Nuôi cừu mau lớn, ít tốn kém chi phí

Có lẽ ở Việt Nam, Ninh Thuận là vùng khô và nóng nhất. Ở đây nóng đến mức khiến dê và bò còn phải tìm chỗ để tránh nắng. Thế nhưng tại Ninh Thuận, có một loài vật nuôi không biết nóng là gì, đó là con cừu.

Ngay giữa trưa, nhựa trên quốc lộ chảy ra nhem nhép, thế nhưng những chú cừu vẫn tha thẩn tìm những ngọn cỏ hiếm hoi. Cả đàn cừu vẫn lặng lẽ, kiên trì kiếm ăn giữa trời nắng nóng như thiêu, như đốt…

Đàn cừu kiếm ăn giữa trưa

Cừu là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại đơn giản và rẻ tiền. Thức ăn của cừu toàn là những loại không cạnh tranh với lương thực của người. Thậm chí, nó còn ăn cả những loại mà không loài nào ăn được (ví dụ như xương rồng).

Nuôi cừu quay vòng nhanh, lãi cao. Gần đây, giá thịt cừu lên tới trên 100.000 đồng/kg, bà con nuôi cừu rất phấn khởi. Đặc biệt, khách du lịch nhiều nước rất mê thịt cừu vì nó là loại thực phẩm độc đáo, có chất lượng cao và được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như: Nướng, luộc, xào, xông khói, cari, lẩu, chả…

Cừu nuôi hiện nay có nguồn gốc xa xưa từ những loài cừu núi ở Iran và vùng bắc Ấn Độ. Tới nay, nó được nuôi suốt từ Bắc Âu tới tận các vùng nhiệt đới.

Cừu vào Việt Nam theo các giáo sĩ từ thời Pháp thuộc. Nó được nuôi ở nhiều nơi, nhưng hợp nhất vẫn là vùng khí hậu khô nóng ở Phan Rang. Dần dần, bà con gọi cừu ở đây là cừu Phan Rang. Tới năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây đã đưa giống cừu Phan Rang ra nuôi thử ở miền Bắc. Tới nay, đã được 5-6 thế hệ mà chúng vẫn sống tốt. Điều đó mở ra hướng, có thể nuôi cừu ngay cả ở miền Bắc.

Cừu rất hiền lành, chịu khó và chịu khổ. Nó rất cần cù đi kiếm ăn, tính bầy đàn cao, nên dễ quản lý. Chúng thường đi kiếm ăn theo đàn.

Cừu đẻ trung bình 1,55 lứa/năm. Mỗi lứa được 1-2 con. Cũng có con đẻ 3 con/lứa. Bà con nuôi cừu chủ yếu là để bán thịt và bán giống. Tùy vào từng khu vực mà mỗi nhà có thể nuôi từ vài chục con đến 500-600 con. Cá biệt có nhà nuôi tới 1.000 con.

So với dê, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở thịt cừu không thua kém. Tỷ lệ thịt xẻ của chúng lên tới 41,62% và thịt lọc là 28,62%.

Để nuôi cừu, bà con cần chọn giống cho kỹ càng, cả con đực và con cái. Không nên chọn những con cừu cái đã già. Riêng cừu đực phải nhốt riêng, 8-9 tháng tuổi mới cho chúng phối giống. Nếu phối tự do, một cừu đực có thể đảm nhận cho 20-30 cừu cái. Còn nếu phối giống có kiểm soát thì nó còn có thể phụ trách tới 40-50 cừu cái.

Thức ăn thô xanh cho cừu

Thức ăn của cừu rất đa dạng: Cả thức ăn thô xanh (như các loại cỏ, các loại lá cây…), thức ăn thô khô (như các loại cỏ khô) cùng các loại thức ăn ủ chua, thức ăn củ quả các loại phụ phẩm của công nghiệp thực phẩm… Vào mùa khô, ta có thể cho cừu ăn thêm thức ăn tinh (như cám, bột ngô, bột mì…). Tuy nhiên, thức ăn thô vẫn là chủ yếu.

Bà con cần bố trí nuôi cừu ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật nuôi cừu Phan Rang

Cừu Phan Rang là giống cừu Việt Nam duy nhất hiện nay, được nuôi dưỡng hơn 100 năm trở lại đây, đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của tỉnh Ninh Thuận và những địa phương có đặc điểm khí hậu tương tự. Tuổi trưởng thành, con cái nặng 39- 40kg, con đực 43- 44kg, khoảng cách lứa đẻ của cừu cái là 8 tháng/lứa.

Chuồng trại

Nên làm chuồng kiểu sàn: mặt sàn cách mặt đất 0,8-1 m tạo độ thoáng và đủ độ cao để vệ sinh quét dọn dễ dàng, khe hở mặt sàn 1,5 cm. Máng ăn bố trí sát mặt ngoài sàn (ở phía trước chuồng) để cừu thò đầu ra ăn. Chuồng nuôi phải bảo đảm vệ sinh, quét dọn phân hằng ngày. Mỗi tháng tẩy uế chuồng 1 lần bằng vôi bột hoặc Dipterex.

Thức ăn, nước uống

Cừu ăn được nhiều loại thức ăn như cỏ tươi, rơm, các loại dưa, bí, cà rốt, củ cải, ngô ủ chua… Để tăng cường dinh dưỡng cho cừu, ngoài thức ăn thô xanh, hằng ngày cho ăn thêm 0,1 – 0,3 kg thức ăn tinh (bột ngô, khoai, sắn…).
Vào mùa thức ăn tươi đầy đủ, trong thức ăn thường đầy đủ các yếu tố khoáng và vitamin, song vào mùa đông khô và rét, thức ăn tươi hiếm, khẩu phần ăn cần bổ sung canxi và các vitamin A, D…, tránh tình trạng dê nuôi bị thiếu dinh dưỡng, đẻ non, đẻ con yếu, ít sữa nuôi con, niêm mạc mắc khô, mắt mờ… Hằng ngày nên bổ sung 6- 9g canxi, 3-5 g phốtpho, vitamin D 4.000 – 10.000 đơn vị/ngày. Có thể mua (hay làm lấy) tăng urê-mật rỉ để bổ sung khoáng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cừu.
Cần có đủ nước sạch để cừu uống tại chuồng. Không cho cừu uống nước tù đọng tránh cừu bị nhiễm giun sán.

Kỹ thuật chăm sóc

Đối với cừu mẹ: Một con cừu cái tốt có đặc điểm đầu rộng hơi dài, mình nở, ngực sâu, lưng thẳng, hông rộng, lông mượt, bộ phận sinh dục nở nang, bầu vú phát triển, vú có da mềm nhão nhưng khi bầu vú căng sữa sẽ tiết sữa nhiều, gân sữa nổi rõ trên bầu vú. Tỷ lệ đực/cái trong đàn nên duy trì 1/25, thường xuyên thay đổi đực để tránh thụ tinh đồng huyết.
Chu kỳ động dục cừu cái là 16-17 ngày. Sau khi phối giống, qua 16-17 ngày không thấy động dục trở lại là cừu cái có chửa. Cừu mang thai 146-150 ngày. Căn cứ vào ngày phối giống để chú ý đỡ đẻ cho cừu, tránh đẻ bất ngờ làm chết cừu con.
Cừu cái chửa cho ăn thêm thức ăn tinh, rau cỏ non. Khi có dấu hiệu sắp đẻ như bầu vú căng, xuống sữa, âm hộ sưng to, cào bới sàn… thì nhốt riêng, chuẩn bị ổ cho cừu đẻ.
Sau khi cừu đẻ, dùng khăn mềm, sạch, ẩm để lau nước nhầy ở miệng, mũi cho cừu con, lấy dây chỉ sạch buộc rốn (cách rốn 5- 6cm), rồi dùng kéo cắt cách vết buộc 2 cm. Bôi cồn iốt để sát trùng. Đẻ xong, cừu mẹ khát nước nhiều, pha nước đường 1% + muối 0,5% cho cừu mẹ uống thoải mái.

Nuôi cừu con: Sau khi sinh ra, cừu con cần được bú sữa đầu là sữa chứa nhiều dinh dưỡng và giúp cho cừu sau này chống chịu được bệnh tật. Trong 10 ngày đầu sau đẻ cho cừu con bú mẹ tự do; từ 11-20 ngày tuổi, cừu con bú mẹ 3 lần/ngày, đồng thời tập cho cừu con ăn thức ăn tinh, rau cỏ xanh; 80-90 ngày tuổi, cho cừu con cai sữa.
Đối với cừu nuôi thịt: Gồm các cừu đực đã cai sữa và con giống loại thải. Cừu nuôi bán thịt phải nhốt riêng, tránh quậy phá đàn, hư hỏng chuồng trại. Trước khi xuất chuồng hai tháng cho ăn khẩu phần tăng cường để tăng trọng lượng lúc bán. Thức ăn bổ sung có thể là thức ăn tinh, cỏ, rau xanh, củ quả, phụ phẩm nông nghiệp…

Phòng trị bệnh

Cừu thường bị mắc một số bệnh sau:

Bệnh đậu cừu: Do virus gây nên. Bệnh làm xuất hiện các nốt phỏng to bằng hạt đậu trên các vùng da mỏng, sau vỡ thành mụn nước mầu rỉ sắt, khô đi thành vẩy rồi thành sẹo. Con vật ngứa ngáy, có thể ỉa ra máu và chết. Bệnh tiêm phòng bằng vaccine.

Bệnh viêm miệng lở loét: Rửa miệng và các vết loét bằng nước muối rồi chấm iốt. Nếu bị bệnh nặng, con vật có thể có biến chứng ở phổi và đường ruột. Điều trị bằng kháng sinh Penixilin và Streptomycin. Cho cừu uống nước ấm, ăn thức ăn mềm, bổ sung tinh bột.

Bệnh viêm phổi cấp tính: Bệnh có thể gây tử vong. Cần giữ chuồng ấm, sạch, cho ăn tốt. Khi con vật bị bệnh, tiêm Penixilin hay cho uống Tetracyclin.

Bệnh giun sán đường tiêu hóa: Để phòng trị, cho uống Phenothiazin lúc 5-12 tháng tuổi với liều 0,5-1g/kg thể trọng. Sau khi uống thuốc, nhịn ăn 3 giờ.

Ngoài ra, cừu còn mắc một số bệnh khác như bệnh thối móng, ỉa chảy, bệnh giun phổi… Cần theo dõi, phát hiện và chữa trị kịp thời, bảo đảm cừu ăn uống, sinh trưởng và phát triển bình thường.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Vỗ béo cừu bằng “hèm bia”

Ninh Thuận từ lâu đã nổi tiếng với nghề chăn nuôi cừu. Tuy nhiên, nắng hạn kéo dài ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi cừu do thiếu thức ăn và nước uống.

Để tránh tình trạng cừu chết do thiếu thức ăn, nhiều người chăn nuôi đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng lúa và một số cây trồng kém hiệu quả khác sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, đồng thời, tìm cách bổ sung thức ăn tinh nhằm giúp tăng trọng lượng cừu.

Chăn nuôi cừu vỗ béo từ hèm bia của anh Huỳnh Nguyên Đăng ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận được xem là mô hình mang tính đột phá, giúp cừu phát triển tốt, tăng trọng cao ngay trong mùa hạn.

Nuôi cừu bằng hèm bia

Từ lâu, hèm bia được sử dụng trong chăn nuôi bò, heo, giúp giảm chi phí đầu tư và đàn bò, heo phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Trên cơ sở đó, anh Huỳnh Nguyên Đăng ở Ninh Thuận đã áp dụng việc sử dụng hèm bia để chăn nuôi cừu vỗ béo. Ban đầu, anh nuôi 150 con cừu vỗ béo theo cách cho ăn cỏ kết hợp hèm bia. Sau 3 tháng nuôi thử nghiệm, đàn cừu của anh phát triển tốt, ít bị bệnh, trọng lượng tăng từ 3 – 4kg so với cách nuôi truyền thống.

Từ thành công ban đầu, anh Đăng tiếp tục mở rộng trang trại và tăng số lượng cừu từ 150 con lên 700 con. Hướng đến, anh sẽ xây dựng một trang trại chăn nuôi cừu vỗ béo từ hèm bia khoảng 3.000 con, nhằm ổn định đầu ra và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Anh Huỳnh Nguyên Đăng cho biết, nếu điều kiện thuận lợi thì sẽ mở rộng mô hình nuôi cừu lên khoảng 3.000 con để ổn định nguồn cung ra thị trường. Để thức ăn thừa của cừu, anh Đăng làm hai ao cá để lúc nào trong chuồng cừu cũng có máng thức ăn sạch, thức ăn thừa sẽ dùng để nuôi gà, vịt… Bên cạnh đó, lượng phân cừu sẽ được dùng để trồng rau sạch…

Cừu vẫn khỏe mạnh khi được vỗ béo hèm bia

Theo anh Huỳnh Nguyên Đăng, việc nuôi cừu vỗ béo từ hèm bia sẽ giúp người chăn nuôi ít phụ thuộc vào thời tiết; giảm 50 – 70% chi phí thuê nhân công cắt cỏ và mua thức ăn tinh; đồng thời, trọng lượng cừu tăng từ 20 – 30% so với cách nuôi truyền thống; lông bóng đẹp và hệ tiêu hóa phát triển tốt nên ít bị dịch bệnh. Từ thành công của mô hình này, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước đang dự kiến nhân rộng ra địa bàn xã để bà con nông dân học tập, làm theo.

Ông Lê Văn Duông, cán bộ nông nghiệp xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước- Ninh Thuận cho rằng, nếu nhân rộng mô hình nuôi cừu từ hèm bia thì có thể tiết kiệm diện tích cỏ rất nhiều.

Việc sử dụng hèm bia trong chăn nuôi cừu vỗ béo của anh Huỳnh Nguyên Đăng được xem là một hướng đi mới, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, có giá thành thấp, giảm phụ thuộc vào thức ăn xanh, nhưng cừu vẫn phát triển tốt, tăng trọng nhanh, qua đó, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Nguồn vov.vn được tổng hợp lại bởi Farmtech Vietnam.

Thức ăn của cừu

Cừu vốn là loài ăn tạp. Hầu như các loại cỏ lá cừu đều ăn được cả. Ngay cả cỏ khô, lá khô và nhiều loại củ quả, các phế phẩm nông nghiệp nó cũng không chê. Cừu có thể tìm kiếm thức ăn cả ngày, khi no bụng thì tìm một nơi yên tĩnh để nhai cỏ. Mỗi ngày cừu ăn một lượng thức ăn bằng 15% thể trọng của nó.

Cừu vốn là loài ăn tạp

Thức ăn của cừu thuộc các nhóm sau:

Thức ăn thô

Gồm các loại cỏ như cỏ chỉ, cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mần trầu thậm chí cả cỏ tranh (non), không đủ cỏ tươi cừu cũng ăn cả cỏ khô và thấy chung ăn cũng ngon miệng. Ngoài cỏ ra cừu cũng ăn được các loại lá như lá tre, lá bắp, lá mía, lá dâm bụt, lá soan, lá mướp, lá vông và cả lá cây cà phê…

Tận dụng dây khoai lang cho cừu

Nó cũng ăn được cả thân cây như cây bắp (non), cây cao lương, lá và dây khoai lang… Đốì với cây họ đậu như đậu ván, cây đậu rồng, cây đậu ma, đậu lông, đậu nành, đậu cô ve, sắn dây, đậu phộng, su hào… là những món cừu rất khoái khẩu…

Cừu ăn cỏ xanh

Thức ăn củ quả

Cừu cũng thích ăn các loại củ quả, như lúa, bắp, khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí đỏ, mít non… Các phụ phế phẩm nông công nghiệp: vỏ chuối, xơ mít, vỏ thơm, bã đậu nành, xác mì, hèm rượu bia….

Thức ăn tinh

Nuôi cừu cũng cần đến thức ăn tinh, nhất là vào những tháng nắng hạn thiếu cỏ cho chúng ăn no. Đặc biệt đối với cừu mang thai, cừu đang nuôi con, và cả cừu đực giống cần thường xuyên cho ăn thức ăn tinh. Trung bình mỗi ngày ta chỉ cung cấp cho mỗi con cừu vài ba trăm gờ ram là đủ.

Thức ăn giàu khoáng và Vitamin

Loại thức ăn này rất cần đối với cừu mang thai, cừu đang nuôi con, và các cừu khác. Trong khẩu phần ăn của cừu nên bổ sung chất khoáng như calxi, phosphore, muối ăn và các loại vitaminc A-D-E cần thiết cho sức khỏe và hoạt động sinh sản của cừu.

Tóm lại, cừu ăn được hầu hết các loại cỏ, lá kể cả rơm. Thế nhưng, có điều này ta cần lưu ý: không nên cho cừu ăn cỏ ướt. Ăn cỏ ướt cừu dễ mắc bệnh đường tiêu hóa. Với những người nuôi cừu lâu năm, nhiều kinh nghiệm, họ không bao giờ thả cừu đi ăn vào lúc sáng sớm, khi cỏ trên đồng còn đẫm hơi sương. Họ phải chờ khi mặt trời đã lên cao, khoảng 8 giờ sáng trở đi, mới lùa cừu ra đồng ăn cỏ. Có người còn cẩn thận, ra đến bãi ăn, họ còn dùng bàn chân của mình quét lên đám cỏ xem chân có còn ướt hay không, nếu cỏ đã khô họ mới lùa cừu đến đó.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật nuôi cừu phan rang

Chuồng trại

Nên làm chuồng kiểu sàn: mặt sàn cách mặt đất 0,8-1 m tạo độ thoáng và đủ độ cao để vệ sinh quét dọn dễ dàng, khe hở mặt sàn 1,5 cm. Máng ăn bố trí sát mặt ngoài sàn (ở phía trước chuồng) để cừu thò đầu ra ăn. Chuồng nuôi phải bảo đảm vệ sinh, quét dọn phân hằng ngày. Mỗi tháng tẩy uế chuồng 1 lần bằng vôi bột hoặc Dipterex.

Thức ăn, nước uống

Cừu ăn được nhiều loại thức ăn như cỏ tươi, rơm, các loại dưa, bí, cà rốt, củ cải, ngô ủ chua… Để tăng cường dinh dưỡng cho cừu, ngoài thức ăn thô xanh, hằng ngày cho ăn thêm 0,1 – 0,3 kg thức ăn tinh (bột ngô, khoai, sắn…).

Vào mùa thức ăn tươi đầy đủ, trong thức ăn thường đầy đủ các yếu tố khoáng và vitamin, song vào mùa đông khô và rét, thức ăn tươi hiếm, khẩu phần ăn cần bổ sung canxi và các vitamin A, D…, tránh tình trạng dê nuôi bị thiếu dinh dưỡng, đẻ non, đẻ con yếu, ít sữa nuôi con, niêm mạc mắc khô, mắt mờ… Hằng ngày nên bổ sung 6- 9g canxi, 3-5 g phốtpho, vitamin D 4.000 – 10.000 đơn vị/ngày. Có thể mua (hay làm lấy) tăng urê-mật rỉ để bổ sung khoáng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cừu.

Cần có đủ nước sạch để cừu uống tại chuồng. Không cho cừu uống nước tù đọng tránh cừu bị nhiễm giun sán.

Cừu Phan Rang – giống cừu duy nhất của Việt Nam

Kỹ thuật chăm sóc

Đối với cừu mẹ: Một con cừu cái tốt có đặc điểm đầu rộng hơi dài, mình nở, ngực sâu, lưng thẳng, hông rộng, lông mượt, bộ phận sinh dục nở nang, bầu vú phát triển, vú có da mềm nhão nhưng khi bầu vú căng sữa sẽ tiết sữa nhiều, gân sữa nổi rõ trên bầu vú. Tỷ lệ đực/cái trong đàn nên duy trì 1/25, thường xuyên thay đổi đực để tránh thụ tinh đồng huyết.

Chu kỳ động dục cừu cái là 16-17 ngày. Sau khi phối giống, qua 16-17 ngày không thấy động dục trở lại là cừu cái có chửa. Cừu mang thai 146-150 ngày. Căn cứ vào ngày phối giống để chú ý đỡ đẻ cho cừu, tránh đẻ bất ngờ làm chết cừu con.

Cừu cái chửa cho ăn thêm thức ăn tinh, rau cỏ non. Khi có dấu hiệu sắp đẻ như bầu vú căng, xuống sữa, âm hộ sưng to, cào bới sàn… thì nhốt riêng, chuẩn bị ổ cho cừu đẻ.

Sau khi cừu đẻ, dùng khăn mềm, sạch, ẩm để lau nước nhầy ở miệng, mũi cho cừu con, lấy dây chỉ sạch buộc rốn (cách rốn 5- 6cm), rồi dùng kéo cắt cách vết buộc 2 cm. Bôi cồn iốt để sát trùng. Đẻ xong, cừu mẹ khát nước nhiều, pha nước đường 1% + muối 0,5% cho cừu mẹ uống thoải mái.

Nuôi cừu con: Sau khi sinh ra, cừu con cần được bú sữa đầu là sữa chứa nhiều dinh dưỡng và giúp cho cừu sau này chống chịu được bệnh tật. Trong 10 ngày đầu sau đẻ cho cừu con bú mẹ tự do; từ 11-20 ngày tuổi, cừu con bú mẹ 3 lần/ngày, đồng thời tập cho cừu con ăn thức ăn tinh, rau cỏ xanh; 80-90 ngày tuổi, cho cừu con cai sữa.

Đối với cừu nuôi thịt: Gồm các cừu đực đã cai sữa và con giống loại thải. Cừu nuôi bán thịt phải nhốt riêng, tránh quậy phá đàn, hư hỏng chuồng trại. Trước khi xuất chuồng hai tháng cho ăn khẩu phần tăng cường để tăng trọng lượng lúc bán. Thức ăn bổ sung có thể là thức ăn tinh, cỏ, rau xanh, củ quả, phụ phẩm nông nghiệp…

Phòng trị bệnh

Cừu thường bị mắc một số bệnh sau:

  • Bệnh đậu cừu: Do virus gây nên. Bệnh làm xuất hiện các nốt phỏng to bằng hạt đậu trên các vùng da mỏng, sau vỡ thành mụn nước mầu rỉ sắt, khô đi thành vẩy rồi thành sẹo. Con vật ngứa ngáy, có thể ỉa ra máu và chết. Bệnh tiêm phòng bằng vaccine.
  • Bệnh viêm miệng lở loét: Rửa miệng và các vết loét bằng nước muối rồi chấm iốt. Nếu bị bệnh nặng, con vật có thể có biến chứng ở phổi và đường ruột. Điều trị bằng kháng sinh Penixilin và Streptomycin. Cho cừu uống nước ấm, ăn thức ăn mềm, bổ sung tinh bột.
  • Bệnh viêm phổi cấp tính: Bệnh có thể gây tử vong. Cần giữ chuồng ấm, sạch, cho ăn tốt. Khi con vật bị bệnh, tiêm Penixilin hay cho uống Tetracyclin.
  • Bệnh giun sán đường tiêu hóa: Để phòng trị, cho uống Phenothiazin lúc 5-12 tháng tuổi với liều 0,5-1g/kg thể trọng. Sau khi uống thuốc, nhịn ăn 3 giờ.
  • Ngoài ra, cừu còn mắc một số bệnh khác như bệnh thối móng, ỉa chảy, bệnh giun phổi… Cần theo dõi, phát hiện và chữa trị kịp thời, bảo đảm cừu ăn uống, sinh trưởng và phát triển bình thường.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam