Kỹ thuật ấp trứng Chim Trĩ bằng máy ấp trứng

Người nuôi chưa có kinh nghiệm ấp trứng chúng tôi khuyên không nên ấp nhiều ngay từ đầu, hãy bắt đầu tập bằng một số lượng trứng nhỏ từ 10 đến 20 quả hoặc là số lượng mà quý khách có thể chấp nhận được nếu rủi ro xảy ra.

8 ngày đầu: Giai đoạn hình thành phôi thai, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn

Nhiệt độ cài đặt ở 37 độ C.

Nhiệt độ thực tế trong quá trình ấp khi kiểm tra bằng nhiệt kế thủy ngân chấp nhận trong khoảng 37 độ C đến 37.5 độ C vì lý do nhiệt kế thủy ngân đặt trực tiếp lên trứng nên sẽ có sai khác so với đầu cảm biến nhiệt độ, mặt khác tại các vị trí khác nhau trong máy cũng có sự trênh lệch về nhiệt độ.

Độ ẩm giai đoạn này cài đặt ở 50%.

8 ngày tiếp theo: Giai đoạn hình thành nội tạng, da thịt

Nhiệt độ cài đặt 36.8 độ C.Ở giai đoạn này trứng tự bản thân đã có nhiệt độ phát ra. Người nuôi bắt đầu tắm trứng mỗi ngày một lần vào thời gian nóng nhất trong ngày, cách tắm như sau: trước khi tắm đem trứng ra khỏi máy để cho mát tự nhiên khoảng 10 đến 15 phút, sau đó dùng bình xịt nước xịt lên trứng cho ướt đều, hoặc có thể nhúng trứng vào nước rồi kéo lên, sau đó để khoảng 10 đến 15 phút sau cho trứng vào ấp tiếp.

Độ ẩm giai đoạn này cài đặt 55%.

Chú ý: dùng nước có nhiệt độ khoảng 32 đến 35 độ C, không dùng nước lạnh hơn hoặc nóng hơn để xịt trứng. Không xịt nước lên trứng khi trứng mới lôi trong máy ra còn đang nóng , tránh sốc nhiệt chết trứng. Nếu thời tiết có nhiệt độ thấp (dưới 26 độ C) thì rút ngắn thời gian nghỉ mát lại, nếu trời rét có thể không cần nghỉ mát cho giai đoạn này.

Ngày thứ 15 cho tới khi bắt đầu mổ vỏ đầu tiên: Giai đoạn hình thành da lông

Cần đặt nhiệt độ 36.6 độ C.

Làm mát cho trứng 2 lần mỗi ngày, lúc giữa 11 đến 12 giờ trưa và lúc 2 đến 3 giờ chiều. Mỗi lần cho trứng nghỉ mát khoảng 40 phút sau đó xịt nước, tiếp tục để khoảng 20 đến 30 phút nữa cho trứng khô tự nhiên rồi cho vào ấp tiếp.

Độ ẩm giai đoạn này cài đặt 60%.

Chú ý: Nếu trời rét có thể rút ngắn thời gian nghỉ mát của trứng, dùng nước ấm (33 đến 35 độ C) để xịt lên trứng,không dùng nước lạnh.

Giai đoạn nở: trứng bắt đầu mổ vỏ cho tới khi nở hoàn toàn

Nhiệt độ cài đặt ở 36 độ C.

Giai đoạn này không cần xịt trứng nữa, nhưng nếu thấy trứng có hiện tượng khi gà con mổ vỏ, vỏ mưa của trứng khô bết vào lông thì có thể dùng nước ẩm xịt lên trứng đang mổ vỏ để bổ xung độ ẩm cho trứng, không xịt nhiều khỏi làm ướt trĩ con.

Độ ẩm vẫn để 60%.

Quan sát kết quả lứa ấp đầu tiên và rút kinh nghiệm:

Trường hợp 1: Trĩ con nở đều, đẹp, bắt đầu nở vào cuối ngày 22, nở rộ đến hết vào ngày 23, tỷ lệ nở đạt từ 90% trở lên thì quý khách nên giữ nguyên cài đặt ban đầu.

Trường hợp 2: Trĩ con nở bắt đầu vào ngày 24 hoặc muộn hơn.

Trường hợp này thường kéo theo hiện tượng một số con chết lưu trong trứng, trĩ con nở ra bụng to, dáng đi khệ nệ, một số con liệt chân. Nguyên nhân là do thiếu nhiệt độ nên đến ngày nở mà nội tạng chưa được chuyển hóa hoàn toàn, lòng đỏ trưa được tiêu hóa đủ.

Nếu nở lai rai tới 26 hoặc 27 ngày là do nhiệt độ các vị trí trong máy không đều, quý khách đã không tiến hành thay đổi vị trí của trứng ở các nơi có nhiệt độ khác nhau trong máy hàng ngày.

Đây là trường hợp nở muộn, nguyên nhân là do thiếu nhiệt độ, quý khách vui lòng cài đặt tất cả các giai đoạn trong quá trình ấp tăng thêm 0.2 độ C nữa, kết hợp với việc thay đổi vị trí của trứng hàng ngày, tiếp tục theo rõi lứa tiếp theo.

Trường hợp 3: Trĩ con khẻ mỏ sớm vào ngày 20-21. Đây là trường hợp do nhiệt độ ấp quá cao.

Nếu có con nở sớm, kèm theo một số con chết lưu, một số con khẻ mỏ trào nước vàng ra miệng, nở lai rai là do nhiệt độ cao và không đều, quý khách đã không chú ý đảo vị trí của trứng từ vị trí nóng hơn sang vị trí lạnh hơn hàng ngày, cũng không chú ý kiểm tra nhiệt độ thực tế trong máy bằng nhiệt kế thủy ngân

Khắc phục: hạ nhiệt độ ấp thấp hơn mức cũ 0.7 độ C, tiếp tục theo rõi lượt ấp tiếp theo.

Trường hợp 4: Trĩ con đang nở đều đẹp ở mấy lứa đầu, bỗng nhiên tỷ lệ nở và chất lượng con giống không đạt như trước

Có một số lý do có thể làm thay đổi chất lượng nở của trứng, quý khách xem mình rơi vào trường hợp nào nhé:

– Do đầu cảm biến nhiệt độ bị rút ngắn lên trên bảng điện so với lúc đầu nên đo nhiệt độ không chính xác. Quý khách kiểm tra lại vị trí của đầu cảm biến nhiệt độ, đính lại đúng vị trí do trong quá trình vận hành có thể vô tình làm đầu cảm biến lệch khỏi vị trí ban đầu.

– Do quạt bị hỏng dẫn tới không đẩy nhiệt độ đều trong máy.

– Do điện trở bị hỏng không phát nhiệt. Miếng điện trở nào bị hỏng thị sẽ lạnh, quý khách có thể kiểm tra bằng cách cắm máy cho chạy vài phút, sau đó rút điện nguồn, mở máy sờ tay kiệm tra các miếng điện trở xem có hoạt động không, miếng nào bị đứt sẽ lạnh, nếu máy đã dùng từ 3 năm trở lên có thể thay mới tất cả các miếng điện trở cho đảm bảo.

– Do thời tiết thay đôi. Sự đổi mùa cũng thường dẫn tới giảm chất lượng nở, do nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi. Quý khách có thể căn cứ vào kết quả nở của lứa ấp mới bị giảm chất lượng để điều chỉnh tăng hoặc giảm nhiệt độ cho phù hợp. Nếu nở sớm hơn, có biểu hiện của sự thừa nhiệt thì giảm nhiệt độ, nếu nở muộn hơn, có biểu hiện của sự thiếu nhiệt thì cần tăng lên.

– Do chế độ dinh dưỡng của trĩ mái thay đổi.

– Do tuổi của trĩ mái đã cao.

– Do sức khỏe của trĩ trống không đảm bảo.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật ấp trứng chim trĩ

Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng . Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ .Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 -80 trứng .

Với các tỉnh phía bắc nước ta nơi có mùa đông lạnh và kéo dài chim thường đẻ muôn hợn ,thường mùa đẻ chỉ bắt đầu khi vào mùa xuân ấp áp , Các tình khu vực phía Nam nơi có thời tiết nắng ấm mùa đẻ của chim trĩ thường sớm hơn và kéo dài hơn , Ngoài ra số trứng , thời gian đẻ còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi , chế độ cho ăn , và quản lý vật nuôi . Nếu cho ăn tặng lượng đạm động vật , canxi và sử dụng 1 số tác nhân phụ có thể cho chim trĩ đẻ 2 quả / ngày hoặc đẻ quanh năm theo ý thích của người nuôi . Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp khai thác trứng chim trĩ làm thương phẩm . Việc nhân giống chim không nên áp dụng , sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chim bố mẹ cũng như chất lượng con giống sinh ra

Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng , chim thường đẻ nhờ vào tổ chim khác . Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo ta phải dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim .Tỉ lệ nở phụ thuộc vào 2 yếu tố : là chất lưng phôi trứng , và kỹ thuật ấp
. Thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng trĩ

Dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự ( Thường dùng , gà mái hoa mơ , gà tre ..vv ) . Cách ấp này đơn giản như ấp trứng gia cầm thông thường tuy nhiên cho tỷ lệ thành công thấp và khó áp dụng cho nuôi quy mô lớn

Dùng máy ấp : Sử dụng loại máy ấp trứng gia cầm thông thường để ấp . Thời gian ấp nở khoảng 22 -23 ngày . Hiệu chỉnh nhiệt độ , độ ẩm tùy theo giai đoạn

Nhiệt độ ấp trong tuần đầu : 37,5 độ C , Độ ẩm 55 %

Tuần thứ 2 Nhiệt độ 37,3 độ C , Độ ẩm 60 %

Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ , Độ ẩm 75 %

nuoi chim tri, ky thuat ap trung va cham soc chim tri thoi ky de trung

( Lưu ý sử dụng hoàn toàn nước cất để tạo độ ẩm , không dùng nước bẩn , có chứa tạp chất sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bay hơi của nước )

Các tia máu hình thành trong trứng trĩ thường rất mờ và khó phân biệt vì vậy đừng vội bỏ trứng ra khỏi lò xớm , Bản thân bên trong trứng trĩ cũng có chất hóa học bảo quản trứng rất tốt . Thường thì những quả trứng không có sống mà ấp tới 15 ngày vẫn không bị thối như trứng gà trứng vịt , Vẫn có thể ăn bình thường mà không nguy hại cho sức khỏe

Sau nhiều năm nuôi thực nghiệm đến nay trại hươu Xứ Nghệ đã thành công trong phương thức ấp nở đạt tỉ lệ 70 -80 % . Tỉ lệ nuôi sống thành công sau ấp nở đạt 85% .

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ bóc trứng

Nuôi chim trĩ khá đơn giản và đem lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại giá trị cao gấp nhiều lần so với nuôi gà thông thường. Nhưng nuôi trĩ cần có kỹ thuật nuôi và kiến thức về chăm sóc chim con sẽ giúp bà con đi đến thành công nhanh hơn!

Khó khăn nhất trong việc nuôi chim trĩ chính là chăm sóc chim trĩ bóc trứng đến 30 ngày tuổi. Trong 30 ngày đầu, nếu không có kinh nghiệm nuôi và chăm sóc có thể gây thiệt hại rất lớn, nhẹ thì chết 30 – 50% nặng thì chết cả đàn. Nguyên nhân phần lớn do chưa có kinh nghiệm nuôi hoặc sơ ý thiếu cẩn thận đã gây tổn thất rất đáng tiếc với bà con và những người mới vào nghề nuôi.

7 Nguyên tắc khi úm chim trĩ non cần ghi nhớ:

1. Luôn luôn phải đảm bảo nhiệt độ 37 – 38 độ C (24/24) trong lồng úm để giữ nhiệt ấm cho chim: Trong trường hợp mất điện cần có phương án thay thế kịp thời (Ví dụ: Máy phát điện, Ăc quy,… để thắp bóng điện sưởi, hoặc tăng thêm độ dày của sàn lót, thu nhỏ quây lồng úm,….). Đây là phần khó nhất và cũng là phần quan trọng nhất trong kỹ thuật úm chim non.

2. Định kỳ kiểm tra tình hình chim thường xuyên: Người nuôi cần chú ý định kỳ tối thiểu 1 – 2 tiếng/lần phải kiểm tra chim 01 lần tránh tình trạng lồng úm quá nóng, thiếu bóng điện hoặc quá nhiều bóng để có thể điều chỉnh bóng đèn sưởi, thiếu không khí, bị gió lùa, hết nước, chim dẫm đạp lên nhau, cắn mổ nhau…

3. Luôn luôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thức ăn, nước uống: Hệ tiêu hóa của chim trĩ non rất yếu (yếu hơn rất nhiều so với gà) do vậy rất nhạy cảm với môi trường thiếu vệ sinh dẫn đến chim đau bụng và chết không rõ nguyên nhân. Dấu hiệu của hiện tượng này là chim bị đi ỉa, ướt đít,.. Do vậy thức ăn cho chim mới nở cần ăn có hàm lượng đạm thấp (nên trộn thêm cám ngô, cám gạo, đậu tương rang chín nghiền sẵn cho chim ăn), nước uống đun sôi để nguội, tìm cách không cho chim dẫm đạp vào máng uống bằng cách bỏ những viên sỏi (tuyệt trùng) vào khe máng uống.

4. Phải giữ môi trường không khí sạch và tránh tiếp xúc với khuẩn lạ: Khuẩn lạ thường đi theo khách xem chim, từ những vật nuôi gia cầm xung quanh, hoặc từ chim tự nhiên bay tới… Do vậy, cần hạn chế tối đa người ra và xem chim non, với người chăm sóc chim non cần cắt cử 01 người chuyên biệt và phải có trang phục riêng mỗi khi vào chăm chim non, không để người chăm chim ở chuồng khác vào khu vực úm chim non,…

5. Làm thuốc phòng đúng lịch và đúng cách: Việc làm thuốc đúng lịch cho chim là rất cần thiết. Tuy nhiên, chỉ làm làm thuốc phòng khi chim khỏe mạnh và nhanh nhẹn thì mới có tác dụng và hiệu quả, ngược lại nếu không chim sẽ chết sau khi làm thuốc. Nếu tình trạng sức khỏe của chim không tốt cần tìm cách cải thiện sức khỏe cho chim, hoặc những con chim có bệnh cần chữa bệnh cho chim trước rồi làm thuôc phòng dịch. Trong trường hợp nguy cấp cần kết hợp vừa chữa bệnh và phòng dịch. Cần tham khảo thêm từ các Bác sỹ thú y có kinh nghiệp về gia cầm tại địa phương.

6. Hạn chế vận chuyển, di chuyển chim non từ 2 ngày đến 30 ngày tuổi, đặc biệt là tránh mang chim ở giai đoạn này đi quá xa: Việc vận chuyển chim non đi xa chỉ nên làm đối với chim mới bóc trứng (kỹ thuật khá phức tạp, chỉ những người chuyên chim con gà con mới giảm thiểu được chết và hao hụt khi vận chuyển đi xa đối với chim bóc trứng), còn nếu chim con đã cho ăn và cho uống không nên vận chuyển vì chim sẽ bị sóc bụng và ảnh hưởng tới tiêu hóa. Với chim sau 1 tháng tuổi trước khi chuyển phải cho uống thuốc trước khi đem đi, sau khi về tới trại mới cũng cần bộ trợ thêm thuốc để chim không bị ngã nước hoặc sinh bệnh.

7. Tách riêng và phần chia dàn: Những con nhiễm bệnh nhốt riêng để tránh lây lan từ những con bị bệnh san con không bị, và nới rộng lồng úm hoặc tách đàm theo thời gian chim lớn dần để tránh mổ nhau, cắn nhau. Đồng thời những con bị bệnh cần xác định các bệnh và điều trị kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản làm giàu cho gia đình

Kỹ thuật nuôi chim Trĩ dường như vẫn rất xa lạ với nhiều người bởi đây là loài chim đẹp, hiếm vì nguồn cung cấp giống chưa được mở rộng.

Chim trĩ đỏ trông giống gà chọi, nhưng thấp và nhỏ hơn, nhìn rất đẹp. Con trống màu sắc sặc sỡ, đuôi dài hấp dẫn. Chính bởi vẻ đẹp và giá trị kinh tế cao nên thời gian gần đây đã được rất nhiều người tìm mua và nuôi, nhưng chủ yếu là chim cảnh. Vậy còn nuôi chim trĩ đỏ sinh sản thì sao? Sự thật kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ không phải đơn giản nhưng nếu quyết tâm cao độ thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận khủng cho gia đình.

Cách chọn giống chim trĩ sinh sản

Để thuận lợi trong việc nuôi và chăm sóc, đối với những người mới nuôi hoặc chưa có kinh nghiệm nuôi trĩ đỏ nên hạn chế việc đầu tư mua con giống nhỏ quá. Người mua nên chọn mua những cá thể chim ở thời kỳ 3 – 5 tháng tuổi hoặc chim hậu bị.

Để kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản hiệu quả cao cần nắm vững các bước nuôi và chăm sóc cơ bản. Ảnh minh họa

Trọn chim trống có ngoại hình to, cao, đuôi dài, lông mượt, trường chim, dáng khỏe mạnh, lanh lợi. Nếu ở thời kỳ trưởng thành chim trống luôn trong tư thế nghiêng mình xung trận. Còn đối với chim mái không dị hình, dị tật. Để đảm bảo giống nên mua chim ở những cơ sở gây nuôi uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm để lựa được những cá thể chim khỏe mạnh, không bị đồng huyết, cũng như được tư vẫn về kỹ thuật gây nuôi cụ thể.

Chuồng

Nếu nuôi chim trĩ cảnh chắc chắn không cần quá cầu kỳ trong khâu làm chuồng nhưng nếu là chim trĩ đỏ sinh sản thì công đoạn làm chuồng cũng mất nhiều thời gian. Trước tiên phải chọn ở vị trí chuồng nuôi cao ráo, thoáng mát, cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác để hạn chế rủi ro lây nhiễm bệnh. Chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm về mùa Đông, mát về mùa Hè. Nền chuồng phải bằng phẳng, tiện cho công tác dọn vệ sinh.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản

Trong kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản trước tiên cần phải tiến hành ấp trứng. Thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng trĩ. Đầu tiên dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự như gà mái hoa mơ, gà tre .. . Thứ 2 là dùng máy ấp gia cầm thông thường. Thời gian ấp nở khoảng 22 -23 ngày . Hiệu chỉnh nhiệt độ , độ ẩm tùy theo giai đoạn.

Điều kiện nhiệt độ ấp trong tuần đầu là 37,5 độ C , Độ ẩm 55 %. Tuần thứ 2 Nhiệt độ 37,3 độ C , Độ ẩm 60 %. Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ , Độ ẩm 75 %.

Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ. Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 -80 trứng .

Dinh dưỡng

Chim trĩ không kén thức ăn chủ yếu là ngô, thóc, cám, gạo. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm rau muống, bèo tây, thân cây chuối thái nhỏ… Hạn chế cho các loại thức ăn tôm, cua, cá có thể dẫn đến tình trạng chim bị tiêu chảy. Mỗi ngày nên cho ăn 3 lần. Bên cạnh máng thức ăn có máng cát sỏi cho chim đào bới. Nước cho chim uống phải sạch. Chim trĩ không kén thức ăn, tiêu tốn thức ăn chỉ bằng 1/2 so với gà.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ thuận lợi ở chỗ chúng không quá kén thức ăn.

Theo kinh nghiệm của anh Thể, đầu tư nuôi chim trĩ và gà không khác nhiều về chuồng trại, thức ăn. Tuy nhiên nuôi chim trĩ tỷ lệ thành công cao hơn vì đây là động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt hơn. Thức ăn cho chim cũng đơn giản, dễ kiếm chủ yếu là cám gạo, ngô, cám tổng hợp cho gà, rau xanh, cỏ…

Vệ sinh chuồng trại

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2- 3 lần / tuần. Phun thuốc khủ trùng định kỳ. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi ninong trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến tủng diều, chết.

Các bệnh thường gặp

Trong quá trình nuôi chim trĩ đỏ cần chú ý tới bệnh tiêu chảy, Ecoli. Để phòng bệnh nên dùng vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống. Ngoài ra chúng cũng thường mắc bệnh về đường hô hấp như thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Do đó, để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng.

Giá trị kinh tế

Vốn là giống hoang dã lại được chăn nuôi sạch nên chim trĩ đỏ thịt chắc, mềm, ngọt. Thịt và trứng chim trĩ đỏ có giá trị dinh dưỡng cao nên dễ tiêu thụ. Giá chim trĩ thương phẩm hiện nay dao động từ 200.000 – 250.000 đ/kg. Tính ra lợi nhuận từ nuôi chim trĩ cao gấp nhiều lần so với nuôi gà.

Lưu ý: Hiện nay chim trĩ đỏ vẫn nằm trong danh mục động vật hoang dã nên việc gây nuôi tại nhà vẫn phải có khai báo với chi cục kiểm lâm sở tại. Không nên tự ý nuôi chim vì nếu phát hiện sẽ vô cùng bất lợi về kinh tế cũng như công chăm sóc.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Xác định giới tính chim trĩ

Trong chăn nuôi, việc biết rõ giới tính của vật nuôi là điều quan trọng. Vì có biết rõ giới tính của chúng, ta mới biết con nào thuộc giống cái hay giống đực để tiện tuyển lựa nuôi gầy giống cái hay giống đực để tiện tuyển lựa nuôi gầy giống sau này. Phân biệt giới tính của loài thú thì rất dễ, tuy nhiên loài gia cầm như gà, vịt, chim thì lại rất khó… Nhiều giống chim như chim cu gáy, bồ câu, khướu, yến phụng … dù ngay chim đã trưởng thành đã sinh sản được nhiều lứa mà giới tính của chúng ra sao, ngay nhiều chủ nuôi có kinh nghiệm lâu năm cũng không phân biệt được!

Vậy làm thế nào để phân biệt được chim trĩ trống và chim trĩ mái, bà con có thể đọc bài viết sau:

Chim trĩ dưới 3 tháng tuổi, trên mình còn phủ kín lớp lông măng màu xám tối thì chỉ có người nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề mới có thể đoán được giới tính của từng con. Bởi giống chim trĩ rất khó để phân biệt được giới tính, đặc biệt trong giai đoạn con con. Riêng chim trĩ trưởng thành từ ba bốn tháng tuổi thì trên mình đã mọc lông vũ. Khi đó chúng ta phân biệt trống mái ra sao rất dễ, ngay người ngoài nghề cũng xác định được dễ dàng.

chim trĩ

Đối với trĩ trống: Sắc long trên mình trĩ tươi tắn, sặc sỡ và có nét rất đệp, thân mình mảnh khảnh, nhanh nhẹn và năng động. Đây là cách phân biệt dễ nhất.

Đối với trĩ mái: Sắc lông trên mình trĩ mái tối sẫm mặc dù đã thay lớp lông măng, nhìn không hấp dẫn…

Bài viết trên là phương pháp giúp bà con phân biệt được giới tính của chim trĩ, tuy nhiên để chính xác nhất bà con nên đợi lớp lông của chim trĩ về chiều dưới ánh hoàng hôn sẽ dễ phân biệt đâu là trĩ trống, đâu là trĩ mái, tiện cho việc phân loại trong chăn nuôi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam