Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong ao đất

Cá chình bông là loài cá có giá trị kinh tế cao, lại dễ nuôi và ít rủi ro hơn so với cá tra, cá ba sa.. nên được nhiều người nuôi ưa chuộng.

Cá chình bông – Anguilla marmorata

Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn nên có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác. Da và ruột cá có khả năng hô hấp nên ở nhiệt độ <15ºC, cá có thể sống được khá lâu khi da cá ẩm ướt. Trời mưa cá hoạt động rất khoẻ bò trườn khắp ao.

Cá chình là loài cá rộng nhiệt (từ 1 – 38ºC), nhưng trên 12 độ C cá mới bắt mồi. Nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng là 13 – 30ºC, thích hợp nhất là 25 – 27ºC.

1. Ao nuôi

Diện tích trung bình 800 – 1.200 m2, mức nước trung bình 1,0 – 1,2 m. Bờ ao phải cao hơn mặt nước cao nhất trong ao ít nhất là 60cm. Ao không rò rỉ, nước trong sạch, pH>6,8, ít bị ảnh hưởng của nước mưa. Ðáy ao là cát hoặc cát bùn.

2. Mật độ thả

Chỉ thả giống sau khi tẩy dọn ao kỹ. Thời điểm thả từ trung tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 4, khi nhiệt độ nước > 13ºC. Mật độ thả tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi, phương thức nuôi và kích thước cá giống.

Chọn giống cá chình từ công ty uy tín

Nếu muốn đạt năng suất 15 tấn/ha, thả 12-15 con/m² (cỡ 20g/con) hoặc 9-12 con/m²(cỡ 50g/con). Nếu muốn đạt năng suất 100 tấn/ha, thả 300-350 con/m².

3. Quản lý ao nuôi

3.1. Thức ăn và cho ăn

Có thể sử dụng 2 loại thức ăn là tươi và thức ăn công nghiệp. Cho ăn theo nguyên tắc 4 định: định chất, định lượng, định thời gian, định địa điểm.

+ Định chất: Thức ăn có độ đạm . Nếu dùng thức ăn tươi, cần phải tươi, rửa sạch, sát trùng kỹ sau đó cắt nhỏ mới đem cho ăn.

Thức ăn nuôi cá chình phải có tỷ lệ đạm 45%, mỡ 3%, cellulo 1%, can xi 2,5%, phôtpho 1,3% cộng thêm muối khoáng, vi lượng, vitamin thích hợp. Nói chung tỷ lệ bột cá chiếm khoảng 70 – 75%, tinh bột 25 – 30% và một ít vi lượng, vitamin.

Thức ăn tươi sống là cá, trai, hến. Trước khi cho ăn, cần trần cho thịt cá gần chín sau đó dùng dây thép xâu xuyên lại treo trong ao. Cũng có thể bỏ cá vào trong lồng lưới sắt. Nếu cho ăn trai hến thì nên thái thành miếng nhỏ cho ăn.

Thức ăn tổng hợp nên lấy thức ăn động vật làm chính, thí dụ như bột cá, nhộng tằm. Cá Chình không ăn thức ăn chìm xuống dưới đáy bị ô nhiễm, do đó thức ăn tổng hợp không chìm, không bị rữa mới tốt. Nguyên liệu phụ có thể là khô dầu, các chất khoáng, vitamine, bột máu, men v.v… Để cho thức ăn tổng hợp lâu tan trong nước có thể dùng bột củ đậu, khoai lang đánh nhuyễn trộn với thức ăn đã nghiền sẵn.

Bổ sung dưỡng chất:

Thời gian tiêu hóa hết thức ăn của cá chình là 6 giờ. Thông thường người ta phải trộn thêm vào thức ăn cá chình một ít men bia, men tiêu hóa đường, elisa của khuẩn đơn bào và vi khuẩn sống trong ruột v.v…

• Men bia: là hỗn hợp các nấm men và bã bia sau khi đã sấy khô. Men bia chứa 40–50% protein thô, 1 lượng lớn vitamine nhóm B và kích tố sinh trưởng chưa biết tên. Có thể phối hợp với tỷ lệ 2 – 3%.

• Men đường mật: Chứa nhiều sinh tố nhóm B, thu được bằng cách phun trong chân không ở nhiệt độ thấp. Có mùi rất thơm, làm tăng tính ăn của cá Chình.

• Elisa của khuẩn đơn bào: thu được trong quá trình lên men đường củ cải, có vị thơm ngọt của men, cho cảm giác ngon, có nhiều các protein, chất khoáng, vitamine và nhiều chất kich thích sinh trưởng chưa biết tên. Chất này dễ tiêu hóa, cá Chình thích ăn. Hàm lượng protein thô trên 65%, chất béo thô trên 4,5%. Tỷ lệ pha trộn vào thức ăn khoảng 1 – 2%.

• Hỗn hợp các vi khuẩn sống bao gồm các chủng Lactobacillus.sp, Pediococcus acidilatici cùng với các chất nuôi cấy. Mỗi gam hỗn hợp này có khoảng trên 120.000 vi khuẩn sống. Nó có tác dụng tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng ở phần ruột non và gia tăng nhu động phần ruột già rút ngắn thời gian tiêu hóa thức ăn. Trong ruột cá những vi sinh vật này sẽ cạnh tranh với các vi sinh vật có hại về mặt không gian và chất dinh dưỡng làm cho chúng không phát triển được thậm chí bị tiêu diệt. Đặc biệt là loài Pediococcus acidilatici có tính kháng cự khá mạnh, sức ức chế vi sinh tạp có thể mạnh gấp 10 lần vi khuẩn Lactobacillus.

• Các chất bổ gan, mật:

Để tăng cường chức năng tiêu hóa, khả năng chịu đựng điều kiện chất lượng nước kém do nuôi với mật độ cao hoặc lạm dụng sử dụng hóa chất cần thiết phải bổ sung vào thức ăn một lượng thuốc bắc, axit mật (bile acid) và những chất bổ gan mật khác.

+ Sài hồ (Bupleurum chinense) có tính đắng, hơi hàn, có chứa nhiều steroidal saponins, các loại axit béo thăng hoa, có tác dụng kháng virus, diệt ký sinh trùng và giữ cho gan khỏi bị tổn thương.

+ Bản lam căn (Radix Isatidis ) tên tiếng Anh là Indigowoad Root có vị đắng, tính hàn. Thành phần chủ yếu gồm có Indican có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Mỗi kg thức ăn bổ sung độ 10 – 15g thuốc này.

+ Axit mật (Bile acid): có thể xúc tiến hấp thụ mỡ, vitamine, cholesterol. Giải các chất độc trong thức ăn có nhiều mỡ để lâu ngày. Mỗi tấn thức ăn bổ sung khoảng 100g.

+ Định địa điểm: phải cố định vị trí đặt sàng cho ăn. Sàng cho ăn là khung hình vuông kích cỡ 90 x 50 cm căng lưới nilon, mắt lưới to nhỏ phụ thuộc vào kích cỡ cá. Nên đặt sàng ăn ở chỗ tối, kín gió.

+ Định lượng: Thức ăn tươi mỗi ngày cho ăn 20 – 30% tổng khối lượng cá trong ao; thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp cho ăn 3 – 4% tổng khối lượng cá trong ao. Khi nhiệt độ thấp hoặc quá nóng vào mùa hè (trên 30oC) nên giảm bớt khẩu phần. Yêu cầu thức ăn thả xuống sau 20 phút phải ăn hết.

+ Định thời gian: cho ăn 1 lần vào lúc 9 giờ sáng.

5 phút sau khi trộn đều thức ăn với dầu, nước, cho cá ăn ngay, khoảng 2/5 số thức ăn nổi trên mặt nước, 3/5 rơi xuống khay đựng thức ăn là được.

Sàn cho ăn nên đặt ở vị trí giữa hoặc gần đáy, nhưng cũng có thể để sát tầng mặt để tiện quan sát hoạt động bắt mồi của cá. Bên trên sàn cho ăn nên che ánh nắng mặt trời. Cho ăn vào lúc 8 – 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều.

Đề phòng cá chình bỏ ăn, có thể dùng các phương pháp sau:

• Phải che nơi cho ăn.

• Cần tăng thêm điểm cho ăn để số cá thể tản mát vẫn có thể tìm được thức ăn.

• Có thể đưa thức ăn vào lồng có kích cỡ mắt lưới khác nhau để cá to không cạnh tranh thức ăn với cá nhỏ.

• Nên có biện pháp phòng bệnh sớm đối với các loại bệnh như: bệnh đốm trắng, trùng bánh xe, sán lá Dactylogyrus v.v…Nếu những loài này ký sinh sẽ làm cho chúng yếu dễ tạo điều kiện con khác ăn thịt.

• Trong cùng một ao nên thả cá giống cùng cỡ, cá nhỏ rất dễ bị cá lớn truy đuổi, suốt ngày trốn tránh, không kiếm được thức ăn. Nên phân loại cá hàng tháng.

3.2. Lọc phân đàn

Định kỳ phân cỡ cá 1 tháng/lần, tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá đồng đều và chóng lớn. Trước khi phân cỡ để cá nhịn từ 1 – 2 ngày, lùa ao để cá bài tiết hết thức ăn trong bụng, dùng sàng nhẵn để phân loại cá, không dùng tay bắt cá.

3.3. Quản lý chất lượng nước

Ao nuôi năng suất 15 tấn/ha cần lắp bộ sục khí 1,5 – 2,0 kw cho 1000 m2. Căn cứ vào thời tiết cụ thể mà mỗi ngày mở máy 3 – 4 lần giúp cho ôxy phân phối đều trong các tầng nước. Trước khi cho cá ăn, nên mở sục khí đề phòng thiếu ôxy cục bộ do cá tập trung ăn tại một chỗ.

Nếu có điều kiện thì nuôi bằng nước chảy. Nếu nuôi trong ao nước tĩnh, cần thay 1/10 lượng nước trong ao khi nhiệt độ cao. Nên thay nước vào lúc trời mát. Khi có mưa to hoặc nước lũ, cần ngừng cho ăn, không thay nước. Trường hợp ao bị nước lũ tràn vào, nên dùng thuốc tím 1,5 ppm hoặc vôi sống 15-20 ppm để ổn định chất lượng nước. Không nên sử dụng nước lũ để thay nước ao.

Nguồn: Khuyennongvn được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nghề nuôi tôm nước lợ hiện nay, việc thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường là hết sức quan trọng. Việc kiểm tra này giúp người nuôi nhận biết, có đánh giá thực tế về môi trường ao nuôi với các thông số pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hòa tan v.v.. từ đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, ngoại trừ các trại sản xuất con giống là có quan tâm đến vấn đề này, còn lại phần lớn các hộ nuôi tôm chưa biết đến lợi ích của việc kiểm tra này.
Nhằm giúp bà con đo các yếu tố môi trường ao nuôi chính xác, bài viết xin đề cập một số vấn đề cần lưu ý như sau:

Nguyên tắc chung:

Các điểm thu mẫu để đo phải đại diện và phản ánh đúng chất lượng nước trong từng ao nuôi và toàn khu nuôi.
Các điểm thu mẫu trong khu nuôi bao gồm: Nước nguồn, ao lắng, ao nuôi, ao xử lý chất thải, mương thải. Đảm bảo sau khi đo xong, người nuôi sẽ có cái nhìn toàn diện về tình hình môi trường trong cả khu vực nuôi.
Đối với công tác thu mẫu ở từng ao nuôi, có 2 cách đo như sau:
Cách 1: Trong mỗi ao, chọn ra 3 điểm theo đường chéo, đưa máy xuống đo sau đó lấy trung bình

Các vị trí lấy mẫu nước trong 1 ao nuôi

Cách 2: Thu mẫu ở 3 điểm theo đường chéo vào lọ, trộn đều sau đó đưa máy vào đo 1 lần. Cách này có thể sẽ tiết kiệm hóa chất (nếu sử dụng hóa chất để phân tích).

Chọn thông số và xác định chu kỳ theo dõi:

Để đánh giá chất lượng nước người nuôi có thể quan sát bằng các giác quan, trên cơ sở màu sắc, mùi vị kết hợp với đo các thông số chất lượng nước bằng các máy móc, thiết bị.
Các chỉ tiêu môi trường cần theo dõi trong ao nuôi: Nhiệt độ, pH, độ kiềm, oxy hòa tan, độ mặn, độ trong, màu nước, NH3, H2S. Đây là các chỉ tiêu có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của tôm, nếu các chỉ số môi trường đều ở trong ngưỡng cho phép tôm sẽ bắt mồi mạnh, mau lớn, tỷ lệ sống cao, ít bị bệnh tật.

Các thông số như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, độ trong, độ sâu, màu nước: theo dõi và đo 2 lần/ngày vào lúc 5-6 giờ sáng và 2-3 giờ chiều. Các thông số khác như NH3, H2S, độ kiềm, độ mặn: định kỳ đo 2 lần/tháng, đồng thời kiểm tra đột xuất khi tôm có dấu hiệu bất thường, giá trị pH trong ngày biến động mạnh.

Quy chuẩn quốc gia về thông số môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ (QCVN 02 – 19 :2014/BNNPTNT)

Phương pháp đo một số chỉ tiêu môi trường:

Nhiệt độ
Dụng cụ phổ biến nhất để đo nhiệt độ trong ao nuôi là nhiệt kế thủy ngân, bên cạnh đó một vài máy đo oxy hòa tan cũng có tích hợp chức năng đo nhiệt độ.
Đối với nhiệt kế thủy ngân: Nhúng ngập nhiệt kế xuống nước, để khoảng 3 phút, sau đó nghiêng nhiệt kế và đọc kết quả. Chú ý không nên rút nhiệt kế lên khỏi mặt nước trong quá trình đọc kết quả vì như vậy sẽ không chính xác.
Đối với máy đo: Đầu tiên cần phải khởi động máy và hiệu chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó nhúng điện cực xuống vị trí cần đo, lắc hoặc rê đầu điện cực trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhảy) thì dừng lại. Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch, đậy nắp.
pH
Để đo pH ao nuôi có thể sử dụng máy đo pH hoặc bộ test kit pH.
Cách sử dụng test pH và máy đo pH theo hướng dẫn nhà sản xuất. Thao tác sử dụng máy đo pH tương tự thao tác đã hướng dẫn ở phần đo nhiệt độ.
Yếu tố pH trong ao nuôi phụ thuộc vào thổ nhưỡng của đất, lượng vôi bón, mật độ tảo và chế độ thay nước.
Độ mặn
Người nuôi có thể sử dụng khúc xạ kế để đo độ mặn trong ao nuôi. Khi dùng khúc xạ kế, đầu tiên cần phải kiểm tra máy bằng nước cất, hiệu chỉnh độ mặn về 0. Lấy 1 giọt nước nhỏ lên đầu đọc, đậy nắp sao cho giọt nước lan đều khắp mặt kính. Đưa máy về phía có nguồn sáng, đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó lau đầu đọc bằng khăn sạch, đậy nắp.
Oxy hòa tan
Để đo oxy hòa tan trong ao nuôi bà con có thể dùng máy đo oxy hoặc bộ test kid oxy. Muốn quản lý tốt oxy hòa tan cần phải duy trì được màu nước tốt và sử dụng linh hoạt máy sục khí. Cần tăng cường quạt nước vào ban đêm, khi trời âm u hoặc khi nhiệt độ nước ao nuôi tăng cao.
Độ trong
Thiết bị đo độ trong thường sử dụng là đĩa secchi.

Thả đĩa theo phương thẳng đứng, hạ từ từ xuống nước cho tới khi không phân biệt được 2 màu đen/trắng trên mặt đĩa. Đọc kết quả trên dây hoặc thước, đó chính là độ trong của nước ao (đơn vị là cm).
NH3, H2S
NH3 và H2S là các khí độc, tác động đến hô hấp của tôm, nếu xuất hiện dài ngày sẽ làm giảm sinh trưởng, tôm còi cọc chậm lớn, nồng độ cao sẽ gây chết tôm. NH3 sẽ độc hơn khi pH cao, còn khi pH thấp thì H2S sẽ độc hơn. Trên thị trường có bán các bộ test kit để đo nồng độ NH3, H2S trong ao nuôi, với ưu điểm nhỏ gọn, giá thành rẻ bà con có thể mua về sử dụng.
Để phòng ngừa tác hại của NH3 và H2S: cần phải có nguồn nước cấp sạch và chủ động, có hệ thống máy quạt nước đầy đủ. Trong quá trình nuôi cần tăng cường sử dụng zeolite và các chế phẩm vi sinh xử lý môi trường.
Độ kiềm
Độ kiềm có vai trò quan trọng trong việc tạo vỏ, lột xác của tôm. Độ kiềm liên hệ mật thiết tới sự biến động của giá trị pH và sự ổn định màu nước (tảo). Trong khoảng độ kiềm thích hợp pH rất ít khi dao động. Nuôi tôm ở độ mặn thấp, độ kiềm thường xuyên thay đổi. Cần hết sức chú ý bón vôi định kỳ để tăng độ kiềm của ao. Dụng cụ thường dùng để đo độ kiềm trong ao nuôi là các bộ test kit có bán trên thị trường.

Ngoài cách đo thông thường, có thể sử dụng thiết bị công nghệ cao, tích hợp nhiều chức năng để nhiều thông số môi trường cùng một lúc. Điển hình như các sản phẩm của công ty Farmtech Vietnam :

Hệ thống mạng cảm biến môi trường không dây (Environment Wireless Sensor Network).

Ứng dụng rộng rãi trong việc giám sát môi trường theo thời gian thực hiện tại đã có thể giám sát 54 chỉ tiêu về không khí và nước (Bao gồm việc đo các Ion trong nước), các chỉ số khác. Hệ thống sử dụng các công nghệ kết nối mạng để có thể tổng hợp số liệu từ nhiều điểm tổng hợp số liệu môi trường tốt nhất trước khi gửi kết quả cho người sử dụng.
Tại thời điểm hiện tại hệ thống ứng dụng công nghệ mạng không dây mới nhất, tiết kiệm điện năng và sử dụng các công nghệ cảm biến nhạy nhất xuất xứ từ Châu Âu.

Hệ thống mạng cảm biến môi trường không dây (Environment Sensor Network) là hệ thống gồm những thiết bị thu thập dữ liệu có thế kế nhỏ, cơ động, sử dụng điện năm thấp và các công nghệ không dây như : Bluetooth, Wifi, 802.15.4, Zig bee, Lora để kết nối truyền, tổng hợp dữ liệu, tính toán dữ liệu tại chỗ trước khi truyền về hệ thống trung tâm.

Trọn bộ AE Sensor, giúp quản lý môi trường ao nuôi toàn diện

Phao giám sát môi trường (Floating Wireless Environment System)

Phao giám sát môi trường ao nuôi cho phép giám sát các thông số môi trường trong ao nuôi như oxy trong nước, nhiệt độ. Pin năng lượng mặt trời giúp phao có thể tự hành mà không cần nguồn điện, bình dự phòng đủ thời gian cho phao hoạt động 3 ngày trong điều kiện không có ánh sáng mặt trời. Thiết bị có khả năng truyền dữ liệu về bộ thu thập dữ liệu với khoảng cách tối đa 15 km.

Hệ thống phao giám sát môi trường

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Hiệu quả mô hình nuôi hàu bám đơn

Từ năm 2003 – 2004, TS Lê Minh Viễn – Giám đốc công ty Nuôi trồng thủy sản và thương mại Viễn Thành – đã nghiên cứu thành công đề tài “sản xuất Hàu giống bám đơn bằng sinh sản nhân tạo và nuôi hàu thương phẩm” . Đề tài đã được Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM nghiệm thu trong năm 2004. Đây là công nghệ tiên tiến được một vài quốc gia trên thế giới ứng dụng thành công chỉ trong vài thập niên gần đây. Điểm mấu chốt của phương pháp này là dựa vào đặc tính sinh học sinh sản độc đáo của loài Hàu khi biến thái từ cuộc sống ấu trùng bơi lội sang hạ đáy bám giá thể, loài Hàu chỉ bám một lần và sống tại giá thể đó đến suốt đời (tức là không thay đổi giá thể). Lợi dụng đặc tính này, thay vì cho bám lên các vật bám có kích thước lớn như ngoài môi trường tự nhiên, tác giả đã cho ấu trùng bám lên các loại hạt chuyên dùng được chế tạo đặc biệt có kích thước từ 300 – 600 micron, tạo ra những con Hàu giống bám rời, khác với tập quán Hàu bám chùm ngoài thiên nhiên thường gặp, nhằm chủ động đáp ứng nguồn giống phục vụ nghề nuôi hàu khu vực phía nam.

Hàu bám đơn

Phương pháp này cho ra những con hàu có thân hình gọn, đẹp, dễ coi, sâu lòng, đồng kích cỡ, vỏ mỏng, tỷ lệ thịt/ vỏ cao (25%) và mức hao hụt khi khai thác Hàu thương phẩm thấp (3 -5%). Hàu bám đơn ra đời nhằm giải quyết những yêu cầu thực tế sau:

  • Đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng: Hàu chủ yếu được sử dụng dưới dạng ăn uống cùng với Wasabi hoặc đút lò chín tái nửa mảnh vỏ nên cần dạng Hàu có tên gọi làHàu sữa, tức khi con Hàu được nuôi khoảng 12 tháng tuổi, tuyến sinh dục căng phồng có màu trắng sữa, chuẩn bị đẻ, thịt hàu lúc bấy giờ có vị béo, mùi thơm, thịt nhiều, màu sắc đẹp, kích thước vừa phải, đồng cỡ, hình dạng bên ngoài gọn, đẹp, hấp dẫn và bắt mắt khi bày lên bàn tiệc. Do đó, để có nguồn Hàu sữa sử dụng quanh năng nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng chỉ có thể bằng cách người nuôi Hàu chủ động được nguồn giống nuôi gối đầu qua từng tháng theo tiến độ mỗi tháng xuống giống một lần.
  • Yêu cầu về vệ sinh thực phẩm:  Ở các nước tiên tiến, đối với những loại thực phẩm có liên quan đến việc sử dụng dạng sống hoặc tái chín, bắt buộc nhà sản xuất phải đưa toàn bộ sản phẩm qua hệ thống xử lý sạch, có quy trình khử trùng nghiêm ngặt trước khi xuất bán cho người tiêu dùng. Song theo tập quán nuôi Hàu ở nước ta cho đến nay, chưa có nơi nào thực hiện công đoạn này trước khi đưa Hàu ra thị trường. Hơn nữa, đại bộ phận giá thể dùng cho ấu trùng Hàu thiên nhiên bám hiện nay đều được người dân tận dụng từ những  tấm lợp Fibro phế thải – một vật liệu đáng lẽ không được dùng do có thành phần Amiant độc hại, nguy cơ gây bệnh ung thư cao, đã cấm sử dụng trên thế giới  – nên khi tách Hàu thương phẩm thường còn dính theo các mảnh vỡ Fibro hoặc vỏ nhuyễn thể gây trở ngại cho quá trình vệ sinh xử lý sạch qua khe.
  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Nhờ vỏ mỏng nên việc vận chuyển hàu đơn ít tốn kém hơn, tiết kiệm được từ 15 – 20% chi phí so với hàu bám chùm. Lợi ích này càng rõ nét khi thực hiện vận chuyển bằng đường hàng không.
  • Giảm tỷ lệ hao hụt trong khai thác chỉ còn từ 3 – 5%: Hàu đơn thương phẩm khắc phục được tình trạng ghè tách trong khai thác, theo số liệu thống kê đối với Hàu bám, tỷ lệ hao hụt qua ghè tách vào khoảng 40 – 50%.

Hàu bám đơn

Hiện nay, công ty TNHH NTTS và TM Viễn Thành đang xây dựng một trung tâm sản xuất giống theo ông nghệ sinh sản nhân tạo với đầy đủ trang thiết bị trên một khuôn viên rộng 2,3 h tại vùng nước Long Sơn thuộc tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu. Giá bán con giống dao động từ 150 – 450 đồng/ con tùy thuộc kích cỡ con giống. Công ty cũng dự kiến triển khai cung cấp con giống và thu mua lại với giá từ 1.000 – 1.200 đồng/ con tương phẩm. Hy vọng trong tương lai, nơi đây có thể là địa điểm tin cậy để cung cấp giống Hàu nuôi đơn chất lượng cao phục vụ cho khu vực phía nam.

Nguồn : Sở nông nghiệp TPHCM, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Dinh dưỡng từ Hàu biển

Dưỡng chất có trong Hàu

Trên toàn thế giới có khoảng 100 giống hàu khác nhau, mỗi địa phương khai thác, mỗi ngư trường sinh sống tạo nên dinh dưỡng hàu cũng khác nhau.

Theo y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.

Sức hấp dẫn từ thịt Hàu

Hàu được xem như là một món ăn cao cấp với một lượng dinh dưỡng khá cao, chẳng hạn như:

  • Kẽm

Hàu biển là loại động vật có chữa hàm lượng kẽm nhiều nhất, trong mỗi 100g hàu tươi có chứa đến 47.8mg kẽm, trong khi đó lượng kẽm có trong 100 g thịt chỉ là 5,2mg và 0,8mg trong 100g cá tươi

  • Calo, protein, vitamin, chất béo, carbohydrates

Trong 100g hàu có chứa: 1,5g chất béo, 10,9g protein,  carbohydrates  và nguồn vitamin dồi dào như: A, B1, B2, B3, C, D (tăng khả năng chống viêm của cơ thể, giúp chống lại mệt mỏi, và tăng cường quá trình trao đổi chất). Lượng cholesterol trong hàu rất thấp, thích hợp cho những người đang ăn kiêng vì chỉ có khoảng 70 calo trong 100g hàu.

  • Khoáng chất

Hàu rất giàu vitamin và các khoáng chất khác. Trong 100g hàu có chứa: 5,5mg sắt, 11,5mg đồng, 375mg kali, 100mg phốt-pho và 10mg Magiê: chi phối hoạt động của hơn 300 enzyme, giải phóng năng lượng có thể sử dụng chất dinh dưỡng, chuyển hóa kali, canxi và vitamin D.

Các món ăn bổ dưỡng từ Hàu

1. Canh hàu rau hẹ

Thịt hàu 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm gia vị, nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm (đạo hãn), bệnh đái tháo đường.

Canh Hàu

2. Hàu luộc

Hàu luộc chín, ăn với ớt tiêu gia vị thường ngày có tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường.

Hàu luộc

3. Cháo hàu

Thịt hàu 50g, thịt trai 50g, gạo tẻ 100g. Nấu nhừ, ăn 2 lần trong ngày. Chữa tăng huyết áp, nhức đầu chóng mặt, gan suy.

Cháo hàu

Qua đó có thể thấy, hàu là một trong những loại có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích, bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, cần có sự chọn lọc để đảm bảo an toàn thực phẩm cho cả gia đình, khuyến khích các hộ nuôi gia đình phát triển các mô hình nuôi hàu tự nhiên.

Tổng hợp bởi Farm tech Viet Nam

Kỹ thuật nuôi vẹm xanh quy mô công nghiệp.

Với chi phí đầu tư thấp, hình thức nuôi đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao, ít bệnh, lợi nhuận cao…Vẹm xanh là một đối tượng có thể cung cấp đầy đủ yêu cầu như vậy.

Đặc điểm sinh học.

Vẹm vỏ xanh (Perna viridis Linnaeus. 1758) là loài động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

khi còn nhỏ vẹm có mau xanh, lúc trưởng thành vỏ có màu nâu đen. Mặt trong của vỏ màu trắng óng ánh.

Sinh trưởng, sinh sản. 

Là loài sinh trướng chậm, sau 18-24 tháng đạt kích cỡ thương phẩm. Khi đạt được độ dài vỏ từ 80mm trở lên vẹm bắt đấu sinh sản. Ấu trùng vẹm trôi nổi trong nước và qua nhiều lần biến thái thành vẹm giống và sống bám váo các vật cứng trong nước. Ở các vùng nước chảy có các rạn đá ngầm, vào mùa sinh sản thường thấy có vẹm con bám vào đá.

Một số kỹ thuật nuôi thương phẩm.

Hình thức dây treo. 

Vì là loài sống cố định nên lựa chọn vị trí nuôi mang yếu tố quyết định cho vụ nuôi. Lựa chọn khu vực nuôi.

Độ mặn của nước dao động từ 18 – 32‰ (kể cả trong mùa mưa), dòng chảy từ 0,2 – 0,5m/s, độ trong từ 2m trở lên. Độ sâu từ 0,5m xuống -1m so với số 0 hải đồ (thấp hơn so với mép sóng từ 4 – 5m).

Giàn treo: Dùng cọc đóng thẳng hàng theo chiều vuông góc với dòng chảy của nước. Khoảng cách mỗi cọc từ 1,5 – 2m (làm vào lúc thủy triều ở mức 0 – 0,3m). Dùng dây thép buộc chặt các cây xà ngang qua các đầu cọc, xà treo cách mặt bãi khoảng 1 – 2m.

Túi thả giống: Vải màn hoặc săm cước được cắt nhỏ và may thành các ống lưới có đường kính 4 – 5cm, dài từ 30 – 40cm. Nếu dùng nilon thì dán thành các ống túi có kích thước như trên, sau đó dùng kéo cắt thủng túi có đường kính 2 – 3mm.

Giống cỡ 1cm (tương đương hạt Dưa hấu) được cho vào túi. Mỗi túi chứa khoảng 1.000 con. Buộc chật miệng tủi vảo dây bám, treo túi lên xà treo hoặc bè. Nếu treo trên bè thi thả túi xuống độ sâu 2.5m – 3.5m.

Quản lý chăm sóc. Sau khoảng 5 – 10 ngày, kiểm tra thấy vẹm đã mọc tơ chân và bám vào dây nilon thì dùng kéo hoặc dao cắt bỏ túi. Thường xuyên kiểm tra giàn treo và dây treo, nếu có sự cố phải được sửa chữa ngay.Khi vẹm lớn lên, nếu thấy mật độ quá dày thì dùng dao nhỏ hoặc kéo cắt tơ chân một số cá thể để tỉa chùm vẹm thưa hơn. Số cá thể cắt ra lại cho vào túi như khi thả giống để tạo ra những dây treo giống mới.

Hình thức nuôi cọc. 

Yêu cầu của hình thức nuôi cọc thì tương tự như hình thức nuôi dây treo.

Máng bám giống: Máng xi măng hoặc bể nhựa dài khoảng 2 – 3m; rộng 0,5m; cao 0,5m. Có thể tạo máng bằng cách dùng gỗ tạp đóng khung máng có kích thước tương tự và trải nylon hoặc bạt nhựa để chứa nước.

Cọc bằng gỗ khô, loại gỗ không có nhựa độc, chiều dài cọc 2 – 2,5m, đường kính từ 11 – 15cm.

Dây bám giống: Chão bẹ dừa hoặc chão cói có đường kính 1,5 – 2cm, dài 2,5 – 3cm.

Đưa nước biển sạch và có độ mặn tương đương với nơi nuôi vào bể composite hoặc máng. Sục khí và thả giống vào bể, đưa dây bám vào đáy bể theo chiều dài của máng và sợi dây nằm giữa các lớp vẹm giống ở dưới đáy.

Sau 3 – 5 ngày vẹm mọc tơ chân bám vào dây thì đem chuyển ra bãi nuôi.

Quản lý chăm sóc. Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh độ vững chắc của cọc, nếu mật độ vẹm quá dày thì cần tỉa thưa. Các cá thể tỉa ra lại cho vào máng (bể) bám đề tạo dây giống mới.

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam.

 

 

Kỹ thuật sản xuất hàu giống.

Hàu là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, với hàng trăm loài khác nhau hiện đang được nuôi rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, hàu được nuôi ở các cửa sông, có kích thước lớn, phân bố rộng, và cũng được nuôi khá phổ biến.

Nuôi vỗ đàn bố mẹ

Hàu bố mẹ

– Chọn những cá thể lớn, kích thước từ 15-20cm, khối lượng thân từ 800-1.500g, vỏ không bị dập vỡ để nuôi tạo đàn bố mẹ. Nuôi treo trong đầm, nơi có độ mặn tương đối ổn định từ 15-20‰ và giàu thức ăn.

– Trước khi cho đẻ, hàu bố mẹ được nuôi vỗ từ 5-10 ngày trong bể xi-măng, ít thay nước (20% thể tích bể/ngày), thức ăn là các loại vi tảo.

Cho đẻ và ương ấu trùng

Kích thích hàu đẻ bằng cách thay đổi nhiệt độ nước của môi trường nuôi từ 3- 40C để gây sốc kích thích hàu đẻ trứng, phóng tinh. Tỷ lệ đực cái là 4:6. Trứng thụ tinh ngay sau khi đẻ và được lọc qua lưới với kích thước mắt lưới 40mm và chuyển sang bể ương ấp.

– Mật độ ương ban đầu là 20-25 tế bào/ml. Sau 24 giờ lọc thu ấu trùng đỉnh vỏ thẳng và chuyển ương trong bể mới có dung tích 2-3m3 với mật độ 10-15 con/ml.

Chăm sóc và quản lý ấu trùng

– Hằng ngày thay 1/2 thể tích nước trong bể ương. Thay toàn bộ nước, vệ sinh bể và chuyển ấu trùng sang bể ương mới 2 ngày/lần.

– Cho ăn bằng vi tảo mật độ 1.000 – 5.000 tế bào/ml vào buổi sáng và chiều.- Sục khí 24/24 giờ; độ mặn là 8-20‰; nhiệt độ nước 24-300C; pH 7,8-8; nồng độ O2 từ 4-6mg/lít. Thấy ấu trùng phân tán đều trong bể là được.

Thu ấu trùng

Trong điều kiện bình thường, thời gian ương kéo dài từ 20-25 ngày. Khi ấu trùng đạt kích thước 250-350μm chúng xuất hiện chân bò và chuyển sang trạng thái sống bám cố định vào giá thể. Đây là giai đoạn để thu con giống.

– Thu ấu trùng bám vào giá thể bằng các loại vật bám khác nhau như vỏ hàu, vỏ sò, ngói vỡ, tấm nhựa… để phục vụ nuôi treo.

– Thu ấu trùng ở dạng đơn: con giống bám vào vật bám với kích thước nhỏ (25μm) như: bột xi-măng, bột vỏ hầu phục vụ cho kiểu nuôi khay. Xu thế hiện nay là sử dụng con giống dạng đơn để nuôi khay.

Hàu giống

Nuôi thành con giống

Ấu trùng sau khi bám 2 ngày, đưa ra ngoài môi trường tự nhiên nuôi thành con giống. Nuôi treo hoặc nuôi khay trong thời gian 2 tháng, kích thước thu được từ 2-3cm chiều cao vỏ.

Nguồn : Nông thôn ngày nay, được kiểm duyệt bởi FMAN

Các phương pháp nuôi hàu phổ biến

Nuôi hàu ở Việt Nam trước đây chủ yếu sử dụng phương pháp nuôi đá, cọc tre, ngói mái là chính. Ngày nay, phương pháp nuôi đã được cải tiến, từ công nghệ nuôi bãi, trở thành công nghệ nuôi giàn treo, nuôi bè, nuôi cọc xi măng là chính. Sau đây là một số phương pháp nuôi hàu phổ biến tại Việt Nam.

Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá.

Nuôi hàu bằng cọc

Nguyên vật liệu làm cọc chủ yếu đúc bằng xi măng, cọc gỗ, cọc tràm, cọc tre… được cắm thành từng hàng vùng cửa sông hay trên vùng triều. Cọc có chiều dài 2m (chiều dài hữu dụng khoảng 1 – 1,5m). Loại hình này nuôi chủ yếu ở vùng đầm phá thuộc khu vực miền Trung như đầm Lăng Cô – Thừa Thiên Huế, hay khu vực huyện Cần Giờ – TP Hồ Chí Minh. Năng suất nuôi khoảng 2-6 kg hàu nguyên con/cọc.

Nuôi hàu bằng lốp cao su

Nguyên liệu làm vật bám cho hàu là các giá thể bằng lốp ô tô, xe máy, xe đạp đã qua sử dụng, cho xuống các vùng ao đầm tự nhiên, khu vực đầm phá nơi có dòng nước thủy triều kém để thu giống tự nhiên và sử dụng nó làm giá thể cho hàu nuôi lớn đến lúc đạt kích cỡ hàu thương phẩm. Phương pháp nuôi này chủ yếu ở khu vực Cần Giờ – TP Hồ Chí Minh, các đầm phá thuộc ven biển miền Trung.

Nuôi hàu bằng giàn

Nguyên vật liệu làm giàn là các cọc hình trụ đúc xi măng với chiều dài trung bình khoảng 1,2 – 1,8m, chiều rộng bề mặt khoảng 0,1m. Trọng tâm của mỗi trụ có một thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có lỗ để xâu dây treo vào giàn và các giàn treo được cấu tạo bởi các thanh gỗ cứng đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình vuông với chiều dài mỗi giàn trung bình 6,5-7,5 m, giàn bé thường có kích cỡ 4-5 m và giàn lớn có chiều dài 9-10 m, chiều cao mỗi giàn khoảng 5-6 m được chôn sâu từ 1 -2 m (vì khu vực nuôi thường có nền đáy bùn). Mỗi giàn được đặt cách mặt nước 0,5 cm lúc triều xuống. Do đó hàu nuôi luôn chìm sâu trong nước. Lồng nhỏ treo từ 32 – 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo khoảng 200 trụ. Sản lượng nuôi khoảng 2 – 6 tấn hàu nguyên con/giàn. Phương pháp nuôi này phổ biến ở đầm Lăng Cô – Thừa Thiên Huế.

Nuôi hàu trong các lồng treo trên giàn

Cấu tạo giàn nuôi tương tự như giàn nuôi trên các cọc đúc xi măng. Hàu giống thu từ tự nhiên cho vào các lồng lưới có đường kính miệng lồng và đường kính đáy từ 0,4 – 0,5 m, chiều dài mỗi lồng khoảng 0,4m, kích cỡ mắt lưới 2a = 2 cm. Mỗi một lồng nuôi thả mật độ hàu giống trung bình khoảng 5 kg hàu, kích cỡ giống khoảng 3- 4 cm.

Sau thời gian nuôi khoảng 5 tháng đạt năng suất trung bình 15 kg hàu thương phẩm/lồng. Như vậy là bằng phương pháp nuôi này chỉ sau 5 tháng nuôi hàu đạt sinh trưởng tăng gấp 3 lần. Phương pháp nuôi này chủ yếu tập trung từ Thừa Thiên Huế trở vào đến TP Hồ Chí Minh, đặc biệt các vùng nuôi thuộc đầm Lăng Cô.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Cận cảnh quá trình nuôi hàu sữa ít người biết

Hàu sữa là một trong những món ăn được nhiều người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày, trong đó có thể kể tới món hàu sữa sống. Tuy nhiên, quá trình nuôi loại thực phẩm này thì không phải người nào cũng có thể hiểu rõ.

Tại bãi nuôi hàu ở Vân Đồn, Quảng Ninh, các vỏ hàu giống được công nhân đưa vào dây treo. Số lượng và tỷ lệ khoảng cách giữa các vỏ hàu được kiểm soát kỹ lưỡng nhằm đảm bảo chất lượng hàu thương phẩm.

Không chỉ vậy, nguồn thức ăn của hàu phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng môi trường biển khu vực nuôi, nguồn nước đảm bảo, lượng sinh vật phù du lớn thì hàu sẽ sinh trưởng tốt, giàu dinh dưỡng và đảm bảo an toàn. Do đó, dù khu vực nuôi đã cách xa khu dân cư, tránh nguồn gây ô nhiễm nhưng cơ quan chức năng vẫn tiến hành kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng nước, khoảng 6 tháng/lần. Hàu thương phẩm sẽ được thu hoạch sau 6 – 8 tháng nuôi.

Nguồn: baodientuVTV được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Công dụng kỳ diệu từ Vẹm Xanh

Vẹm Xanh là loài gì?

Vẹm xanh, hay còn gọi là vẹm vỏ xanh (green mussels) là loài trai có hai mảnh vỏ, thường được tìm thấy ở vùng biển châu Á – Thái Bình Dương và đã được nuôi nhiều tại Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, vẹm xanh lại phát triển mạnh mẽ nhất ở vùng biển ngoài khơi Australia và New Zealand.

Loài này được nuôi và thu hoạch làm thực phẩm nhưng nó cũng là loài tiết chất độc ở các bến cảng và gây hư hại cho các cấu trúc chìm như đường ống.

Vẹm Xanh

Vẹm vỏ xanh tiết ra chất tơ giúp nó bám vào đáy đá, sỏi, san hô, gỗ. Vẹm vỏ xanh ăn thực vật phù du và chất lơ lửng trong nước. Vẹm vỏ xanh được nuôi ở Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam.

Chúng sống tự do dọc bờ biển trong môi trường nước có độ mặn dao động từ 20-30%, chất đáy là đá, sỏi, san hô… Khi còn nhỏ, vẹm vỏ xanh có vỏ màu xanh, lúc trưởng thành thì vỏ chuyển màu nâu đen. Với đặc tính sống bám vào một vật cố định, vẹm xanh thường rất dễ đánh bắt, quan sát. Thức ăn của vẹm chủ yếu là sinh vật phù du và các chất lơ lửng trong nước.

Công dụng từ Vẹm Xanh

Vẹn Xanh là một trong những loài trai có giá trị kinh tế và bổ dưỡng, trong đó nổi trội nhất là về công dụng chữa trị các bệnh về khớp ch con người, cụ thể như: giúp ngăn ngừa, chống lại các bệnh như viêm khớp, thấp khớp, loãng xương, thoái hóa khớp.

Đau khớp

Trong vẹm rất giàu hàm lượng vitamin, protein, khoáng chất, các enzyme và glycosaminoglycans, giúp đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng khó chịu mà bệnh viêm khớp gây ra. Ngoài việc giảm đau, vẹm xanh còn có tác dụng “hàn gắn” các khớp và sụn bị tổn thương bằng cách cung cấp các dinh dưỡng quan trọng (chondroitin, glucosamine) cho quá trình phục hồi được diễn ra nhanh hơn.

Đối với người bình thường, vẹm xanh sẽ giúp cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai cho các khớp xương, từ đó làm tăng khả năng vận động và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm.
Không những tốt cho xương-khớp-sụn, gân, dây chằng và các cơ bắp cũng được vẹm xanh củng cố hiệu quả, giúp hạn chế các cơn đau nhức nếu cơ thể vận động quá sức.
Canh chua Vẹm Xanh
Như vậy có thể thấy, Vẹm Xanh là loài có giá trị kinh tế và dinh dưỡng khá cao, có thể sử dụng như là một món ăn đầy chất lượng hàng ngày: canh chua, nướng mỡ hành.
Tuy giá thành khá đắt, trung bình từ 90 -100 nghìn/kg, nên khi mua Vẹm Xanh nên chọn lọc từ những nơi có uy tín để có được chất lượng tốt nhất.
Tổng hợp từ Farm tech Viet Nam

Đôi nét về loài hàu.

Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm 2 mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển…. Hàu cũng được coi là một loại hải sản sống dưới nướcThịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa proterin, glucid, chất béo, kẽm, magie, canxi,… Hàu có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì chúng lọc tạp chất từ nước và là nguồn thực phẩm cho cộng đồng dân cư ven biển.

Đặc điểm sinh học.

Hàu có kích thước tương đối lớn so với các loài nghêu và sò nhỏ, đặc biệt là mảnh vỏ của hàu lớn hơn nhiều so với cơ thể của chúng. Hàu phân bố rộng trên toàn thế giới, nhưng đa số tập trung ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Hầu phân bố theo độ sâu từ trung triều (intertidal) đến độ sâu 10 m (so với 0 hải đồ). Chúng phân bố ở các thủy vực có nồng độ muối từ 5-35 ‰.

Phương thức sống.

Ở giai đoạn ấu trùng chúng sống phù du. Ấu trùng Hàu có khả năng bơi lội nhờ vào hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Ở giai đoạn trưởng thành Hàu sống bám trên các giá thể (sống cố định) trong suốt đời sống của chúng.

Thức ăn và phương thức bắt mồi. 

Thức ăn của ấu trùng bao gồm vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo Silic (Criptomonas, Platymonas, Monax) hoặc trùng roi có kích thước 10m hoặc nhỏ hơn. Ấu trùng cũng có thể sử dụng vật chất hòa tan trong nước và những hạt vật chất hữu cơ (detritus). Giai đoạn trưởng thành thức ăn chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. Các loài tảo thường gặp là các loài tảo Silic như: Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, nitzschia, Thalassiothrix, Thalassionema…


Phương thức bắt mồi của Hàu là thụ động theo hình thức lọc. Cũng như các loài Bivalvia khác, Hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp nhờ vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp nước có mang theo thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào các tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích cỡ thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phía miệng, còn các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang sau đó tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù Hàu bắt mồi thụ động nhưng với cách bắt mồi này chúng có thể chọn lọc theo kích thước của hạt thức ăn.

Chúng không có khả năng chọn thức ăn theo chất lượng nhưng chọn lọc thức ăn rất kỹ theo kích cỡ.

Sinh trưởng.

Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của Hàu. Ở vùng nhiệt đới nhiệt độ ấm áp nên tốc độ sinh trưởng của Hàu rất nhanh và quá trình sinh trưởng diễn ra quanh năm. Sự sinh trưởng của Hàu còn phụ thuộc vào mật độ, ở Venezuela Hàu trong các đầm nước lợ thì chậm lớn vì độ quá cao nhưng trong điều kiện nuôi thì chúng đạt 6cm trong vòng không đầy 6 tháng. Tốc độ sinh trưởng của Hàu cũng khác nhau tùy theo loài và vùng phân bố do điều kiện môi trường nước của từng vùng khác nhau và do đặc tính riêng của từng loài (yếu tố di truyền).

Đặc điểm sinh sản của Hàu. 

Giới tính: có hiện tượng biến tính (thay đổi giới tính) ở Hàu. Trên cùng cơ thể có lúc mang tính đực, có lúc mang tính cái và cũng có khi lưỡng tính. Tỉ lệ lưỡng tính trong quần thể thường thấp.
Phương thức sinh sản: tùy theo loài mà hình thức sinh sản khác nhau. Nhóm Crassostrea và Saccostrea thì đẻ trứng và tinh trùng ra môi trường nước, quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra trong nước. Đối với nhóm Ostrea thì quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra bên trong xoang màng áo của cá thể mẹ đến giai đoạn diện bàn hoặc muộn hơn mới ra khỏi cơ thể mẹ.
Mùa vụ sinh sản: ở vùng nhiệt đới sau một năm đã thành thục và tham gia sinh sản. Mùa vụ sinh sản xảy ra quanh năm nhưng tập trung từ tháng 4-6. Mùa vụ sinh sản ở vùng nhiệt đới thường ít tập trung và kéo dài hơn so với vùng ôn đới. Tác nhân chính kích thích đến quá trình thành thục và sinh sản của Hàu là nhiệt độ, nồng độ muối và thức ăn có trong môi trường.

Địch hại và khả năng tự bảo vệ. 

Địch hại của Hầu bao gồm cá yếu tố vô sinh (nồng độ muối, nhiễm bẫn, độc tố, lũ lụt…) và yếu tố hữu sinh bao gồm các sinh vật cạnh tranh vật bám (Balanus, Anomia…), sinh vật ăn thịt (Rapana, Thais, sao biển, cá…), sinh vật đục khoét (Teredo, Bankia…), sinh vật ký sinh (Myticola, Polydora…) và các loài tảo gây nên hiện tượng hồng triều (Ceratium, Peridium…).
Hầu có khả năng tự bảo vệ nhờ vào vỏ, khi gặp kẻ thù chúng khép vỏ lại. Ngoài ra chúng còn có khả năng chống lại các dị vật (cát, sỏi), khi dị vật rơi vào cơ thể màng áo sẽ tiết ra chất xà cừ bao lấy dị vật.

 

Nguồn: Tổng hợp lại bởi Farmtech VietNam.