được sự nhất trí của cả hai bên. Theo ông Hiền, đây là bước tiến lớn cho sản xuất nông nghiệp của xã Khánh Hồng nói chung, của HTX Yên Lạc nói riêng, giúp cho người nông dân an tâm sản xuất. Bên cạnh đó, để tăng năng suất và chất lượng cây trồng, cán bộ HTX Yên Lạc đã cất công lên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mời các kỹ sư cây trồng về tận nơi để tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc, các tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể áp dụng cho từng loại rau màu. Chính vì vậy, năng suất và chất lượng cây trồng đã nâng lên đáng kể. Điển hình như giống khoai tây, nếu như trước đây năng suất chỉ đạt từ 2-3 tạ/sào, thì nay năng suất đã đạt mức 5 tạ/sào, là mốc năng suất ấn tượng đối với giống cây trồng này.

Bên cạnh sự tích cực của các HTX nông nghiệp, Đảng ủy và chính quyền xã Khánh Hồng vẫn luôn coi mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng trồng rau màu là trọng tâm để phát triển kinh tế của địa phương. Ông Chu Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hồng cho biết: Trồng rau màu là nguồn thu nhập chính, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân trong xã. Hàng năm, xã luôn đề ra định hướng duy trì thường xuyên 120ha diện tích trồng rau màu, tiếp tục nghiên cứu và tìm ra những giống cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó là đẩy mạnh sản xuất cây trồng vụ đông để nâng cao giá trị canh tác của đất nông nghiệp. Xã cũng đã hình thành vùng sản xuất chuyên canh cây rau màu, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân địa phương ổn định sản xuất. Tại diện tích này, người dân xã Khánh Hồng canh tác các loại cây trồng quanh năm, hiếm có thời gian để đất trống. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của xã Khánh Hồng đã đạt trên 34 triệu đồng/người/năm. Trong thời gian tới, xã Khánh Hồng sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rau màu, nhân rộng các mô hình sản xuất rau công nghệ cao, mô hình rau an toàn đã được các ngành của tỉnh triển khai thử nghiệm trong những năm qua.

Các Loại Rau Trong Nhà Mọc Nhanh Như Thổi

Không cần phải mua hạt, tốn thời gian lâu, bạn sẽ có rau mồng tơi, rau lang, tía tô… trong vòng một tháng.

Ngôi nhà cổ tiện nghi với sân vườn nhiều cây xanh/ Những loại cây hoa đẹp cứ cắm xuống là mọc.

Nếu bắt đầu trồng bằng việc gieo hạt, bạn sẽ tốn nhiều thời gian để có rau ăn. Bạn phải ngâm ủ hạt, chờ một tuần để cây nảy mầm, tỉa bớt cây để tập trung phát triển cây khỏe. Sau khoảng 1,5-2 tháng, bạn mới có rau để ăn.

Trong khi đó, với một số loại rau quen thuộc trong bữa cơm người Việt, bạn có thể dễ dàng trồng bằng cách giâm cành và thu hoạch sau một tháng. Khi mua rau về ăn, bạn có thể lấy phần cuộng rau bỏ đi, còn vài lá xanh để đem trồng.

Các loại rau có thể trồng từ cành là mồng tơi, rau muống, khoai lang, ngót Nhật, rau dền và các loại rau thơm như tía tô, canh giới, rau húng, lá lốt…

Đất trồng gồm đất phù sa trộn với xỉ than đập vụn và phân trùn quế. Các cành cắm thẳng hàng, cách xa nhau khoảng 10 cm. Lúc mới trồng, bạn để bình cây trong bóng mát.
1. Rau mồng tơi

Canh mồng tơi nấu với rau đay, tôm hoặc riêu cua rất được các gia đình Việt yêu thích. Khi mua được mớ rau ngon ngoài chợ về, bạn có thể dành một ít cành để trồng trong thùng xốp, hộp nhựa.

2. Rau dền

Không cần chăm sóc, bón phân, rau dền vẫn có thể lên tươi tốt và ít sâu bệnh. Bởi vậy, nhiều bà nội trợ rất ưa chuộng loại cây nấu canh rất ngọt và an toàn này.

3. Rau muống

Nếu không có điều kiện trồng rau muống nước, bạn có thể trồng rau cạn nhưng sẽ phải chăm sóc chu đáo hơn chút để rau không bị dai, cứng. Cách tự nhiên nhất là dùng nước tiểu pha loãng (tỷ lệ 1:20) tưới vào gốc cây 3-5 ngày một lần. Ngoài ra, bạn có thể dùng phân bón lá hữu cơ bón một lần một tuần.

4. Rau lang

Trước đây, rau lang ít được ăn nhưng giờ lại hay xuất hiện trong bữa cơm cho món luộc hoặc xào. Từ vài cành ban đầu, những dây rau lang nhanh chóng bò khắp nơi. Đặc biệt  sau khi trời mưa, cây sẽ lên xanh mơn mởn, ngọn rất non, ngọt.

5. Ngót Nhật

Là loại rau mới được trồng vài năm gần đây nhưng rau ngót Nhật lại được nhiều gia đình ưa chuộng. Rau mềm như mồng tơi, trước khi nấu canh, vò nhẹ như rau ngót. Chỉ từ một vài cành, cây sẽ nhanh chóng lan ra cả thùng xốp, chậu cây.

6. Lá lốt

Bạn có thể sử dụng loại lá này để chế biến nhiều món ăn như chả, ếch om chuối đậu, thịt bò xào… Từ các cành khỏe, bạn lựa ngày không nắng để giâm cành, hoặc đặt cây mới trồng ở chỗ có mái che. Cây phát triển lá xanh mơn mởn và to bằng bàn tay khi có mưa nhiều. Khi trời nắng gắt, bạn lưu ý để cây ở chỗ mát mẻ.

7. Các loại rau thơm

Thay vì phải chạy ra ngoài chợ mua mớ rau ăn kèm thịt luộc, cá nướng, bạn có thể ra vườn hái đủ các loại rau thơm. Tía tô, canh giới, rau húng… đều có thể giâm cành. Sau khi lấy phần lá và ngọn mềm để ăn, bạn có thể dùng phần cuộng cứng còn lá để trồng cây mới. Cây phát triển tốt có thể lấy được thời gian dài.

Nguồn: Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech Vietnam

Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Thùng Xốp Tại Nhà

Để tìm hiểu và trồng rau mồng tơi tại nhà ta cần phân tích rõ rau mồng tơi có thể sinh trưởng ở những loại đất gì? Mồng tơi có thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh ở hầu hết các loại đất, nhưng đất cát là thích hợp nhất. Độ ẩm trong đất có tác dụng kích thích mồng tơi ra hoa.

5 bước Hướng dẫn cơ bản về cách trồng rau mồng tơi sạch tại nhà.
1/ Thời vụ
Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suốt vụ hè thu. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.
2/ Giống
Mồng tơi có 2 giống phổ biến:
– Mồng tơi trắng có phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt.
– Mồng tơi tía có phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ và mồng tơi lá to nhập từ Trung Quốc, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập, thường được trồng dày để dễ cắt tỉa cành non, ít nhớt và cho năng suất cao.
3/ Làm đất
– Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, độ pH từ 6,0-6,7
– Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng.
– Làm luống rộng 1-1,2m, rãnh luống rộng 0,2-0,3m và cao 25-30cm.
4/ Mật độ khoảng cách
Có thể gieo thẳng theo hàng hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 2-3 lá thật. Khoảng cách khoảng 20-25cm x 20cm/1 cây.
5/ Phân bón
– Phân hữu cơ cần ủ thật hoại, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn.
– Phân hữu cơ nên trộn với phân lân bón lót, bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống.
– Trước lúc thu hoạch rau 7-10 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.

Chú ý:
– Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau.
– Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác thải này có chứa nhiều kim loại nặng.
– Mồng tơi trồng mới bón lót trước khi trồng 50gr phân hữu cơ khoáng Vedagro + 50gr phân lân. Thúc sau khi trồng 15 ngày bón 20gr urea. Mồng tơi gốc, sau mỗi lần thu hoạch cần bón 50gr phân hữu cơ khoáng vedagro .
– Sau trồng khoảng 1 tháng thì thu hoạch, dùng dao sắc cắt gốc cách mặt đất 5-10cm. Từ đó trở đi khoảng 12-15 ngày lại thu được một lứa. Nên thu vào buổi sáng sớm, thu hoạch khi trời nắng nóng rau dễ bị héo, ôi, kém phẩm chất

Nguồn:Tổng hợp, duyệt bởi Farmtech VietNam

Thanh long ‘nữ hoàng’ trên đất Thủ đô tạo ra ‘tiếng vang’ bất ngờ

Với giá bán bình quân hiện nay là 25.000 đồng/kg, 1ha thanh long trồng trên đất Thủ đô sẽ cho doanh thu khoảng 300 – 400 triệu đồng trong đó lãi được khoảng 1/2.

Gần đây tại các cuộc triển lãm hay hội chợ hàng nông sản của Hà Nội, mỗi khi xuất hiện loại thanh long ruột đỏ hay còn gọi là thanh long nữ hoàng thì đều nhanh chóng thu hút được sự chú ý của khách thăm quan không phải chỉ bởi độ ngon ngọt hiếm có của nó mà còn bởi được đảm bảo về độ an toàn chuẩn VietGAP.

Tại sao một loại cây tưởng chừng là đặc sản đã xuất hiện ở Việt Nam nhiều năm nay, được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Tiền Giang, Tây Ninh lại gây được tiếng vang lớn đến thế khi được di thực ra Bắc, trồng ngay ở giữa Thủ đô?

Năm 2010, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì lần đầu tiên trồng thử nghiệm thanh long ruột đỏ và thành công. Sau đó, nhằm đưa cây thanh long ruột đỏ trở thành một trong những cây có hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất đồi gò của Hà Nội, từng bước tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất đã triển khai mô hình trồng theo hướng sản xuất an toàn tại xã Yên Bình.

Diện tích quy mô ban đầu khá khiêm tốn chỉ 2ha với số hộ tham gia là 5 hộ nhưng do điều kiện khó khăn về kinh tế nên các hộ này cũng không thể thực hiện hết diện tích theo kế hoạch.

Chỉ sau năm thứ 3 cho thu hoạch, thấy quả thanh long ruột đỏ trồng trên đất đồi Yên Bình ăn ngon, bán được giá, bà con trong và ngoài vùng mới đến tham quan học tập trực tiếp. Chính họ là những người đánh giá chi tiết nhất hiệu quả kinh tế của thanh long ruột đỏ so với các cây ăn quả khác, chủ động học hỏi trau dồi kiến thức để tự đầu tư trồng và nhân rộng diện tích.

Cho đến thời điểm hiện tại có tới hàng trăm hộ trên địa bàn xã Yên Bình nói riêng và các xã trong huyện nói chung tham gia trồng thanh long với tổng diện tích đạt trên 30ha.

Điều đáng mừng là tốc độ tiêu thụ sản phẩm rất tốt bởi nông dân áp dụng đúng theo quy trình sản xuất sạch. Cụ thể, hàng năm toàn bộ các hộ trên địa bàn huyện được Trạm Khuyến nông thông báo tập huấn kỹ thuật khâu chăm sóc sau khi thu hoạch đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn VietGAP. Khi theo dõi thấy xuất hiện một số loại sinh vật hại và bệnh chính trên thanh long như kiến đỏ, ốc sên, thối thân, đốm nâu, nám cành… đơn vị đã chỉ đạo các hộ dùng các biện pháp thủ công để bắt ốc sên và dùng các loại thuốc trong danh mục như Regent 800WP, Ridomil phun trừ và cách ly an toàn đầy đủ.

Do cây thanh long là cây lâu năm, năm thứ 2 mới cho quả bói, từ năm thứ 3 bắt đầu cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha, có những hộ thâm canh tốt còn đạt tới trên 20 tấn. Thanh long ruột đỏ khi trồng ở miền Bắc cho thu hoạch từ tháng 4 – 10 âm lịch, quả chín có thể giữ lại trên cây 15 – 20 ngày, khi thu hái vẫn bảo quản được 7 – 10 ngày nên rất tiện lợi cho vận chuyển và tiêu thụ.

Hơn thế nữa do đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt nên thanh long ruột đỏ miền Bắc tuy nhỏ quả nhưng ăn đậm đà và ngọt hơn hẳn thanh long ruột đỏ miền Nam nên rất được thị trường ưa chuộng.

Ngoài bán tươi ngay tại vườn, sản phẩm chủ yếu được phân phối tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch cũng như các siêu thị lớn trên địa bàn Thủ đô và một số tỉnh, thành phố lân cận. Hiệu quả về kinh tế và môi trường cho địa phương sản xuất thì đã rõ ràng bởi làm thay đổi nhận thức của người dân vùng đồi gò, nâng cao thu nhập, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp. Còn hiệu quả nữa là tạo cho xã hội một sản phẩm sạch với gốc gác Thủ đô.

Với giá bán bình quân hiện nay là 25.000 đồng/kg, 1ha thanh long sẽ cho doanh thu khoảng 300 – 400 triệu đồng trong đó lãi được khoảng 1/2.

Nguồn: Báo Nông Nghiệp, duyệt bởi Farmtech VietNam

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Bó Xôi

Phần I. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh:

  1. Đặc điểm thực vật học: Cây bó xôi có tên khoa học Spinach oleraceac, lá hình Oval hoặc hình lưỡi mác tùy thuộc từng loại giống, dựa trên hình dạng lá đó mà kích thước cũng khác nhau, chiều dài lá trưởng thành khoảng 20-30cm và rộng 7-15cm. Rễ ăn nông, thuộc rễ cọc, có hệ thống rễ phụ phát triển mạnh. Hoa có màu vàng xanh lá cây, đường kính hoa 3-4mm, cứng, khô, sần.
  2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Cây bó xôi thích hợp với khí hậu ôn đới, nhiệt độ từ 10-20oC, là loại cây ngắn ngày, dễ trồng. Thời gian thu hoạch từ 35-40 ngày đối với cây ươm, với cây gieo hạt thời gian thu hoạch muộn hơn 15-20 ngày. Cây bó xôi phát triển tốt nhất ở loại đất giàu chất hữu cơ, độ thông thoáng cao, pH thích hợp là 6-7. Bó xôi trồng được quanh năm ở Đà Lạt.

Phần II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

  1. Giống: Có các giống bó xôi đang được gieo trồng gồm VL-84, Dash, Ba chữ tàu (Takii’s). Trong đó, giống sử dụng chủ yếu hiện nay là giống Dash.

Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:

Giống

Độ tuổi

(ngày)

Chiều cao

cây (cm)

Đường kính

cổ rễ (mm)

 

Số lá

thật

Tình trạng cây

 

Bó xôi

 

 

16-18

 

 

8 – 10

 

 

1,5-2,0

 

 

4 – 6

 

Cây khoẻ mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh

 

  1. Chuẩn bị đất: Chọn đất canh tác cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy, … (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.

Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch các tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi, tưới nước trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất.

Cày xới độ sâu 25-30cm, xới kỹ; lên luống rộng 1,2m, rãnh rộng 20cm cao 10-15cm và mùa mưa 15-20cm.

Sau khi lên luống xử lý bằng chế phẩm Trichoderma lượng 40-60 kg/ha tăng khả năng đối kháng với một số loại nấm bệnh trong đất như: Rhizoctonia Solani, Pythium, Fusarium,….. phòng trừ tuyến trùng, chết cây con và các loại vi sinh vật có hại trong đất.

  1. Trồng và chăm sóc:

– Kỹ thuật trồng, khoảng cách trồng: cây x cây 15-18cm, hàng x hàng 20cm, mật độ 180.000-200.000 cây/ha, sau khi trồng cần tưới đủ ẩm để cây con nhanh chóng phục hồi;

Xử lý cây con trước khi trồng để hạn chế một số bệnh lỡ cổ rễ ngay từ đầu vụ bằng dung dịch thuốc Kasugacin 2L, Validan 5DD (Validamycin) và thuốc sinh học BT trừ ấu trùng trứng ruồi có trong vườn ươm.

– Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

Mùa nắng, tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mát 1 lần/ngày đảm bảo ẩm độ 70-75%, mùa mưa tưới 1 lần/ngày hoặc không tưới, trừ khi mưa to bắn đất trên đọt phải tưởi rửa. Làm hệ thống rảnh thoát nước thông thoáng tránh bị ngập úng vàng lá. Tưới nước sau khi mưa to rửa đất bám trên đọt non, lá hạn chế nguồn bệnh phát sinh và lây lan, đặc biệt sau cơn mưa đầu mùa (mưa axít). Sau khi bón phân tưới vừa đủ đảm bảo phân tan.

Làm sạch cỏ trên luống, rãnh và xung quanh vườn sản xuất, làm cỏ trước khi bón phân kết hợp xăm xới tạo đất thoáng khí.

  1. Phân bón và cách bón phân:

4.1. Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1 ha/vụ như sau:

Phân chuồng hoai: 25-30m3; Phân hữu cơ vi sinh: 1.000; Vôi bột: 1.000kg.

– Phân hóa học (lượng nguyên chất): 70kg N – 110kg P2O5 – 100kg K2O; MgSO4: 20kg

Lưu ý: Chuyển lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương

Cách 1: Ure: 152 kg; super lân: 688kg; KCl: 167kg.

Cách 2: NPK 15-15-15: 467 kg; super lân: 250kg; KCl: 50kg.

* Bón theo cách 1:

 

 

Hạng mục

 

 

Tổng số

 

 

 

Bón lót

 

Bón thúc

 

Lần 1

10 NST

Lần 2

20 NST

 

Phân chuồng hoai 25-30 m3

 

25-30 m3

 

Vôi 1.000 kg

 

1.000 kg

 

Phân hữu cơ vi sinh

 

1.000-1.200 kg

 

1.000-1.200 kg

 

Ure 152 kg

 

52 kg

 

20 kg

 

80 kg

 

Super lân

 

688 kg

 

688 kg

 

KCl

 

167kg

 

87 kg

 

30 kg

 

50 kg

 

MgSO4

 

20 kg

 

10 kg

 

5 kg

 

5 kg

 

 * Bón theo cách 2:

 

 

Hạng mục

 

 

 

Tổng số

 

 

 

Bón lót

 

Bón thúc

 

Lần 1

10 NST

Lần 2

20 NST

 

Phân chuồng hoai

 

25-30 m3

 

25-30 m3

 

Vôi

 

1.000 kg

 

1.000 kg

 

Phân hữu cơ vi sinh

 

1.000-1.200 kg

 

1.000-1.200 kg

 

KCL

 

11 kg

 

11kg

 

Super lân

 

544 kg

 

544 kg

 

MgSO4

 

20kg

 

10 kg

 

5 kg

 

5 kg

 

NPK: 15-15-15

 

467 kg

 

167 kg

 

100 kg

 

200 kg

 

Ghi chú: Có thể sử dụng các loại phân bón lá, phun theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Phần III. Sâu hại và biện pháp phòng trừ:

  1. Sâu xám (sâu đất) (Agrotis ypsilon)

– Triệu chứng: Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Trứng đẻ rời rạc thành từng quả trên mặt đất. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất.

– Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh cỏ dại trong ruộng và xung quanh bờ. Cày bừa, xới, phơi đất để diệt sâu nhộng trước khi xuống giống. Sử dụng hoạt chấtPermethrin.

  1. Sâu xanh:

– Gây hại từ khi cây con đến khi thu hoạch.

– Biện pháp phòng trừ: dùng thuốc Vertimec 1.8 EC hoặc Visher.

  1. Sên, nhớt:

– Gây hại cả giai đoạn cây con và cây lớn làm ảnh hưởng đến năng suất và mẫu mã sản phẩm lây lan mầm bệnh.

– Biện pháp phòng trừ: rải Helix 10% liều lượng 5 kg/ha với 10kg cám gạo rang và chất tạo mùi thơm như vani rải từng nhúm xuống rãnh từ 1-1,5m.

  1. Ruồi hại lá/dòi đục lá:

Ruồi hại lá/dòi đục lá là đối tượng dịch hại quan trọng nhất thường xuyên gây hại trên rau bố xôi, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Con cái trưởng thành dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên mặt lá.

Vòng đời của ruồi hại lá trung bình từ 20-28 ngày. Mỗi con cái có thể đẻ 250 quả trứng/vòng đời, sau 4-6 ngày thì trứng nở. Khi sâu non bắt đầu ăn thì mặt trên của lá xuất hiện đường đục ngoằn nghèo. Sâu non sẽ hoá nhộng trong thời gian từ 1-3 tuần lễ, phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ của môi trường. Trong quá trình này chúng phá hại biểu bì lá (là thức ăn chính của sâu non). Nhộng của ruồi đục lá có màu đen hoặc màu vàng, chúng có thể hoá nhộng trong đường đục hoặc rớt xuống đất.

– Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây trồng và các cây ký chủ phụ là biện pháp tích cực để làm giảm mật độ ruồi trưởng thành.Đặc tính của ruồi trưởng thành thích màu vàng, vì vậy có thể dùng bẫy dính màu vàng để diệt trừ ruồi trưởng thành.

– Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng luân phiên một số loại thuốc Trigard 100SL, Vimatrine 0.6L, Vertimec 1,8EC, có thời gian cách ly ngắn, liều lượng sử dụng như khuyến cáo. Phun vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm là thời gian ruồi trưởng thành hoạt động mạnh. Ngừng phun thuốc trước khi thu họach theo thời gian khuyến cáo.

Phần IV. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ:

  1. Bệnh chết rạp cây con: (Fusarium Oxysporium)

– Bệnh chết cây con do nấm Rhizoctonia solani:

Triệu chứng: Nấm tấn công vào mạch dẫn, thối gốc, đen gốc dẫn đến chết cây con.

Triệu chứng: Héo lá vàng, thối nhũn, mạch dẫn đen nâu,

– Chết cây con do nấm Pythium Spp,…

Triệu chứng: Lá nhăn, teo, các rể con thối hoàn toàn, rễ cọc bị thối

– Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng các loại thuốc Validacin 3L, Kasugacin 2L; Sử dụng các loại Trichoderma 4-6 kg/100m 2 bổ sung sớm vào đất để tăng sức cạnh tranh.

Hạn chế tưới vào buổi chiều tránh độ ẩm đất quá cao, luân canh cây trồng và dọn sạch tàn dư thực vật.

  1. Bệnh Đốm lá (Cladosporium Variabile)

– Đốm lá do nấm Cladosporium Variabile: Xuất hiện những đốm nhỏ trên lá, lõm xuống như vết ruồi đục. Nấm tấn công vào giữa lá.

– Đốm lá do nấm: Stemphylium Botryosum: Xuất hiện những đốm lớn 1 – 2cm trên mặt lá tạo thành những vòng lớn, lõm xuống, nỗi gân và lá biến dạng. Nấm tấn công mạnh ở mép lá.

  1. Bệnh thán thư (gọi lông chuột): (Colletotrichum Dematium)

Chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa, xuất hiện vào giai đoạn từ 25 ngày đến thu hoạch, nấm tạo thành những vết dưới mặt lá, ẩm ướt, xuất hiện các lông tơ của sợi nấm màu xám giống lông chuột. Bện tấn công từ giữa lá, an thủng lá.

  1. Bệnh thối nhũn: Do nấm Fusarium oxysporum, làm cho phần thân gốc, rễ có màu đen và thối nhũn từ lá gốc và lay lan nhanh vào mùa mưa.
  2. Bệnh sương mai: (Peronospora Efusa)

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Trichoderma, Antracol 70WP, Kasuran 50WP, Daconil, Rhidomyl (Metalaxyl + Mancozeb).

* Ghi chú: Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đạt kết quả cao hơn sử dụng đơn lẻ phương pháp hóa học. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Phần V. Phòng trừ dịch hại tổng hợp

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM

  1. Biện pháp canh tác kỹ thuật:

– Vệ sinh đồng ruộng, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy. Luân canh cây trồng khác họ

Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh, chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh

– Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng

  1. Biện pháp sinh học

– Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…

– Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh.

  1. Biện pháp vật lý:

– Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng.

– Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 -1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang

– Dùng bẫy cào đuổi bắt ruồi vào buổi sáng sớm

  1. Biện pháp hóa học:

– Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện

– Chỉ sử dụng thuốc BVTV  khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

+ Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.

+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.

+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)

Phần VI. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:

– Thu hoạch đúng thời gian sinh trưởng và mùa vụ; thời gian cho thu hoạch từ 33 đến 38 ngày.

– Trước khi thu hoạch 2 ngày tưới rửa bớt đất, cát bám trên cây và phun nước vôi 1% (vôi hòa tan trong nước, để lắng lấy nước trong) trên cây để trung hòa dư lượng nông dược còn lại và diệt bớt một số vi khuẩn. Một ngày trước khi thu hoạch tưới rửa lại bằng nước sạch

– Cắt tỉa là già, lá nhiễm sâu, bệnh và đóng gói sản phẩm thu hoạch theo yêu cầu khách hàng.