Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản làm giàu cho gia đình

Kỹ thuật nuôi chim Trĩ dường như vẫn rất xa lạ với nhiều người bởi đây là loài chim đẹp, hiếm vì nguồn cung cấp giống chưa được mở rộng.

Chim trĩ đỏ trông giống gà chọi, nhưng thấp và nhỏ hơn, nhìn rất đẹp. Con trống màu sắc sặc sỡ, đuôi dài hấp dẫn. Chính bởi vẻ đẹp và giá trị kinh tế cao nên thời gian gần đây đã được rất nhiều người tìm mua và nuôi, nhưng chủ yếu là chim cảnh. Vậy còn nuôi chim trĩ đỏ sinh sản thì sao? Sự thật kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ không phải đơn giản nhưng nếu quyết tâm cao độ thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận khủng cho gia đình.

Cách chọn giống chim trĩ sinh sản

Để thuận lợi trong việc nuôi và chăm sóc, đối với những người mới nuôi hoặc chưa có kinh nghiệm nuôi trĩ đỏ nên hạn chế việc đầu tư mua con giống nhỏ quá. Người mua nên chọn mua những cá thể chim ở thời kỳ 3 – 5 tháng tuổi hoặc chim hậu bị.

Để kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản hiệu quả cao cần nắm vững các bước nuôi và chăm sóc cơ bản. Ảnh minh họa

Trọn chim trống có ngoại hình to, cao, đuôi dài, lông mượt, trường chim, dáng khỏe mạnh, lanh lợi. Nếu ở thời kỳ trưởng thành chim trống luôn trong tư thế nghiêng mình xung trận. Còn đối với chim mái không dị hình, dị tật. Để đảm bảo giống nên mua chim ở những cơ sở gây nuôi uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm để lựa được những cá thể chim khỏe mạnh, không bị đồng huyết, cũng như được tư vẫn về kỹ thuật gây nuôi cụ thể.

Chuồng

Nếu nuôi chim trĩ cảnh chắc chắn không cần quá cầu kỳ trong khâu làm chuồng nhưng nếu là chim trĩ đỏ sinh sản thì công đoạn làm chuồng cũng mất nhiều thời gian. Trước tiên phải chọn ở vị trí chuồng nuôi cao ráo, thoáng mát, cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác để hạn chế rủi ro lây nhiễm bệnh. Chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm về mùa Đông, mát về mùa Hè. Nền chuồng phải bằng phẳng, tiện cho công tác dọn vệ sinh.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản

Trong kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản trước tiên cần phải tiến hành ấp trứng. Thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng trĩ. Đầu tiên dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự như gà mái hoa mơ, gà tre .. . Thứ 2 là dùng máy ấp gia cầm thông thường. Thời gian ấp nở khoảng 22 -23 ngày . Hiệu chỉnh nhiệt độ , độ ẩm tùy theo giai đoạn.

Điều kiện nhiệt độ ấp trong tuần đầu là 37,5 độ C , Độ ẩm 55 %. Tuần thứ 2 Nhiệt độ 37,3 độ C , Độ ẩm 60 %. Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ , Độ ẩm 75 %.

Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ. Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 -80 trứng .

Dinh dưỡng

Chim trĩ không kén thức ăn chủ yếu là ngô, thóc, cám, gạo. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm rau muống, bèo tây, thân cây chuối thái nhỏ… Hạn chế cho các loại thức ăn tôm, cua, cá có thể dẫn đến tình trạng chim bị tiêu chảy. Mỗi ngày nên cho ăn 3 lần. Bên cạnh máng thức ăn có máng cát sỏi cho chim đào bới. Nước cho chim uống phải sạch. Chim trĩ không kén thức ăn, tiêu tốn thức ăn chỉ bằng 1/2 so với gà.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ thuận lợi ở chỗ chúng không quá kén thức ăn.

Theo kinh nghiệm của anh Thể, đầu tư nuôi chim trĩ và gà không khác nhiều về chuồng trại, thức ăn. Tuy nhiên nuôi chim trĩ tỷ lệ thành công cao hơn vì đây là động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt hơn. Thức ăn cho chim cũng đơn giản, dễ kiếm chủ yếu là cám gạo, ngô, cám tổng hợp cho gà, rau xanh, cỏ…

Vệ sinh chuồng trại

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2- 3 lần / tuần. Phun thuốc khủ trùng định kỳ. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi ninong trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến tủng diều, chết.

Các bệnh thường gặp

Trong quá trình nuôi chim trĩ đỏ cần chú ý tới bệnh tiêu chảy, Ecoli. Để phòng bệnh nên dùng vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống. Ngoài ra chúng cũng thường mắc bệnh về đường hô hấp như thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Do đó, để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng.

Giá trị kinh tế

Vốn là giống hoang dã lại được chăn nuôi sạch nên chim trĩ đỏ thịt chắc, mềm, ngọt. Thịt và trứng chim trĩ đỏ có giá trị dinh dưỡng cao nên dễ tiêu thụ. Giá chim trĩ thương phẩm hiện nay dao động từ 200.000 – 250.000 đ/kg. Tính ra lợi nhuận từ nuôi chim trĩ cao gấp nhiều lần so với nuôi gà.

Lưu ý: Hiện nay chim trĩ đỏ vẫn nằm trong danh mục động vật hoang dã nên việc gây nuôi tại nhà vẫn phải có khai báo với chi cục kiểm lâm sở tại. Không nên tự ý nuôi chim vì nếu phát hiện sẽ vô cùng bất lợi về kinh tế cũng như công chăm sóc.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Phòng và trị một số bệnh phổ biến ở Dúi

Con dúi ít khi bị bệnh, nếu vệ sinh chuồng trại tốt, tránh ẩm ướt, quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho con Dúi.

Các bệnh thường gặp ở Dúi nuôi, gồm:

– Bệnh tiêu chảy:

Nguyên nhân do Dúi ăn lại thức ăn cũ, bị lên men (nhất là mía, vì trong mía có hàm lượng đường, để lâu dễ lên men) hoặc uống nước bẩn, lẫn tạp chất.

Bà con nên thường xuyên dọn thức ăn thừa mỗi ngày, căn lượng thức ăn vừa đủ để Dúi ăn hết. Nên cho thức ăn đêm nhiều hơn ngày vì thói quen của dúi là ăn đêm.

Khi phát hiện dúi bị bệnh tiêu chảy, sử dụng thuốc trị tiêu chảy dùng cho người nhưng với lượng thuốc bằng ¼- 1/5 so với người, trộn vào thức ăn cho dúi ăn.

– Bệnh đau mắt:

Dúi thường chỉ quen ánh sáng tán xạ, nên với điều kiện ánh sáng trực diện hoặc chuồng trại quá nhiều ánh sáng sẽ khiến dúi dễ bị đau mắt. Vì thế bà con nên che chắn chuồng trại tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chuồng.

Khi phát hiện dúi bị đau mắt, sử dụng ống tiêm bơm nước muối loãng hoặc thuốc nhỏ mắt của người xịt vào mắt dúi sẽ khỏi bệnh.

– Bệnh ký sinh:

Giống như các loại gia súc khác như chó, mèo… dúi cũng dễ bị các giống ký sinh tấn công như bọ chét, rận, rệp… vì thế khi nuôi cần lưu ý khử trùng chuồng trại bằng thuốc xịt thông dụng.

Thức ăn của loài Dúi

Do đặc tính sinh học của loài Dúi là bộ răng của nó thường xuyên dài ra nếu không được mài đi thì chúng sẽ chết nên trong tự nhiên, Dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía…

Thức ăn chủ yếu của Dúi là:

+ Cây họ nhà tre (măng bát độ, tre, trúc, bương…) không ăn lá.
+ Cây họ nhà mía (cỏ voi, các loại mía… )
+ Ngũ cốc: Ngô, Thóc, sắn, khoai lang, …
+ Một số loại quả: Ổi, Dưa, Bí…

Tuy nhiên khi nghiên cứu thuần hoá gây nuôi Dúi chúng tôi nhận thấy có loại thưc ăn rất tốt nhưng có loại thức ăn không tốt như một số loại rau quả nó làm Dúi rẽ bị bệnh đi ỉa và đồng thời làm chuồng hy bị bẩn. Vì vây theo kinh nghiệm của tôi thấy rằng khi nuôi nên dùng các loại thức ăn như: cây họ nhà tre, cây họ nhà mía, ngũ cốc cụ thể như sau:
Cây họ nhà tre (măng bát độ, tre, trúc, bương…) không ăn lá, cây họ nhà mía (cỏ voi, các loại mía… ) nó chỉ ăn phần thân cứng không ăn lá (đây là hai loại thức ăn hàng ngày bắt buộc phải có khi nuôi Dúi), ngũ cốc: củ khoai lang, củ sắn, ngô… (đây là phần thức ăn bổ sung cho Dúi trong quá trình mang thai và nuôi con, và trong quá trình nuôi thương phẩm).

Khẩu phần ăn cụ thể như sau:

– Giai đoạn 1- 3 tháng tuổi:

+Nuôi sinh sản :Cây họ Tre 4 – 5 cm ; Cây họ Mía 5cm ;Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): củ nhỏ,Một lát,10-15 hạt ngô

+Nuôi thương phẩm :Cây họ Tre -Hết lại cho ;Cây họ Mía -7cm ;Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): thêm 50% so với nuôi sinh sản

Chú ý: tre bằng ngón tay cái đặc 5cm, với loại tre khác thi quy đổi ra.

– Giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi:

+Nuôi sinh sản :Cây họ Tre 6 – 7cm ; Cây họ Mía 6-8 cm ;Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): củ nhỏ,Một lát,20-25 hạt ngô.

+Nuôi thương phẩm :Cây họ Tre -Hết lại cho ;Cây họ Mía -10cm; Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): thêm 50% so với nuôi sinh sản

Chú ý: tre bằng ngón tay cái đặc 6-7 cm, với loại tre khác thi quy đổi ra.

– Giai đoạn trưởng thành

+Nuôi sinh sản :Cây họ Tre 7-8cm ; Cây họ Mía 8-10cm;Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): củ nhỏ,Một lát,25-30 hạt ngô.

+Nuôi thương phẩm :Cây họ Tre -Hết lại cho ;Cây họ Mía-12cm;Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): thêm 50% so với nuôi sinh sản

Chú ý: tre bằng ngón tay cái đặc 7-8cm, với loại tre khác thi quy đổi ra.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Nuôi dúi – dễ kỹ thuật, khó đầu ra

Những năm gần đây, người dân ở các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân bắt đầu thực hiện mô hình nuôi dúi. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, vật nuôi này tỏ ra dễ thích nghi, phát triển tốt nhưng người nuôi lại gặp khó khăn trong việc tìm được thị trường đầu ra ổn định.

Kỹ thuật đơn giản

“Nếu muốn tiêu thụ dúi một cách chủ động, quan trọng nhất là người nuôi dúi tìm được đầu ra cho sản phẩm. Muốn vậy, người dân phải tự mình đi giới thiệu sản phẩm, chủ động sử dụng nhiều kênh thông tin để tìm đến những người có nhu cầu. Chỉ khi nào thị trường có nhu cầu ổn định mới thúc đẩy việc nuôi dúi phát triển lâu dài”, ông Trần Hưng Phú, chuyên viên Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Đồng Xuân, nói.

Ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở NN-PTNT), cho biết, hiện nay dúi vẫn là vật nuôi mới và không nằm trong danh mục ưu tiên phát triển của tỉnh nên chưa được tỉnh đầu tư. Tuy nhiên, một số phòng Kinh tế – Hạ tầng, NN-PTNT các huyện đã có chủ trương cho người dân nuôi dúi thử nghiệm. Dúi là một vật nuôi hoang dã nên ban đầu, người dân gặp nhiều khó khăn nhưng qua một thời gian rút kinh nghiệm, một số mô hình nuôi dúi đã cho kết quả đáng khích lệ. Người dân qua quá trình nắm bắt kỹ thuật chẳng những có thể nuôi dúi đẻ bán giống, nuôi dúi thịt thương phẩm mà còn rút ra được quy trình nuôi hiệu quả.

Tại huyện Đồng Xuân, bốn mô hình nuôi dúi đều tập trung tại xã Xuân Sơn Bắc để cán bộ thú y xã dễ quản lý và chăm sóc. Ông Trần Hưng Phú, chuyên viên Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Đồng Xuân, cho biết: “Huyện Đồng Xuân là nơi con dúi sống trong tự nhiên, sinh trưởng và phát triển rất tốt. Tuy nhiên, qua thời gian, loài vật này bị con người săn lùng ráo riết nên cạn kiệt dần. Nhận thấy con dúi có thể phát triển trên vùng đất này nên chúng tôi đã cung cấp con giống cho các hộ dân ở xã Xuân Sơn Bắc nuôi thử nghiệm và có những hướng dẫn ban đầu về việc làm chuồng trại, cho ăn uống. Tuy nhiên, để hoàn thiện quy trình, những người nuôi dúi trong quá trình nuôi thực tế phải tự mình rút ra kinh nghiệm”.

Ông Nguyễn Văn Minh, một trong bốn hộ tham gia mô hình nuôi dúi ở xã Xuân Sơn Bắc, cho biết: “Dúi trong tự nhiên thì tôi đã thấy nhiều nhưng khi mua về nuôi do không nắm bắt được thói quen sống của loài này nên tôi phải mất hai năm đầu chịu nhiều tổn thất. Đến năm thứ ba, nhờ nắm vững kỹ thuật, biết cách chăm sóc, điều trị bệnh nên dúi nuôi phát triển tốt, tăng cân đều và hao hụt rất thấp”.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, dúi sinh sản mỗi năm bốn lứa và dúi con rất dễ thích nghi với mọi điều kiện chăn nuôi. Thức ăn của chúng phong phú, đa dạng, bao gồm tất cả các loại rau, củ, quả, bắp, mò o, lá tre… Để kiểm tra lượng thức ăn cung cấp cho dúi có đủ hay không, người nuôi dúi chỉ cần quan sát lượng thức ăn của dúi trong vòng 12 giờ. Sau thời gian này, nếu thấy dúi ăn hết thì bổ sung thêm, ngược lại nếu thức ăn còn thừa nhiều thì giảm bớt những lần cho ăn sau. Đặc biệt, khi cho dúi ăn đủ rau, củ, quả tươi thì không cần bổ sung nước.

Địa điểm nuôi dúi lý tưởng là một khu vực yên tĩnh, tránh ánh sáng trực tiếp. Chuồng nuôi dúi sinh sản mỗi ô rộng khoảng 50cm, dài từ 0,8 đến 1m, xây tường cao 70cm bên trong tô xi măng hoặc lát gạch. Mỗi ô chuồng dùng cho một con. Đối với chuồng nuôi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2,2m trở lên, xây tường cao 70cm trở lên. Trong chuồng đặt các ống cống nhỏ hoặc các gốc cây làm nơi trú ẩn cho dúi. Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và ánh sáng gắt.

Tìm thị thường cho con Dúi

Hiện nay, mô hình nuôi các loài động vật hoang dã như nai, nhím, rắn, dông, heo rừng… cung cấp cho các quán ăn đặc sản đang thu hút nhiều người dân tham gia. Tuy nhiên, dù địa phương đã có nhiều cách làm hay để mở rộng các mô hình nuôi nhưng người dân cũng không duy trì được lâu dài. Lý giải về điều này, ông Lê Trung Hiền, Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Tây Hòa, cho biết: “Những vật nuôi mới muốn duy trì và phát triển thì quan trọng nhất là phải đảm bảo được đầu ra. Tuy nhiên, nhiều vật nuôi ban đầu đầu ra rất rộng mở nhưng chỉ sau một thời gian ngắn là bão hòa, không tìm được thị trường tiêu thụ”.

Theo ông Trần Hưng Phú, các mô hình nuôi dúi ở huyện Sông Hinh và Phú Hòa tuy đã được đầu tư để người dân nuôi thử nghiệm nhưng chưa mở rộng mô hình. Riêng ở huyện Đồng Xuân, kỹ thuật nuôi được người dân nắm vững, sản phẩm từ con dúi cũng được một người tham gia mô hình nhận thu mua để cung cấp con giống cho các bạn hàng trong và ngoài tỉnh; còn dúi thương phẩm là món ăn ngon nên thị trường tiêu thụ khá rộng mở. Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà con dúi mang lại, nhiều hộ dân ở huyện Đồng Xuân cũng tự đầu tư xây chuồng nuôi dúi.

Hiện dúi giống có trọng lượng từ 300 đến 400g được bán với giá 600.000 đồng/cặp; còn dúi thương phẩm có giá 320.000 đến 350.000 đồng/kg. Với đàn dúi 30 con đang trong thời kỳ sinh sản, ông Nguyễn Văn Minh cho biết, ưu điểm của loài vật này là sinh sản rất tốt, mỗi năm 4 lứa, mỗi lứa 2 đến 3 con. Dúi con sau khi nuôi 5 tháng có trọng lượng 400 đến 500g. Sau khoảng 8 tháng, dúi đã thành thục và có thể đạt trọng lượng 1,5kg, đủ điều kiện để xuất bán. Dúi con thường dễ thích nghi với môi trường sống, thức ăn cho dúi đơn giản, dễ kiếm và nhu cầu thị trường về dúi lấy thịt vẫn đang khá cao. Tuy nhiên, hiện việc tiêu thụ sản phẩm của tất cả những người nuôi dúi ở huyện Đồng Xuân đều dựa vào một đầu nậu thu mua chính nên giá cả không chủ động được.

Nguồn: Báo Phú Yên được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi dúi sinh sản. Cách nuôi dúi sinh sản năng suất cao

Dúi là vật nuôi còn khá mới mẻ với đa số vùng nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, mô hình nuôi dúi đang phát triển rất mạnh mẽ, trở thành hướng đi tiềm năng mới cho bà con nông dân.

Kiến thức quan trọng nhất khi phát triển số lượng đàn dúi là kỹ thuật nuôi dúi sinh sản, tuy không khó nhưng có nhiều điểm cần phải lưu ý. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con cách chọn dúi giống, chế biến thức ăn và cách chăm sóc dúi sinh sản.

Chuồng nuôi dúi

Với tính thích đào bới và sống ở những chỗ hẹp, kín đáo thì làm nơi trú ẩn cho dúi không quá quy mô, chỉ cần 50-60 cm.

Vật liệu xây chuồng nên sử dụng gạch (để lát nền, hình vuông khoảng 50cm, 30cm và xây tường), cát, xi măng, lưới. Xây ô phối giống kích thước 50x60x24cm. Kích thước ô nhỏ 30x60x24cm, ngăn làm 2 ngăn để làm tổ đẻ, đối với dúi sinh sản làm 2 ô, ô bên trong để sinh sản, ô bên ngoài để thức ăn và là sân chơi thông qua một lỗ 16x11cm.

Dùng lưới để làm cửa, có thể làm 1 cánh cửa cho 6 ô, 4 ô hoặc 2 ô, cắt một đoạn ở phần dưới đáy ô để bỏ thức ăn vào và cũng là lối thoát phân cho dúi mỗi khi chúng đùn phân ra ngoài, yêu cầu ô lưới phải đạt 2 ly trở lên, không được nhỏ quá phân sẽ không thoát ra ngoài được.

Chuồng có thể làm nhiều tầng, mỗi tầng có nhiều ô, mỗi ô có thể thả từ 2-3 con dúi.

Xung quanh chuồng nên xây bờ bao, phòng khi con dúi xổng chuồng không thể thoát ra ngoài được, chiều cao bờ bao khoảng 50cm. Phải có mái che để dúi tránh bị nắng trực tiếp và nước mưa dính vào người. Nếu ở miền Bắc, mùa đông có thể dùng miếng vải hoặc rèm che chuồng để giữ ấm cho dúi.

Lựa chọn dúi giống

*Cách phân phân biệt dúi đực và dúi cái:

Dúi đực: quan sát bộ phận sinh dục của dúi, nếu là con đực dúi sẽ có 2 tinh hoàn tương tự như của chó, và không có vú.

Dúi cái: nhìn phần bụng sẽ thấy 2 hàng vú ở hai bên bê sườn như lợn.

Chọn con dúi đực khỏe mạnh, không dị tật, tương đương hoặc to hơn dúi cái. Một con dúi đực có thể cho phối giống với 4- con dúi cái. Dúi cái nếu có thể biết nguồn gốc bố mẹ thì tốt, lựa chọn nguồn theo bố mẹ khỏe mạnh, nuôi con mau lớn. Nếu không biết nguồn gốc thì ngoại hình phải to vừa, không quá nhỏ, có hàng vú đều hai bên, lông mượt, chạy khỏe. Chu kỳ sinh sản của dúi cái là khoảng 8 tháng, trọng lượng để sẵn sàng động dục là 0,5-0,6kg/con.

Thức ăn cho dúi

Dúi có nhiều đặc điểm giống chuột, nên cho chúng ăn những loại cứng, khô, có tinh bột như mía, ngô, tre bánh tẻ, khoai, sắn … Những loại thức ăn cứng sẽ giúp cho dúi mài răng vì chúng rất hay bị ngứa răng (do chúng dài ra mỗi ngày). Nên chú ý, không cho dúi ăn các loại cỏ, đặc biệt là cỏ voi vì có thể chết vì không đi ngoài được. Thức ăn có tinh bột nhưng mềm cũng nên cho chúng ăn ít vì không tốt cho tiêu hóa của dúi.

Cách chăm sóc dúi mẹ và dúi con

Đặc điểm sinh học của dúi: dúi có tuổi đời trung bình khoảng 6 năm. Số lần để trong năm khoảng 3-4 lần, 3-5con/lần đẻ.

Dấu hiệu nhận biết dúi cái đến thời kỳ động dục: Từ lúc sinh ra cho tới khi đến thời điểm động dục là khoảng 6 tháng (dúi cái thường mang thai trong vòng 45 ngày).

Biểu hiện muốn động dục: dúi cái thường bỏ ăn hoặc ăn ít, sục sạo tìm gì đó như tìm đực, bộ phận sinh dục chuyển sang màu đỏ hồng.

Thời điểm này, nếu cho dúi cái sang ô dúi đực, chúng sẽ phát ra tiếng kêu đặc trưng, và chủ động cho dúi cái phối giống.

Cách ghép đôi: Bắt dúi cái cho vào ô dúi đực, đừng thả gần dúi đực tránh trường hợp cắn nhau, nếu cho chúng ở chung một ô mà không cắn nhau là được.

Giao phối: Thời gian giao phối giữa dúi cái và dúi đực khoảng 1,5-2 phút. Sau khi phối xong, quan sát thấy cả dúi đực và dúi cái cùng liếm bộ phận sinh dục tức là dấu hiệu giao phối thành công, nếu dúi cái không thực hiện hành động này tức là giao phối không thành công. Chu kỳ giao phối của dúi đực là từ 7-10 ngày.

Dúi cái sau 2-3 ngày giao phối đưa đến tổ đẻ để chuẩn bị cho sinh sản. Cho rơm, hoặc rác mềm vào để dúi bện tổ nuôi con.

Dúi con mới đẻ ra không có lông, mắt chưa mở, chỉ mở mắt khi đã đủ 14 ngày tuổi, lúc này lông cũng bắt đầu mọc. Sau 20 ngày tuổi, dúi con có thể tập ăn các loại thức ăn như mía, tre. Cho dúi con lẻ mẹ khi được 1,5 tháng. Khi dúi được khoảng 2-3kg thì có thể xuất bán.

* Lưu ý: Dúi cái có đặc điểm, sau khi sinh con, nếu có người xem thường xuyên chúng sẽ tha con ra ngoài tổ, vì thế không nên thăm tổ đẻ nhiều, để dúi mẹ tự chăm sóc cho dúi con đến khi dúi con được 2 tuần tuổi.

Nguồn: Triệu phú nông dân được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Tắm chó: Cách tắm cho chó đúng

Nghe qua, ai cũng nghĩ việc này rất đơn giản, nhưng thực ra việc tắm như thế nào mới là đúng và tốt cho con vật của bạn thì không phải ai cũng biết.

Đối với những thú cưng có bộ lông da khỏe mạnh bình thường thì việc tắm thường xuyên là không cần thiết vì việc tắm rửa thường xuyên có thể làm cho con vật mất đi độ bóng mượt của lông, khô da và thậm chí tổn thương da nếu ta tắm quá nhiều.

Đặc biệt đối với loài mèo, ta nên hạn chế tắm nếu như bộ lông da của mèo không có gì bất thường vì mèo rất ghét tắm. Bởi vậy, việc xác định thời điểm tắm cho thú cưng là rất quan trọng và nên được xác định 1 cách hợp lý. Ta thường tắm cho thú cưng khi:

  • Có quá nhiều bụi bẩn, dịch nhầy, hay các chất lạ khác bám trên da và lông.
  • Đến lúc cần loại bỏ bớt lớp lông chết đã đến thời điểm rụng trên bộ lông của con vật.
  • Sự tăng tiết bã nhờn làm cho con vật bốc mùi.
  • Lớp da chết tích lũy nhiều trên da tạo thành đám, vảy.
  • Da bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, ta nên chọn những ngày thời tiết ấm áp để tắm cho vật và không nên tắm quá muộn vào cuối ngày làm cho bộ lông của vật khó khô hoàn toàn, có thể dẫn đến các trường hợp bệnh lý không đáng có về sau.

Lưu ý, không nên tắm cho thú cưng khi:

  • Sau khi ăn 2h.
  • Thời tiết quá lạnh (nhất là đổi gió mùa ở miền Bắc, khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới dưới 18oC).
  • Những con non đang bú mẹ hoặc mới tách mẹ.
  • Con ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm.
  • Những con đực đang kỳ động dục chuẩn bị phối giống, nếu tắm sẽ giảm mùi “đặc trưng hấp dẫn ” làm giảm hưng phấn tính dục khi giao phối.
  • Thú cưng sau giao phối trong vòng 15 ngày.
  • Thú cưng mới sinh con.
  • Những con mới mua về nuôi.
  • Những con mới tiêm chích ngừa dịch bệnh.

Sau khi xác định được thời điểm tắm hợp lý, ta tiến hành chọn loại sữa tắm phù hợp với thú cưng của mình. Sữa tắm tốt thường không gây kích ứng da và có PH=7-7,14. Bạn có thể mua chúng ở bất cứ của hàng thú y nào. Chúng ta không nên dùng loại sữa tắm của người để tắm cho thú cưng vì đa phần sữa tắm của người có tính axit sẽ không tốt cho da của con vật.

Đối với những con bị viêm da, ta nên chọn loại sữa tắm đặc biệt theo chỉ định của bác sỹ thú y. Nếu chọn sai, rất có thể sẽ làm cho bệnh của con vật nghiêm trọng hơn.

Tiếp đến, ta tiến hành loại bỏ lớp da chết đã đóng thành vảy, thảm và các đám lông dính bết cứng lại với nhau. Việc làm này không chỉ giúp chúng ta tắm cho con vật dễ dàng và nhanh chóng hơn mà còn giúp ngăn chặn việc phát sinh các mầm bệnh về sau.

Ngoài ra, trước khi tắm chó ta cũng nên tiến hành các thao tác chuẩn bị cho quá trình tắm như:

  • Dùng 2 cục bông nhét vào 2 tai để tránh nước chảy vào tai con vật gây nhiễm trùng.
    Chuẩn bị 1 tấm thảm cao su trong phòng tắm để tránh cho con vật khỏi bị ngã (làm con vật có thể hoảng loạn và stress).
  • Nếu móng chân đã quá dài ta cũng nên cắt trước khi tắm.
  • Ngoài ra bạn nên chuẩn bị 1 lọ thuốc mỡ tra mắt chuyên dùng trong thú y phòng trường hợp sữa tắm dây vào mắt con vật.
  • Trừ trường hợp những ngày nắng ấm, còn lại ta nên tắm cho vật tại phòng tắm trong nhà. Thêm một ít nước ấm vào bồn tắm, sau đó đặt con vật vào trong bồn.
  • Bắt đầu từ việc lau rửa mặt cho con vật bằng một miếng vải ẩm, sau đó lau nhẹ qua vành tai cho sạch bụi bẩn và da chết.
  • Nhẹ nhàng thấm nước dần dần cho đều khắp cơ thể, vừa đổ vừa dùng tay xoa sữa tắm đã pha loãng lên cơ thể con vật bắt đầu từ phần cổ xuống phần thân. Tiếp tục dùng tay gãi nhẹ cho sữa tắm thấm đều khắp cơ thể và đi hết bụi bẩn, sau đó rửa sạch lại nhẹ nhàng bằng nước.
  • Nếu chưa sạch, ta tiếp tục lặp lại quá trình tắm một lần nữa. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là thời gian tắm cho con vật không nên quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe của vật.

Tắm chó giúp chó cưng thư giãn

Nếu bạn đang sử dụng sữa tắm dược liệu để điều trị cho con vật thì sau khi bôi đều sữa tắm lên cơ thể nên để yên 10 phút cho ngấm vào da.

Khi đã hoàn tất quá trình tắm, bạn dùng 1 chiếc khăn bông khô lau sạch nước cho con vật. Đối với những con có bộ lông không quá dài và dày, ta nên để nó khô tự nhiên.

Đối với những con có bộ lông lâu khô hơn, ta có thể dùng máy sấy để sấy cho con vật nhưng lưu ý, nên chọn chế độ quạt mát (cool) dù nó mất nhiều thời gian hơn vì như vậy sẽ tráng làm cho da của thú cưng bị khô, tổn thương.

Ngoài ra, nếu con vật không quen nghe tiếng kêu của máy sấy và có phản ứng dữ dội thì ta cũng không nên quá ép buộc.

Cuối cùng, sau khi tắm chó nếu con vật có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như sốt cao, bỏ ăn, run rẩy…ta nên đưa ngay nó đến bác sỹ thú y để khám.

Như vậy, việc nắm rõ cách tắm cho thú cưng như thế nào là hợp lý sẽ giúp cho chúng ta vừa đảm bảo con vật luôn sạch sẽ mà lại vừa chăm sóc tốt cho sức khỏe của vật.

Từ đó, có thể phòng tránh được các nguy cơ về bệnh tật cũng như giúp nó kéo dài tuổi thọ để nó có thể sống cùng chúng ta lâu hơn.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi Chó con sau cai sữa

Căn cứ vào đặc điểm sinh lý tiết sữa của chó mẹ và sự phát triển của chó con, việc cai sữa chó con là cần thiết.

Chó mẹ sau khi sinh được 30 ngày trở lên lượng sữa cạn dần, không đủ cung cấp cho chó con, trong khi đó nhu cầu chất dinh dưỡng cho chó con ngày một tăng. Nếu chó mẹ sinh lần đầu lượng sữa càng ít, và tốc độ cạn sữa càng sớm, lúc này nên cho chó con ăn thêm cháo sữa từ lúc 5 ngày tuổi và từ 15 – 21 ngày tuổi. Việc cho ăn thêm cháo sữa có thịt băm là cần thiết và hợp lý.

Cai sữa chó con tiến hành dần dần trong khoảng 5 – 6 ngày, trong 2 ngày đầu tách mẹ khỏi chó con khoảng 2 giờ. Sau đó thời gian tách dài hơn khoảng 4 – 6 giờ, tiếp theo tách cả ngày, chỉ cho mẹ gặp con vào buổi tối.

Trong thời gian này giờ chó ăn phải ổn định, cho ăn thức ăn nó đã quen. Đặc biệt chăm sóc phải chu đáo, giúp chó tránh những bất lợi do ngoại cảnh đem lại. Chăm sóc nuôi dưỡng chó con phải thực hiện một cách nghiêm túc. Việc cho ăn, dạo chơi, chải lông cần đúng giờ qui định.

Nuôi chó con sau cai sữa, cần căn cứ vào mức độ tuổi của nó, để tăng khẩu phần ăn hợp lý và tập cho ăn một số loại thức ăn của chó lớn.

Vào những ngày thời tiết xấu (giá rét, mưa bão, hoặc u ám) buổi tối phải cho chó ngủ trong nhà ấm, khô ráo, sạch sẽ, đặc biệt tránh ẩm ướt lạnh đột ngột, ban ngày vẫn có thể nuôi chó bình thường. Ban đêm mùa đông cần sưởi cho chó con.

Trong thời gian này chó con rất thích hoạt động, tiếp xúc với ngoại cảnh, chó thường liếp láp các chất bẩn nên dễ mắc bệnh nhất là bệnh đường ruột như : giun sán, ỉa chảy…

Hàng ngày dọn chuồng chó con sạch sẽ, và mỗi tháng tắm ít nhất là 2 lần (chú ý mùa đông phải chọn ngày nắng ấm, tắm xong phải dùng khăn vải sạch lau khô lông).

Nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với chó con sau cai sữa là rất lớn, phải tăng dần, chú ý bổ sung đầy đủ chất đạm, vitamin đặc biệt chất khoáng đa lượng và vi lượng.

Trong thời kỳ này, cần quan tâm kiểm tra chó hàng ngày, định kỳ tẩy giun sán, đề phòng bệnh giun móc và giun đũa ngay từ ngày thứ 21 trở đi. Chú ý diệt trừ ve, rận, bọ chó hút máu gây bệnh cho chó.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi chó con đang bú sữa

Chó con giai đoạn bú sữa có sức đề kháng rất thấp, nếu bạn không nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cún rất dễ mắc bệnh hay rất khó tăng cân như bình thường.

Bởi vậy, đây là giai đoạn tiền đề để cún phát triển về sau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được các công việc, các kỹ thuật cơ bản để bạn có thể chăm sóc cún tốt nhất trong giai đoạn này

1. Bạn cần chuẩn bị cho cún những gì:

Chỗ ở:

– Thoáng mát vào mùa hè, ấm và kín gió vào mùa đông, đủ ánh sáng. Có chỗ ngủ, vệ sinh cố định .
– Tránh xa: dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa ga, vật dụng cháy nổ, hóa chất và cây cỏ độc.
– Tránh vị trí cao như cửa sổ, cầu thang… để đề phòng cún rơi từ trên cao xuống.
– Tránh xa điều hòa, quạt.

Một chiếc “giường” lý tưởng của cún

Dụng cụ: ngoài những đồ dùng cơ bản, bạn nên chuẩn bị thêm cho cún 1 số vật dụng cần thiết như bình sữa hay bát ăn, bát uống nước…

2. Chế độ ăn uống và chỉ tiêu cân nặng:

Cún đang bú sữa thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, ngoài ra để cún không bị thiếu chất và chậm lớn chúng ta nên bổ sung thêm cho cún sữa bò tươi và cháo gạo bắt đầu từ khi cún khoảng 5 ngày tuổi trở lên.

Dưới đây là chế độ ăn điển hình cũng như các chỉ tiêu cân nặng của cún theo độ tuổi, nắm được chế độ ăn cũng như những chỉ tiêu này sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về việc cún nhà mình đã được chăm sóc tốt hay chưa?

Chế độ ăn cũng như các chỉ tiêu cân nặng của cún theo độ tuổi

Tuổi Thức ăn Số lần ăn/ngày Thuốc Chỉ tiêu cân nặng
12 tiếng sau sinh  Sữa đầu  Không giới hạn   Tùy giống
1-5 ngày tuổi  Sữa mẹ  Không giới hạn    
5-14 ngày tuổi  Sữa mẹ + 2 thìa sữa bò tươi/con/ngày  Sữa bò: 1 lần   8-9 ngày cân nặng tăng gấp đôi bạn đầu
14-21 ngày tuổi Sữa mẹ + 200-300g sữa bò tươi/con/ngày + cháo gạo thịt xay 20g/con Cháo gạo: 1-2 lần/con/ngày 2 ống canxi clorua/con/ngày từ 14-21 ngày tuổi. 18 ngày tăng gấp 3,5-4 lần ban đầu.
21-30 ngày tuổi Sữa mẹ + Cháo gạo thịt xay 2 lần/con/ngày 1-2 giọt kháng sinh tổng hợp (Tetracillin…) trong vòng 3-4 ngày liền Tăng 5-7 lần

Trên thực tế, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có những chế độ chăm sóc cho cún khác nhau, tuy nhiên dù bạn chọn khẩu phần ăn gì thì cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún.

Thức ăn chủ yếu của cún giai đoạn này là sữa mẹ

Trong giai đoạn này, bạn cũng đừng quên chăm sóc chó mẹ đầy đủ, chu đáo để nó có đủ sức khỏe, dinh dưỡng nuôi con. Lưu ý nhỏ nữa là đối với sữa bò, bạn nên hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể cún rồi mới cho cún ăn để tránh gây tiêu chảy cho cún vì hệ tiêu hóa của nó vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

3. Phòng bệnh

Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh, chỗ ở, ăn uống…thì việc phòng bệnh cho cún cũng vô cùng quan trọng.

Ngoài việc cho cún bú sữa đầu để tăng cao sức đề kháng, chúng ta cũng cần có những tác động để giúp cún phòng các bệnh nguy hiểm vì ở tuổi này, cơ thể cún còn rất yếu và dễ mắc bệnh. Nếu cún không được bú sữa đầu, ta nên bố trí tiêm phòng vaccine sớm cho cún 1 số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Việc phòng bệnh cho cún giai đoạn này là vô cùng quan trọng

Song song với các bệnh truyền nhiễm thì ta cần giúp cún phòng các bệnh ký sinh trùng như ve,ghẻ, giun, rận…Dưới đây là liệu trình tẩy giun cho cún các bạn có thể tham khảo thêm:

Lịch tẩy giun cho cún

Tuổi Lần tẩy giun
2 tuần tuổi Lần 1
4 tuần tuổi Lần 2
6 tuần tuổi Lần 3
8 tuần tuổi Lần 4

4. Chăm sóc khác

Bên cạnh các vấn đề chính như ăn uống, bệnh tật, vệ sinh thì bạn cũng nên để ý tới việc giúp cún hòa nhập với môi trường sống.

Cho cún làm quen với con người và các “bạn cún” khác trong nhà từ tiếng động, cách vuốt ve, ôm ấp chúng…cho đến việc cho chúng tiếp xúc với các vật nuôi khác trong nhà. Cho hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề phát sinh sau này. Như trên chúng tôi đã nói, dù việc cho cún làm quen môi trường mới, “bạn” mới là rất tốt nhưng không được quá đột ngột, sẽ làm cho cún dễ bị stress.

Hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống

Như vậy, cún con giai đoạn bú sữa rất yếu nên rất cần được chăm sóc cẩn thận. Sự quan tâm đúng mực cùng với 1 chút kinh nghiệm, kỹ thuật sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều trong việc chăm sóc cún khỏe mạnh, tạo nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng sau này.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi Chó Becgie sinh sản

Hiện nay chó becgie Đức (GSD) đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam vì thế đây là một cơ hội tốt cho những ai yêu thú cưng và muốn phát triển kinh thế gia đình bởi vì chăn nuôi chó sinh sản mang lại lợi nhuận vô cùng to lớn.

Nhưng không hẳn ai cũng là người biết các kỹ thuật chăn nuôi chó sinh sản để có được một chó mẹ khỏe mạnh, sinh đẻ tốt và đàn chó con luôn luôn bụ bẫm. Sau đây Trại Chó Becgie Hoàng Minh giới thiệu đến bạn những điểm lưu ý cơ bản nhất mà bạn phải chú tâm khi nuôi chó becgie sinh sản. Ngoài ra nếu thắc mắc bất cứ một vấn đề gì về con giống, về kỹ thuật chăm sóc hãy gọi ngay cho chúng tôi bạn sẽ được giải đáp mọi câu hỏi một cách nhanh chóng nhất.

1.Chọn giống chó cái

Điều này rất là quan trọng vì bạn xác định chăn nuôi chó sinh sản là bạn đã xác định làm việc này trong nhiều năm liền chứ không phải làm 1-2 năm rồi bỏ. Vì thế lựa chọn chó cái làm giống làm sao để chú chó đó mang lại lợi nhuận trong nhiều năm liền, chúng đẻ cho bạn những lứa con chất lượng, khỏe mạnh, bụ bẫm… để bạn có thể dễ dàng bán con của chúng. Vậy làm sao để chọn được một chú chó giống tốt?

Chó becgie con 2 tháng tuổi

Trước tiên chú chó đó phải là giống thuần chủng tuyệt đối vì những chú chó thuần chủng có gien giống rất tốt, thần kinh tốt, sức khỏe tốt… Chọn chó giống theo bố mẹ, hãy chọn những con giống mà bố mẹ của nó đẹp, to cao, dữ tợn… Vì người Việt Nam rất thích những chú chó có thân hình cao to, dữ tợn… Chó cái có nhiều vú, các vú đối nhau qua trục bụng, các vú phải đều nhau, chó cái có từ 10-12 vú là rất tốt. Bạn có thể xem thêm chó becgie cái giống của Trại Chó Becgie Hoàng Minh

2.Chăm sóc chó cái sinh sản ngay từ khi còn bé

– Chó con sinh ra được một tuần ta chọn làm giống,để tập trung chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ những ngày đầu,phải cho bú lâu hơn chó thường,nhưng tránh nuôi chó cái béo quá hoặc quá gầy.

Chú ý cho ăn đầy đủ chất đạm,khoáng chất và các vitamin ngay từ đầu để khung xương phát triển đầy đủ, co to dễ đẻ.

– Thường xuyên cho chó cái dạo chơi vận động thoải mái trong bầu không khí trong lành và tắm nắng hợp lí. Khả năng sinh sản của chó cái xuất hiện vào khoảng 10-12 tháng tuổi,cá biệt có con sớm hơn (nếu nuôi tốt)nhưng cũng có con muộn hơn. Lúc này các tế bào sinh dục cái đã phân chia,tế bào trứng đã trưởng thành,mặc dù ở con cái đã xuất hiện khả năng sinh dục. Nhưng tầm vóc và sự phát triển cơ thể vẫn còn tiếp tục phát triển.

– Vì vậy, cho giao phối ở tuổi này là không hợp lý, vì những chó con này sinh ra khả năng sống và phát triển rất thấp. Tuổi giao phối thích hợp nhất cho chó cái là vào lúc được 18-20 tháng tuổi (nghĩa là bỏ qua 2 lần động dục) mà đến lần thứ 3 mới cho phối giống, ở thời điểm này sự phát triển cơ thể của chó cái đã hoàn thiện hơn. (Theo lý thuyết thì là như thế nhưng trên thực tế là đa số mọi người chỉ bỏ lần động dục đầu tiên và cho phối ngay ở lần động dục thứ 2)

– Tính ngày kết hợp theo dõi màu sắc chất thải ở cơ quan sinh dục chó cái. Nếu quyết định cho phối chính xác, khả năng thụ thai cao và số con sinh ra sẽ nhiều hơn.

3.Chăm sóc chó cái mang thai

– Sau khi chó cái giao phối xong, dự đoán chó có chửa, phải nuôi dưỡng đúng,ngoài khẩu phần ăn bình thường cần bồi dưỡng thêm có thể mỗi ngày cho ăn thêm từ 80-100 gam thịt nạc hoặc 2 quả trứng, có thể cho ăn thêm sữa tươi.

Trong 30 ngày đầu thai chưa rõ,chỉ từ tháng thứ 2 trở đi mới tháy rõ bụng và các hiện tượng ở con cái như: trọng lượng tăng lên nhanh, thân hình to ra, bầu vú căng dần .Việc nuôi chó cái đúng kỹ thuật cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bào thai phát triển bình thường trong thời kỳ đầu mang thai, cho ăn mỗi ngày 3 bữa, 4 bữa những bữa ăn giảm về khối lượng nhưng tăng về chất lượng.

Chú ý: Phải có đủ nước sạch cho chó uống tự do vì thời kỳ này chó rất cần nước để cho quá trình trao đổi chất phát triển bào thai. Chuồng trại nuôi cần khô ráo,thoáng mát mùa hè có đủ ánh sáng, có ổ để cho chó vào nằm đẻ, phải kín và ấm, khô sạch vào mùa đông.

4.Chuẩn bị cho chó đẻ

– Dựa vào sổ phối giống để chuẩn bị chỗ cho chó đẻ. Thường thì từ 58 ngày trở đi kể từ ngày giao phối chủ chó phải chuẩn bị ổ cho chó đẻ và theo dõi thường xuyên để giúp đỡ cho chó đẻ. Thường thì trước ngày đẻ chó thường bỏ ăn, đi lại quanh chuồng liên tục để tìm chỗ đẻ, thở nhanh hơn, rất khó nhọc, có rên rỉ nhất là lúc chuyển dạ sự đau đớn tăng dần lên, chất nhầy ở âm hộ chảy ra nhiều hơn, có con lọt ra ngoài theo cái bọc lúc đó chó mẹ cắn rách cái bọc cho chó con chui ra.

– Chó con mới sinh ra, còn dính với dây rốn và nhau, sau đó chó mẹ cắn dây rốn và liếm khô chó con, tiếp tục sự chuyển dạ để đẩy chó con còn trong ổ bụng ra ngoài. Thường thì mỗi con đẻ ra cách nhau từ 15 đến 20 phút nhưng cũng có thể lâu hơn.Trong lúc chó đẻ phải chú ý quan sát chó có đẻ khó không.chó con đẻ ra yếu và bị ngạt phải có sự can thiệp của BS thú y: Xé bỏ màng nhau, dùng giấy vệ sinh lau khô chó con. Đặc biệt lau màng nhầy ở lỗ mũi và miệng để chó con thở dễ dàng. Thời gian đẻ của chó nhanh hay chậm tùy thuộc vào số con, tùy thuộc vào sức khỏe của chó mẹ. Nhưng một ca đẻ từ 3-10 giờ chó mới đẻ xong.

– Khi chó đẻ kết thúc, cần cho chó mẹ uống sữa nóng(ấm), nước đường cho thêm vitamin b1 để nghỉ ngơi từ 6-8 giờ mới cho chó ăn cháo thịt nạc hoặc trúng (bỏ lòng trắng): Chế độ ăn này duy trì trong vòng 24 giờ đầu,những ngày tiếp theo cho ăn từ 3-5 bữa.Sau lần ăn đầu tiên cần thay ổ lót cho chó con. Sau đó hàng ngày phải thay ổ lót, như vậy mới đảm bảo ổ nuôi sạch, chó con khỏe mạnh, ít bị bệnh.

Nguồn: traichohoangminh.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị đạt hiệu quả

Nuôi ngan là một nghề khá quen thuộc đối với nông dân lựa chọn mô hình chăn nuôi. Nuôi ngan mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Và để giúp bà con tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc ngan, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến quý bà con bài viết sau đây “Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị đạt hiệu quả”

1. Đặc điểm ngan

Giai đoạn này ngan trống và ngan mái được áp dụng nuôi chế độ ăn hạn chế trong điều kiện tự nhiên nhằm đảm bảo cho ngan không quá béo, không quá gầy, đạt khối lượng chuẩn bước vào thời kỳ đẻ trứng. Đây là giai đoạn khá quan trọng cho suốt quá trình đẻ. Ngan quá béo hay quá gầy hoặc ngan bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sản lượng trứng trong giai đoạn sau.

2. Kỹ thuật chọn ngan hậu bị

Sau khi nuôi hết giai đoạn ngan con, chọn ngan hậu bị phải chọn từ đàn ngan con khoẻ mạnh, không mắc bệnh, đạt tỷ lệ nuôi sống cao (92-95%). Giai đoạn này các con được chọn phải chéo cánh, ngoại hình đẹp, bộ lông mượt, loại bỏ con cánh tiên hay bộ lông mọc không đầy đủ. Khối lượng phải đạt tiêu chuẩn của giống. Ngan mái đạt 1,1-1,9 kg (ngan nội); 1,8-2,2 kg (ngan Pháp) ở 77 ngày tuổi; ngan trống 2,9-3,0 kg với ngan nội; 3,5-4,0 kg với ngan Pháp lúc 88 ngày tuổi. Với con trống, phải chọn những con dáng hùng dũng, có gai giao cấu rõ nêt, lỗ huyệt không viêm. Đối với ngan mái chọn những con nhanh nhẹn, chân vững vàng, lỗ huyệt ướt, bụng mềm, phần hông nở nang. Cần có đủ số lượng ngan giống để áp lực chọn lọc tốt. Thông thường tỷ lệ này là 15% với ngan mái và 55% với ngan trống.

3. Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị khác cho ngan

– Giai đoạn nuôi hậu bị ngan cán có đủ diện tích nhà nuôi và sân chơi, mương nước hoặc ao cho ngan đám, tâm.

– Chuồng và sân choi bảo đảm các yếu tố kỹ thuật để ngan có thể phát triển tốt.

+ Nền chuồng: Có thể là sân xi măng hay sàn gỗ đảm bảo ấm trong mùa đông, mát trong mùa hè. Nền chuồng nên có độ dốc 3-5° thuận tiện trong khâu vệ sinh. Diện tích chuồng nên đảm bảo 6-8 con mái/m2; 5-7 con trống/m2. Nền sân cẩn nhằn, tránh sây sát gan bàn chân.

+ Sân choi: Nên có diện tích sân choi cho ngan vận động tự do hàng ngày. Sân có thể là nền xi măng (nuôi tập trung) hoặc vườn cây, bãi chăn và nên có hàng rào ngăn cách với khu dân cư và ngăn các gia súc khác đi vào. Diện tích cần tối đa: 6-7 con/m2, tối thiểu 4-5 con/m2.

+ Mương hoặc ao hồ cho ngan đầm, tắm: Ngan là loài thuỷ cầm nên rất cần nước trong quá trình sổng để bộ lông sạch, bóng. Ở những nơi không có ao hồ, có thể sử dụng mương nước nhân tạo. Tại hộ gia đình, có thể vỉa hai bên hàng gạch trên nền sân hoặc một mương nước chảy qua độ sâu và rộng (0,3 X 0,8 m).

+ Sân chơi và mương nước cần tiêu độc khử trùng bằng formalin 0,05% và quét vòi nên chuồng trước 1 tuần lễ mới đưa ngan vào nuôi.

+ Chất độn chuồng sử dụng trấu, phôi bào sạch không bị nấm mốc, rải dày từ 2-3 cm.

+ Máng ăn đảm bảo 5cm chiều dài máng cho 1 đầu con.

+ Máng uống sử dụng loại 5 lít cho 25 con.

4. Chế độ chiếu sáng cho ngan

Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong mùa hè.

Vào mùa đông nếu nhốt trong chuồng không có điều kiện chăn thả thì thì cần thắp đèn từ 7-10 giờ/ngày. Đảm bảo 4 w/ma (10-12 lux/m2)

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.