Thức ăn và hướng dẫn cho hươu ăn đúng kỹ thuật

Để có được những con hươu giống bóng mượt, to khỏe cho những cặp nhung chất lượng có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố  tiên quyết đầu tiên chính là khẩu phần thức ăn cho hươu

1. Thức ăn cho hươu

– Thức ăn cho hươu ăn tương đối dễ kiếm đối với bà con nhà nông.

– Hươu chủ yếu ăn các thực phẩm xanh, rau củ quả. Liệt kê một số loại thực phẩm ưu thích và dể kiếm của hươu:

+ Đầu tiên phải kể đến một loại mà gần như là thực phẩm chính quanh năm của hươu được nhiều bà con ưu dùng chính là cỏ voi. Bà con có thể xem cách trồng tại đây: hướng dẫn trồng cỏ voi

+ Cây chuối, thường cây chuối bà con bào nhỏ cho ăn không hoặc trộn ít cám.

+ Rau khoai, rau muống

+ Các loại lá cây như lá mít, chú ý tránh các loại lá độc hại.

+ Gần như các loại hoa quả hươu đều thích ăn.

– Ngoài ra cần bổ xung thêm một số chất khoáng và cám công nghiệp có hàm lượng dinh dưỡng cao cho hươu giống vào mùa sinh sản vào mùa ra nhung hươu.

2. Hướng dẫn kỹ thuật cho hươu ăn

– Mỗi ngày bà con cần dọn chuồng sạch sẽ 2 lần trước bữa ăn, tránh để thức ăn lên vùng chuồng bị bẩn, ẩm ướt dễ nhiễm bệnh cho hươu. Trường hợp bị bệnh bà con có thể thao khảo tại đây: bệnh thường gặp ở hươu

– Hươu chủ yếu hoạt động vào ban đêm, ban đêm hươu ăn tới 60% tổng số thức ăn của khẩu phần, vì vậy mỗi lần cho ăn trong ngày không nhiều, ban ngày hươu ăn ít mà dành thời gian nhai lại thức ăn qua đêm. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng mà người chăn nuôi cần nắm biết. Vì vậy lịch phân bố cho hươu ăn như sau:

Bữa thứ nhất: 6-7 giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.

Bữa thứ hai: 9-10giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.

Bữa thứ ba: 13-14 giờ chiều cho ăn 10% thức ăn xanh cộng với thức ăn tinh trong ngày.

Bữa thứ tư: 17 – 18giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.

Bữa thứ năm: 22 giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.

– Thức ăn tinh không được cho hươu ăn vào buổi sáng vì ăn như vậy sẽ làm cho hươu ăn ít thức ăn xanh và thức ăn củ quả. Nên cho hươu ăn thức ăn tinh vào bữa ăn thứ ba vào lúc 13 – 14 giờ trong ngày. Hàng ngày người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi phân của hươu để điều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Thường phân của hươu có dạng viên bóng, cứng hình bầu dục nếu khác với bình thường thì cần xem xét lại thức ăn cho hươu.

– Cho hươu ăn nhiều loại thức ăn xanh, đặc tính của chúng là thích ăn nhiều loại cỏ non, lá non và các loại cây có mủ. Không nên cho hươu ăn độc nhất một loại thức ăn thì sinh trưởng và phát triển, khả năng sản xuất sẽ bị hạn chế.

Nguồn: Naihuou.com được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Chăm sóc vs nuôi dưỡng nai

1. Nai đực giống

Một nai đực có thể phối 6- 8 nai cái. Nếu phối giống nhiều hơn thì không nên cắt nhung. Nai đực giống phải nuôi riêng, nhất là mùa động dục và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố… Ngày phối giống bổ sung thêm 0,5 – 0,7 kg thức ăn tinh hỗn hợp, 1 – 2 quả trứng, 2 – 3 kg trái cây và muối khoáng cho liếm tự do…

Nai đực

2. Nai đực lấy nhung và kỹ thuật lấy nhung (lộc)

Chăm sóc nuôi dưỡng nai thời kỳ mọc nhung là khâu quan trọng nhất trong quá trình chăn nuôi vì, nhung là sản phẩm chủ yếu của nai. Nai ra nhung (sừng non) nhú ra thường từ tháng 6 – 9. Muốn có cặp nhung tốt, thì phải bồi dưỡng cho nai, nhất là 1 – 2 tháng trước khi ra nhung.

Ngoài khẩu phần thức ăn bình thường, cần bổ sung thêm 0,5 – 0,7 kg thức ăn tinh hỗn hợp, 2 – 3 kg trái cây, muối khoáng cho liếm tự do và 5 – 7 ngày bổ sung 1 – 2 quả trứng… Khi nhung mới nhú, tránh rượt đuổi, trượt ngã làm hư nhung. Cắt nhung xong, phải cầm máu, sát trùng và băng kín ngay, tránh ruồi, nhặng gây nhiễm trùng và bồi dưỡng cháo có chút muối cho nai ăn mau lại sức…

Nhung nai rất quý giá

Kỹ thuật lấy nhung (lộc) hay còn gọi là khai thác nhung thường thì 1 lần, 1 cặp /năm, có khi 2 lần, 2 cặp /năm. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác đúng quy trình kỹ thuật (cắt nhung sau 50 – 60 ngày kể từ khi mọc nhung) thì mỗi năm 1 nai đực có thể cho 1 cặp nhung nặng 0,9 – 1,0 kg/năm, cá biệt có con cho 1,5 – 1,6 kg/năm. Nếu khai thác non thì mỗi năm có thể cho 2 cặp nhung, mỗi cặp nặng 0,4 – 0,5 kg, cá biệt có con cho 2 cặp nhung, mỗi cặp nặng 0,7 – 0,8 kg. Trong điều kiện nuôi nhốt nai có thể sống 15 năm và cho 15 – 17 cặp nhung.

3. Nai mang thai và sinh đẻ

Nai mang thai nên nuôi riêng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng… Nai mang thai 9 tháng 10 ngày thì đẻ. 5 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường. Sau 6 tháng đến khi đẻ cần bổ sung thêm 0,5 – 0,7 kg  thức ăn tinh hỗn hợp, 2 – 3 kg trái cây, muối khoáng cho liếm tự do… Khẩu phần cho nai mẹ phải đảm bảo số lượng, chất tượng và chủng loại cỏ, cây xanh tươi, nhất là cây có nhựa nai thích ăn như sung, mít, và, cỏ sữa… nước vo gạo, cháo cám, đu đủ, ngô… Nai con được 3 tháng tuổi, đã ăn được lá, cỏ thì cho nai mẹ ăn khẩu phần thức ăn bình thường. Nuôi nai sinh sản cần chú ý:

– Con cái không mang thai, không đẻ, không động dục, phải dùng hormol kích thích sinh dục.

– Trường hợp đẻ lứa đầu mẹ vụng về hoặc do đau vú không cho con bú, phải can thiệp để ép nó cho con bú.

– Trường hợp đẻ khó quá, phải can thiệp để đưa con ra.

– Khi mẹ âu yếm con mới đẻ thường hay liếm chỗ rốn, dễ làm chảy máu gây nhiễm trùng và chết con. Vì thế một phản xạ tự nhiên là con hay trốn mẹ, đến giờ bú, con mới về.

4. Nai con

Cho nai con bú sữa đầu càng sớm, càng tốt, chậm nhất 3 – 4 giờ sau khi sinh. Đề phòng thiếu sữa, thức ăn tập ăn sớm không đảm bảo chất lượng làm cho nai bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy… Hàng ngày, cho nai con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người. Nai con được 2 – 3 tuần tuổi có thể tập cho ăn lá, cỏ tươi… 5 – 6 tháng tuổi thì cai sữa.

Nai con sống cùng bố mẹ

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Nai và các đặc điểm sinh học của nai

1. Tên gọi

Nai là một loài động vật có vú nhai lại thuộc họ Cervidae. Con đực của hầu hết các loài hươu nai đều có sừng mọc và rụng theo năm.

Con nai tơ

2. Hình dáng

Chọn nai giống phải cân đối, nhanh nhẹn, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, tai to và thính. Con đực lớn hơn con cái, lúc trưởng thành con đực có khối lượng từ 200 -250 kg, con cái nặng 100 – 150 kg. Da nai màu tro hay xám đen. Lông nai có màu hung đen hay nâu sẫm, con đực sẫm hơn con cái. Dọc theo chính sống lưng và có lông dài và sẫm hơn. Chỉ có nai đực mới có sừng, sừng có 3-4 nhánh.

3. Tập tính sinh hoạt, tuổi thọ và môi trường sống

Nai có bản tính nhút nhát, hiền lành, khướu giác, thính giác tốt, thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con. Tuổi thọ của nai khoảng 25-30 năm. Môi trường sống thích hợp là trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cây, cỏ non… Ban ngày nai thường tìm nơi nên tĩnh, kín đáo và an toàn để ngủ, nghỉ… ban đêm tìm kiếm thức ăn và những hoạt động khác…

4. Sinh sản

Bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả), muối khoáng như tro bếp, đất sét… Thực tế cho thấy, nai thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.

5. Sinh trưởng, phát triển

Khoảng nửa giờ sau khi sinh, nai con có thể đứng dậy bú mẹ; 15-20 ngày bắt đầu tập ăn cỏ, lá cây: 1,5 tháng chạy nhảy, hoạt động như nai trưởng thành. Nai sơ sinh nặng 4-5 kg/con, 1 tháng nặng 10- 15 kg, 6 tháng nặng 40-50 kg, 12 tháng có thể đạt trọng lượng trưởng thành.

Sau một năm tuổi nai đực sẽ mọc sừng. Cặp sừng đầu tiên không phân nhánh, dài khoảng 20- 30cm. Nai rụng sừng cũ và mọc sừng mới mỗi năm một lần vào mùa xuân. Sau khi rụng sừng cũ 15-20 ngày, cặp sừng mới bắt đầu mọc. Sừng non mới mọc có màu hồng nhạt, đầy dưỡng chất, ngoài phủ một lớp lông tơ màu trắng xám, mịn, mượt mà như nhung nên gọi là nhung. Nhung của những lần mọc sau dài 3-4cm thì bắt đầu phân nhánh, được 20-25cm thì phân nhánh lần thứ 2. Nhung già hóa sừng gọi là gạc nai.

6. Sinh sản

Nai động dục theo mùa, thường vào mùa thu từ tháng 9-10. Mùa động dục nai ít ăn… Nai đực hung hăng, đi lại tìm cái, đầu cúi gằm xuống, sừng chĩa về phía trước, hai chân trước cào bới đất như sẵn sàng lao vào cuộc chiến… Hai dịch hoàn cương to, dương vật tiết ra nước màu nâu đen có mùi đặc trưng khai và hôi.

Nai cái, thời gian động dục kéo dài 1 -3 ngày, thích gần đực, âm hộ xung huyết phồng to và tiết ra dịch nhờn màu trắng… Nai đực thành thục sinh dục hơn 2năm tuổi, nai cái sớm hơn, 12-14 tháng tuổi đã có thể phối giống, 21 -24 tháng tuổi đã có thể đẻ lứa đầu. Sau khi đẻ 2- 4 tháng nai cái sẽ động dục trở lại.

Thời gian mang thai trung bình 280 ngày. Nai tơ mang thai dài hơn nai già. Trước khi đẻ vài ngày nai mẹ hoạt động chậm chạp, lười biếng và thường tách đàn nằm nghỉ, bầu vú căng, sa xuống, âm hộ xung huyết… Nai thường đẻ vào ban đêm, đẻ xong nai mẹ cắn rốn, liếm khô con và khu vực xung quanh cho nai con sạch sẽ, ấm áp . . . Nai cái thường đẻ mỗi năm 1 lứa, mỗi lứa 1-2 con, nai đực mỗi năm cắt được một hoặc hai cặp nhung…

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

 

Kỹ thuật chăn nuôi hươu sao

Nhung hươu là sừng non của con hươu, chứa nhiều mạch máu là thực phẩm rất bổ dưỡng dành cho mọi người đặc biệt là người mới ốm dậy, trẻ em và người già. Không những vậy, nhung hươu còn hổ trợ điều trị một số bệnh như: tăng cường sinh lý, thiếu máu,suy dinh dưỡng, chống lão hóa…

1. Các hình thức chăn nuôi hươu sao

  • Nuôi nhốt: Là nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng, có đặc điểm dễ chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng không thoả mãn tập tính, sinh lý vật nuôi. Vì thế chúng ta nuôi nhốt nhưng phải có sân chơi.

  • Nuôi bán tự nhiên: Là hình thức nuôi vừa có chuồng nuôi vừa có đồng cỏ chăn thả, hình thức này môi trường sinh thái của con vật được mở rộng hơn, phù hợp mọi hoạt động sống hoang dã của nó, hình thức này cũng rất phù hợp cho điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

  • Nuôi tự nhiên: Không có chuồng trại mà chỉ khoanh vùng nuôi với diện tích lớn. Hình thức này khó quản lý chăm sóc nuôi dưỡng.

2. Chuẩn bị chuồng trại

  • Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây:

– Phù hợp với các đặc tính sinh lý của hươu.

– Có độ bền vững, chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài và đi mất.

– Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới sức khoẻ của hươu.

  • Vị trí xây chuồng:

– Phải cách nhà một khoảng hợp lý tránh ô nhiễm và tiếng động, mùi vị ô nhiễm, phải là nơi cao ráo nhưng phải là vị trí mà mùa đông thì ấm áp, mùa hè thoáng mát.

  • Hướng chuồng:

– Tốt nhất là xây dựng chuồng hướng nam hoặc đông nam để điều hoà được không khí của chuồng nuôi.

  • Nền chuồng:

– Phải có độ dốc từ 1 – 2o và phải cao hơn vùng đất xung quanh 10 –15cm.  Nền chồng có thể làm bằng xi măng láng nhám hoặc bằng đất nện chặt đều được.

  • Diện tích chuồng:

– Hươu đực phải đạt mỗi con trên 6m2 trở lên. Hươu cái có thể lớn hơn một chút để có thể giao phối ngay trong chuồng. Nhưng hiện nay thường làm chuồng hai ngăn để tiện vệ sinh và phối giống. Chuồng hai ngăn này thường rộng khoảng là 12m2 trở lên.

  • Xử lý và chế biến thức ăn trước khi cho hươu ăn.

– Thức ăn cho hươu: Thức ăn xanh phải non, ngon, sạch, không để thức ăn quá ướt nước, nhất là nước bẩn vì vậy trước khi cho ăn thì phải được rửa sạch để ráo nước, thì mới cho hươu ăn. Một số cây thức ăn như lá cây mía, cây cỏ voi trước khi cho ăn thì cần cắt ngắn chừng 10-15cm, các loại củ quả dùng làm thức ăn cho hươu thì đem thái lát cắt mỏng làm nhỏ, thức ăn có chứa độc tố thì cần xử lý loại bỏ độc tố rồi mới cho hươu ăn

– Không cho hươu ăn các thức ăn ôi thối kém phẩm chất.

– Cần trồng một số cây hươu thích ăn để chủ động nguồn thức ăn cho hươu.

– Cho hươu ăn uống sạch sẽ: Hươu là động vật nhai lại nhưng trong ăn uống hươu rất sạch sẽ, chính vì thế hươu ít mắc bệnh tật, thức ăn xanh được kẹp thành một dãy phía ngoài chuồng để hươu có thể thò cổ ra ăn, máng ăn được bố trí dốc vào phía trong chuồng có độ cao khoảng 30 – 40cm, rộng máng là 60cm, dài là 1,2 m vừa để bỏ cỏ hoặc cành lá cho hươu rút ăn từ từ.

– Để đảm bảo vệ sinh ăn uống cho hươu: chuồng rộng có sân chơi thì không nên xây máng gần chồng vì thế công tác vệ sinh không bảo đảm, hươu sẽ dễ bị một số bệnh đường tiêu hoá. Vì vậy nên dùng máng ăn, máng uống di động sẽ giữ được vệ sinh sạch sẽ hơn. Sau khi hươu ăn xong thì nên chùi rửa máng, để khô ráo sạch sẽ để lần sau cho ăn tiếp.

3. Kỹ thuật cho hươu ăn

  • Cho ăn đúng cách: Hươu chủ yếu hoạt động vào ban đêm, ban đêm hươu ăn tới 60% tổng số thức ăn của khẩu phần, vì vậy mỗi lần cho ăn trong ngày không nhiều, ban ngày hươu ăn ít mà dành thời gian nhai lại thức ăn qua đêm.

Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng mà người chăn nuôi cần nắm biết. Vì vậy lịch phân bố cho hươu ăn như sau:

– Bữa thứ nhất: 6-7 giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.

– Bữa thứ hai: 9-10giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.

– Bữa thứ ba: 13-14 giờ chiều cho ăn 10% thức ăn xanh cộng với thức ăn tinh trong ngày.

– Bữa thứ tư: 17 – 18giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.

– Bữa thứ năm: 22 giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.

  • Thức ăn tinh không được cho hươu ăn vào buổi sáng vì ăn như vậy sẽ làm cho hươu ăn ít thức ăn xanh

4.4. Vận động – Tắm nắng – Tắm chải

  • Vận động

– Tuỳ thuộc vào hình thức nuôi khác nhau nên cho hươu vận động khác nhau. Hươu là động vật còn mang tính hoang dã nên rất thích vận động, chạy, nhảy rất hiếu động nên khi bị bó hẹp trong nuôi nhốt thì rất khó chịu. Chúng ta nên tạo diện tích sân chơi cho hươu bằng cách khoanh vùng rộng bằng rào chắn cao 2 – 2.5m thì khả năng vận động và tắm nắng của hươu được tốt hơn và thích nghi với điều kiện sinh lý của nó hơn, ít gây ra các hiện tượng ức chế (strees), con vật thoải mái hơn, góp phần tiêu hoá, trao đổi chất được tốt hơn.

– Nếu không có điều kiện thì cần phải thiết kế mái che có lắp tấm kính có độ rộng 40x50cm cho nắng rọi vào 1giờ/ngày. Có thể thiết kế chuồng cho nắng xuyên vào chuồng 7-8 giờ/ngày.

  • Tắm chải

– Thứ tự tắm chải từ đầu đến mông, từ trên xuống dưới, mỗi lần chỉ cần 5- 10 phút. Trước khi tắm chải phải tập làm quen với con vật để tạo cho nó có phản xạ có điều kiện.

– Trong quá trình tắm chải chú ý phát hiện một số ký sinh trùng như ve, ghẻ, lỡ, loét…Nếu có hãy dùng các biện pháp sau:

* Bắt diệt liên tục bằng cơ học.
* Dùng Ivermactin điều trị nội ngoại ký sinh trùng để tiêm 1ml/7kg trọng lượng.
* Dùng các thuốc sát trùng ngoài da và khử trùng chuồng trại.

– Định kỳ dọn vệ sinh chuồng trại.

4.5. Chăm sóc nuôi dưỡng hươu đực

Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý hươu đực trong giai đoạn làm đực phối giống.

  •  Nuôi dưỡng: Hươu đực phối giống cần ăn đúng khẩu phần thức ăn là:

– Thức ăn xanh: 20-22kg.
– Thức ăn tinh: 0.6- 0.8kg.
– Thức ăn củ quả: 2.5 –3kg.
– Thức ăn giàu đạm: 0.5 –0.6kg.
– Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 30-35g.

Trong thời gian làm đực phối giống hươu đực cần đủ chất dinh dưỡng để tăng cường việc sản xuất tinh trùng, đảm bảo chất lượng tinh dịch cho phối giống. Hoạt động giao phối cần nhiều sức, nên trong thời kỳ này cần cho ăn thêm các thức ăn có nguồn gốc giàu đạm, cho ăn các loại thức ăn khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, và các loại Premix Vitamin A, D, E, B, tổng hợp.

Nên cho ăn xen kẻ các loại thức ăn ủ mầm như thóc, ngô mầm… rất cần thiết cho sản xuất tinh trùng.

  • Chăm sóc và quản lý đực phối giống:

– Mỗi tháng nên tắm chải cho hươu đực 2- 3 lần, dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho vận động tắm nắng thường xuyên, về mùa phối giống thường tập trung vào mùa nắng nóng nên cho hươu nghỉ ngơi trong bóng mát, để cho hươu được yên tĩnh, không nên gây các ảnh hưởng gây strees trong mùa phối giống, nếu không hiệu quả phối giống sẽ đạt thấp

– Một đực giống nên ghép đôi từ 3- 4 con cái/ năm.

– Thời gian phối giống cho hươu thường từ tháng 4-10 dương lịch hàng năm.

– Cách giữa các lần phối giống là 10 –15 ngày.

– Tuổi phối giống lần đầu là 24 tháng tuổi, tốt nhất 3 – 9 năm tuổi.

– Đặc tính hung hăng trong mùa phối giống điều này chứng tỏ chúng còn mang tính hoang dã đấu tranh để đựơc phối giống, bộ lông vào mùa phối giống có màu nâu đen sao không nổi rõ, dưới bộ phận sinh dục, lúc nào cũng ướt sũng.

– Tiêu chuẩn cho một đực phối giống là: Trọng lượng đạt 55kg trở lên, hai hòn cà to đều, bộ phận sinh dục hoàn thiện, khoẻ mạnh không bệnh tật, gốc sừng to mập, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, năng suất nhung đạt từ 0.8kg trở lên, tính hăng trong mùa phối tốt và ít hung dữ, dễ phối, hiệu quả phối đậu cao. Chuồng phối có diện tích là 8m² lên.

  • Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý hươu đực trong giai đoạn cho nhung, cắt nhung, sau cắt nhung.

– Nuôi dưỡng: Hươu đực cho nhung, cắt nhung, sau cắt nhung. Cần ăn đúng khẩu phần thức ăn là:

* Thức ăn xanh: 18-22kg/ngày
* Thức ăn tinh: 0.6- 0.8kg/ngày
* Thức ăn củ quả: 2 –2.5kg/ngày.
* Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 30-35g.
* Nước uống:12-14 lít nước.

– Cho hươu được ăn khẩu phần này 1-2 tháng trước khi bắt đầu đổ đế, để nâng cao chất lượng cũng như trọng lượng nhung thì trong giai đoạn này cần cho hươu ăn nhiều lá cỏ hỗn hợp, nhất là các loại cây có mủ, thức ăn tinh cần phối trộn nhiều thành phần như khô dầu, cám ngô, cám gạo để cân đối chất dinh dưỡng trong khẩu phần.

– Trong thời gian này hươu đực cần đủ chất dinh dưỡng để tăng cường việc sản xuất, tổng hợp nhung, đảm bảo chất lượng nhung thì cần cho ăn đủ cho ăn các loại thức ăn khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, và các loại Premix Vitamin A, D, E, B, tổng hợp, muối ăn…

– Giai đoạn ra nhung (giai đoạn thúc nhung) kéo dài khoảng 55 –60 ngày.Lúc này khẩu phần cho hươu thay đổi:

* Thức ăn xanh: 20-25kg.
* Thức ăn tinh: 0.6- 0.8kg.
*Thức ăn củ quả: 2.5 –3kg.
* Thức ăn giàu đạm: 0.5 –0.6kg.
* Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 35 – 40g.
* Nước uống:12-14 lít nước.

– Chăm sóc và quản lý hươu đực cho nhung, cắt nhung, sau cắt nhung: Dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho vận động tắm nắng thường xuyên, để cho hươu được yên tĩnh, không nên gây các ảnh hưởng gây strees làm cho hươu húc vào thành chuồng gây dập nát nhung, ảnh hưởng xấu đến tốc độ phát triển của cặp nhung.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Hướng dẫn xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao

Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây: Có độ bền vững, chắc chắn để hươu không chui ra khỏi chuồng trại. Phải phù hợp với đặc tính sinh lý của hươu. Phải tiết kiệm, không cầu kỳ mà vẫn đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về khí hậu và vật nuôi.

Xây dựng chuồng trại phải quan tâm từ vị trí, nền, mặt bằng, diện tích, vật liệu xây dựng, hướng chuồng… không nên bỏ qua một chi tiết nào.

  1. Vị trí chuồng nuôi hươu

Mặc dầu đã được con người nuôi dưỡng từ lâu nhưng hươu sao vẫn rất ít quen người. Trong đó, hệ thần kinh vẫn còn nguyên vẹn các phản xạ tự nhiên của con vật hoang dại yếu hèn, luôn chạy trốn trước những biến động đột ngột. Vì thế, vị trí chuồng phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

– Chuồng nuôi phải cách nhà ở một khoảng hợp lý, tránh ô nhiễm, tiếng ỗn.

– Phải đảm bảo kín về mùa đông, mát về mùa hè. Không nằm ở ngay nút giao lưu qua lại của người và các động vật khác thường gây ra tiếng động, mùi vị.

– Phải cao ráo, không có các loại cây thường xuyên rụng lá, rụng cành gây tiếng động tự nhiên (nếu đã có cây cối thỉ phải chặt ngay).

– Cần phải tạo ra một khoảng cách thích hợp giữa chỗ đi lại của con người, gia súc và chuồng, để không làm cho con vật sợ hãi khi có người hoặc vật nuôi xuất hiện…

Tóm lại, tuỳ vào sự bố trí vườn nhà cụ thể mà mỗi gia đình có thể chọn cho mình một vị trí thích hợp theo kinh nghiệm vừa kín vừa hở như nói ở trên.

  1. Hướng chuồng chuồng nuôi hươu

Việt Nam do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ta chọn hướng chuồng là hướng Nam hoặc Đông Nam để mát về mùa hè, ấm về mùa đông và ánh sáng được điều hòa suốt trong ngày, không gây ra chênh lệch cường độ ánh sáng lớn.

  1. Nền chuồng chuồng nuôi hươu

Phải có độ dốc từ 1 – 20 để thoát nước bẩn. Phải cao hơn vùng đất xung quanh.

– Nền đất nện: Đây là loại nền thông dụng có ưu điểm là chi phí ít. Nhưng trong một sộ trường hợp, hươu có thể đào bới, gây ra sự lỗi lõm và tích nước tiểu, phân… làm ô nhiễm chuồng. Khi chưa có điều kiện làm nền gạch, nền đất nện chặt vẫn là loại nền thích hợp.

– Nền gạch: Đây là loại nền tốt nhất, việc đi lại sinh hoạt của hươu rất dễ dàng, không gây tích nước, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Trong điều kiện thiếu khoáng thì nền gạch cũng có thể bổ sung một phần, con vật liếm gạch để tăng khoáng cho cơ thể.

Cách làm: Dùng gạch đất dung (quá lửa) hay gạch lành tốt xây nằm hay xây nghiêng với vữa xi măng có miết mạch cân thận.

– Nền xi măng: Trước đây có nhiều người nghĩ rằng đây là loại nền tốt nhất. Nhưng trong thực tế, nền xi măng có nhược điểm lớn, lạnh về mùa đông, ẩm ướt về mùa hè, trong thi công nếu làm bóng mặt nền để dễ dọn chuồng thì thường làm cho hươu bị trượt chân, ngã…

Hướng phát triển là làm nền xi măng không nhẵn mặt, trong trường hợp có điều kiện thì làm thành từng tấm bê tông, ghép lại tạo điều kiện chống ẩm tốt hơn.

                                             chuồng trại nuôi hươu sao

– Nền gỗ: ở những nơi có điều kiện thì có thế làm nền bằng gỗ với loại gỗ dai không thấm nước bằng cách ghép các tấm gỗ lại với nhau. Nền đất phía dưới cần được nện kỹ, chống chuột làm tổ.

  1. Diện tích chuồng nuôi hươu

– Với hươu đực ít nhất cũng phải được 6m2/con (theo kích thược 3m x 2m hay 2,5m x 2,5m) và có điều kiện thì nên làm rộng hơn. Những con đực đã được chọn làm đực giống để phối cho các con cái của nhiều gia đình thì chuồng phải đủ rộng để chúng giao phối trong chuồng tốt.

– Với hươu cái: khoảng 5 – 6m2 /con là vừa, ít nhất phải được 4m2 /con.

  1. Vật liệu xây dựng chuồng nuôi hươu

– Gỗ: là vật liệu chủ yếu trong, xây dựng chuồng trại cho hươu. Ngoài việc dùng để làm các ô chuông, cột và róng, các kết cấu còn lại như cột, xà (kết cấu chịu lực mái) đều làm bằng gỗ là tốt nhất. Gỗ từ nhóm 4 trở xuống dùng để làm cột và róng chuồng. Kích thước cột khoảng từ 120 – 150 mm: 120 x 120 hoặc 150 x 150 (mm), róng có kích thước tiết diện khoảng từ 100 x 50 (mm) hoặc 100 x 60 (mm). Liên kết giữa róng và cột tốt nhất là đục lỗ hoặc dùng đinh. Sự liên kết giữa cột và róng phải thật chắc chắn.

Cột và róng nên bào trơn, mặt trong chuồng cân được vát cạnh để phòng gây xây xát cho hươu.

Chuồng nên làm cao 2m và chia làm 2 phần: 1m phía dưới: róng sẽ đóng dầy khoảng từ 50 – 60 (mm) để đề phòng hươu chui ra, nhất là hươu mới sinh, 1m phía trên đóng thưa hơn khoảng 100mm. Tất cả các róng nên đóng ngang (kinh nghiệm cho thấy: đóng róng dọc hươu rất dễ cho đầu ra ngoài, nếu không ra được do mông to hơn đầu thì hươu sẽ đập đầu vào chuồng mà chết (kể cả hươu con và mẹ).

Cửa chuồng cũng không nên làm róng dọc. Khi làm cần chú ý: róng dưới cùng chuồng được thay bằng một thanh giằng to hơn róng (gọi là thanh đà). Khoảng cách từ mặt nền đến mép dưới thanh giằng không vượt quá 50 mm nhằm không cho hươu thò chân ra ngoài khi nằm và hươu sơ sinh chui ra khỏi chuồng.

– Phần đỡ mái: Có thể làm bằng gỗ hoặc bằng tre. Tấm lợp có thể dùng ngói các loại, tôn hoặc fibrô xi măng (không nên dùng tấm lớp dễ cháy).

– Lưới thép: Trong điều kiện có kinh tế thì nên làm chuồng bằng lưới thép B40. Đây là loại chuồng thật sự an toàn. Cách làm là: vẫn dùng cột gỗ, chung quanh bọc bằng lưỡi thép. Dùng thép này làm hàng rào cũng rất an toàn và tiện lợi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam