Kỹ thuật trồng cây cải thảo không hề khó, ai cũng có thể áp dụng tại nhà:
1.Thời vụ:
Phía Bắc trồng từ tháng 8 – 10, phía Nam trồng từ tháng 7 đến tháng 4 sang năm, còn ở Đà Lạt, người dân trồng quanh năm.
cải thảo.jpg
2.Vườn ươm:
Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 90-100cm, rãnh rộng 30cm, cao 25cm. Bón lót 1kg phân chuồng hoai mục + 15g supe lân + 8g kali sunfat cho 1m2 đất vườn ươm. Trải đều phân lên mặt luống, trộn lẫn phân với đất, sau đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,2-2cm.
Hạt giống sau khi ngâm vào nước nóng 50oC trong 20 phút, tiếp tục ngâm vào nước sạch trong 4-6 giờ. Gieo 1,5-2g hạt/m2. Gieo hạt xong phủ lên một lớp rơm rạ cắt ngắn 1-1,5cm hoặc trấu đã qua xử lý. Dùng cót tre chùm lên khung bằng tre, nứa uốn theo hình vòm cống để che mưa to, nắng rát trong 12- 15 ngày đầu.
Tưới đậm nước bằng ô doa, những ngày sau đó khoảng 2 ngày tưới 1 lần. Nhổ tỉa cây bị sâu bệnh, cỏ dại, để khoảng cách 2-2,5cm/cây. Tưới thúc bằng nước phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Khi cây có 4-5 lá thật thì nhổ đem cấy ra ruộng sản xuất.
3.Làm đất, chăm sóc:
Chọn ruộng cát pha, thịt nhẹ, chủ động nước, làm đất kỹ, lên luống rộng 1,2m, rãnh rộng 30cm, cao 25cm. Trồng hai hàng dọc trên luống với khoảng cách: Trồng hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 35-40cm.
làm đất.jpg
Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360m2): Phân chuồng hoai mục 0,7-1 tấn, đạm urê 10-12kg, supe lân 15-20kg, kali sunfat 5-6kg. Nếu đất chua (độ pH< 6) bón thêm 20-25kg vôi bột trước khi bừa lần cuối.Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 lượng đạm và kali. Trộn đều phân rồi cấy cây giống.
Bón thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh 1/4 đạm, kali.
Bón thúc lần 2 khi lá cây bắt đầu vào cuốn bón 1/4 phân đạm và kali.
Bón lần 3 với lượng phân còn lại, sau lần 2 khoảng 12-15 ngày, kết hợp các đợt bón phân làm cỏ, xới xáo vun gốc, tưới nước.
Có thể dùng một số chế phẩm phân bón lá như: K-H; Atonic, Humate, Yogen,… khoảng 10-12 ngày phun/lần cho năng suất tăng thêm 20-30%, chất lượng vẫn đảm bảo. Bà con lưu ý dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm tưới cho cải thảo để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, kỹ thuật trồng cây cải thảo cũng chú trọng nhiều đến việc bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh, chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). Người trồng rau cải thảo cũng nên thường xuyên vệ sinh đồng ruộng hoặc luống trồng để phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.
4.Phòng trừ sâu bệnh giai đoạn vườn ươm:
Cần chú ý các đối tượng rệp, sâu xám, bệnh sương mai và bệnh thối gốc… phòng trừ bằng các thuốc sinh học thế hệ mới.-Giai đoạn giữa vụ (trải lá bàng – cuốn nhỏ) lưu ý các đối tượng sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và rệp muội. Sử dụng các loại thuốc thảo mộc, sinh học, nguồn gốc sinh học để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao như: Sâu tơ > 30 – 40 con/m2; sâu xanh, sâu khoang ≥ 4 – 5 con/m2 ; rệp muội > 40%.
-Giai đoạn cuối vụ (15 – 20 ngày trước thu hoạch):Bà con cần đặc biệt quan tâm các đối tượng như: Rệp muội, sâu tơ, sâu khoang và bệnh thối nhũn. Khi mật độ sâu cao (rệp muội > 50 % cây bị hại cấp 2 – 3; sâu tơ > 90 – 100 con/m2; sâu khoang > 5 – 6 con/m2) xử lý thuốc thảo mộc có hoạt chất matrine thuốc sinh học Bt và các loại nguồn gốc sinh học tương tự như giai đoạn giữa vụ để phòng trừ
Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.