Trồng cây chanh leo, lãi trăm triệu đồng/ha

Đầu tư khoảng 70-100 triệu đồng/ha, lãi thuần 500 – 700 triệu đồng/ha/năm, trồng chanh leo đang trở thành mô hình nông nghiệp siêu lợi nhuận ở Tây Nguyên, Nghệ An.

Là một trong những hộ đầu tiên trồng chanh leo ở xã Kdang, huyện Đak Đoa, Đak Lak, ông Trần Văn Lộng đã quyết định bán bán 6 sào đất và vay mượn thêm để hạ giống trên 3 ha cây chanh leo trong mùa đầu tiên vào năm 2011.

Sau 6 tháng tích cực chăm sóc đúng kĩ thuật, gia đình ông thu hoạch vụ đầu tiên với hơn 10 tấn quả. Giá bán tại vườn thời điểm đó từ 10.000 – 12.000 đồng/kg. Trừ chi phí gia đình ông cầm chắc trong tay hơn 100 triệu đồng. Sau 1 tháng, vườn chanh lại cho thu hoạch lứa tiếp theo. Tính cả năm, gia đình ông đã thu hoạch hơn 400 tấn chanh leo, bỏ túi cả tỷ đồng năm đó và ông Lộng cũng được bà con tặng cho biệt danh ‘ông vua’ chanh leo.

“Ông vua’ chanh leo Trần Văn Lộng

Mô hình trồng cây chanh leo của gia đình ông Lộng đã được dân làng và người dân ở các xã lân cận học tập áp dụng và phát triển rộng khắp.

Theo các chuyên gia, mỗi ha chanh leo đầu tư khoảng 100 triệu đồng, năng suất đạt từ 80 tấn đến 100 tấn mỗi năm. Cây chanh leo là loại cây dễ trồng, công chăm sóc lại ít chỉ cần tỉa cành, lá để quả nhận được ánh nắng mặt trời và tránh sâu bệnh. Sau khi cây đã leo lên giàn thì cỏ bên dưới không thể mọc được, chỉ việc phun thuốc trừ sâu và thuê công thu hoạch. Giống này nếu chăm sóc tốt cho năng suất bình quân 70 – 100 tấn/ha/năm, nếu giá thị trường ở mức 15.000 – 17.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí thì người trồng chanh dây thu được lãi thuần từ 500 – 700 triệu đ/ha/năm, chu kỳ canh tác hiệu quả nhất không quá 2 năm.

Từ 2011 đến nay, cây chanh leo đã chứng minh năng suất và hiệu quả hơn hẳn cà phê và hồ tiêu và trở thành loại cây làm giàu của rất nhiều bà con tại Lâm Đồng nói chung các tỉnh như Gia Lai, Đăk Nông nói riêng.

Mới đây, loại cây trồng này cũng giúp bà con nông dân Quế Phong, Quỳ Hợp (Nghệ An) thu hàng trăm triệu đồng khi chuyển đổi trồng chanh leo trên đất trồng keo.

Tại Quế Phong, mô hình trồng chanh leo thử nghiệm từ 2011 với 2ha đã cho thu hoạch trên 50 tấn quả và doanh thu trên 400 triệu đồng. Từ đó, mô hình trồng chanh leo đã được nhân rộng trên những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả, giúp đồng bào thoát nghèo. Từ Quế Phong, mô hình này đã lan sang các huyện Tam Hợp, Tương Dương và đang tiếp tục được nhân rộng.

Chị Hồ Thị Thủy xóm Tân Thành, Tam Hợp mạnh dạn chuyển đổi cây chanh leo thay thế cho cây keo trên diện tích đất đồi của gia đình. Đầu tư 100 triệu cho gần 1ha chanh leo từ tháng 2/2016, đến tháng 4/2017, cây chanh leo của gia đình chị Thủy đã bắt đầu cho thu quả. Mới trồng vụ đầu tiên nhưng gia đình đã thu được 15 tấn quả, bán tại vườn 15 ngàn/kg, tính ra được hơn 200 triệu đồng. Dự kiến vườn chanh leo của gia đình chị còn cho thu hoạch khoảng 15 tấn quả nữa.

Theo đánh giá của một trưởng bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tương Dương, Nghệ An: Cây chanh leo bước đầu cho thu nhập tốt nên người dân rất phân khởi. Có vườn chanh, người dân không phải đi rừng săn bắn nữa.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây tại nhà cho quả sai

Ngoài việc cung cấp các vitamin, sắt, kali và các thành phần tốt cho da, giúp chống oxy hóa rất tốt, chanh dây (chanh leo) còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống nhiễm trùng…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng chanh dây. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Chanh dây không quá kén đất. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nếu được trồng ở đất thoáng, giàu chất hữu cơ, có khả năng thoát nước tốt và độ pH từ 5,5-6. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…

Hạt giống

Hiện nay, giống chanh dây quả tím được nhiều người chọn làm giống. Loại giống này có khả năng tự thụ phấn cao, ít biến dị, có thể nhân giống bằng hạt.

Nếu muốn trồng chanh dây từ hạt giống, bạn nên tìm mua những quả chanh dây già có phần vỏ nhăn nheo màu tím sẫm. Sau khi mua về, dùng dao bổ đôi quả chanh, dùng muỗng lấy toàn bộ ruột rồi rửa sạch phần cơm nhầy, chỉ giữ lại hạt đen bên trong và để ráo nước. Bạn cũng có thể tìm mua hạt giống ở các cửa hàng bán đồ nông sản.

Hoa chanh dây

Để rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức chăm sóc, bạn có thể tìm mua tại các chợ cây hay các cửa hàng bán cây giống. Nên chọn những cây giống cao tầm 8-10cm, có thân chắc khỏe và lá tươi xanh để giảm bớt rủi ro trong quá trình gieo trồng.

2. Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây

Trước khi gieo, ngâm hạt trong vòng 24-36 giờ. Sau khi ngâm, tiến hành gieo hạt vào chậu đất có đường kính 30cm với khoảng cách đều nhau rồi phủ thêm một lớp đất mỏng để che kín hạt. Sau đó, tưới nước để cung cấp độ ẩm và đặt chậu ở nơi thoáng đãng có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để hạt nhanh nảy mầm hơn.

Sau khoảng 2 đến 3 tuần thì hạt giống đem gieo sẽ nảy mầm. Sau khoảng 6 tuần trở đi cây đã đạt chiều cao tầm 8cm, lúc này bạn có thể chọn lọc cây con tốt và khỏe để giữ lại trồng.

Đào hố kích thước 60x60x60cm, bỏ lớp đất mặt 1 bên. Bón vôi 0,5kg/hố sau đó tiến hành bón lót phân chuồng rồi cấy cây con. Sau khi cấy xong che phủ cho cây trong vòng 1 tuần và tưới nước ngày 2 lần.

3. Chăm sóc

Cây chanh dây là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên vì vậy thường tưới 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô.

Quả chanh dây chứa nhiều chất dinh dưỡng

Sau khoảng 3 tháng thì cây sẽ có chiều cao khoảng 70cm, bạn cần cho chanh dây leo lên một giá đỡ chắc chắn để bám và phát triển.

Khi trồng chanh dây được khoảng 20 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê…. Cứ khoảng 20 ngày thì bón 1 đợt.

Khi chanh dây đã leo lên giàn và phát triển tươi tốt thì bạn cần phải cắt tỉa lá, cành thường xuyên để giàn cây được thông thoáng và có chỗ để cây ra hoa, đơm quả.

4. Thu hoạch

Chanh dây sẽ ra hoa sau khoảng 5-6 tháng gieo trồng. Khi trái bắt đầu chuyển qua màu tím thì có thể thu hoạch được.

Quả chanh dây khi chín

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Tiềm năng phát triển chanh leo tại Việt Nam

Là đơn vị tiên phong trồng, chế biến và XK chanh leo cách đây hàng chục năm, ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) đánh giá: Việt Nam hiện là nước có tiềm năng, lợi thế hàng đầu thế giới về chanh leo.

Mới đây, Tập đoàn Nafoods cũng đã chính thức khởi công xây dựng NM chế biến chanh leo tại Sơn La (dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2018), đồng thời đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu chiến lược với diện tích khoảng 5.000ha chanh leo tới năm 2020 tại Sơn La. Đây là những động thái cho thấy chanh leo đang là mặt hàng mang rất nhiều triển vọng XK trong năm 2018 và những năm tới.

Theo ông Đinh Cao Khuê, khí hậu Việt Nam rất phù hợp với cây chanh leo, đặc biệt là 6 tỉnh khu vực Tây Nguyên, bởi độ cao thích hợp nhất cho cây chanh leo phát triển từ 400 – 700m so với mực nước biển. Năng suất chanh leo tại Tây Nguyên có nơi đạt trên 100 tấn/ha, vào loại cao nhất thế giới. Trên thị trường quốc tế, chanh leo thuộc mặt hàng trái cây rất được ưa chuộng tại châu Âu, Mỹ và các nước phát triển, bởi cung cấp nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người.

“Năm 2017, Doveco chúng tôi dự kiến đạt con số 2.000 tấn chanh leo cô đặc XK sang các thị trường Mỹ, Canada, Israel, EU, Nhật Bản… gấp đôi sản lượng so với năm 2016, giá trị kinh tế ước đạt trên 10 triệu USD. Tháng 6/2018, Doveco sẽ khánh thành thêm một nhà máy chế biến chanh leo tại tỉnh Gia Lai với công suất 60.000 tấn chanh leo tươi/năm (tương đương 5.000 tấn chanh leo cô đặc), đồng thời chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán và mở rộng thị trường cho mặt hàng trái cây lợi thế này”, Chủ tịch Doveco Đinh Cao Khuê tiết lộ.

Theo nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Sơn La lần đầu tiên xuất khẩu chanh leo tươi sang Pháp

Công ty cổ phần Nafood Tây Bắc là đơn vị trực tiếp xuất khẩu chanh leo sang Pháp bằng đường hàng không.

Đóng hộp chanh leo trước khi xuất khẩu

Hai tấn chanh leo quả tươi đầu tiên được công ty cổ phần Nafood xuất khẩu sang các siêu thị của nước Pháp. Để xuất khẩu, những quả chanh leo phải đạt tiêu chuẩn trọng lượng 12 quả/kg và phải được trồng, chăm sóc và thu hoạch theo tiêu chuẩn Globalgap – tiêu chuẩn xuất khẩu của Châu Âu.

Những trái chanh leo đều tăm tắp

Hiện nay, Công ty cổ phần Nafood Tây Bắc là đơn vị được tỉnh Sơn La cấp phép đầu tư trồng và chế biến chanh leo. Vùng nguyên liệu của công ty hiện nay có trên 500 ha tập trung chính ở hai huyện Mộc Châu và Thuận Châu.

Vườn chanh leo sai trĩu quả ở Sơn La

Dự kiến, sản lượng thu hoạch năm nay đạt trên 12.000 tấn quả tươi. Với giá bán bình quân 15.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi ha chanh leo cho thu lãi khoảng 200 triệu.

Chanh leo có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Việc xuất khẩu chanh leo sang thị trường Pháp góp phần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh có lợi thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng, nhằm tăng nhanh sản lượng sản phẩm có chất lượng và không ngừng gia tăng giá trị sản phẩm.

Đây là lần đầu tiên Sơn La xuất khẩu chanh leo tươi sang Pháp

Tỉnh Sơn La đã có các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường ngoài nước như chè, mận hậu, xoài, mật ong… Việc xuất khẩu chanh leo ra thị trường nước ngoài nói riêng và các mặt hàng nông sản của Sơn La nói chung, sẽ làm đa dạng hóa được thị trường tiêu thụ, có tác dụng tương hỗ trong việc tiêu thụ hàng hóa, để tránh bị ép cấp, ép giá các sản phẩm hàng hóa nông sản trong xu hướng hội nhập.

Nguồn: VOV.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Thu siêu lợi nhuận từ trồng chanh dây

Nhiều năm nay, hàng ngàn bà con nông dân một số tỉnh như Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông… trồng chanh dây cho thu nhập “siêu lợi nhuận”

Chanh dây mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tại Lâm Đồng nói chung các tỉnh như Gia Lai, Đăk Nông nói riêng, cây chanh dây được bà con nông dân hồ hởi trồng chủ yếu là loại giống nhập khẩu từ Đài Loan. Giống này nếu chăm sóc tốt cho năng suất bình quân 70 – 100 tấn/ha/năm, với giá cả thị trường từ 15.000 – 17.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí thì người trồng chanh dây thu được lãi thuần từ 500 – 700 triệu đ/ha/năm, chu kỳ canh tác hiệu quả nhất không quá 2 năm.

Với việc trồng chanh dây đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, kiểm soát được sâu bệnh hại và chu kỳ từ khi trồng đến khai thác xong không vượt quá 2 năm, sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số loại cây trồng khác, nhất là với những địa phương cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Để đưa cây chanh dây trở thành cây trồng chủ lực và đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao phục phụ chế biến xuất khẩu đi thị trường châu Âu, hơn 5 năm trở lại đây Cty CP Nông Nghiệp Đông Phương – TP.HCM đã ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với bà con nông dân nhằm chuyển giao giống, kỹ thuật giúp bà con nông dân canh tác loại giống chanh dây nhập khẩu từ Đài Loan đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tại Đắk Nông, công ty liên kết bao tiêu khoảng gần 100 ha chanh dây tím nhập khẩu từ Đài Loan, được phân bố ở các huyện Đắk R’lấp, Krông Nô, Đắk Glong, Chư Jút, thị xã Gia Nghĩa…

Chi chi phí đầu tư cho một ha chanh dây khoảng 70 – 100triệu đồng gồm tiền mua giống, kẽm gai, trụ… để làm giàn và công chăm sóc cũng khá đơn giản chỉ cần chăm chỉ thăm nom, nếu thấy xuất hiện sâu bệnh thì xử lý kịp thời để phòng trừ và sau trồng 5-7 tháng là bắt đầu cho thu hoạch với năng suất bình quân khoảng 70 – 100 tấn một ha. Có hộ chăm sóc tốt còn đạt năng suất lên tới gần 130 tấn/ha.

Khuyến cáo với bà con nông dân: Rủi ro tiềm ẩn!!

Chia sẻ kinh nghiệm của Ths.Trần Văn An –Giám đốc Trung Tâm Khảo Nghiệm giống chanh dây thuộc CTY Phương cho rằng “Hiện nay, trồng chanh dây đang hấp dẫn nhiều hộ nông dân ở Đắk Nông, Gia lai, Lâm Đồng,  do hiệu quả kinh tế rất cao . Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân có ý định trồng chanh dây hoặc đang trồng cần phải lưu ý những vấn đề như “chọn đúng giống, phát hiện sâu bệnh kịp thời , thị trường tiêu thụ và chế biến”.

Bài học làm kinh nghiệm:

“Vào năm 2010 nhiều người trồng chanh dây ở các địa phương đã chạy đôn, chạy đáo mua các loại thuốc về phun trên cây, lá, xịt xuống gốc nhưng dịch bệnh vẫn không hết. Vì vậy, nhiều vườn chanh dây đang xanh tốt thì bị nhiễm bệnh lá chuyển sang màu vàng rồi rụng dần cả lá lẫn trái và chết toàn bộ, nhất là những vùng trước đây đã trồng chanh dây nhưng xử lý đất chưa kỹ, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người trồng chanh dây. Nhiều hộ dân đã thiệt hại nặng nề, có hộ đã phá sản vì cây chanh dây.

Nguyên nhân chủ yếu do việc trồng ồ ạt. Nhiều đơn vị, hộ dân tự ý cấy ghép, nhân giống không thông qua đơn vị kiếm soát, bán giống để kiếm lời trước mắt. Bà con nông dân ham rẻ mua phải những cây bị bệnh mà không biết. Diện tích trồng chanh dây tự phát và vượt quá mức kiểm soát, giống cây trồng không bảo đảm chất lượng … Hơn nữa đa số các hộ dân tự phát trồng đều không qua lớp tập huấn kĩ thuật nào, chỉ là dân “tay ngang” thấy người khác trồng có hiệu quả thì làm theo, vườn chanh dây không mắc bệnh cũng sẽ chậm phát triển, năng suất khó đạt như mong muốn”.

Trước thực trạng chanh dây đang được bà con nông dân trồng trở lại. Tránh tình trạng chặt trồng, trồng chặt đã là điệp khúc khi đề cập đến một số cây trồng khác, hay hạn chế dịch sâu, bệnh hại.

Vì vậy, bà con nông dân cũng cần tìm hiểu cặn kẻ trước khi đầu tư , đặc biệt: Chọn giống và nguồn gốc giống là rất cần thiết, phải thường xuyên hiễm tra và phát hiện kịp thời sâu hại , bệnh hại để xử lý kịp thời,

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam